Về thị trường

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

I. Thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và tác động của nó tới khả

1.2.Về thị trường

1. Thuận lợi

1.2.Về thị trường

Th nht là, cùng với chính sách hội nhập kinh tế trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển với tốc độ khá cao, lạm phát được đẩy lùi, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, đó là những tiền đề kinh tế rất quan trọng để thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm. Nói cách khác, Việt Nam đang phát triển với mức tăng trưởng khá (trung bình từ 7,5 - 8%/năm) với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, đầu tư nước ngoài gia tăng mạnh mẽ. Đã có hàng trăm công trình, dự án do nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức liên doanh liên kết, đầu tư hoặc góp vốn. Một số chỉ tiêu cụ thể là: vốn giải ngân cho đầu tư phát triển tăng 12,4%, xuất khẩu tăng 10%, nhập khẩu tăng 20%, các dự án đầu tư nước ngoài tăng 34%, có thêm một

vài dự án mới trong khai thác và sản xuất dầu… Ngoài ra, nhiều tập đoàn kinh tế, thương mại, ngân hàng, bảo hiểm cũng đã có văn phòng tại Việt Nam, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế đất nước. Sản xuất kinh doanh cũng ngày một phát triển với khối lượng hàng hoá vật tư ngày càng lớn. Có rất nhiều trụ sở thương mại, biệt thự, khách sạn bốn, năm sao theo tiêu chuẩn quốc tế, các chợ lớn, siêu thị… đã và đang được xây dựng. Đứng trước những yêu cầu của cơ chế thị trường, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thực sự là một nhu cầu cần thiết đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh và các nhà đầu tư này khi họ muốn bảo toàn vốn kinh doanh của mình. Đây là một môi trường thuận lợi cho ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt nói riêng để không ngừng phát triển.

Th hai là, Nhà nước đã thấy rõ hơn vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế và đã quan tâm hơn đến việc phát triển thị trường bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, thể hiện rõ nhất qua việc ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định có liên quan tạo điêù kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng như xây dựng chiến lược, chính sách phát triển thị trường. Đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, các Ngành, các cấp như Bộ kế hoạch và đầu tư, sở kinh tế đối ngoại, UBND thành phố, Bộ tài chính cũng đã rất quan tâm đến công tác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và đã có sự chỉ đạo kịp thời, có văn bản hướng dẫn về công tác này.

Ví dụ như: Thông tư số 82/TC_CN ngày 31/12/91 của Bộ tài chính hướng dẫn việc thực hiện chỉ thị 332/HĐBT về bảo toàn vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước ghi rõ: "… Các doanh nghiệp cần mua bảo hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại đó ở các công ty bảo hiểm ở Việt Nam. Khoản chi phí về bảo hiểm được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí giao thông của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ không cho ghi giảm vốn trong

trường hợp tài sản bị tổn thất vì những rủi ro mà các công ty bảo hiểm trong nước đã triển khai những loại hình tương tự".

Một điều đáng chú ý nữa là: trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi lần thứ 3 được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996, điều 8 Chương IV quy định: "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc tại công ty bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam". Như vậy, có thể nói các công ty bảo hiểm Việt Nam đã được Nhà nước tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở trong nước. Bởi vì theo như Luật này thì các doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì bắt buộc phải mua tại Bảo Việt hoặc các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam vì lúc đó chưa có một công ty bảo hiểm nước ngoài nào được trực tiếp khai thác lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam.

Thun li th 3 là sự ra đời và hoạt động của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thuộc nhiều thành phần kinh tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh tích cực, thúc đẩy thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt phát triển. Đồng thời, thông qua hoạt động tích cực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng, nhận thức của dân chúng về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ngày càng tăng lên.

Th tư, sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã, đang và sẽ tạo ra rất nhiều công cụ và giải pháp hữu ích, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có thể nắm bắt và ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý, hạ thấp chi phí, mở rộng và đa dạng hoá các kênh phân phối.

Tuy vậy, bên cạnh những điều kiện thuận lợi mà thị trường mang lại cho hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)