Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong thời gian gần đây đã có những bước chuyểnmạnh mẽ Chúng ta thấy được thành tựu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sốngnhưng cũng thấy ra được rằng khi mọi thứ phát triển thì tiềm ẩn sau nó sẽ lànhững rủi ro và nhu cầu phải có một biện pháp để có thể góp phần ngăn chặn,hạn chế và chia sẻ rủi ro đó chính là bảo hiểm.
Bảo hiểm đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam lĩnhvực bảo hiểm mới chỉ hình thành và hoạt động từ năm 1965, trong những ngàygian khổ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Trải qua một quá trình vừa pháttriển vừa rút kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện, bảo hiểm Việt Nam đãxây dựng nên một nền tảng khá vững chắc Thị trường bảo hiểm ở nước ta đangphát triển sôi động, nó đã tạo cho các doanh nghiệp bảo hiểm có được những cơhội và thời cơ rõ nét nhưng đồng thời cũng hình thành nên những thử thách tolớn mà nếu như những doanh nghiệp nào không bắt kịp được thì sẽ nhanh chóngbị đào thải Chính những vận hội và thách thức đó đã giúp cho bảo hiểm ở nướcta phát triển và bắt kịp với thế giới.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới là một nghiệp vụbảo hiểm thương mại, có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phátsinh của người được bảo hiểm đối với người bị thiệt hại sau khi xảy ra tai nạn xecơ giới Khi xảy ra tai nạn nhà bảo hiểm sẽ đứng ra thay mặt đối đối tượng bảohiểm để bồi thường cũng như truy đòi trách nhiệm của người thứ ba có lỗi Hầuhết các quy tắc và luật lệ của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới có được là dokế thừa và hoàn thiện các luật lệ và quy tắc của thế giới Điều này tạo cho thấynhững khó khăn trong việc đào tạo cán bộ bảo hiểm có đủ trình độ nghiệp vụ khimà các luật lệ phát triển không ngừng.
Do vậy trong thời gian thực tập tại công ty bảo hiểm Hà Nội em đã chọn
đề tài: "Phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xecơ giới tạI Công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000-2005".
Trang 2Kết cấu luận văn tốt nghiệp ngoài lời nói đầu, kết luận,danh mục tàI liệutham khảo gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới và phân tích thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủxe cơ giới.
Chương II: Phân tích thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 1997 2005.
-Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp mở rộng quy mô khai thác
nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểmHà Nội trong thời gian tới.
Trang 3CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂNSỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ NGHIỆPVỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰCỦA CHỦ XE CƠ GIỚI.
1 Khái niệm bảo hiểm thương mại và bảo hiểm trách nhiệm dân sự củachủ xe cơ giới.
1.1 Khái niệm về bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinhdoanh - được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý rủiro Bảo hiểm thương mại có từ rất lâu trước cả bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế,manh nha của hoạt động này có từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại, khicon người săn bắn tìm kiếm thức ăn cái mặc đã biết tích trữ phòng khi khôngkiếm được hoặc có chiến tranh Cuộc sống của con người ngày càng phát triểnkéo theo rất nhiều rủi ro nên đồng thời nhu cầu về an toàn cũng trở nên lớn hơn.
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một khai niệm thống nhất và chính xácvề bảo hiểm thương mại, mà mới chỉ có thể đưa ra các quan niệm khác nhau vềbảo hiểm thương mại theo các góc độ tiếp cận khác nhau Theo tập đoàn bảohiểm lớn của Mỹ A.I.A cho rằng: "Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này mộtngười, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảohiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộcphạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảohiểm"
Dựa trên góc độ kỹ thuật bảo hiểm ta có thể hiểu bảo hiểm thương mại làbiện pháp chia sẻ rủi ro của một hay một số ít người có cùng khả năng rủi robằng cách đóng góp tiền vào một quỹ chung là công ty bảo hiểm Lẽ ra tổn thấtsẽ là rất lớn và rất nghiêm trọng đối với một hoặc một số ít người nhưng với bảo
Trang 4hiểm thương mại tổn thất đó sẽ được gánh chịu bởi cả một cộng đồng ngườitham gia bảo hiểm Vì vậy người tham gia bảo hiểm bị tổn thất có thể dễ dàngkhắc phục hậu quả Chính vì lí do này mà ta có thể nói rằng trong một phạm vinhất định, bảo hiểm cũng có thể coi là một hoạt động tiết kiệm.
Tuy nhiên tựu chung lại ta thấy khái niệm của người Pháp về bảo hiểmthương mại có thể nói là toàn diện và chính xác nhất, theo họ thì: " Bảo hiểm làmột hoạt động, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởngbồi thường hoặc chi trả nếu rủi ro xảy ra nhờ vào khoản đóng góp cho mình haycho người khác Khoản bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổchức này có trách nhiệm trước các rủi ro và bù trừ chúng theo đúng quy luậtthống kê".
1.2 Khái niệm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Giao thông được coi như là huyết mạch của bất kỳ một nền kinh tế nàonhất là của một nền kinh tế đang phát triển như đất nước ta Giao thông đườngbộ với những ưu điểm là tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độtương đối nhanh và giá cả hợp lý luôn chiếm một vị trí quan trọng trong giaothông vận tải nước ta Nhưng giao thông đường bộ ở nước ta cũng tiềm ẩn khánhiều những khó khăn và nguy hiểm mang tính đặc thù như:
- Sự bùng nổ ngày càng nhiều phương tiện giao thông với nhiều chủngloại và phân phối đa dạng Số lượng xe tham gia giao thông ở nước ta tăng lênvới tốc độ chóng mặt, nhất là xe máy Bên cạnh đó là sự chưa kiểm duyệt mộtcách kỹ càng của nhà sản xuất và các cơ quan có thẩm quyền nên rất dễ xảy ratai nạn.
- Do điều kiện địa hình nước ta rất phức tạp, với 3/4 diện tích là đồi núiđan xen nhau với nhiều sông suối, đèo dốc và vực sâu nguy hiểm.
- Do hệ thống đường xá ở nước ta chưa tốt và chất lượng chưa cao, dù đãcó sự nâng cấp nhưng vẫn không theo kịp sự gia tăng về số lượng của cácphương tiện cơ giới Sự thiếu về cả chất lượng lẫn số lượng cơ sở hạ tầng nhưvậy luôn là những hiểm hoạ cho các phương tiện tham gia giao thông
Trang 5- Ý thức của người dân khi tham gia giao thông còn nhiều hạn chế do đaphần dân trí nước ta chưa cao cộng với thói quen tự do, coi thường của ngườidân.
Tai nạn giao thông là một tồn tại khách quan, ta chỉ có thể hạn chế vàgiảm bớt chứ không thể ngăn cho nó không xảy ra được Chính vì vậy, bảo hiểmtrách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới luôn là một nghiệp vụ cần thiết và ích lợicho xã hội.
Vậy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là gì?
Đó chính là phần trách nhiệm được xác định bằng tiền theo quy định củaluật pháp và sự phán quyết của toà án mà chủ xe phải gánh chịu do việc lưuhành xe gây tai nạn cho người thứ ba (bảo hiểm không chịu trách nhiệm về mặthình sự của lái xe).
Để tham gia được bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, các chủphương tiện phải đóng góp một khoảng tiền nhỏ gọi là phí bảo hiểm để lập quỹbảo hiểm đặt tại công ty bảo hiểm, quỹ này sẽ dùng tiền thanh toán cho bất kỳmột thành viên nào tham gia quỹ bị tai nạn Do đó, nghiệp vụ bảo hiểm này có ýnghĩa rất lớn đối với xã hội Ngoài vấn đề nộp thuế cho nhà nước để cho nhànươc dùng tiền ấy để tái đầu tư cho các vấn đề khác, ngoài ra công ty bảo hiểmcòn phải trích phần lợi nhuận ra để đầu tư cho việc tuyên truyền về an toàn giaothông, tạo thêm các đường thoát hiểm các bảng chi dẫn an toàn
2 Đặc điểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngoài những đặc điểmvốn có của bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói chung, nó còn mang những đặcđiểm riêng biệt mang tính đặc trưng:
- Hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chính là hoạtđộng kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, theo đó công ty bảo hiểm trách nhiệmnhận một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả mộtkhoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
Trang 6có tai nạn xảy ra Khoản tiền bồi thường hay chi trả này thường lớn hơn gấpnhiều lần so với khoản phí mà các công ty bảo hiểm nhận được
Để làm được điều này, hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơgiới phải dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít Theo đó hậu quả của rủi ro xảy rađối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từrất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy Thông qua việc huy độngđủ số phí cần thiết để giải quyết chi bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ratrong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đã thực hiệnviệc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn Theo nguyên tắc này, càng nhiều ngườitham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm càng tích tụ được lớn, việc chi trả càng trởnên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn.
- Hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cung cấpdịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu Tuy nhiên khôngphải trong mọi trường hợp, công ty bảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầu bảohiểm
Hiếm có công ty nào đồng ý thoả thuận bồi thường cho các trường hợptổn thất gây ra do sự cố ý của người được bảo hiểm Chính vì vậy, công ty bảohiểm không thể chấp nhận đứng ra bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho một chiếcxe cơ giới trong tình trạng không an toàn về kỹ thuật hay không được phép lưuhành Đây là một nguyên tắc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanhcủa các công ty bảo hiểm
Theo nguyên tắc này các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắcchắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm như: xe vi phạm nghiêm trọng luật giaothông, xe quá hạn sử dụng… Nói cách khác, rủi ro có thể được bảo hiểm phải lànhững rủi ro bất ngờ không lường trước được Việc xác định các rủi ro có thểbảo hiểm nhằm tránh cho công ty bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất thấytrước, mà với nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản Đồngthời đặc điểm này cũng giúp công ty bảo hiểm có thể lập nên một quỹ bảo hiểmđầy đủ để bảo đảm cho công tác bồi thường Không chỉ bảo đảm quyền lợi cho
Trang 7các công ty bảo hiểm mà ngay cả những người tham gia bảo hiểm trách nhiệmdân sự của chủ xe cơ giới cũng thấy công bằng hơn.
- Đòi hỏi người tham gia bảo hiểm phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếuđối tượng bảo hiểm gặp rủi ro Nói cách khác, người tham gia bảo hiểm phải cómột số quan hệ với đối tượng được bảo hiểm và được pháp luật công nhận Đâylà đặc điểm mang tính đặc thù của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới, nhằm loại bỏ khả năng trục lợi bảo hiểm.
- Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không chịutrách nhiệm về mặt hình sự của chủ xe (nếu như tai nạn gây chết người và chủxe phải chịu phạt tù), chủ xe phải trả thêm cho nạn nhân số tiền chênh lệch giữasố tiền toà phán quyết bồi thường cho nạn nhân và số tiền được bảo hiểm bồithường Điều này nhằm gia tăng ý thức trách nhiệm của chủ phương tiện cơ giớikhi tham gia giao thông.
- Đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới mangtính trừu tượng, do đối tượng mà trong các hợp đồng bảo hiểm đề cập đến chínhlà phần trách nhiệm hoặc nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại cho bên thứ ba.
Tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một việclàm có ý nghĩa nhân đạo, nhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, nâng cao hơnnữa trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có tác dụng thúc đẩy việc thực hiệnnghiêm chỉnh luật lệ giao thông, phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông.Chính vì thế mà loại hình bảo hiểm này thường mang tính bắt buộc cho tất cảcác chủ phương tiện ô tô, xe máy theo QĐ 30/HĐBT ngày 10/03/1988, nghịđịnh 115/1997/NĐ-CP 17/12/1997.
3 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Giúp ổn định cho chủ phương tiện khi không may rủi ro xảy ra khi thamgia giao thông Tất nhiên không một ai mong muốn xảy ra tai nạn, nhưng rủi rolại không tránh né bất kỳ ai, bởi nếu mọi người đi cẩn thận không để xảy ra tainạn thì rủi ro có thể lại đến từ các phương tiện giao thông khác Khi xảy ra tainạn, thường sẽ có thiệt hại cho cả hai bên, chủ phương tiện sẽ được bảo hiểm
Trang 8đứng ra bồi thường cho người thứ ba nếu chủ phương tiện sai hoặc sẽ đứng rađòi quyền lợi chủ phương tiện nếu người thứ ba sai Việc làm này giúp giảmthiệt hại cho chủ phương tiện cơ giới sau khi xảy ra rủi ro.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn đảm bảo quyềnđược bồi thường của người bị tai nạn giao thông trong mọi trường hợp Khi tainạn xảy ra, rất nhiều trường hợp chủ phương tiện gây ra tai nạn bị tử vongkhông còn khả năng chi trả hoặc bỏ trốn Trong khi đó những người bị nạn vẫncòn sống và rất cần có các chế độ đền bù thỏa đáng khi không có một tổ chứcnào có kinh phí, chế độ giải quyết các trường hợp này.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới góp phần không nhỏvào việc tăng thu ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế của các công tybảo hiểm Từ đó Nhà nước có kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp, xây dựng cáccơ sở hạ tầng, công trình công cộng nâng cao mức sống dân cư.
- Nghiệp vụ này góp phần không nhỏ trong việc các công ty bảo hiểm táiđầu tư một phần lợi nhuận vào việc đề phòng hạn chế tổn thất Các công ty bảohiểm lớn đầu tư hàng tỷ đồng cho việc xây dựng các đường lánh nạn, đườngphụ, hốc cứu nạn tại các đèo dốc và nguy hiểm như: đèo Cả, đèo Cù Mông, đèoHải Vân… hay tuyên truyền, khuyến khích các chủ phương tiện tự giác thựchiện các biện pháp hạn chế, đề phòng tổn thất Hoặc giảm phí bảo hiểm cho cácphương tiện sau một thời gian không gặp sự cố nào.
Các biện pháp trên trước mắt giúp các công ty bảo hiểm giảm bớt rủi rotrong kinh doanh bảo hiểm và tăng thu nhập, nhưng cũng góp phần quan trọng làmgiảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế tổn thất góp phần ổn định đời sống xã hội.
II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ NGHIỆP VỤBẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
1 Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích nghiệp vụ bảo hiểmtrách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1.1 Tại sao phải lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê.
1.1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê.
Trang 9- Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chấtcơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể Tínhchất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thông kê Dođó chỉ tiêu thống kê phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả đơn vị hoặcnhóm đơn vị tổng thể,
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu có mối quan hệ hữucơ với nhau, phản ánh các mặt các tính chất quan trọng, các mối liên hệ cơ bảngiữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ với các hiện tượng có liên quan.
- Hệ thống chỉ tiêu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự là tập hợp các chỉ tiêuphản ánh các mặt, các tính chất quan trọng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự, cácmối liên hệ của bảo hiểm trách nhiệm dân sự tới các vấn đề khác có liên quannhư: quy mô bảo hiểm trách nhiệm dân sự, cơ cấu bảo hiểm trách nhiệm dânsự…
1.1.2 Sự cần thiết phảI lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Trong thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểmtrách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được coi là một lĩnh vực bảo hiểm khá sôiđộng kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt của khá nhiều công ty bảo hiểm Họ cónhiệm vụ phải phổ biến, tiếp thị để cho người tiêu dùng dịch vụ bảo hiểm này cóthể dễ dàng chấp nhận đồng thời cũng phải nghiên cứu các mức độ rủi ro để cóthể đề ra mức phí và thu phí nhằm xây dựng quỹ bảo hiểm Ngoài ra còn phảithẩm định và bồi thường bảo hiểm cho các rủi ro.
Hiện nay trong các công ty bảo hiểm vẫn chưa có hệ thống chỉ tiêu thốngkê hoàn chỉnh để đánh giá, phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sựcủa chủ xe cơ giới cũng như một phòng thống kê độc lập Mà thường chỉ là mộtbộ phận nằm trong phòng kế toán của công ty bảo hiểm.
Để đáp ứng nhu cầu tổ chức, quản lý và điều hành, đồng thời để đánh giámột cách toàn diện về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
Trang 10giới thì các công ty bảo hiểm nói chung và các nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng cầnphải có hệ thống chỉ tiêu thống kê riêng của mình.
1.2 Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu.
Để cho hệ thống chỉ tiêu có thể đảm bảo yêu cầu phân tích, đánh giánghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cần phải đảm bảomột số đặc tính sau đây:
* Đảm bảo tính hướng đích:
Theo nguyên tắc này thì hệ thống chỉ tiêu phải được hình thành từ mụcđích và nhiệm vụ nghiên cứu, nghĩa là từ việc xác định nhiệm vụ ta mới có thểxây dựng hệ thống chỉ tiêu Chính vì vậy hệ thống chỉ tiêu phân tích nghiệp vụbảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phải đáp ứng nhu cầu phân tíchvà đánh giá về nghiệp vụ bảo hiểm trên.
* Đảm bảo tính hệ thống:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải có khả năng nêu lên được mối liên hệgiữa các mặt, các bộ phận, giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng cóliên quan (trong phạm vi mục đích nghiên cứu) Trong hệ thống chỉ tiêu thốngkê bảo hiểm trách nhiệm dân sự có các chỉ tiêu mang tính chất chung, các chỉtiêu mang tính chất bộ phận và cũng có các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh toàndiện và sâu sắc đối tượng nghiên cứu.
* Đảm bảo tính thống nhất:
Phải có được sự nhất quán giữa các chỉ tiêu tổng thể và các chỉ tiêu bộphận Đảm bảo trong khi tính toán các chỉ tiêu phải có sự thống nhất chung vềnội dung, phương pháp và phạm vi tính.
* Đảm bảo tính khả thi:
Nghĩa là phải căn cứ vào khả năng nhân tài vật lực cho phép để có thể tiếnhành thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu trong sự tiết kiệm Từ đó đòi hỏi nhữngngười xây dựng chỉ tiêu cũng như hoàn thiện chỉ tiêu phải có sự cân nhắc, xemxét sao cho trong hệ thống chỉ tiêu phải là những chỉ tiêu căn bản nhất, quantrọng nhất vừa đảm bảo ngắn gọn mà vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu.
* Đảm bảo tính hiệu quả:
Trang 11Hiệu quả đạt được khi hệ thống chỉ tiêu này đưa vào sử dụng phải baogồm cả hiệu quả về kinh tế và xã hội Và như bất kỳ một bài toán kinh tế nào,việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo có lãi nghĩa là chi phí bỏ ra để xâydựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phải không được nhiều hơn kết quả thu được.
1.3 Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu.
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô
a/ Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới(ký hiệu: Xb).
- Số xe cơ giới (bao gồm cả xe máy và ô tô) tham gia bảo hiểm là toàn bộsố xe cơ giới mà chủ xe đã mua phí bảo hiểm bắt buộc và được công ty bảohiểm chấp nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong kỳ.
Chỉ tiêu được chia ra:
- Theo chủ xe, trong đó: chủ xe là người Việt Nam và chủ xe là ngườinước ngoài.
- Theo loại xe:
+ Xe ô tô, trong đó: xe tải, xe ca, xe du lịch…
+ Xe máy, trong đó: xe dưới 50 cm3, xe từ 50 cm3 trở lên.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ xe cơ giới của tổng công ty bảo hiểm nói chung và của từngcông ty bảo hiểm nói riêng trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) làlớn hay nhỏ.
Nguồn thông tin: Số liệu được lấy từ báo cáo kết quả nghiên cứu thị
trường hàng năm của Công ty bảo hiểm Hà Nội.
Trang 12b/ Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới (ký hiệu: Dxb)- Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là toànbộ số tiền (phí bảo hiểm) mà các công ty bảo hiểm thu được của các chủ xe cơgiới đã mua bảo hiểm bắt buộc trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới mà các công ty bảo hiểm đã thu được trong kỳ.
Nguồn thông tin: Dựa trên thông tin thu được từ chỉ tiêu số xe tham gia
bảo hiểm nhân với mức phí quy định.
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm và doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
a/ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm ( dSX(j) )
- Cơ cấu số xe cơ giới tham gia bảo hiểm cho biết từng loại xe tham giabảo hiểm chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số xe tham gia bảo hiểm.
Trang 13Ý nghĩa: Từ cơ cấu số xe cơ giới tham gia giao thông ta có thể đánh giá
được xu hướng sử dụng phương tiện giao thông của người dân , từ đó góp phầnquan trọng trong việc định giá phí bảo hiểm.
Nguồn thông tin: Cách thu thập cũng giống với nhóm chỉ tiêu quy mô.
b/ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm tráchnhiệm dân sự xe cơ giới.
- Cơ cấu doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơgiới cho biết tỷ trọng doanh thu bảo hiểm của từng loại xe trong tổng doanh thucủa nghiệp vụ bảo hiểm.
DXb(j) : Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giớicủa loại xe j trong kỳ.
DXb : Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giớicủa nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ.
Ý nghĩa: Xác định phần đóng góp của việc bảo hiểm từng loại xe trong
tổng doanh thu, định hướng và xác định thị trường kinh doanh bảo hiểm tráchnhiệm dân sự xe cơ giới cần nhắm tới.
Nguồn thông tin: Cách thu thập cũng giống với nhóm chỉ tiêu quy mô.
1.3.3 Nhóm chỉ tiêu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm.
Tỷ lệ xe cơ giới tham gia bảo hiểm (ký hiệu: KXb)
- Tỷ lệ số xe cơ giới (bao gồm cả ô tô và xe máy) tham gia bảo hiểm là tỷsố giữa số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm với số xe cơ giới trong toàn quốchoặc từng địa phương.
Trang 14Chỉ tiêu được tính:
Theo chủ xe: người Việt Nam và người nước ngoài. Theo loại xe: xe ô tô và xe máy.
Theo toàn quốc và từng địa phương.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh cường độ (mức độ) khai thác nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và được sử dụng để so sánh mức độkhai thác nghiệp vụ này giữa các địa phương hoặc giữa các thời kỳ trong mộtđịa phương.
Nguồn thông tin: Ngoài nguồn thông tin có được như ở trên, chỉ tiêu này
cần tới nguồn số liệu của phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội về sốlượng xe cơ giới tham gia giao thông trong thành phố.
1.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh số xe bị tai nạn và giải quyết bồi thường.
a Số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn( ký hiệu XBt)
- Số xe cơ giới ( bao gồm cả ô tô và xe máy) tham gia bảo hiểm bị tai nạn
là toàn bộ số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm trong khi hoạt động bị tai nạn làmthiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ hay tài sản của người thứ ba mà công ty bảohiểm có trách nhiệm thay chủ xe bồi thường.
Trang 15- Chỉ tiêu được chia ra:
+ Theo chủ xe: người Việt Nam hoặc người nước ngoài + Theo loại xe: xe ôtô hoặc xe máy.
+ Theo nguyển nhân xảy ra tai nạn.
Ý nghĩa : Chỉ tiêu phản ánh quy mô số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị
tai nạn trong kỳ, được dùng để tính xác suất tai nạ là cơ sở để các công ty bảohiểm nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đề phòng hạn chế tai nạn và tổn thất.
Nguồn thông tin: Theo số liệu theo dõi của phòng nghiên cứu thị trường
và phòng Công an giao thông thành phố.
b Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn ( KBt)
- Tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn là tỷ số giữa số xe tham
gia bảo hiểm bị tai nạn trên tổng số xe tham gia bảo hiểm.
c Số tiền bồi thường ( Ký hiệu TBtx)
- Số tiền bồi thường là số tiền các công ty bảo hiểm có trách nhiệm thay
chủ xe bồi thường hoặc chấp nhận giải quyết bồi thường cho người thứ ba bịthiệt hại về tính mạng và sức khoẻ ( kể cả tài sản và súc vật) do tai nạn xảy raphát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe thuộc phạm vi trách nhiệm của bảohiểm.
Công thức tính:
Trang 16TBtx = ΣTTBtx(i)
Trong đó: TBtx : Số tiền bồi thường trong kỳ
TBtx(i): Số tiền bồi thường tại công ty bảo hiểm (i).Chỉ tiêu được chia ra:
- Số tiền bồi thường cho những thiệt hại về tài sản.
- Số tiền bồi thuường co những thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh quy mô số tiền mà các công ty bảo hiểm đã bồi
thường cho người thứ ba Và là cơ sở để xác định chỉ tiêu tỷ lện bồi thường.d Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồithường ( Ký hiệu X BBt)
- Số xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm là toàn bộ số xe cơ giới đã tham gia
bảo hiểm bị tai nạn, chủ xe đã khai báo cho công ty bảo hiểm ( công ty bảo hiểmđã phối hợp với cảnh sát giao thông tiến hành giám định hiện trường, có kết luậncuối cùng về nguyên nhân tai nạn) và công ty đồng ý giải quyết bồi thường.
Công thức tính:
Bt(i) = ΣTXBBt(i)
Nguồn thông tin: giống như các chỉ tiêu ở trên trong cùng hệ thống chỉ tiêu.
e Tỷ lệ giải quyết bồi thường ( KXb)
- Tỷ lệ giải quyết bồi thường là tỷ số giữa số xe cơ giới ( bao gồm cả ô tô
và xe máy) đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyết bồi thường với số xecơ giới đã tham gia bảo hiểm bị tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự trongkỳ.
Công thức tính:
KXb =
ΧBt x 100
Trang 17Trong đó: KXb: Tỷ lệ giải quyết bồi thườngXB
Bt: Số xe cơ giới ( bao gồm cả ôtô và xe máy) đã tham giabảo hiểm bị tai nạn và được giải quyết bồi thường.
XBt: Số xe cơ giới( bao gồm cả ô tô và xe máy) đã tham gia baohiểm bị tai nạn.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu được tính cho toàn quốc về từng địa phương phản ánh
mức độ giải quyết bồi thường cho chủ xe đã tham gia bảo hiểm và được sử dụngđể đánh giá tính kịp thời trong việc giải quyết bồi thường của các công ty bảohiểm.
Nguồn thông tin: được khai thác giống các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ
f Tỷ lệ bồi thường:( Kí hiệu KTx).
- Tỷ lệ bồi thường là tỷ số giữa số tiền bồi thường với doanh thu nghiệp
vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu được tính cho toàn quốc tổng công ty và từng địa
phương công ty bảo hiểm phản ánh mức độ bồi thường và được sử dụng để sánhmức độ bồi thường giữa các địa phương và giữa các thời kỳ trong cùng 1 địaphương.
Nguồn thông tin: Giống các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu
Trang 182 Lựa chọn các phương pháp phân tích:
2.1 Tại sao phải lựa chọn các phương pháp phân tích:
Phân tích là một giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê, phân tích cónhiệm vụ đưa ra những căn cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách kinh tếxã hội nói chung và phát triển sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nóiriêng, từ đó giúp nhà quản lý đề ra các quyết định Phân tích cần rút ra tính quyluật của các chỉ tiêu, xác định ảnh hưởng của các nhân tố của từng chỉ tiêu, xácđịnh vai trò của các nhân tố, dự báo trong tương lai …
Từ đó ta thấy rằng chỉ với một hệ thống chỉ tiêu đầy đủ chưa thể cho tacái nhìn toàn diện về những vấn đề và hiện tượng cần phân tích Cần phải sửdụng thêm một số phương pháp thống kê để có thể phân tích nguồn số liệu Tuynhiện để sử dụng các phương pháp thống kê cũng đòi hỏi phải có được sự lựachọn đúng đắn Vì mỗi phương pháp thống kê lại cho ra nhìn nhận vấn đề ở mộtkhía cạnh khác nhau chính vì thế ta phải chọn xem những phương pháp nào cầnthiết cho việc nghiên cứu và xem có thể kết hợp các phương pháp như thế nàođể có thể cho hiệu quả nghiên cứu cao nhất.
2.2 Các phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê là các phương pháp nghiên cứu mặt lượng để từ đótìm hiểu bản chất và tính quy luật của hiện tượng Bảo hiểm nói chung và hoạtđộng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới nói riêng là một vấn đề phứctạp có liên quan tới lĩnh vực khác Do đó để phân tích tình hình hoạt động củanghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, tìm hiểu bản chất và tínhquy luật đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp thống kê khác nhau, tuy nhiênmỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm, điều kiện vận dụng, phạm vi áp dụngriêng Hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là một lĩnh vựcbảo hiểm khá phức tạp Do đó khi phân tích hoạt động này thì việc sử dụng tổnghợp tất cả các phương pháp là cần thiết Sau đây là một số phương pháp em xinđược trình bày:
2.2.1 Phương pháp phân tổ
Trang 19a Khái niệm:
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiếnhành phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau Sau quátrình phân tổ, các đơn vị có tính chất giống nhau hoặc gần giống nhau được đưavề cùng một tổ, các đặc trưng số lượng của tổ, giúp ta thấy được của tổng thể,nhận thức được bản chất, quy luật của hiện tượng.
b Tác dụng:
Phương pháp phân tổ là một phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê vàcũng là một trong các phương pháp quan trọng trong phân tích thống kê đồngthời là cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích khác.
c Đặc điểm vận dụng:
Tiêu thức được phân tổ có thể là tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức số lượng.
- Phân tổ theo tiềm thức thuộc tính: phản ánh các tính chất của đơn vị
tổng thể, không biểu hiện ttực tiếp bằng con số Căn cứ vào những nguyên tắc ởtrên, hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, với nhiều lĩnh vựckhác nhau có thể được phân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Căn cứ vào chủ xe tham gia bảo hiểm có thể được phân thành chủ xe quốctịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài Căn cứ vào phương tiện tham gia bảohiểm có thể phân thành bảo hiểm ô tô và xe máy Trong bảo hiểm trách nhiệmdân sự chủ xe máy có thể phân nhỏ thành xe máy trên 50cm3 và xe máy dưới50cm3…
- Phân bổ theo tiêu thức số lượng: là tiêu thức có biểu hiện trực tiếp bằng
con số Thông thường lượng biến trong lĩnh vực bảo hiểm trách nhiệm dân sựthường là những lượng biến rời rạc.
- Phân bổ theo nhiều tiêu thức: hay còn gọi là phân tổ kết hợp.2.2.2 Phương pháp hồi quy tương quan :
a Khái niệm :
Trang 20Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng trong thốngkê để biểu hiện và phân tích mối liên hệ tưpưng quan giữa các hiện tượng kinhtế xã hội.
b Tác dụng:
Phương pháp hồi quy tương quan dùng để phân tích nghiệp vụ bảo hiểmtrách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, do ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách xácđịnh hàm số biểu hiện mối liên hệ từ đó tính các mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố, đánh giá sự chặt chẽ của mối liên hệ và dự báo.
c Đặc điểm vận dụng:
Khi nghiên cứu hoạt động bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới,phương pháp hồi quy tương quan cho phép xác định ảnh hưởng của các nhân tốđến biến động quy mô, cơ cấu xe cơ giới tham gia bảo hiểm Qua các chỉ tiêu hệsố tương quan và hệ số co giãn, cường độ mối liên hệ hay vai trò của các nhân tốqua hệ số tương quan.
Nếu các tiêu thức có mối liên hệ tương quan tuyến tính thì phương trìnhhồi quy có dạng:
Ngoài ra còn có một số dạng phương trình mà mối liên hệ của nó là liênhệ tương quan phi tuyến tính.
Phương trình Parabol có dạng: yx = a + bx + cx2
Trang 21Căn cứ vào đặc điểm quy mô:
- Dãy số thời kỳ: biểu hiện quy mô của hiện tượng trong từng khoảng thờigian nhất định Do đó chúng ta có thể cộng các trị số của chỉ tiêu liền nhau đểphản ánh hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng ở thời điểm sauthường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng ở thời điểmtrước vì vậy việc cộng các trị số của chỉ tiêu không có ý nghĩa trong việc phảnánh quy mô của hiện tượng Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu chia thành:
+ Dãy số tuyệt đối: trị số là những số tuyệt đối.
+ Dãy số tương đối: được xây dựng bởi những số tương đối là kết quả củaviệc so sánh hai số tuyệt đối với nhau.
+ Dãy số trung bình: là dãy số gồm các mức độ trung bình hay các chỉtiêu bình quân.
b Đặc điểm vận dụng:
Phương pháp dãy số thời gian:
- Cho phép phân tích xu thế biến động của các chỉ tiêu quy mô.- Cho phép tính toán mức độ biến động quy mô.
bx
Trang 22- Cho phép phân tích ảnh hưởng của yếu toó thời gian và yếu tố ngẫunhiên đến sự biến động của chỉ tiêu quy mô bằng phương pháp hồi quy theo thờigian.
- Cho phép dự báo giá trị quy mô bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơgiới trong tương lai, có thể xét trên góc độ toàn bộ nghiệp vụ hoặc trên góc độtừng bộ phận cấu thành.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢOHIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI
CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI THỜI KỲ 2000 - 2005
I KHÁI QUÁT CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm Hà Nội
Công ty bảo hiểm Hà Nội đựợc thành lập từ năm 1980 theo quyết định số1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài Chính Bảo hiểm Hà Nội là mộtCông ty trực thuộc tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam(Bảo Việt) Bảo Việt ra đờitừ ngày 15/1/1965 theo Quyết định số 179/chính phủ ngày 17/12/1964 của thủtướng chính phủ và có trụ sở chính đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt-Hà Nội Trongnhững ngày đầu Bảo Việt chỉ có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh bảohiểm tại Hải Phòng, điều đó lí giải tại sao bảo hiểm Hà Nội luôn là đơn vị đứngđầu trong tổng số 63 đơn vị thành viên và luôn nhận được sự ủng hộ và quantâm chỉ đạo sát sao của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam về mọi mặt.
Cho đến nay bảo hiểm Hà Nội đã có được văn phòng tại tất cả các quậnhuyện trong thành phố nhằm kinh doanh và khai thác tối đa các dịch vụ bảo
Trang 23hiểm.Với khả năng tài chính vượt trội cùng với kinh nghiệm lâu năm trong kinhdoanh bảo hiểm và sự nỗ lực hết sức mình của Bảo Việt Hà Nội đã góp phầnkhông nhỏ vào việc ngăn chặn rủi ro cũng như kịp thời chia sẻ các rủi ro trongcác hoạt động sản xuất, xã hội.
Với nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng của các đơn vị, tổ chức kinh tếxã hội, bảo hiểm Hà Nội đã phải không ngừng nghiên cứu và triển khai các loạihình nghiệp vụ bảo hiểm mới Điều đó được minh chứng bằng các hoạt động điđầu trong lĩnh vực bảo hiểm của Tổng Công ty Bảo Việt và Bảo Hiểm Hà Nộikhi lần đầu tiên đưa ra thị trường dịch vụ Bảo hiểm Nhân Thọ vào năm 1996,sau đó vào năm 1999 thành lập công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam…Hiện nay những dịch vụ mà Bảo hiểm Hà Nội cung cấp cho khách hàng luôn lànhững dịch vụ có chất lượng cao phục vụ khách hàng một cách tốt nhất Bảohiểm Hà Nội đang tiến hành cung cấp cho khách hàng trên 61 nghiệp vụ bảohiểm.
Cùng với sự đa dạng hoá các nghiệp vụ bảo hiểm, Bảo Hiểm Hà Nội cònnghiên cứu tìm ra những bước đi và đối sách thích hợp để đáp ứng nhu cầukhách hàng ngày một tốt hơn Một trong những phương thức quan trọng nhằmnâng cao uy tín của Công ty đó là sự mở rộng quan hệ hợp tác với những Côngty bảo hiểm trên thế giới Hiện nay Bảo hiểm Hà Nội thông qua tổng công tyBảo hiểm Việt Nam đã quan hệ với nhiều công ty tái bảo hiểm và các tập đoànbảo hiểm trên thế giới như: Tokyo Marine, Yasuda Mitsui Marine(Nhật),Munich Re (Đức), Swiss Re (Thuỵ Sĩ), Commercial Union Bảo Hiểm Hà Nộikhông những tham gia kí kết các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn mà còn đảmbảo được công tác bồi thường cho khách hàng nhanh chóng và thuận tiện.
Tuy nhiên, bảo hiểm Hà Nội nói riêng cũng như Bảo Việt nói chung đangđứng trước những khó khăn và thách thức mới Ngày 18/12/1993 Chính phủ banhành nghị định 100/CP về việc kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã tạo hànhlang pháp lý cho việc mở rộng và phát triển ngành bảo hiểm tại Việt Nam, đồngthời đánh dấu một bước chuyển biến mới trên thị trường bảo hiểm đó là hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam chấm dứt sự độc quyền nhà nước và bắt
Trang 24đầu có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau và phải kể đến đó là:Bảo Minh, PJICO, PVIC, AIA, Prudential, Manulife Sự biến động của thịtrường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty bảo hiểm nhằm thu hút kháchhàng Đây là một khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho Bảo Hiểm Hà Nội nóiriêng và tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam nói chung phải tự khẳng định mìnhvà tự vươn lên hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của khách hàng giành chocông ty.
2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Bảo hiêm Hà Nội
2.1 Chức năng của công ty Bảo hiểm Hà Nội.
Bảo hiểm Hà Nội có chức năng quản lý, sử dụng vốn, đất đai và cácnguồn lực khác của Nhà Nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiên cácmục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh Nhà nước giao.
Tổ chức kinh doanh và quản lý bộ máy sao cho phù hợp với mục tiêu,nhiệm vụ Nhà Nước giao.
Đặt văn phòng chi nhánh đại diện cua Bảo hiểm Hà Nội tại tất cả cácquận, huyện của thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh những ngành nghề đúng theo quy định trong giấy chứngnhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm Ký kết và thựchiện các hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm với khách hàng trong và ngoàinước, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Bảo hiểm Hà Nội và nhucầu của thị trường; sử dụng vốn nhàn rỗi để mua trái phiếu, cổ phiếu, góp vốnliên doanh, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật và kinh doanhnhững ngành nghề khác ngoài những ngành nghề đã đăng ký nếu được cơ quannhà nước có thẩm quyền cho phép Vậy nhưng ngành nghề mà công ty Bảo hiểmHà Nội đã đăng ký kinh doanh là :
- Kinh doanh bảo hiểm.- Đầu tư tài chính.
- Các ngành nghề khác có liên quan.
Trang 25Huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hìnhthức sở hữu của Bảo hiểm Hà Nội; được phát hành trái phiếu theo quy định củapháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộcquyền quản lý của Bảo hiểm Hà Nội tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốnkinh doanh theo quy đinh của pháp luật.
2.2 Nhiệm vụ của công ty Bảo hiểm Hà Nội
Bảo hiểm Hà Nội cùng với Bảo hiểm Việt Nam ra đời do Bộ trưởng BộTài chính quyết định thành lập theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Bảohiểm Hà Nội ra đời có nhiệm vụ như sau :
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịutrách nhiệm trước Tông công ty Bảo hiểm Việt Nam và trước Nhà nước về kếtquả hoạt động của Bảo hiểm Hà Nội và chịu trách nhiệm trước khách hàng,truớc pháp luật về sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm do công ty Bảo hiểm Hà Nộithực hiện Nghiên cứu đề xuất với Bộ Tài chính ban hành hoặc bổ sung sửa đổicác điều khoản, điều kiện, quy tắc và biểu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảohiểm bắt buộc và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ đó
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác.- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng cáckhoản thu từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệcủa Bảo hiểm Hà Nội
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ laođộng, bảo đảm quyền lợi cho người lao động
- Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường,quốc phòng và an ninh
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm, phù hợpvới nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường bảo hiểm.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quyđịnh của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu,chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo
Trang 263 Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Hà Nội.
Trang 27- Ban giám đốc gồm: giám đốc và 3 phó giám đốc.
- Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanhcủa công ty để báo cáo lên ban giám đốc đồng thời quản lý và giải quyết côngviệc hàng ngày; tiếp nhận và gửi công văn đi, đến Tổ chức và phục vụ các hộinghị của cơ quan, tổng kết… phòng tổng hợp là cơ quan tham mưu của lạnh đạocông ty Bảo hiểm Hà Nội.
- Phòng tổ chức nhân sự: chịu trách nhiệm những vấn đề có liên quan đếnđội ngũ cán bộ của công ty như cân đối lực lượng với nhu cầu kinh doanh; có kếhoạch và xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng và đánh giáhiệu quả công tác của cán bộ; xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật nhằmđảm bảo kích thích người lao động.
- Phòng Marketing:có vị trí rất quan trọng nhất là ở công ty Bảo hiểm HàNội,hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào hoạtđộng marketing Vì vậy phòng marketing phải có chiến lược dài hạn, trung hạnvà trước mắt rõ ràng Phòng marketing phải xây dựng chiến lược:
+ Tuyên truyền, quảng cáo cho các sản phảm bảo hiểm.
+ Phải nghiên cứu, nắm bắt thị trường;khai thác thị trường để chiếm lĩnhthị trường, nâng cao thị phần.
+ Nghiên cứu, tạo ra sản phẩm mới phù hợp nhu cầu thị trường; đồng thờibổ sung, hoàn thiện sản phẩm đã có cho thích hợp với khách hàng.
+ Tổ chức phân phối sản phẩm của công ty đến tay khách hàng một cáchhợp lý va thuận tiện.v.v….
- Phòng dịch vụ khách hàng: là bộ phận phục vụ khách hàng được bảohiểm, bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng các đại lý…trong việc quản lýkhách hàng cũng như phục vụ khách hàng theo yêu cầu Chẳng hạn, trả lời cácyêu cầu của khách hàng về các thông tin liên quan; giải thích ngôn ngữ trongđơn bảo hiểm; thông báo cho khách hàng biết về phí bảo hiểm, thời gian thu phí;cách tính toán lãi cổ phần, lãi đầu tư.v.v… Dịch vụ khách hàng tốt sẽ hỗ trợ rấtlớn cho khai thác bảo hiểm, làm cho khách hàng vừa lòng với hoạt động của
Trang 28công ty nên sẽ tham gia bảo hiểm tiếp và lôi kéo các khách hang khác tham giabảo hiểm ở công ty.
- Phòng tài chính – kế toán: có nhiệm vụ thanh quyết toán các hợp đồng,quản lý thu phí bảo hiểm gốc, chi trả tiền bồi thường; tổng hợp số liệu báo cáotài chính, quyết toán kinh doanh lãi (hay lỗ), thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vớiNhà nước…
- Phòng thanh tra pháp chế: có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản phápquy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tratính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường Banthanh tra còn kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểmvà thủ tục bồi thường, phát hiện các trường hợp trục lợi bảo hiểm v.v…
- Phòng thông tin – tin học: có nhiệm vụ cung cấp những thông tin vềkinh tế chính trị cũng như hoạt động của thị trường trong nước và quốc tế;những thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ (tuần,tháng , quý.
- Phòng định giá phí bảo hiểm thực chất là tính phí bảo hiểm của các sảnphẩm bảo hiểm Về nguyên tắc, phí bảo hiểm được bộ tài chính xét duyệt trên cơsở định phí của các doanh nghiêp Phòng định phí bảo hiểm phải căn cứ xác suấtrủi ro; các điều kiện, điều khoản và chế độ bảo hiểm có liên quan đến sản phẩmđó, tình hình đầu tư trên thị trường v.v… để định phí bảo hiểm cho sản phẩm sẽtriển khai hợp lý, đảm bảo nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.Định phí bảo hiểm là công việc khó khăn; không chỉ liên quan đến yếu tố hìnhthành phí mà còn liên quân đến thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế; liênquan đến chiến lược hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Nhà Nước Vì vậy biểuphí bảo hiểm do Công ty Bảo hiểm Hà Nội xây dựng nhưng phải được NhàNước phê duyệt, điều chỉnh cho phù hợp chung của thị trường.
- Phòng đầu tư: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm vì mục tiêu lợi nhuận, vìvậy bên cạnh việc đánh giá rủi ro quản lý rủi ro để đảm bảo kinh doanh bảohiểm gốc và tái bảo hiểm có lãi phải có chiến lược đầu tư hợp lý để thu được lợnhuận Đầu tư là bộ phận quan trọng của bộ phận kinh doanh bảo hiểm, phòng
Trang 29đầu tư có trách nhiệm xác định nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư phù hợpvới thị trường tài chính cũng như chiến lược doanh nghiệp xác định nguồn lợithu được và phương pháp phân bổ nguồn lực v.v…nguồn vốn đầu tư của công tybảo hiểm Hà Nội thông thường:
+ Vốn điều lệ
+ Quỹ dự trữ bắt buộc + Quỹ dự trữ tự nguyện + Lợi nhuận chưa phân phối
+ Vốn nhàn rỗi từ DPNV bảo hiểm
Phương thức đầu tư của Công ty Bảo hiểm Hà Nội :+ Cho vay
+ Gửi Ngân hàng(VNĐ, ngoại tệ)+ Kinh doanh bất động sản
+ Mua cổ phiếu và trái phiếu
- Ngoài ra còn có các phòng Bảo Hiểm Hàng Hải, Bảo Hiểm Hàng Khônglà những nghiệp vụ bảo hiểm lớn đòi hỏi phải có một phòng ban chuyên trách.Bên cạnh đó còn có bảo hiểm cháy và rủi ro, kinh doanh, bảo hiểm kĩ thuật lànhững nghiệp vụ bảo hiểm đòi hỏi phải có chuyên gia thẩm định để tránh bị thiệthại do lừa bảo hiểm.
Thêm vào đó, ở mỗi quận huyện trong thành phố bảo hiểm Hà Nội đều cómột phòng kinh doanh Đây chính là chủ lực của Công ty, với cơ cấu gọn nhẹmỗi phòng kinh doanh ở quận huyện bao gồm:
- Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước công ty.- Phó phòng phụ trách về nhân sự và kinh doanh.
- Cán bộ kế toán cân đối thu chi của phòng và liên lạc thường xuyên vớiphòng kế toán cua công ty.
- Cán bộ bồi thường chuyên thẩm định và bồi thường các hợp đồng bảohiểm.
- Cán bộ thống kê kưu giữ số liệu,làm báo cáo định kì.- Thủ quĩ nhận tiền bảo hiểm,chi tiền bồi thường.
Trang 30- Cán bộ khai thác đi tiếp xúc và tìm kiếm khách hàng cho phòng.
- Ngoài ra còn có các phòng Bảo hiểm do các ban ngành trong thành phốnhư phòng bảo hiểm quốc phòng…Các phòng bảo hiểm này ngoài phaỉ cạnhtranh với các công ty bảo hiểm khác trên địa bàn,còn phải thi đua với nhau bởiphòng bảo hiểm của quận này có thể tìm khách hàng đang thường trú ở quậnkhác trong thành phố,do đó đòi hỏi các phòng phải năng động tìm kiếm, kí hợpđồng và chăm sóc khách hàng cẩn thận.
Với mỗi phòng ban lại có:điểm bán lẻ,cộng tác viên,đại lí.Đây là nhữngcá nhân, tập thể ở ngoài công ty đứng ra tìm kiếm khách hàng cho công ty và lờinhuận họ thu được chính là phần trăm số tiền trên hợp đồng mà công ty kí kếtđựơc với khách hàng do họ tìm ra.Đây chính là những chân rết đI sâu tìm kiếmkhách hàng đắc lực cho công ty.Nhờ có một cơ cấu tổ chức thích hợp,Bảo HiểmHà Nội đã phát huy được sức mạnh của mình trên cơ sở khai thác được ưu thếhoạt động của tất cả các phòng ban cũng như các văn phòng chi nhánh công ty.
4 Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gianqua.
4.1 Đặc điểm tình hình:
Trong năm 2005 tình hình kinh tế cả nước nói chung và địa bàn thủ đô Hànội nói riêng tuy gặp phải nhiều khó khăn do thiên tai xảy ra và đặc biệt là dodịch cúm gia cầm hoành hành trong một thời gian dài….song tiếp tục tăngtrưởng,nổi bật nhất là ngành công nghiệp và tiêu dùng bao gồm cả trong nước vàxuất khẩu trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng mạnh.Trongcác năm gần đây thành phố liên tục đạt tỉ lệ tăng trưởng cao ở mức 11% dự kiếnnăm 2006 vẫn giữ mức tăng trưởng này.Đây là những điều kiện khách quan rấtcó lợi cho bảo hiểm bên cạnh đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đượcgiao,Bảo Hiểm Hà Nội luôn được sự quan tâm,tạo điều kiện của các cấp uỷĐảng chính quyền thành phố Hà Nội,sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tổng côngty Bảo Việt Việt Nam cũng như sự hỗ trợ hiệu quả của các phòng ban thuộc
Trang 31tổng công ty Bảo Việt Việt Nam và các đơn vị thành viên thuộc hệ thống BảoViệt.
Bên cạnh những thuận lợi đó Bảo Hiểm Hà Nội cũng gặp phải không ítnhũng khó khăn.Trong thời gian gần đây thị trường bảo hiểm cả nước và Hà Nộicó những chuyển biến rõ nét so với thời gian trước đây.Sự ra đời của các công tybảo hiểm trong nước và việc nhà nước cho phép các công ty Bảo Hiểm liêndoanh với nước ngoài được mở rộng lĩnh vực kinh doanh làm cho thị phần củaBảo Hiểm Hà Nội bị thu hẹp rõ rệt.tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Namnói chung và Hà Nội nói riêng chưa được cải thiện,tình hình cạnh tranh trên thịtrường bảo hiểm ngày càng gay gắt,nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng giảmgiá,tăng chi phí kinh doanh để có dịch vụ.
Đặc biệt sự gia tăng hoạt động của các công ty bảo hiểm cổ phần mớitham gia thị trường đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của côngty.Ngoài ra việc nhà nứơc cho phép các công ty Bảo Hiểm liên doanh với nướcngoài mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng ảnh huởng không nhỏ đến thị phần củacông ty,chi riêng công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA) được phép mở rộngcung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm đã không chuyển Bảo hiểm Việt Nam nữa làmgiảm doanh thu của công ty nhiều tỷ đồng ,hay sự hoạt động của công ty liêndoanh bảo hiểm Việt – Úc làm Bảo hiểm Hà Nội mất toàn bộ các dịch vụ củacác công trình được đầu tư vốn qua Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam.Cáccông ty Bảo hiểm sử dụng nhiều biện pháp kể cả không lành mạnh để cạnhtranh.Trên đây là một số nét về đăc điểm tình hình kinh tế xã hội của thị trườngbảo hiểm nói chung va Bảo hiểm Hà Nội nói riêng.
4.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2005:
*Kết quả kinh doanh:
Năm 2005 tổng doanh thu công ty đạt 178,92 tỷ đồng tăng trưởng 15% sovới năm 2004(Doanh thu thực hiện năm 2004 là 155,56 tỷ đồng).Trong điềukiện kinh doanh găp nhiều khó khăn,Bảo Việt Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch
Trang 32tổng công ty giao va đạt tăng trưởng cao,thể hiên sự cố gắng rất lớn của toan thểcán bộ công nhân viên trong công ty.
*Công tác giám định – bồi thường:
Trong năm 2005, toàn công ty tiếp nhận và giải quyết 41.420 hồ sơ trong đó:- 5.844 hồ sơ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới
- 16.964 hồ sơ bồi thường bảo hiểm con người- 18.485 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hoc sinh - 85 hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy và RRHH- 11 hồ sơ bồi thường bảo hiểm ki thuật
- 31 hồ sơ bồi thường bảo hiểm hàng hải.
Và gần 250 các vụ bồi thường các nghiệp vụ khác.
Trong số 57 nghiệp vụ bảo hiểm đã triển khai, có 36 nghiệp vụ bảo hiểmphát sinh bồi thường với tổng số tiền chi bồi thường là 60,73 tỷ đồng, bằng32,64% tổng thu.Tỷ lệ bồi thường này nhìn chung trong mức cho phép Tỷ lệ bồithường giảm 5% so với năm 2004 cho thấy công ty đã nỗ lực trong công tác đềphòng hạn chế tổn thất và đã thu được kết quả nhất định.
Với những vụ tổn thất lớn trên phân cấp của công ty,công ty đã kịp thờibáo cáo và nhận được ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời của Bảo ViệtViệt Nam Đặc biệt trong năm 2005 Bảo hiểm Hà Nội đã phối hợp tốt với cáccông ty bảo hiểm Đà Nẵng, bảo hiểm Thừa Thiên Huế giải quyết tốt vụ tai nạntầu E1 xảy ra ngày 12/3/2005 tại Lăng Cô - Thừa Thiên Huế với 11 ngườichết,bị thương trên 100 người.Công ty đã cử cán bộ kịp thời thăm hỏi gia đìnhcác nạn nhân và chi trả bảo hiểm với tổng số tiền bồi thường là 1,051 tỷ đồng.Việc làm này đã được ngành Đường sắt và hành khách đánh giá cao, nâng caouy tín của bảo hiểm Bảo Việt nói chung và của bảo hiểm Hà Nội nói riêng
Để có được khả năng bồi thường nhanh chóng kịp thời và chính xáckhông thể không kể đến công tác giám định như:
- Tiếp nhận thông tin và tổ chức giám định kịp thời.
- Biên bản giám định và hồ sơ giám định cơ bản đảm bảo yêu cầu.
Trang 33- Công tác phối hợp giữa các phòng, giữa Bảo Việt Hà Nội và khách hàngthực hiện tương đối tốt.
- Công tác giám định hộ tỉnh bạn đảm bảo quy định của Tông công ty.Trong năm không phát sinh khiếu nại, vướng mắc với các tỉnh bạn trong việcgiải quyết tai nạn trên địa bàn.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như :
- Vẫn còn một số vụ giám định chậm, giám định viên chưa thực hiện đúngquy trình giám định.
- Một số vụ giám định chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu như:
+ Biên bản giám định ghi chép không đầy đủ, chưa đánh giá chính xácnguyên nhân tai nạn, quá thụ động vào hồ sơ của cơ quan chức năng.
+ Một số vụ giám định hồ sơ pháp lý chưa cao phải xác minh kiểm tra lạigây khó khăn và kéo dài thời gian xét bồi thường cho khách hàng.
+ Một số vụ việc phối hợp giữa các phòng chưa, thống nhất chưa nhịpnhàng.
*Những mặt công tác khác:
- Công tác tổng hợp, TCCB - đào tạo và lao động tiền lương
Công tác Tổng hợp năm 2005 đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ, đápứng yêu cầu tham mưu cho lãnh đạo trong công tác điều hành, duy trì tốt việcgiao ban hàng tháng của Công ty Giao ban hàng tháng đã thực sự trở thànhnhững buổi hội thảo để các phòng cùng trao đổi, chia sẻ những thông tin trongthị trường, những giải pháp, chíng sách cần được thực hiện để tăng sức cạnhtranh.
Trước và sau kỳ giao ban, Báo cáo tổng hợp kết quả công việc chung toànCông ty đều được lập giúp cho Ban Giám đốc năm bắt sát tình hình hoạt độngthực tế tại đơn vị và để ra nhiệm vụ, biện pháp giải quyết kịp thời Tuy nhiên,công tác này cũng còn hạn chế chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, đôn đốc cácđầu công việc đã để ra theo Chương trình công tác hàng tháng.
- Công tác Tổ chức cán bộ: Nhằm kiện toàn đội ngũ cán bộ trong toàn
Công ty, Công ty đã bổ nhiệm mới 5 đồng chí lãnh đạo phòng, bổ nhiệm lại cho
Trang 3421 đồng chí theo phân cấp, báo cáo Bảo Việt Việt Nam bổ nhiệm lại 3 đồng chí.Thực hiện đúng quy định của Luật lao động và quy chế của Công ty, năm quaCông ty đã giải quyết nâng lương cho 47 đồng chí, giải quyết tái tục hợp đồnglao động cho 19 cán bộ, kiểm tra xét duyệt chuyển 46 cán bộ hợp đồng thời hạnsang hợp đồng không xác định thời hạn Những việc nêu trên đã mang lại sựphấn khởi, tin tưởng và tâm lý ổn định công tác cho các cán bộ trong Công ty.
Đầu năm Công ty đã tổ chức tốt việc giao kế hoạch cho các Phòng kinhdoanh Để hoàn thành được nhiệm vụ Tổng Công ty giao, đi đôi với công tácquản lý kinh doanh, công ty cũng luôn chú ý tăng cường giáo dục ý thức xâydựng tập thể đối với cán bộ, các trường hợp vị phạm Quy trình nghiệp vụ, Quychế quản lý Tài chính đều được xử lý kịp thời.
- Công tác đào tạo:
Năm 2005 đã quan tâm cả về lượng và chất của công tác đào tạo Hàngtháng, tuỳ thuộc yêu cầu quản lý, yêu cầu công tác và theo kế hoạch đào tạotrong năm, Công ty đều tổ chức các lớp tập huấn nội bộ cũng như mời cácchuyên gia tham gia giảng dạy hay gửi cán bộ tham gia các khoá học của Trungtâm đào tạo và các Trung tâm Giáo dục-Đào tạo khác Trong đó một số khoáhọc rất thiết thực và được đánh giá cao.
Công ty đã cử 97 lượt cán bộ tham dự các khoá học của Trung tâm đào
tạo và Tổng Công ty tổ chức như “Khoá bảo hiểm xe cơ giới và an toàn giaothông”, khoá “Kỹ thuật ôtô”, khoá “ Bảo hiểm xe cơ giới nâng cao”, Khoá “Ngoại gữ chuyên ngành nâng cao” Ngoài ra Công ty còn tổ chức 18 lớp và
buổi Hội thảo cho toàn thể cán bộ nhân viên như: Mời diễn giả nói chuyện vềtình hình chính trị, khoa học xã hội quốc tế và trong nước Tập huấn một số
nghiệp vụ tại Công ty, Đào tạo “Marketing trong bảo hiểm, nghệ thuật chinhphục khách hàng và kỹ năng giao tiếp”, Khoá học “ Kỹ năng đàm phán, soạnthảo ký kết và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động kinh doanh”.
- Công tác tuyên truyền quảng cáo:
Trong năm 2005, công tác tuyên truyền quảng cáo đã được Công ty quanttâm chỉ đạo sát sao hơn Công ty đã chú ý quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của
Trang 35Bảo Việt trên địa bàn thủ đô, đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành ngàytruyền thống Bảo Việt Hà Nội Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền còn chưaphong phú, hiệu quả tuyên truyền còn hạn chế.
- Công tác Tài chính – Kế toán
Công tác Tài chính - Kế toán đã kịp thời phản ánh được tình hình thu chitài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty Công tác kế toán ấn chỉ, thanhquyết toán doanh thu phí bảo hiểm, chi kinh doanh từng bước được củng cố.Chứng từ sổ sách đầy đủ, rõ ràng Thực hiện báo cáo nghiệp vụ theo đúng quyđịnh của ngành.
Tổ chức tập huấn công tác kế toán và thống kê cho các cán bộ chuyêntrách tại các Phòng bảo hiểm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của chế độ, chínhsách.
Công tác chi trả tiền bồi thường cho khách hàng được đảm bảo nhanhchóng, thuận tiện đảm bảo phục vụ khách hàng tốt, đáp ứng yêu cầu công tác, hỗtrợ cho công tác khai thác.
Phương án khoán chi quản lý được ban hành từ đầu năm đã tạo cho cácphòng sự chủ động hơn trong điều hành kinh doanh Bên cạnh đó Công ty cũngđã tăng cường kiểm soát chi tiêu theo kế hoạch do các phòng thực hiện
Công ty đã tiến hành việc kiểm tra công tác tài chính kế toán và quản lýtiền mặt tại một số Phòng tại trụ sở Công ty và các quận huyện.
Tuy nhiên Công tác Tài chính kế toán vẫn còn có một số tồn tại như sau:+ Mặc dù Công ty đã chỉ đạo sát sao và đề ra mốc thời gian hoàn thànhviệc thanh quyết toán 15% để lại nhà trường nhứng nhiều phòng thực hiện cònchậm, do đó công tác này còn chưa được giải quyết triệt để.
+ Công ty cần chủ động tiến hành kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn công tácthu chi tài chính của các phòng bảo hiểm khu vực một cách thường xuyên hơnnữa đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
Trong năm qua, Công ty đã được Cục Thuế, Kiểm toán độc lập tiến hànhkiểm tra công tác quản lý tài chính của Công ty Nhìn chung kết quả cho thấyCông ty đã luôn thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính Nhà nước Tuy nhiên,
Trang 36Công ty vẫn phải tiếp tục rút kinh nghiệm và khắc phục những kiến nghị của cácđoàn nêu ra để xây dựng bộ máy tài chính kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.
- Công tác Thống kê - Tin học
Trong năm 2005, bên cạnh việc sử dụng và khai thác các ứng dụng tin họccủa Tổng Công ty cung cấp, Công ty còn hỗ trợ các phòng một số ứng dụngnhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phục vụ khách hàng.
Một số ứng dụng được áp dụng như:
+ In Giấy chứng nhận bảo hiểm các nghiệp vụ: ôtô, con người, du lịch,học sinh và bảo hiểm xe máy đối với các hợp đồng lớn
+ Theo dõi trình bồi thường nghiệp vụ con người, ôtô trên máy.
+ Theo dõi thông tin phát sinh và bồi thường trên phân cấp tới từng phòng+ Xây dựng bổ sung báo cáo chỉ tiểu kinh tế cho các nghiệp vụ mới
+ Triển khai công tác thống kê theo từng cán bộ.
+ Hơn 60% các phòng đã có ứng dụng ADSL giúp cho việc giao dịch vớikhách hàng được thông suốt và kịp thời, giảm đáng kể việc giao dịch trực tiếptrong các trường hợp có thể giao dịch điện tử.
Bên cạnh đó, Công ty không ngừng chỉ đạo phòng tin học tổ chức việc tậphuấn ngay tại các phòng trên cơ sở thực tế công việc hàng ngày.
Các ứng dụng và công tác trên không những giúp các cán bộ có thêm thờigian tập trung cho công tác khai thác, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệuquả công việc mà còn góp phần đáng kể trong việc giải quyết quyền lợi bảohiểm nhanh chóng, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Tuy nhiên công tác này còn một số hạn chế sau:
+ Số liệu thống kê còn chưa đầy đủ mất thời gian kiểm tra đối chiếu và bổsung Báo cáo số liệu thống kê về chỉ tiêu kinh tế còn có phòng nộp chậm.
+ Nhìn chung trình độ sử dụng thiết bị tin học của cán bộ còn hạn chế nênhiệu quả ứng dụng thiết bị tin học và mạng nội bộ trong kinh doanh chưa cao.
- Công tác sử dụng và quản lý đại lý
Trang 37Năm 2005, Công ty đã đào tạo 6 lớp Đại lý cho 168 học viên (vượt kếhoạch 01 lớp), trong đó:
+ Đào tạo chính quy 03 lớp đại lý phi nhân thọ chuyên nghiệp cấp I cho75 học viên.
+ Đào tạo theo yêu cầu 02 lớp đại lý tổ chức với 72 học viên
+ Phối hợp với Trung tâm đào tạo Bảo Việt mở 01 lớp đại lý cấp II cho 21học viên.
Công ty thành lập mới 3 tổ Đại lý chuyên nghiệp: Đông Anh, Thanh Trìvà một tổ đại lý chuyên nghiệp số 2 – phòng BH Long Biên Kiện toàn tổ chứcđại lý tại các phòng Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Xuân Công ty cũng thực hiệnviệc Giao ban Tổ trưởng đại lý hàng tháng.
Công ty đã quan tâm theo dõi chế độ hỗ trợ đối với đại lý sát sao hơncũng như chú trọng khuyến kích, động viên kịp thời hơn qua các đợt thi đuakhen thưởng
Đặc biệt năm 2005 là năm đầu tiên Công ty giao kế hoạch doanh thu chocác Tổ đại lý và đến 31/12/2005 doanh thu do đại lý chuyên nghiệp đem lại là 9tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao.
Phòng Quản lý đại lý và các phòng nghiệp vụ cần nghiên cứu để áp dụngcách thức quản lý và sử dụng đại lý chuyên nghiệp có hiệu quả hơn.
- Công tác Hành chính – Quản trị
Nhìn chung, Phòng đã đáp ứng được yêu cầu công tác, đảm bảo cung cấpđầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ làm việc cho các Phòng ban Công ty để đápứng yêu cầu kinh doanh.
Trong năm, Công ty đã tiến hành thuê trụ sở làm việc mới cho PhòngHoàng Mại, Thanh Trì.
II VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCHNGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI1 Hướng phân tích.
Như đã nói ở trên, để dánh giá một cách đầy đủ tình hình hoạt độngnghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm
Trang 38Hà Nội đòi hỏi phải tính toán đầy đủ các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu ( đãtrình bày ở chương I ) Tuy nhiên, do số liệu thu thập không đầy đủ và việc tínhtoán quá phức tạp nên trong phạm vi đề tài nghiên cứu ta chỉ tính toán và phântích một số chỉ tiêu quan trọng.
1.1 Chỉ tiêu về quy mô.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô bao gồm số xe cơ giới tham gia bảo hiểmtrách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và doanh thu của nghiệp vụ Qua nhómchỉ tiêu này giúp ta đánh giá được quy mô khai thác nghiệp vụ bảo hiểm tráchnhiệm dân sự chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Hà Nộivà quy mô phí mà Công ty đã thu được trong một năm hoặc một thời kỳ Qua đódánh giá được khả năng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm của Công ty và hiệu quảhoạt động của nghiệp vụ đó.
1.2 Chỉ tiêu cơ cấu.
Chỉ tiêu cơ cấu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơgiới bao gồm cơ cấu phân theo chủng loại xe như: xe máy < 50 cm3, xe máy >50 cm3, Ôtô < 5 chỗ, Ôtô > 5 chỗ, Ôtô tải; cơ cấu phân theo mức trách nhiệmgồm 3 mức: 12/30, 15/80, 20/80; cơ cấu theo chủ phương tiện cơ giới gồm: chủphương tiện cơ giới là người Việt Nam, chủ phương tiện cơ giới là người nướcngoài.
Mỗi loại cơ cấu ta lại nghiên cứu số lượng xe tham gia từng loại và tỷtrọng của chúng trong tổng số xe tham gia bảo hiểm đồng thời cũng tính luôndoanh thu của mỗi loại và tỷ trọng doanh thu của mỗi loại trong tổng doanh thu.Phân tích chỉ tiêu cơ cấu giúp ta biết được xu hướng biến động của mỗi loạitham gia bảo hiểm, loại nào có xu hướng tăng, loại nào có xu hướng giảm,nguyên nhân Qua đó đánh giá được tiềm năng mỗi loại và xem loại nào có khảnăng phát triển mở rộng.
1.3 Chỉ tiêu biến động.
Ta có thể xác định mức độ biến động của số xe tham gia nghiệp vụ bảohiểm, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ sốxe tham gia bảo hiểm bị tai nạn, số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn đượcgiải quyết bồi thường, tỷ lệ số xe cơ giới tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giảiquyết bồi thường.
Trang 39Việc xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu này giúp ta xác định mứctăng giảm hàng năm và trong từng thời kỳ, nhờ vậy có thể dự đoán được giaiđoạn tiếp sau và rút ra những sai xót trong giai đoạn vừa qua.
1.4 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu.
Để tính chỉ tiêu biến động số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xetham gia bảo hiểm, cơ cấu của số xe tham gia bảo hiểm, biến động tỷ lệ số xetham gia bảo hiểm bị tai nạn cần sử dụng chỉ tiêu quy mô số xe tham gia bảohiểm.
Để tính các chỉ tiêu biến doanh thu nghiệp vụ, cơ cấu doanh thu… cần sửdụng chỉ tiêu quy mô doanh thu.
Để tính chỉ tiêu biến động tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm, tỷ lệ số xe thamgia bảo hiểm bị tai nạn, tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm bị tai nạn được giải quyếtbồi thường cần phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ tương ứng như trên để tính.
2 Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
2.1 Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trang 40Bảng 1 : Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự củachủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005
Đơn vị : Chiếc
Năm
Phòng BH
Q Hoàn Kiếm 3.628 3.809 3.852 3.624 3.775 3.845Q Hai Bà Tr-