Hồ sơ khiếu nại

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Thực trạng và Giải pháp (Trang 64 - 67)

V. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm của

3. Hồ sơ khiếu nại

Hồ sơ khiếu nại để đòi người bảo hiểm bồi thường thiệt hại khi có tổn thất xảy ra thường gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau tuỳ từng trường hợp nhưng phải chứng minh được:

- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm; - Hàng hoá đã được bảo hiểm;

- Mức độ tổn thất;

- Số tiền đòi bồi thường và;

- Đảm để bảo người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba bồi thường (thực hiện nguyên tắc thế quyền).

3.1. Bộ hồ sơ khiếu nại cho mọi trường hợp: gồm có các giấy tờ sau:

-Bản gốc Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;

- Vận đơn đường biển (B/L) bản gốc và hợp đồng thuê tàu (C/P) nếu có; - Hoá đơn thương mại (bản chính);

- Hoá đơn về các chi phí khác, nếu có; - Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng;

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) - Phiếu đóng gói (Packing List) (bản chính);

- Văn bản giấy tờ liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường và trả lời của họ, nếu có;

- Kháng nghị hàng hải (Sea Protest) hoặc Nhật ký hàng hải (Log Book); - Hợp đồng uỷ thác giao nhận hàng hoá giữa người giao nhận và khách hàng;

- Thư khiếu nại có ghi rõ số tiền yêu cầu bồi thường.

Ngoài ra tuỳ từng trường hợp cụ thể còn phải có các biên bản chứng từ liên quan đến việc chứng minh tổn thất đó đã xảy ra.

3.2. Hồ sơ đòi bồi thường hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất:

- Biên bản giám định (Survey Report) của người bảo hiểm hoặc đại lý của họ cấp;

- Biên bản dỡ hàng;

- Thư dự kháng (Letter of Reservation) trong trường hợp tổn thất không rõ rệt.

3.3. Hồ sơ khiếu nại trong trường hợp hàng thiếu nguyên kiện:

- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC);

- Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC) do đại lý tàu biển cấp; - Kết toán lại (Correction Sheet) của Cảng, nếu có.

3.4. Hồ sơ đối với trường hợp trách nhiệm đối với người thứ ba:

a/ Về tài sản:

- Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, ảnh kèm theo;

- Các chi tiết sửa chữa, hoá đơn chi phí thay thế, dự toán, quyết toán.

b/ Về tai nạn con người:

- Đơn khiếu nại của khách hàng (người thứ ba);

- Biên bản khám nghiệm, kiểm tra của cơ quan chức năng về an toàn lao động nơi xảy ra tai nạn.

- Chứng từ và hoá đơn các chi phí liên quan: viện phí, thuốc men, xe cấp cứu.

3.5. Hồ sơ đòi bồi thường các chi phí: Khi xảy ra tổn thất trong qua trình

vận chuyển không những gây ra tổn thất cho chủ hàng mà người giao nhận (người được bảo hiểm) cũng bị tổn thất do phải trả các chi phí để nhằm hạn chế tổn thất, các chi phí phụ trội phải trả thêm do gửi hàng sai địa chỉ và các chi phí điều tra, bào chữa bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

- Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm; - Hợp đồng giao nhận vận chuyển;

- Hoá đơn các chi phí phải trả;

- Chứng từ liên quan tới rủi ro gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng như: chứng từ chứng minh hàng hoá đã chuyển sai địa chỉ, các chi phí phát sinh

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Thực trạng và Giải pháp (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w