Xác định thiệt hại và tổn thất

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Thực trạng và Giải pháp (Trang 61 - 63)

V. Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm của

1.Xác định thiệt hại và tổn thất

Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng giao nhận và hoặc thiệt hại của người thứ ba phát sinh trách nhiệm của người giao nhận thì ngay lập tức người giao nhận phải báo cho người bảo hiểm hoặc đại diện của họ ở nơi gần nhất để giám định, xác định tổn thất. Đồng thời người giao nhận hay đại lý của họ phải tiến hành mọi biện pháp có thể thực hiện được nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá hoặc tài sản liên quan. Công việc cụ thể như sau:

- Thông báo cho người bảo hiểm về khiếu nại đối với người giao nhận hoặc những sự cố có thể dẫn đến khiếu nại.

- Liên hệ với người bảo hiểm ( người bảo hiểm trách nhiệm và bảo hiểm hàng) để giám định trong trường hợp tổn thất về hàng hoá.

- Từ chối khiếu nại và đề nghị khách hàng khiếu nại với người bảo hiểm hàng hoá.

- Thông báo cho những người ký hợp đồng phụ hoặc khiếu nại họ trong vòng thời hạn đã ấn định.

- Cung cấp chứng từ và thông tin cho người bảo hiểm. - Thu thập bằng chứng làm hậu thuẫn.

- Nếu không được người bảo hiểm cho phép không được thừa nhận hoặc giải quyết khiếu nại.

- Nếu khiếu nại thuộc dạng bảo hiểm bồi thường phải thanh toán khiếu nại trước, sau đó mới khiếu nại đòi người bảo hiểm hoàn trả.

- Tham khảo ý kiến của người bảo hiểm trước khi chỉ định luật sư giải quyết khiếu nại.

- Nếu được, thương lượng khiếu nại với chủ hàng và nếu bảo hiểm chấp thuận giải quyết khiếu nại bằng con đường thương lượng hữu nghị.

Bảo hiểm có quyền từ chối hoặc cắt giảm tiền hoàn trả cho khiếu nại nếu người giao nhận không tuân theo các bước khiếu nại đã quy định.

Theo Quy tắc bảo hiểm của Bảo Việt thì tổn thất bao gồm tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận của từng container.

1.1.Tổn thất toàn bộ: bao gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ

ước tính.

- Tổn thất toàn bộ thực tế là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm (hàng hoá) bị mất mát, hư hỏng, bị phá huỷ nghiêm trọng tới mức không còn là vật phẩm với tính chất ban đầu của nó nữa hay người chủ bị mất hẳn quyền sở hữu, bị mất đi, bị tước đoạt đi không lấy lại được nữa.

- Tổn thất toàn bộ ước tính: là thiệt hại mất mát của đối tượng bảo hiểm có thể chưa tới mức độ tỏn thất toàn bộ nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ một cách hợp lý vì xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc có thể tránh được nhưng phải bỏ ra một chi phí vượt quá giá trị của đối tượng sau khi đã bỏ ra các chi phí cứu hàng, chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nhận ghi trong hợp đồng giao nhận.

1.2. Tổn thất bộ phận: là một phần của đối tượng bảo hiểm theo một hợp

đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại. Tổn thất bộ phận gồm:

- Việc giao hàng sai địa chỉ trong khoảng thời gian và địa điểm đã thoả thuận rõ ràng hoặc nếu không có thoả thuận đó thì trng thời gian hợp lý lẽ ra phải giao đối với người giao nhận mẫn cán và đã xảy ra sự kiện chuyển hàng sang một địa chỉ khác. Đối với thiệt hại về chi phí do chuyển hàng sai địa chỉ,

việc bồi thường sẽ được tính trên cơ sở không vượt quá số tiền cước của chặng vận tải mà người giao nhận thu được từ khách hàng.

- Trách nhiệm dân sự của người giao nhận đối với người thứ ba được xác định trên cơ sở hoà giải giữa các bên liên quan hoặc theo luật pháp quy định hoặc theo phán quyết của toà án là người giao nhận phải bồi thường cho người thứ ba, bao gồm thiệt hại về tài sản, về người nhưng không vượt quá mức trách nhiệm đã quy định. Trường hợp phương tiện vận tải gây tai nạn là phương tiện mà người giao nhận thuê đã được bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe thì người giao nhận phải thông báo để tránh việc giải quyết bồi thường trùng lặp.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận tại Việt Nam Thực trạng và Giải pháp (Trang 61 - 63)