Những hạn chế khác

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 71)

III. Đánh giá về hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc

2. Những mặt Tồn tại trong kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro

2.3. Những hạn chế khác

Một số điều khoản trong Luật kinh doanh bảo hiểm cũng như một số chính sách về bảo hiểm được ban hành chưa hợp lý

- Th nht, trong Luật kinh doanh bảo hiểm: Điều 8 quy định: 2.Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

a.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.

b.Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật. c.Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp tư vấn bảo hiểm. d.Bảo hiểm cháy, nổ.

Điều nên lưu ý là bảo hiểm cháy, nổ có đối tượng bảo hiểm rất đa dạng. Vì vậy, quy định như vậy là quá chung chung, không cụ thể. Điều đó sẽ tạo khó khăn cho các đối tượng khi tham gia vào bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

- Th 2, chính sách thuế đánh vào thu nhập cá nhân người đại lý bảo hiểm (phần hoa hồng của các đại lý bảo hiểm được hưởng), chịu sự điều tiết của khoản 6, Điều 3, Luật thuế doanh thu ban hành ngày 30/6/1990 và Luật sửa đổi bổ sung ban hành ngày 5/7/1993 là không hợp lý.

Quy định hiện hành coi mỗi đại lý bảo hiểm như một doanh nghiệp và số hoa hồng mỗi đại lý được hưởng chịu sự điều tiết của Luật thuế doanh thu (5% đối với tất cả các đại lý, cho dù hoa hồng của họ là 100.000 đồng/tháng hay 50.000 đồng/tháng). Điều này lại mâu thuẫn với quy định hiện hành của Nhà nước về mức lương tối thiểu đối với người lao động, bởi lẽ thực tế có một số đại lý không những không đạt được mức lương tối thiểu 290.000 đồng như quy định hiện nay, mà vẫn bị khấu trừ 5% thuế thu nhập. Khắc phục điều bất hợp lý đó, Tổng cục Thuế đã có công văn hướng dẫn công ty bảo hiểm không thu 5% thuế đối với người có thu nhập dưới mức thu nhập tối thiểu. Như vậy ngay trong quá trình chỉ đạo thực thi một chính sách thuế đối với cùng một đối tượng chịu sự điều tiết thì đã có sự bất nhất, vì đã là thuế Thu nhập doanh nghiệp thì tất cả các "doanh nghiệp" đều phải chịu sự điều tiết theo quy định của luật thuế đó. Mặt khác, hợp đồng đại lý được ký kết giữa các công ty bảo hiểm với những cá nhân làm đại lý nói rõ: "Đại lý là người được công ty uỷ quyền thực hiện những công việc giới thiệu sản phẩm, tư vấn cho khách hàng…và được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số phí bảo hiểm…". Hiển nhiên, cá nhân mỗi đại lý bảo hiểm là những người lao động theo uỷ quyền của công ty bảo hiểm, nhưng khác với người lao động trong công ty, họ không được hưởng lương mà được hưởng hoa hồng. Hoa hồng của đại lý hay tiền lương của cán bộ công nhân viên đều là những khoản thu nhập có được từ kết quả lao động của mỗi người mang lại. Trong khi đó thu nhập của cán bộ chịu sự điều tiết của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao, còn thu nhập của đại lý lại chịu sự điều tiết của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây quả là điều bất hợp lý.

Việc quy định thu nhập của đại lý bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt chịu sự điều tiết của Luật Thuế TNDN ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của 70% số đại lý có mức thu nhập dưới mức thu nhập chịu điều tiết của pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, làm cho thu nhập của họ vốn đã thấp lại càng thấp hơn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đại lý bảo hiểm hoả hoạn và các rủi

ro đặc biệt nghỉ việc dao động từ 30% đến 40% trong các công ty bảo hiểm. Hậu quả là năng lực thoả mãn những nhu cầu bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tiềm năng của thị trường bảo hiểm bị hạn chế. Mặt khác, quy định về thuế liên quan đến thu nhập của đại lý một phần cũng đã ảnh hưởng đến gánh nặng về giải quyết việc làm của xã hội. Quy định đó làm cho đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường có suy nghĩ làm đại lý chưa được xã hội nhìn nhận là một nghề, nên đã bằng mọi cách để theo đuổi vào làm cán bộ một cơ quan nào đó cho dù thu nhập có thể thấp hơn nhiều lần. Vì thế các công ty bảo hiểm tuyển dụng đại lý thì vô cùng khó khăn nhưng hồ sơ xin việc vào làm cán bộ các cơ quan thì chồng chất… Như vậy, lợi ích của toàn bộ nền kinh tế nói chung và các công ty bảo hiểm nói riêng và cá nhân những người đại lý bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đều bị ảnh hưởng không tốt từ chính sách thuế hiện hành áp dụng đối với đại lý bảo hiểm.

Hiện tượng trục lợi bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn ra

Theo Hiệp hội bảo hiểm Canada: "Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng"

Như vậy, trục lợi bảo hiểm chính là gian lận trong bảo hiểm. Tiếc thay, ở Việt Nam hiện nay, đây vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối đối với không chỉ các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn đối với cả người được bảo hiểm cũng như các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề này, song số vụ gian lận vẫn tăng theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi, thủ đoạn ngày càng sắc sảo. Trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, các hình thức trục lợi thường thấy là: tạo hiện trường giả, khai tăng số tiền tổn thất hay thay đổi tình tiết vụ tai nạn…

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, trục lợi bảo hiểm sẽ làm giảm lợi nhuận, hạn chế hiệu quả kinh doanh, thậm chí gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng là những người trung thực thì sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi. Vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại được dùng để chi trả cho những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra.

Đối với xã hội, trục lợi bảo hiểm làm tha hoá đạo đức của con người, làm cho môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thiếu đi sự lành mạnh và công bằng. Từ đó dẫn tới tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh công cộng.

Hệ thống thông tin còn yếu kém.

Để đánh giá được chất lượng dịch vụ trong môi trường cạnh tranh hiện nay, việc thu thập, phân tích thông tin kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trở nên hết sức cần thiết.

Tuy vậy, trước năm 1991, các báo cáo thống kê bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt hoàn toàn được tập hợp bằng tay, thông tin thống kê chỉ ở dạng dữ liệu thô, chưa được phân tích xử lý thành các thông tin phục vụ cho công tác quản lý. Từ năm 1995 đến nay, nhờ ứng dụng các chương trình tin học, công tác thống kê đang được cải thiện dần từng bước, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập sau:

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê ban đầu chưa đồng bộ, chưa được quy định cụ thể, do đó, nó không đáp ứng được yêu cầu làm cơ sở để tập hợp các thông tin phục vụ cho mục tiêu quản lý.

- Việc tổ chức thu thập thông tin thống kê còn chưa được xem xét một cách nghiêm túc, phương pháp thống kê theo sổ sách bằng tay còn phổ biến, chưa tận dụng hết phương tiện thống kê máy, tính chính xác của số liệu kém, hiệu quả sử dụng thông tin chưa cao. Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, tuy mới được bắt đầu tiến hành từ năm 1989, nhưng công tác thống kê bảo

hiểm cũng đã trải qua nhiều năm với phương tiện thống kê toàn thô sơ bằng tay từ việc cập nhật sổ sách đến lập báo cáo. Việc tổ chức lại hệ thống thông tin một cách đồng bộ và thống nhất tại các công ty do vậy cũng không có điều kiện để thực hiện, đến nay mới chỉ dừng lại ở mức độ các công ty tự tổ chức thu thập thông tin đầu vào theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, dẫn đến tình trạng không thống nhất được các đầu mối thu thập thông tin và báo cáo cấp trên. Các công ty lớn (Bảo Việt, Bảo Minh…) có bộ phận thống kê riêng, tại một số công ty thì đầu mối thu thập thông tin nằm ở bộ phận kế toán, một số công ty khác sử dụng nhân viên khai thác bảo hiểm kiêm nhiệm công tác thống kê… Việc kiểm tra tính chính xác và kịp thời của thông tin do đó cũng trở nên hết sức khó khăn. cá biệt có một số công ty đã cập nhật số liệu phát sinh khai thác và bồi thường tại các phòng nghiệp vụ, đồng thời lại mở sổ thống kê riêng tại bộ phận kế toán gây trùng lặp công việc, rất lãng phí công sức tập hợp.

- Hệ thống thông tin chú trọng những thông tin về khai thác hơn những thông tin về bồi thường, trong khi những thông tin về bồi thường mới chính là cơ sở quan trọng để tính phí và đưa ra các quyết định quản lý khác.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)