II. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚ
2. Phân tích nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
2.1. Phân tích quy mô và biến động các chỉ tiêu phản ánh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. trách nhiệm dân sự.
Bảng 1 : Số xe cơ giới tham gia nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Hà Nội thời kỳ 2000 - 2005
Đơn vị : Chiếc
Nă m Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 4.262 4.895 4.949 5.725 5.814 5.825 Q. Hoàn Kiếm 3.628 3.809 3.852 3.624 3.775 3.845 Q. Hai Bà Trng 2.224 2.334 3.310 2.054 2.220 2.235 Q. Hoàng Mai 0 0 0 2.674 3.046 3.257 Q. Long Biên 0 0 0 2.037 2.558 3.945 Q. Thanh Xuân 1.726 1.790 2.129 2.984 2.506 3.493 Q. Tây Hồ 2.833 2.686 2.790 2.769 2.773 2.784 Q. Đống Đa 3.103 3.130 3.131 2.893 2.731 2.908 Q. Cầu Giấy 1.885 1.630 2.311 2.230 3.145 2.264 H. Sóc Sơn 1.347 2.230 1.721 1.395 1.659 1.857 H. Đông Anh 1.213 1.730 1.826 1.625 2.345 2.352 H. Gia Lâm 2.161 1.838 2.387 1.987 2.357 2.136 H. Từ Liêm 1.631 2.739 2.018 1.653 2.718 2.813 H. Thanh Trì 1.947 1.949 1.576 1.350 2.353 2.286 Xb = ∑ Xb(i) 27.960 30.760 32.000 35.000 40.000 42.000
( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 )
Qua bảng 1 ta thấy số xe tham gia bảo hiểm của các quận nội thành là đông hpn cả, từ đó có thể suy ra mật độ xe cơ giới trong nội thành là khá cao. Quận Ba Đình là một trong những nơi có số hợp đồng cao nhất, chỉ biến động trong khoảng từ 4262 chiếc (năm 2000) cho đến cao nhất là 5825 chiếc (năm 2005). Hai quận mới thành lập trong năm 2003 là Hoàng Mai và Long Biên cũng lập tức đạt được những kết quả khả quan. Như quận Hoàng Mai, trong năm đầu tiên thành lập đã đạt 2674 chiếc, con số này ở quận Long Biên là 2037
chiếc, trong các năm sau quận Hoàng Mai đạt 3046 chiếc (năm 2004) và 3257 chiếc (năm 2005) còn quận Long Biên đạt 2258 chiêc (năm 2004) và 3945 chiếc (năm 2005). Các huyện ngoại thành tuy có số xe tham gia bảo hiểm chưa cao nhưng nhờ công tác tiếp thị bảo hiểm tốt nên số lượng luôn luôn ổn định và tăng thêm sau mỗi năm.
Để có cái nhìn rõ nhất về số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội, ta sẽ nhìn vào tổng số xe ở mỗi năm và thấy rằng lượg xe đều tăng lên đều trong mỗi năm. năm 200 là 27960 chiếc, năm 2001 là 30760 chiếc, năm 2002 là 32000 chiếc, đến năm 2003 là 35000 chiếc. Năm 2004 có sự đột phá khi con số này là 40000 chiếc và đến năm 2005 là 42000 chiếc.
Từ số liệu như trên ta tính biến động của số xe tham gia bảo hiểm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội với :
+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối :
δi = Yi – Y (i-1) i = (2,n) ∆i = Yi – Y 0 i = (1,n) + Tốc độ phát triển : ti = Y(i−1) Yi i = (2,n) Ti = Y1 Yi i = (2,n) + Tốc độ tăng (giảm) : ai = ti – 1 Ai = Ti – 1 + Giá trị 1% tăng giảm :
gi = i(%) i a δ i = (2,n) 42
Từ bảng 2 ta thấy lượng xe tham gia bảo hiểm trong các năm đều tăng. Lượng tăng trong năm 2002 là thấp nhất cũng đạt 1240 chiếc và cao nhất là năm 2004 đạt tới 5000 chiếc. Nhìn vào lượng tăng định gốc ta có thể thấy chỉ sau 5năm số xe tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của CXCG tại công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 14040 chiếc
Tốc độ tăng được tính ra cũng tương ứng với lượng tăng khi mà năm 2002 chỉ đạt 4,03% và năm 2004 đã đạt được 14,28% và nếu như tính theo tốc độ tăng định góc thì chỉ sau 5 năm công ty bảo hiểm Hà Nội đã tăng 50,21% về số lượng xe tham gia bảo hiểm
Để có thể nhìn nhận rõ được hơn ta sẽ tính xem trong từng năm 1% tăng sẽ tương ứng với bao nhiêu chiếc do số lượng xe tham gia bảo hiểm có gốc để tính là khác nhau nên 1% tăng của chúng cũng là khác nhau. Nếu năm 2001 1% tăng lên tương ứng với 279,72 chiếc thì năm 2002 đã là 307,69 chiếc và năm 2003 là 320,17 chiếc, đến năm 2004 là 350,14 chiếc và năm 2005 là 400 chiếc.
Bảng 3 : Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Đơn vị : triệu Năm Phòng BH 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Q. Ba Đình 314 326 375 398 605 619 Q. Hoàn Kiếm 392 415 426 454 682 614 Q. Hai Bà Trng 279 291 315 319 432 447 Q. Hoàng Mai 387 582 541 Q. Long Biên 368 393 412 Q. Thanh Xuân 275 293 317 345 472 482 Q. Tây Hồ 343 386 415 427 465 473 Q. Đống Đa 359 373 398 413 415 418 Q. Cầu Giấy 279 268 315 320 336 341 H. Sóc Sơn 323 346 369 487 412 438 H. Đông Anh 238 265 241 368 489 462 H. Gia Lâm 295 311 323 395 445 446 H. Từ Liêm 292 319 258 312 425 435 H. Thanh Trì 235 327 293 340 473 475 DXb = ∑ DXb(i) 3.624 3.920 4.045 5.333 6.626 6.603
( Nguồn số liệu : Số liệu báo cáo thống kê thường niên hàng năm ở Công ty Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 )
Qua bảng 3 ta thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm không hoàn toàn tương ứng với số lượng xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh thu của các quận nội thành luôn dẫn đầu và vẫn phải kể đến các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa . . . Cao nhất là phải kể đến quận Hoàn Kiếm, trong năm 2004 đạt 682 triệu đồng, quận Ba Đình trong năm 2005 đạt 619 triệu đồng.
Nhìn vào tổng thể ta thấy doanh thu của Công ty Bảo hiểm Hà Nội tăng lên đều trong các năm, như năm 2000 đạt 2634 triệu đồng, 2001 là 3920 triệu đồng, năm 2002 là 4045 triệu đồng, năm 2003 là 5333 triệu đồng và con số này của năm 2004 là 6626 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2005 lại có sự sjut giảm đoi chút khi doanh thhu chỉ đạt 6603 triệu đồng. Điều này được giải thích do năm 2005 số lượng ôtô tham gia bảo hiểm có phần giảm đi do người mua đã dừng lại để chờ sự thay đổi của Chính phủ về việc nhập khẩu ô tô.
Qua số liệu ở bảng 3 ta có thể tính toán sự biến động về doanh thu của Công ty bảo hiểm Hà Nội trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giai đoạn 2000 - 2005
Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh thu cũng tăng đều trong các năm, lượng tăng năm 2001 là 8,16% tương đương với 296 triệu đồng năm 2002 là 11,61% tương đương với 125triệu, năm 2003 tăng 31,84% tương ứng với 1.288 triệu đồng và năm 2004 tăng 24,24% tương ứng với 1293 triệu đồng. Duy chỉ có năm 2005 là giảm 0,35% có nghĩa là giảm 23 triệu do người dân có dấu hiệu chững lại trong việc sử dụng xe ô tô để chờ quyết định mới của nhà nước. Tuy vậy trong 5 năm công ty bảo hiểm đã tăng doanh thu lên được 82,2% tương ứng với 2979 triệu đồng
Tuy vậy cũng như ở bảng trên ta cần phải tính đến 1% tăng hay giảm tương ứng với bao nhiêu tiền. Năm 2001 với 1% tăng lên công ty bảo hiểm Hà Nội tăng lên được 36,27 triệu đồng, con số này năm 2002 là 10,77 triệu nhưng năm 2003 là 40,45 triệu và năm 2004 là 53,34 triệu đồng. Cuối cùng là năm 2005, 1% giảm về doanh thu sẽ tương ứng với 65,73 triệu đồng.