VI. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về việc bảo hiểm trách
2. Tình hình giao nhận hàng hoá tạiViệt Nam
Nhờ chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, tăng cường hợp tác và đầu tư trên nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh xuất khẩu, lượng hàng hoá giao nhận ở các cảng biển lớn của Việt Nam đã tăng đáng kể qua các năm.
Bảng 1: Tình hình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng
Đơn vị: TEUs
Năm Hàng xuất khẩu Hàng nhập khẩu
1997 37136 76163 1998 42442 79290 1999 48935 83254 2000 56912 88649 2001 66757 94026 2002 78773 101612 9 tháng đầu năm 2003 70304 83067 Nguồn: Cảng vụ Hải Phòng
Qua số liệu trên chúng ta thấy ngành giao nhận Việt Nam hoạt động ngày càng có hiệu quả tốt. Tuy nhiên còn có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết thì mới có thể hy vọng ngành này có được chỗ đứng trên thị trường giao nhận thế
giới một cách vững chắc và ngày càng có uy tín cao hơn.
- Về thủ tục giao nhận hàng hoá: do chưa được trang bị những công cụ và thiết bị xử lý thông tin, liên lạc, phân loại, kiểm tra cân đo, bảo quản .v.v... các loại hàng hoá trong quá trình giao nhận nên thời gian giao nhận ở các cảng biển Việt Nam còn chậm và thủ tục rườm rà vì phải qua nhiều công đoạn thủ công. Do ngân sách hạn hẹp nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành giao nhận cũng như việc đào tạo một lớp cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao chưa thể một sớm một chiều thực hiện ngay được vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau của nhiều ngành, nhiều bộ trong cơ cấu Nhà nước thì ngành giao nhận mới có thể phát triển nhanh chóng đáp ứng sự đòi hỏi của một nước có nền kinh tế mở như Việt Nam chúng ta.