II. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giao
2. Sự tăng trưởng của hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giao
Nam mới ở mức độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người giao nhận vận chuyển hàng container trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, để góp phần hoà nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới, loại hình bảo hiểm trách nhệm dân sự cho người giao nhận nói riêng và và ngành dịch vụ bảo hiểm nói chung cần phải có phương hướng biện pháp để góp phần phát triển nền kinh tế của Việt Nam, thúc đẩy nhanh tiến trình hoà nhập vào cộng đồng thế giới để mở rộng và phát triển hơn nữa loại hình dịch vụ mới này. Về phía công ty bảo hiểm cần phải có các biên pháp để mở rông phạm vi bảo hiểm cho loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận.
2. Sự tăng trưởng của hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận nhận
Trước đây, khi hoạt động giao nhận chưa phát triển, ở Việt Nam chỉ có một mình VIETRANS độc quyền về giao nhận, vấn đề bảo hiểm trách nhiệm cho người giao nhận lúc này chưa được đặt ra, nhưng trên thực tế, người giao nhận phải tự bảo hiểm cho mình bằng các nguồn kinh phí bao cấp. Cho đến khi VIETRANS được công nhận là hội viên chính thức của FIATA năm 1998 và được quyền phát hành vận đơn riêng của mình thì bắt buộc phải bảo hiểm cho vận đơn do VIETRANS phát hành. Lúc này, việc mua bảo hiểm trách nhiệm cho người giao nhận cũng đã được đưa ra xem xét nghiên cứu như là một vấn đề cấp thiết và quan trọng. Các điều kiện để tham gia hội bảo hiểm tương hỗ của Anh (TTClub) đã được đưa ra để xem xét nhưng do yêu cầu về các điều kiện gia nhập và tham gia bảo hiểm của hội tương đối cao nên vấn đề mua bảo hiểm trách nhiệm người giao nhận khi phát hành vận đơn FIATA chỉ ở giai đoạn
nghiên cứu và mới dừng ở mức lập quỹ bảo hiểm nội bộ đối với các vận đơn do VIETRANS phát hành (cụ thể là mức USD 30/FBL).
Hiện nay, tại Việt Nam mới có hai công ty kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận, đó là BAOVIET và BAOMINH. Hai công ty này đã ban hành quy tắc của mình về bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận. Việc BAOVIET ban hành quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người giao nhận ở Việt Nam đã được các công ty giao nhận cũng như các cơ quan chức năng đánh giá cao. Tuy nhiên bước đầu mới chỉ áp dụng đối với trường hợp khi người giao nhận thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá trong container trên lãnh thổ Việt Nam với điều kiện các hợp đồng phải phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và hoặc điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của Hiệp hội giao nhận Việt Nam. Trên thực tế với các điều kiện trên, các công ty giao nhận khó tham gia được với các lý do:
+ Thứ nhất: việc chỉ bảo hiểm trách nhiệm cho người giao nhận vận chuyển hàng hoá trong container trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam là quá hẹp và kém phần khuyến khích các công ty giao nhận mua bảo hiểm trách nhiệm này, bởi lẽ theo xu hướng phát triển ngày nay, nghề giao nhận không chỉ dừng ở phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế. Chính vì lý do này mà các công ty giao nhận còn chần chừ trong việc nghiên cứu quy tắc để tham gia bảo hiểm vì thực tế hiệu quả không cao lắm. Ví dụ: với biểu phí bảo hiểm trách nhiệm đối với người giao nhận vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam, ban hành kèm theo quyết định số 388/BH-PC97 ngày 22/02/1997 thì phí thu chính cho bảo hiểm trách nhiệm vận chuyển đường bộ là 28.000đ/container 20feet đối với hàng hoá vận chuyển trên tuyến đường dài dưới 200km có thể coi như đoạn vận chuyển Hà Nội - Hải Phòng hoặc ngược lại, trong khi cước phí vận chuyển đường bộ từ Hà Nội - Hải Phòng là 1.500.000đ/container 20feet , phí bảo hiểm chiếm 0,18% cước phí vận chuyển. Mặt khác trong vận chuyển đường bộ người giao nhận nếu đồng thời là chủ xe cơ giới thì bắt buộc anh ta phải tham gia mua bảo hiểm của chủ xe cơ giới. Như vậy thử làm phép so sánh hiệu quả kinh tế ta thấy: khi xảy ra tổn thất mất mát
hàng hoá trong quá trình vận tải đường bộ thuộc phạm vi được công ty bảo hiểm bồi thường:
- Theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới: người được bảo hiểm sẽ bồi thường theo trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba theo tương ứng với mức phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm đóng góp.
- Theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận thì số tiền bồi thường được tính bằng tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá trị hàng hoá còn lại sau khi bị tổn thất tính tại nơi nhận hàng (Điều 22).
Trên thực tế, nếu như chủ hàng cũng mua bảo hiểm hàng hoá, chủ phương tiện vận chuyển có bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới và người giao nhận cũng mua bảo hiểm trách nhiệm cho mình thì chủ hàng chỉ được công ty bảo hiểm bồi thường trong phạm vi trị giá của hàng hoá mà thôi và phần trị giá hàng hoá do hai loại bảo hiểm còn lại công ty bảo hiểm sẽ thu được với lý do thay mặt chủ hàng khiếu nại các bên thứ ba... Trong trường hợp này tất cả các bên tham gia bảo hiểm đều có lợi nhưng người có lợi hơn cả là công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên nếu chỉ có chủ hàng mua bảo hiểm hàng hoá cho quá trình vận chuyển thì nếu như có xảy ra tổn thất về hàng hoá trong quá trình vận chuyển, người giao nhận trong phạm vi trách nhiệm của mình cần thiết phải làm đầy đủ mọi thủ tục liên quan đến việc lập các biên bản giúp chủ hàng khiếu nại với công ty bảo hiểm và các bên liên quan đòi bồi thường. Trong trường hợp này chắc chắn người giao nhận cũng sẽ phải chịu một phần trách nhiệm tuỳ theo mức độ bồi thương chủ hàng. Nếu người giao nhận cũng mua bảo hiểm trách nhiệm cho mình thì rủi ro của người giao nhận hầu như không lớn lắm vì lúc đó đã có công ty bảo hiểm đứng ra chịu cho anh ta. Có thể xem xét biểu phí bảo hiểm dưới đây:
Bảng 2: Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
Phí chính thức
( theo phương thức vận chuyển) Phí phụ ( theo tuyến)
- Vận chuyển đường sắt: 26.000VND/container 20feet - Vận chuyển đường sông: 30.000VND/container 20feet - Vận chuyển đường biển: 32.000VND/container 20feet
Đối với container 40feet phí tăng thêm 100% so với mức phí chính thức tương đương trên.
với mức phí chính tương ứng - Tuyến vận chuyển Bắc- Nam và ngược lại: Phí tăng thêm 10% so với mức phí chính thức tương ứng.
(Nguồn: Biểu phí bảo hiểm công bố kèm theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận - Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam).
Thứ hai: ngay cả việc áp dụng điều kiện kinh doanh chuẩn của Hiệp hội giao nhận cũng chỉ có các đối tượng là thành viên của Hiệp hội mới được áp dụng mà trong khi đó số lượng hội viên hiện có của Hiệp hội đến nay mới chỉ chiếm 14% ( 76/542 công ty làm dịch vụ giao nhận) [9].
Chính vì lý do trên mà việc áp dụng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người giao nhận còn hạn chế nhiều. Mặt khác, về phía người bảo hiểm còn chần chừ trong việc bán loại hình dịch vụ bảo hiểm này với lý do nếu như đối với một hợp đồng bảo hiểm bao có giá trị lớn khi xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm thì đó quả là một vấn đề đáng xem xét khi ký hợp đồng bảo hiểm đó. Vậy nên việc tìm kiếm công ty tái bảo hiểm loại hình dịch vụ phù hợp với khả năng cũng như đầy đủ uy tín để tái bảo hiểm là việc hết sức cấp thiết để có thể triển khai loại hình dịch vụ một cách có hiệu quả.
Thứ ba: Về phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, trong quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận mức giới hạn trách nhiệm quy định bằng đồng SDR - loại tiền có quyền chuyển đổi đặc biệt trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, để phù hợp với các quy định về thanh toán của Việt Nam cũng như để tiện so sánh theo mức phí bảo hiểm, thì công ty bảo hiểm nên xem xét quy đổi ra đồng Việt Nam.