Phạm vi áp dụng bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tạiViệt

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Thực trạng và Giải pháp (Trang 40 - 42)

II. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm trách nhiệm của người giao

1. Phạm vi áp dụng bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tạiViệt

càng có hiệu quả tốt. Tuy nhiên còn có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết thì mới có thể hy vọng ngành này có được chỗ đứng trên thị trường giao nhận thế

giới một cách vững chắc và ngày càng có uy tín cao hơn.

- Về thủ tục giao nhận hàng hoá: do chưa được trang bị những công cụ và thiết bị xử lý thông tin, liên lạc, phân loại, kiểm tra cân đo, bảo quản .v.v... các loại hàng hoá trong quá trình giao nhận nên thời gian giao nhận ở các cảng biển Việt Nam còn chậm và thủ tục rườm rà vì phải qua nhiều công đoạn thủ công. Do ngân sách hạn hẹp nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giao nhận cũng như việc đào tạo một lớp cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao chưa thể một sớm một chiều thực hiện ngay được vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau của nhiều ngành, nhiều bộ trong cơ cấu Nhà nước thì ngành giao nhận mới có thể phát triển nhanh chóng đáp ứng sự đòi hỏi của một nước có nền kinh tế mở như Việt Nam chúng ta.

II/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHIỆM CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1. Phạm vi áp dụng bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Nam

công ty làm chức năng giao nhận ở Việt Nam, bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận vận tải được chia làm hai loại sau:

1.1. Đối với container hàng nhập:

a/ Trường hợp các công ty giao nhận Việt Nam làm đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài. Khi đó, trách nhiệm của người vận chuyển nước ngoài,

phía nước ngoài chấm dứt khi hàng đến cảng Việt Nam thì các container hàng nhập được các công ty giao nhận Việt Nam nhận vận chuyển từ kho cảng Việt Nam vào nội địa hoặc đến các công trình. Như vậy, trách nhiệm của người giao nhận chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm của mình cho công đoạn mà mình tham gia vào.

b/ Trường hợp người giao nhận đảm nhận toàn bộ quá trình giao nhận vận tải hàng hoá từ nơi xếp hàng là cảng nước ngoài về cảng Việt Nam. Khi đó,

người giao nhận chịu trách nhiệm đối với lô hàng trong toàn bộ quá trình vận tải không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam mà còn ở nhiều cung đoạn khác nhau ở nước ngoài. Như vậy, người giao nhận có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm cho các cung đoạn vận chuyển của mình.

1.2. Đối với container hàng xuất:

a/ Trường hợp công ty giao nhận Việt Nam chỉ làm đại lý cho công ty nước ngoài thì có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm trong đoạn vận chuyển từ kho

hoặc nơi xếp hàng ở trong nội địa tới cảng Việt Nam.

b/ Trường hợp công ty giao nhận Việt Nam phát hành vận đơn suốt thì họ

cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi cung đoạn vận tải hàng hoá và có thể tham gia bảo hiểm cho đoạn vận chuyển tới tận nơi người nhận hàng nước ngoài.

Như vậy, phạm vi áp dụng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có thể chia làm 2 loại:

* Trường hợp 1: áp dụng bảo hiểm trách nhiệm cho người làm công tác

giao nhận vận chuyển thuần tuý trong lãnh thổ Việt Nam. Việc này đã được BAOVIET tiến hành triển khai trên cơ sở quy tắc bảo hiểm đã nêu ở trên.

* Trường hợp 2: là hình thức bảo hiểm trách nhiệm cho người vận tải đa

phương thức. Ở Việt Nam nghiệp vụ này đang trong giai đoạn nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện. Việc này đòi hỏi phải có một thời gian mới triển khai được vì nó liên quan tới trách nhiệm với người nước ngoài và phải có hợp đồng tái bảo hiểm trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Thực trạng và Giải pháp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w