1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim

78 2,9K 42
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 519,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ – HÌNH VẼ 4 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 8 I_ Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 1

2.4.3_ Giá, phương thức thanh toán 11

2.4.4_ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng 11

3_ Nguồn luật điều chỉnh 12

3.1.Qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng 12

3.1.1 Pháp luật hợp đồng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung 12

3.1.2.Pháp luật trong thời buổi kinh tế thị trường 12

3.2 Nguồn luật điều chỉnh 13

II_ Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 14

1_ Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 14

1.1_ Nguyên tắc 14

1.2_ Trình tự giao kết hợp đồng 15

1.2.1_ Đề nghị giao kết hợp đồng 15

1.2.2_ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 17

1.3_ Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 17

2_Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18

2.1_ Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán 18

2.2_ Nghĩa vụ các bên trong thực hiện hợp đồng 19

Trang 2

2.2.1_ Nghĩa vụ của bên bán 19

2.2.2_ Nghĩa vụ cơ bản của bên mua 23

2.3_ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 24

3_ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 25

3.1_ Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 263.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hànghóa 28

4_ Giải quyết tranh chấp 29

4.1 Thương lượng giữa các bên 29

4.2 Hòa giải giữa các bên 30

4.3 Giải quyết tại Trung tâm trọng tài 30

4.4 Giải quyết tại Tòa án 31

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÈ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNGTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT KIM 33

I_Tổng quan về công ty cổ phần Việt Kim 33

1_ Giới thiệu chung 33

1.1_Giới thiệu chung về công ty cổ phần Việt Kim 33

1.2_ Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức 36

1.2.1_ Cơ cấu tổ chức 36

1.2.2_ Chức năng nhiệm vụ 37

1.3_ Chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần Việt Kim 40

1.3.1 Chi nhánh Hà Nội của công ty cổ phần Việt Kim 40

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 41

2_Hoạt động của công ty trong những năm gần đây 42

2.1_ Những thành tựu của công ty Việt Kim 42

2.2_ Những hoạt động của công ty có liên quan đến lao động 46

II_Ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phẩn ViệtKim 49

1_Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt kim 49

2_ Qúa trình giao kết 50

2.1_ Căn cứ giao kết hợp đồng 50

Trang 3

2.2_Chủ thể giao kết hợp đồng 52

2.3_ Đề nghị giao kết hợp đồng 53

2.4_Hình thức và nội dung hợp đồng giao kết 54

3_ Việc thực hiện hợp đồng tại công ty 66

3.1 Thực hiện điều khoản về chất lượng, số lượng 66

3.2 Thực hiện điều khoản về địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa 66

3.3 Thực hiện điều khoản về giá cả và thanh toán 67

3.4 Thanh lý hợp đồng 68

4 Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 69

5 Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng và biện pháp giải quyết tranh chấp 70CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢPĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CPVIỆT KIM 72

I Nhận xét về quá trình áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tạicông ty CP Việt Kim 72

1 Những kết quả đã đạt được: 72

2 Những khó khăn 74

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ – HÌNH VẼ

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của tổng công ty cổ phần Việt Kim

Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức công ty chi nhánh tại Hà Nội

Bảng 3: Báo cáo doanh thu những năm đầu đi vào hoạt động 1997 -2001

Bảng 4: Biểu đồ tăng trưởng qua các năm

Bảng 5: So sánh báo cáo tài chính năm 2008 và 2009

Trang 5

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

WTO : World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

Công ty CP: công ty cổ phầnLTM: Luật thương mại 2005LDS: Luật dân sự

LLĐ: Luật lao độngBHXH: Bảo hiểm xã hội

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường đặc biệt khi tham gia vào WTO,tiêu thụsản phẩm hàng hóa, dịch vụ là hoạt động chính, là vấn đề tất yếu của hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Tiêu thụ được coi là mạch máu của hoạt động lưu thông hànghóa, là khâu không thể thiếu được của quá trình sản xuất hàng hóa Tiêu thụ hàng hóa (bán hàng hóa ) gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, quyết định sốngcòn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào theo đuổi mục tiêu lợi nhuận

Các giao dịch mua bán hàng hóa theo đó mà diễn ra và chiếm một số lượng chủyếu trong các giao dich dân sự Sử dụng pháp luật là công cụ thực hiện các giao dịchdân sự , và gắn liền với các hoạt động mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hànghóa Các hoạt động trao đổi, mua bán của các doanh nghiệp hiện nay dù ít hay nhiều,dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đã sử dụng hợp đồng mua bán như một công cụhữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa các bên Việc các bên thỏa thuận quyền vànghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ngoài những thỏa thuận chung có quy định trongluật định thì còn bao gồm những thỏa thuận theo điều kiện thực tế của từng doanhnghiệp Bởi vậy việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệpđẩy mạnh việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyềnlợi của các doanh nghiệp trong thời đại mở cửa giao lưu buôn bán với thế giới

Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Việt Kim do nhận thức được vai tròto lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra quá trình giao kết và thực hiện hợp

đồng trong mua bán hàng hóa mà em đã quyết định chọn để tài: “ Thực tiễn giao kếtvà thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim ” làm

chuyên để thực tập tốt nghiệp

Cấu trúc đề tài bao gồm 3 phần chính như sau:

_ Chương 1: Chế độ pháp lý chung về hợp đồng mua bán hàng hóa.

_Chương 2: Thực tiễn về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công

ty cổ phần Việt Kim

_Chương 3: Các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả trong giao

kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty CP Việt Kim

Trang 7

Do thời gian được tìm hiểu về công ty chưa nhiều, vốn kiến thức còn những hạnchế nhất định,nên trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh sẽ xảy ra nhữngthiếu xót Em mong nhận được những đóng góp từ phía các thầy cô, cán bộ nhân viêntừ phía công ty Việt Kim để giúp cho chuyên đề của em được ngày càng hoàn thiệnhơn.

Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp em

hoàn thành tốt đề tài này Em xin được cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị ThanhThuỷ _ Trường Đại học KTQD, anh Vũ Ngọc Sơn và chị Phạm Thị Duyên là nhân

viên công ty cổ phần Việt Kim là những người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thànhđề tài này

Trang 8

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

I_ Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa

1_ Khái niệm

Hiện nay hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng thông dụng của hợp

đồng dân sự, chiếm một số lượng lớn Tại điều 388 Luật dân sự có nêu khái niệmchung về hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việcxác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Đối với hoạt động mua bán

hay hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là sự xác lập, thay đổi quyền sở hữu đối với tàisản Mua bán hàng hóa tức là sự thỏa thuận giữu hai bên trong đó bên bán có nghĩa vụchuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua đồng thời bên mua có nghĩa vụthanh toán cho bên bán Các điều khoản có liên quan đến nội dung hợp đồng hay cáchthức thực hiện hợp đồng đều sẽ do 2 bên tự thỏa thuận với nhau để đảm bảo quyền vàlợi ích chính đáng của các bên Điều này có được quy định trong điều 428 Luật dân sự

như sau: hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán cónghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sảnvà trả tiền cho bên bán

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,ta sẽ xem xét hợp đồng mua bán hànghóa giữa các tố chức cá nhân có đăng ký kinh doanh mà quan hệ với nhau vì mục đích

lợi nhuận Theo khoản 8 điều 3 Luật TM 2005 có quy định: hoạt động thương mại,theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên muavà nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và

quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận Như vậy về khái niệm chung không có gì

khác so với hợp đồng dân sự hay hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường Trongluật TM không có nêu khái niệm về hợp đồng thương mại mà chỉ có hoạt động thươngmại, trong đó mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại Các hoạt động thươngmại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, và đây là điểm khác biệt giữa hợpđồng dân sự và hợp đồng trong hoạt động thương mại Khi so sánh giữa hợp đồng dânsự và hợp đồng mua bán hàng hóa theo tính chất hợp đồng thì hợp đồng dân sự có tính

Trang 9

chất dân sự còn hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất thương mại Hợp đông muabán được giao kết bởi các thương nhân và mục đích giao kết hợp đồng là để sinh lợigiữa các bên, đó gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất thương mại Như vậy,các hợp đồng được giao kết không nhằm mục đích lợi nhuận là hợp đồng mua bánhàng hóa có tính chất dân sự

Trong hoạt động tại các doanh nghiệp, việc giao kết và thực hiện các hợp đồngmua bán hàng hóa là khâu cơ bản Sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộcvào quá trình này Hợp đông mua bán hàng hóa tạo điều kiện pháp lý cho các chủ thểkinh doanh có điều kiện phát triển các hoạt động tiêu dùng, sản xuất và lưu thông hànghóa Các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế, tạo ra các mối quan hệ giữa ngườimua và người bán đi kèm với quyền lới và nghĩa vụ được pháp luật bảo hộ, tạo nênmột môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp nền kinh tế ngày một phát triển và có sứccạnh tranh với thị trường quốc tế

2_ Đặc điểm

2.1_ Chủ thể

Chủ thể của các hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hànghóa là thương nhân Tại điều 6 Luật TM có quy định : thương nhân bao gồm tổ chứckinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Thương nhân có quyền hoạt động thươngmại trong các nghành nghề mà đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh đôngthời là những ngành nghề không bị pháp luật cấm Quyền hoạt động thương mại hơppháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ Tuy nhiên trong quá trình mua bánhàng hóa, các bên chủ thể không nhất thiết đều phải là các thương nhân, đó có thể làcác cá nhân, các tổ chức khác ….mà thỏa mãn điều kiện có đăng ký kinh doanh,quanhệ với nhau vì mục đích lợi nhuận Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể diễn ra trênlãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Vì vậy chủ thể là các thương nhân Việt Namthì còn thương nhân nước ngoài

2.2_Hình thức

Tại điều 24 Luật TM có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hànghóa : hợp đồng MBHH được thể hiện bằng lời nói,bằng văn bản hoặc được xác lập

Trang 10

bằng hành vi cụ thể Đối với các loại hợp đồng MBHH mà pháp luật quy định phảiđược lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó Chủ yếu các hợp đồngtrong hoạt động thương mại,hợp đồng mua bán hàng hóa được lập thành văn bản.Trước hết là do việc giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn sovới các hình thức khác Hơn nữa hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra nhằm mục đíchlợi nhuận nên việc ký kết hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản Trong luật TMcũng quy định hình thức hợp đồng được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác cógiá trị pháp lý tương đương với văn bản Các hình thức có giả trị tương đương văn bảnbao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy địnhcủa pháp luật

2.4_Nội dung

Nội dung của hợp đông mua bán hàng hóa thể hiện ý chí của các bên trong việcbảo vệ quyền lợi lợi ích của chính mình đồng thời cũng phải tuân theo các nguyên tắctrong việc giao kết và thực hiện hợp đồng Tùy theo từng loại hợp đồng , các bên cóthể thỏa thuận về những nội dung khác nhau Trong hợp đông thông thường có nêu rõquyền và nghĩa vụ do các bên thỏa thuận Ngoài những thỏa thuận trong hợp đồng,những thỏa thuận thường có trong tất cả các hợp đồng thì có những thỏa thuận khácphù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Đó có thể là những thỏa thuận bên ngoài,không được ghi trong hợp đồng hoặc những tiền lệ đã có từ trước đã có giữa các bên.

Trang 11

Trong quy định của luật dân sự và luật thương mại có quy đinh các nội dung chủ yếunhư sau :

2.4.1_ Đối tượng của hợp đồng

Là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm Đối tượng củahợp đồng mua bán hàng hóa phải được xác định rõ trong hợp đồng tranh xảy ra nhữngsai sót dẫn đến tranh chấp giữa các bên Mặc dù ngay từ đầu xác định giao kết hợpđồng, bên mua vốn đã biết trước nhu cầu của mình với hàng hóa rồi mới tìm đến cácbên đối tác,hoặc bên bán có những hằng hóa như thế nào khi xác định đề nghị giao kếtchào hàng

2.4.2_ Số lượng, chất lượng

Những quy định về vấn đề này được ghi trong hợp đồng thỏa thuận giữa haibên Quy định chất lượng hàng hóa nhằm phân biệt giữa các chủng loại khác nhau,mẫu mã, tránh việc nhầm lẫn có thể xảy ra Các bên có thể thoả thuận về số lượng nhấtđịnh hàng hoá cụ thể mà bên bán phải giao Và nghĩa vụ của bên bán là phải giao đủ sốlượng hàng hóa đã quy đinh trong hợp đồng Khi bên bán không giao đủ số lượng nhưđã thỏa thuận thì có thể dựa vào những điều khoản đã quy đinh trong hợp đồng để đảmbảo lợi ích của mình.

2.4.3_ Giá, phương thức thanh toán

Đây là nghĩa vụ của bên mua đối vơi bên bán khi đã giao hàng hóa đạt yêu cầuvề số lượng cũng như chất lượng Gía cả ngoài đơn giá, bảng giá chung thì các bên cóthể thỏa thuận mức giá hợp lý cho cả hai bên, đồng thời phương thức thanh toán Việcthanh toán có thể diễn ra băng nhiều cách, nhưng chủ yếu hiện nay là thông qua tàikhoản gửi tại ngân hàng Thanh toán có thể thanh toán 1 lần vào cuối khi đã giao toànbộ hàng hóa cho bên mua, cũng có thể thanh toán theo từng lần nhận hàng nếu sốlượng hàng hóa lớn, và hợp đồng được thực hiện trong một thời gian nhất định.

2.4.4_ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Đến thời hạn giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng, tại nơi giao hàng bên bánphải giao hàng cho bên mua đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, bên mua có nghĩa vụcó mặt để nhận hàng Địa điểm giao hàng có thể là kho của bên mua, cũng có thể lànơi mà hai bên đã thỏa thuận từ trước

Trang 12

3_ Nguồn luật điều chỉnh

3.1.Qúa trình phát triển của pháp luật hợp đồng

3.1.1 Pháp luật hợp đồng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Trong thời kỳ hòa bình được lập lại năm 1954, Miền Bắc bước vào thời kỳxây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Đứng trướcnhững khó khăn ban đầu là những thiệt hại do chiến tranh gây ra, nền kinh tế cònnghèo nàn lạc hậu thì mục tiêu trước hết của Đảng và Nhà Nước khôi phục lại cuộcsống ổn định cho nhân dân trước sau đó phát triển kinh tế sau Trên định hướng đónăm 1956 Nhà nước đã ban hành điều lệ tạm thời số 735/TTg về chế độ hợp đồngđăng ký kinh doanh (đăng trên công báo số 10 ngày 5/5/1956) Văn bản này có tên gọilà “Hợp đồng kinh doanh” để điều chỉnh quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể cam kết tựnguyện thực hiện kế hoạch của Nhà nước nhằm phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dântộc.

Trong thời kỳ này, các doanh nghiệp đa phần là các doanh nghiệp nhà nước,việc hoạt động và thực hiện đều theo những chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho.Nhằm phục vụ cho việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu ấy Nhà nước trên cơ sở banhành những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quátrình thực hiện pháp luật.

- Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 04/TTg ngày 4/1/1960 ra đời nhằm qui định một kiểu hợp đồng mới, hợp đồng được kíkết trên cơ sở kế hoạch của Nhà nuớc và nhằm thực hiện kế hoạch của Nhà nước đồngthời thực hiện các nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh tế.

- Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54/CP củaHội đồng chính phủ ngày 10/3/1975 đánh dấu một bước phát triển mới, có thể nói đâylà bản điều lệ chính thức đầu tiên về chế độ hợp đồng kinh tế của nước ta và nó có hiệulực thi hành đến năm 1989 Để thực hiện nghị định này nhà nước đã ban hành hàngloạt các văn bản thực hiện hợp đồng kinh tế như: Quyết định số 113/TTg ngày11/9/1965 và Chỉ thị 17/TTg ngày 20/1/1967 của Thủ tướng chính phủ…

3.1.2.Pháp luật trong thời buổi kinh tế thị trường

Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế cả nước và trên thế giới, nếu trong thờikỳ bao cấp chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước thì đến giai đoạn này việc mở ra các

Trang 13

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng phát triển Khi nền kinh tế bao cấpban đầu trở nên lạc hậu, các doanh nghiệp làm theo chỉ tiêu của nhà nước trở nên lỗithời không còn phù hợp với thời kỳ mới Trước thực tế này mà tháng 12/1986, Đại hộiVI của Đảng đã quyết định đổi mới một cách toàn diện, trong đó đổi mới kinh tế làtrọng tâm, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển kinh tế của đất nước Đại hội đãquyết định chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thịtrường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với đóngày 25/9/1989 Nghị định số 17/HĐBT, Quyết định số 18/HĐBT cùng với các vănbản hướng dẫn được Hội đồng Nhà nước thông qua Luật DS được ban hành ngày28/10/1995, tiếp theo ngày 10/5/1997 Luật TM được Quốc Hội thông qua quy định vềhợp đồng trong một số hành vi thương mại Tuy nhiên thực tế cho thấy các quan hệhợp đồng trong kinh doanh thương mại thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế vẫn là căn cứchính Dẫn đến tình trạng các quy định chồng chéo gây nhiều khó khăn trong quá trìnháp dụng, nội dung của các văn bản có nhiều điểm không thống nhất

Ngay khi đưa vào thực tiễn áp dụng, luật đã lộ rõ ra những điểm yếu.Hơn nữa trong giai đoan Việt Nam gia nhập là thành viên của WTO, pháp luật cần cónhững thay đổi theo những quy định mà WTO đề ra Nên đến 14/6/2005 Quốc hội đãthông qua Bộ luật dân sự trong đó đã thống nhất điều chỉnh các mối quan hệ về hợpđồng nói chung, bên cạnh các văn bản pháp luật riêng đối với từng lĩnh vưc Luật TMvà các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh đã được ra đời

3.2 Nguồn luật điều chỉnh

- Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thựchiện ngày 01/01/2006 là nguồn luật chung điều chỉnh hợp đồng Đây là luật chungđiều chỉnh, nêu nguyên tắc áp dụng chung về chủ thể, giao dich dân sự, nghĩa vụ dânsự được áp dụng các quan hệ hợp đồng dân sự (nghĩa hẹp) ,hợp đồng kinh doanhthương mại Trên cơ sở những quy định áp dụng chung thì có luật áp dụng riêng đốivới từng lĩnh vực Luật TM, Luật LĐ.

- Luật thương mại thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thực hiện ngày01/01/2006 được dùng cho các quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại Với

Trang 14

hợp đồng mua bán hàng hóa,Luật TM đóng vai trò là luật riêng áp dụng, Luật dân sựlà luật chung áp dụng Trình tự áp dụng luật được tuân theo quy đinh chung, áp dụngluật riêng trước,nếu không có những quy định có liên quan thì sẽ áp dụng đến Luậtchung tức là Luật DS.

- Các văn bản khác có liên quan: hợp đồng thì được giao kết và thực hiện trênnhiều lĩnh vực khác nhau,vì vậy mỗi một lĩnh vực lại có luật chuyên ngành áp dụngnhư có thể liệt kê một số luật như: Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật đấu thầu2005, Luật chứng khoán 2006

II_ Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

1_ Chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

1.1_ Nguyên tắc

Việc giao kết hợp đồng thể hiện ý chí của 2 bên, việc giao kết là quyền tự do

của các bên, nhưng vẫn cần tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo sựcông bằng, cũng như sự điều chỉnh của pháp luật Nguyên tắc được quy định từ điều10 đến điều 15 tại Luật TM

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các thương nhân trong hoạt độngthương mại Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luậttrong hoạt động thương mại ( điều 10_ Luật TM )

Nguyên tắc tự do,tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại Tự dogiao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Trong quy định vềchủ thể giao kêt trong hợp đồng mua bán đó là các doanh nhân,hoặc các tổ chức, cánhân có giấy pháp kinh doanh…nguyên tắc này nhắm giúp cho các chủ thể khi thamgia giao kết thể hiện ý muốn của mình và bảo vệ lợi ích của bản thân.Đi kèm vớinguyên tắc tự do giao kết, tự do thỏa thuận nhưng không được trái pháp luật, đạo đứcxã hội Trước hết là với các doanh nghiệp, các thương nhân khi tham gia giao kết cầnphải đảm bảo có tư cách hợp pháp trước pháp luật,chịu trách nhiệm về bản thân mìnhtrước đối tác và trước pháp luật Việc giao kết không được trái pháp luật hay đạo đứcxã hội, như việc giao dịch hang hóa bị pháp luật cấm…thì đều vi phạm nguyên tắcnày Lợi ích của cá nhân được đảm bảo đồng thời không làm xâm hại đến lợi ích của

Trang 15

tập thể, của xã hội Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, khôngbên nào được thực hiện hành vi áp đặt,cưỡng ép,đe dọa,ngăn cản bên nào

Nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thươngmại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng khôngđược trái với quy định của pháp luật

Các nguyên tắc tiếp theo là nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt độngthương mại Tại điều 13_ Luật TM có quy định : trường hợp pháp luật không có quyđịnh, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa cácbên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quyđịnh trong Luật TM và trong Bộ luật dân sự Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng củangười tiêu dùng và thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt độngthương mại.

1.2_ Trình tự giao kết hợp đồng

1.2.1_ Đề nghị giao kết hợp đồng

Theo khoản 1 điều 390 Luật dân sự có xác định: đề nghị giao kết hợp đồng làviệc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bênđề nghị đối với bên đã xác định cụ thể Đây là việc thể hiện ý chí của một bên mong

muốn giao kết hợp đồng với chủ thể khác với những điều kiện mà phía bên chủ thểchủ động đề nghị đưa ra Như vậy xét về mặt bản chất đây cũng có thể coi là là một lờichào hàng như trong thương mại Nó mang có hiệu lực pháp luật nếu bên được đề nghịchấp nhận lời đề nghị Trong lời đề nghị giao kết phải có những nội dung cơ bản cũngnhư những thông tin giống như trong nội dung hợp đồng nhằm đảm bảo bên được đènghị có những thông tin cần thiết Dù không có quy định cụ thể vầ nội dung của đơnchào hàng nhưng cũng có những nội dủng chủ yếu như: đối tượng , giá cả, chấtlượng…Nhuwngc nội dung này cần chính xác đảm bảo cho những cơ sở ban đầu đểbên được đề nghị xem xét việc tham gia giao kết Bên đè nghị giao kết phải chịu tráchnhiệm trước những nội dung đã đề nghị và mọi thay đổi trong nội dung đều phải nhậnđược sự chấp nhận của phía bên kia

Trang 16

Trong đề nghị giao kết cũng cần phân biệt với các loại khác tương tự nhưquảng cáo, …đều mang ý nghĩa chào hàng nhưng về mặt giá trị pháp lý thì chúng hoàntoàn là vô hiệu Đối với đơn thư đề nghị giao kết hay chào hàng là gửi đến một haynhiều chủ thể xác định, đã được xác định rõ với mục tiêu nhằm xác lập giao kết đối vớichủ thể đó Còn đối tượng mà việc quảng cáo, hay thư quảng cáo được gửi đến nhiềuđối tượng không xác định, vì vậy không hề có giá trị về mặt pháp lý Khi đó bên đềnghị giao kết sẽ chịu sự ràng buộc đối với bên đã được xác định cụ thể

Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời,nếu bênđề nghị giao kết lại giao kết hợp đồng với một chủ thể thứ ba khác trong thời hạn chờbên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà khôngđược giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh Đây chính là điều kiện ràng buộccủa bên đề nghị đối với bên kia, trong trường hợp vi phạm theo đề nghị giao kết Ngoài ra theo luật DS tại điều 391 có quy định thời điểm đề nghị giao kết có hiệulực do bên đề nghị giao kết là người chủ động đề nghị ấn định Nếu bên đề nghị khôngấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị đó Đề nghị giao kết có thể được thay đổi, rút lại trong các trường hợp nếu bênđược đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại trước hoặc cùng thờiđiểm nhận được đề nghị Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trườnghợp bên đề nghị có nêu rõ về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phátsinh Bên cạnh đó việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng nếu trong đề nghị giao kếthợp đồng có nêu rõ quyền này trong đề nghị đồng thời phải thông báo cho bên được đềnghị và thông báo này có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khibên được đề nghị trả lời chấp nhận đè nghị giao kết hợp đồng Nếu không bên đề nghịgiao kết sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra,nó cũng giống nhưtrường hợp giao kết với bên thứ ba trước thời hạn bên được đề nghị giao kết trả lời Theo điều 394 luật DS quy định chấm dứt đề nghị giao kết trong các trườnghợp sau:

_ Bên nhận được đề nghị giao kết trả lời không chấp nhận;_ Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

Trang 17

_ Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;_ Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

_ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bênđược đề nghị trả lời

1.2.2_ Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghịđối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng Khi bên được đềnghị chấp nhận thì lúc này đề nghị giao kết hợp đồng được coi như là một thỏa thuậncó sự ràng buộc giữa hai bên Trong trường hợp mà bên đề nghị có ấn định thời hạn trảlời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó, nếubên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết hạn trả lời thì chấp nhậnnày được coi như đề nghị mới của bên chậm trả lời Trong trường hợp thông báo chấpnhận giao kết đến chậm viflys do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lýdo khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn còn hiệu lực trừtrường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đềnghị

1.3_ Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Về thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, nguyên tắc chunghợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏathuận Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thứcgiao kết và hình thức của hợp đồng Theo Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005, có thể xácđịnh thời điểm giao kết hợp đồng mua bán như sau:

Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản: thời điểm giao kết hợp đồng làthời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giaodịch): hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kếthợp đồng.

Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểmcác bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Trang 18

Theo quy định hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểmgiao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác(Điều 405 Bộ luật DS 2005).

2_Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

2.1_ Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán

Sau khi hợp đồng được ký kết và có hiệu lực, các bên phải thực hiện nghĩa vụphát sinh từ hợp đồng đã cam kết Việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợpđồng cũng phải tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết.Việc thực hiện hợp đồng theo các thỏa thuận đã đề ra trong hợp đồng, cùng với cácnguyên tắc giúp cả hai bên đều đảm bảo cho quyền lợi của mình, nhưng quyền lợi vàlợi ích các bên không được ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, cộng đồng, xã hội…tại điều412_luật dân sự có có nêu các nguyên tắc thực hiện đối với hợp đồng dân sự nói chungcũng như hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung như sau:

_ Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng,chất lượng, số lượng, chửng loại, thờihạn, phương thức và các thỏa thuận khác Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộcđể đảm bảo hợp đòng được thực hiện đúng, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngườimua cũng như người bán Việc thực hiện theo nguyên tắc này giúp hai bên tránh xảy ranhững tranh chấp dẫn đến thiệt hại và tranh chấp không nên có khi các bên tham giahợp tác Đồng thời để các bên có ý thức trách nhiệm đối với nhau, tạo nên tính chuyênnghiệp cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam mở cửa ra thị trường thếgiới.

_ Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi cho các bên, bảo đảmtin cậy cho nhau Do đây là thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa,có tính chất thươngmại bởi vậy các bên khi tham gia giao kết đều nhằm mục đích lợi nhuận Khi tham giagiao kết hợp đồng trong việc thỏa thuận các bên đều mong muốn đạt được những thỏathuận có lợi cho phía mình nhất Và ngay trong quá trình thực hiện hợp đồng cũngvậy Chính vì vậy nguyên tắc này được đặt ra nhằm xác định mặc dù đặt mục tiêu lợinhuận lên hàng đầu nhưng các bên cần có tinh thần hợp tác giúp đõ lẫn nhau,có lợi chocác bên và tạo được sự tin cậy cho nhau để có thể hợp tác lâu dài Trong một số trườnghợp trên thực tế, khi một bên do có khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng gây

Trang 19

những thiệt hại cho bên kia , mà những khó khăn ấy là bất khả kháng, thì hai bên phảicùng nhau tìm cách giải quyết để giảm thiểu thiệt hại cho cả hai bên

_ Nguyên tắc cuối trong thực hiện hợp đồng là không được vi phạm đến lợi ích củaNhà nước,lợi ích cộng đồng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Khi các bên thựchiện hợp đồng nhằm tạo những lợi ích cho các bên, nhưng không làm ảnh hưởng đếnlợi ích chủng của tập thể Các doanh nghiệp đều đang tồn tại và hoạt động trong mộtmôi trường chung, cùng nhau cạnh tranh và phát triển Nếu môi trường đó bị ảnhhưởng bởi những nhân tố bên trong nó, trật tự chung sẽ bị phá vỡ, có thể ảnh hưởngchung đến các vấn đề khác trong xã hội như ngoài kinh tế còn có chính trị, xã hội…2.2_ Nghĩa vụ các bên trong thực hiện hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định bởi hợp đồng giữa các bên vàqui định của pháp luật Luật thương mại 2005 đã qui định một cách cụ thể nhất quyềnvà nghĩa vụ của bên mua, bên bán.

2.2.1_ Nghĩa vụ của bên bán

Bên bán có trách nhiệm thực hiện đúng theo những điều khoản đã quy đinhtrong hợp đồng đối với việc hàng hóa Các bên trong quá trình thỏa thuận ngoài nhữngthỏa thuận đới với hàng hóa có những thỏa thuận đi cùng với giao nhận cũng như vậnchuyển hàng hóa Khi các bên thỏa thuận sẽ thỏa thuận về bên mà sẽ thực hiện cáccông việc có thể liên quan đến vận chuyển, giao hàng, thủ tục hải quan ( nếu có) ,bảohiểm hàng hóa, trách nhiệm các bên khi có rủi ro xảy ra Đi kèm với những thủ tụcđó, có nhừng giấy tờ chứng từ có liên quan, và việc chuyển giao các chứng từ có liênquan Các nghĩa vụ này được hai bên thỏa thuận với nhau, trong đó có những thỏathuận đối với nghĩa vụ người bán như sau:

* Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng

Bên bán có trách nhiệm giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo những điềukhoản đã quy định trong hợp đồng Mặc dù vậy, với hàng hóa có thể xác định và làmrõ, có thể xác định được theo hợp đồng, còn có một số hàng hóa cũng như mặt hànghai bên cũng không thể thỏa thuận hay xác định được thì trong trường hợp này có thểdự vào những quy định của pháp luật Theo điều 39 Luật thương mại 2005 có quy địnhđối với vấn đề này Căn cứ vào hợp đồng không xác định rõ hàng hoá giao có phù hợp

Trang 20

với hợp đồng không thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu thuộccác trường hợp sau:

- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùngchủng loại;

- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bánbiết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mầu hàng hoá mà bên bán đãgiao cho bên mua;

- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loạihàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trườnghợp không có cách thức bảo quản thông thường.

Trong trường hợp hàng hóa do bên bán cung cấp không phù hợp với chấtlượng,chủng loại như đã yêu cầu thỏa thuận trong hợp đồng, thì bên mua có quyềnkhông nhận hàng hóa đó Và trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợpđồng được quy định tại điều 40_Luật thương mại

Trước hết bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết của hànghoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua có biết hoặc cần phải biết nhữngkhiếm khuyết đó Như vậy có nghĩa là trong qua trình giao nhận hàng hóa bên mua cótrách nhiệm kiểm tra hàng hóa để đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng theo yêucầu Khi đó nếu phát hiện ra hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên bán sẽ cótrách nhiệm đối với số hàng hóa đó Còn đối với trường hợp mà trong lúc giao kết hợpđồng hay thực hiện hợp đồng bên mua không đáng ra phải biết hoặc cần phải biết đốivới khiếm khuyết của hàng hóa thì bên bán sẽ không chịu trách nhiệm với hàng hóakhông phù hợp

Trong thời hạn khiếu nại theo qui định (trừ trường hợp bên mua đã biết hoặccấn phải biết về những khiếm khuyết của hàng hoá), bên bán phải chịu trách nhiệm vềbất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bênmua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro.

Trường hợp bên bán giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồngthì phải khắc phục theo qui định tại Điều 41_ Luật thương mại 2005.

Trang 21

Ngược lại, trường hợp bên bán giao thừa hàng bên mua có quyền từ chối hoặcchấp nhận số hàng đó Nếu bên mua chấp nhận số hàng thì phải thanh toán theo giáthoả thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.

* Giao chứng từ kèm theo hàng hoá

Việc giao hàng đi kèm với đó bao gồm cả việc giao các chứng từ liên quan đếnhàng hóa như chứng từ chứng nhận chất lượng hàng hóa, chứng từ nêu rõ xuất xứ,vậnđơn Tại thời điểm giao hàng các loại chứng từ đi kèm được giao cho bên bán đồngthời các loại giấy tờ có liên quan mà phương thức thanh toán mà hai bên yêu cầu.Thông thường khi giao hàng hóa thì việc giao chứng từ sẽ được thực hiện đồng thờilúc đó để đảm bảo cho quyền lợi của bên mua Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận vớinhau về thời gian và địa điểm giao nhận chứng từ

Ngoài những quyền và nghĩa vụ trên, bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sởhữu đối với hàng hóa, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá theo qui định tạiĐiều 45, 46_ Luật thương mại 2005.

* Địa điểm giao hàng

Theo Điều 35_ Luật thương mại 2005, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địađiểm đã thoả thuận, trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địađiểm giao hàng được xác định như sau:

- Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tạinơi có hàng hoá đó;

- Trường hợp trong hợp đồng có qui định về vận chuyển hàng hóa thì bên báncó nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

- Trường hợp hợp đồng không có qui định về vận chuyển hàng hoá, nếu vàothời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếphàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

- Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanhcủa bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú củabên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng.

* Giao hàng đúng thời hạn

Đây là một trong những nghĩa vụ quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng củabên bán Việc giao hàng có đúng thời hạn hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

Trang 22

lợi của bên mua Thời điểm giao hàng được quy định trong hợp đồng Trong thời hạngiao hàng bên bán có thể giao hàng bất kỳ thời gian nào trước thời điểm giao hàng * Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng.

Trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, khâu giao nhận hàng hóa là khâuquan trọng Những sai sót hay nhầm lẫn trong khâu này đều có thể dẫn đến tồn hạicho các bên, và những tranh chấp giữa các bên phần lớn do khâu này mà ra Vì vậyviệc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng là một việc làm vô cùng cần thiết, và đượcquy định trong Luật dân sự điều 44.

* Rủi ro đối với hàng hoá

Trách nhiệm đối với hàng hóa bị hư hỏng xác định theothowif điểm chuyển rủiro giữa hai bên Do đó Luật thương mại 2005 đã qui định về thời điểm chuyển rủi rovà các bên trong hợp đồng sẽ phải áp dụng nếu họ không thỏa thuận vấn đề này tronghợp đồng:

- Chuyển rủi ro trong trường hợp địa điểm giao hàng xác định (Điều 57_ Luậtthương mại 2005);

- Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định (Điều58_ Luật thương mại 2005);

- Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao màkhông phải là người vận chuyển (Điều 59_ Luật thương mại 2005);

- Chuyển rủi ro trong trường hợp người mua bán hàng hoá đang trên đường vậnchuyển (Điều 60_ Luật thương mại 2005);

- Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác (Điều 61_ Luật thương mại 2005).* Bảo hành hàng hoá

Tại điều 49_ Luật thương mại 2005 có quy định nghĩa vụ bảo hành hàng hóađối với bên bán Trong trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phảichịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận Thờigian bảo hành đối với mỗi mặt hàng thì đều khác nhau, tuy thuộc vào mặt hàng đó.Thông thường thời gian bảo hành với từng ngành sản phẩm hàng hóa cùng chủng loạilà giống nhau, nhưng chế độ bảo hành của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau Bên báncó phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏathuận Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn

Trang 23

cảnh thực tế cho phép Vì việc bảo hành là nghĩa vụ của bên bán, nên việc khắc phụchậu quả là việc cần làm để nhanh chóng khắc phục Ngoài ra, bên bán phải chịu cácchi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Thông thường các bênkhi tham gia thỏa thuận thì bên bán có nghĩa vụ bảo hành ở mức độ phạm vi nào thìbên bán sẽ chỉ chịu trách nhiệm bảo hành ở mức độ đó.

2.2.2_ Nghĩa vụ cơ bản của bên mua

* Nhận hàng

Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bênbán Khi nhận hàng bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiệnnhững công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng Những việc này có thể khác nhautrong những trường hợp cụ thể như hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng, hướng dẫn vềphương thức vận chuyển, điều kiện bốc dỡ hàng hoá… Khi bên bán giao hàng theođúng hợp đồng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phảichịu các biện pháp chế tài theo thoả thuận hoặc theo qui định của pháp luật.

* Thanh toán

Thanh toán là nghĩa vụ cơ bản, quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợpđồng mua bán hàng hoá Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàngtheo thoả thuận Các bên có thể thoả thuận về điều khoản thanh toán như: phươngthức, thời hạn, địa điểm thanh toán, trình tự thủ tục thanh toán… Trường hợp các bênkhông có thoả thuận này thì sẽ tuân theo qui định của pháp luật Luật thương mại 2005đã dự liệu một số vấn đề sau đây về điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bánhàng hoá.

- Địa điểm thanh toán: Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm thanh toáncụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau:

- Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợpđồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

- Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hànhđồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

- Thời hạn thanh toán: Điều 55_ Luật thương mại 2005 qui định, trừ trường hợpcó thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được qui định như sau:

Trang 24

- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặcgiao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hànghoá trong thoả thuận theo qui định tại Điều 44_ Luật thương mại 2005.

-Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Điều 306_ Luật thương mại 2005 quiđịnh, trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợplý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả lãi trên số tiền chậm trả đótheo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứngvới thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có qui địnhkhác.

-Ngừng thanh toán: Bên mua có quyền ngừng thanh toán trong các trường hợpsau:

- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối;

- Bên mua có bằng chứng về việc hàng hoá đang là đối tượng bị tranh chấp thìcó quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi vụ tranh chấp đã được giải quyết;

- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợpđồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán khắc phục được sựkhông phù hợp đó.

Tuy nhiên việc tạm ngừng thanh toán vì hàng hoá là đối tượng của tranh chấphoặc hàng hoá giao không phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa rakhông xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó vàchịu các chế tài khác theo qui định của pháp luật.

2.3_ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Để ràng buộc và tăng cường trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng, cácbên có thể thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm Trong hợp đồng mua bán hànghoá, tuỳ theo tính chất và nội dung của hợp đồng mà các bên có quyền áp dụng mộthoặc các biện pháp bảo đảm theo qui định tại Điều 318_ Bộ luật dân sự 2005 như cầmcố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh Tuy nhiên các bên cóquyền thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bảo đảm nghĩa vụ Đối với những trường hợp phápluật có qui định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ phải thựchiện biện pháp bảo đảm đó hoặc những trường hợp pháp luật không cho phép thay đổi,

Trang 25

huỷ bỏ biện pháp bảo đảm thì không được thay đổi huỷ bỏ biện pháp bảo đảm đã ápdụng.

* Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sảnthuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể thành lập văn bảnriêng hoặc ghi trong hợp đồng chính Nội dung của cầm cố tài sản được qui định từĐiều 326 đến Điều 341_ Bộ luật dân sự 2005.

* Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sảnthuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (bên nhận thếchấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp (Điều 342 đến Điều357_ Bộ luật dân sự 2005).

* Đặt cọc: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kimkhí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảogiao kết hoặc thực hiện hợp đồng (Điều 358_ Bộ luật dân sự 2005).

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

* Ký cược: Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên thuê mộtkhoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản ký cược) trongmột thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê (Điều 359_ Bộ luật dân sự ).

* Ký quỹ: Ký quỹ là việc bên mua có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khíquí, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản tại ngân hàng để bảo đảm việc thựchiện nghĩa vụ (Điều 360_ Bộ luật dân sự 2005).

* Bảo lãnh: Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên cóquyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên đượcbảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ (Điều 361 đến Điều 371_ Bộ luật dân sự 2005).

3_ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá

Các bên khi đã giao kết hợp đồng thì phải thực hiện nghĩa vụ khi hợp đồng cóhiệu lực Việc một bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ phải chịu những chế tài do phápluật quy định Quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọngvì nó đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện trong thực tế, ngăn ngừa và hạn chế vi

Trang 26

phạm hợp đồng, đảm bảo quyền lợi cho các bên khi tham gia ký kết hợp đồng cũngnhư đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về mua bán hàng hóa

3.1_ Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá

Để áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa phải dựa vàocác căn cứ do pháp luật quy định Đó là các căn cứ sau đây:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là xử sự của một bên chủ thể của hợpđồng không phù hợp với hợp đồng đã giao kết Đó là việc không thực hiện hoặc thựchiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng Tuy nhiên khi thực hiệnkhông những phải thực hiện các nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng mà còn phải thực hiệntheo những quy định của pháp luật do đó nếu căn cứ để áp dụng trách nhiệm cần phảicăn cứ vào hợp đồng và có xem xét quy định của pháp luật

- Bên vi phạm có lỗi

Để áp dụng chế tài này thì nhất thiết bên vi phạm phải có lỗi Khi xác định lỗicủa chủ thể là tổ chức vi phạm hợp đồng để áp dụng trách nhiệm hợp đồng phải căn cứvào lỗi của người đại diện tổ chức đã giao kết và thực hiện hợp đồng Mọi hành vikhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừtrường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi) Do đó khi áp dụngchế tài đối với bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán không có nghĩavụ chứng minh lỗi của bên vi phạm Đối với trường hợp vi phạm này có thể áp dụnghình thức buộc thực hiện đúng hợp đồng hoặc phạt vi phạm Mức tiền phạt do hai bênthỏa thuận nhưng không được vượt quá quy định của pháp luật LTM quy định mứcphạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc tổng mức phạt đối vớinhiều vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợpđồng bị vi phạm.

- Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra

Thiệt hại vật chất thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bênbị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu Thiệt hại có hai loại là thiệt hại trực tiếp và thiệthại gián tiếp Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính

Trang 27

một cách dễ dàng và chính xác Biểu hiện của nó là tài sản bị mất mát, hư hỏng, chiphí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra Thiệt hại gián tiếplà những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở những chứng cứ, tàiliệu) mới có thể xác định được Biểu hiện cụ thể của thiệt hại này là thu nhập thực tế bịmất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phảichịu.

Đối với hợp đồng trong thương mại, LTM quy định về các khoản thiệt hại do viphạm hợp đồng bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịudo bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởngnếu không có hành vi vi phạm Nếu bên vi phạm chậm thanh toán tiền thì bên bị viphạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạntrung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với số tiền chậm trả

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.Mối quan hệ nhân quả ở đây tức thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi viphạm hợp đồng Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hạixảy ra không phải là dễ dàng bởi trong thực tế các chủ thể có thể tham gia nhiều mốiquan hệ cùng một lúc Do đó khi xác định thiệt hại phải dựa trên những chứng cứ rõràng, xác thực và hợp pháp.

Khi có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại đó có mối quan hệ nhân quả với hành vi viphạm thì có thể áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại Bên vi phạm phải bồi thườngtoàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm, tuy nhiên các khoản thiệt hại đòibồi thường phải nằm trong phạm vi mà pháp luật cho phép Bên yêu cầu bồi thườngphải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trựctiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồithường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm có quyền yêu cầu giảmbớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được Các bêncó thể thỏa thuận chỉ nộp tiền phạt mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phạtvi phạm hợp đồng vừa phải bồi thường thiệt hại LTM quy định, trong trường hợp cácbên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tàiphạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

Trang 28

Ngoài các hình thức trách nhiệm trên, các bên có thể áp dụng các hình thức nhưtạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng Khixảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ,hủy bỏ hợp đồng thì các bên có thể áp dụng các hình thức này

3.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, có nhiều trường hợp không phải chịucác hình thức chế tài mà pháp luật quy định Đó là khi thuộc một trong các trường hợpcác bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Theo LTM 2005 (Điều 294),ngoài các trường hợp miễn trách mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng, bên vi phạmnghĩa vụ hợp đồng mua bán còn được miễn trách trong các trường hợp sau: (i) khi xảyra sự kiện bất khả kháng; (ii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bênkia; (iii) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, đối với những trường hợp mua bán có thờihạn cố định về giao hàng, các bên có quyền không thực hiện hợp đồng và không bị ápdụng các chế tài vi phạm hợp đồng Trường hợp hợp đồng mua bán có thỏa thuận giaohàng trong một thời hạn, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hoặc không thỏathuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gianbằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắcphục hậu quả nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

- Năm tháng đối với hàng hóa mà thời hạn giao hàng được thỏa thuận trong hợpđồng không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

- Tám tháng đối với hàng hóa mà thời hạn giao hàng được thỏa thuận trên mườihai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng

Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp được miễntrách và phải thông báo cho bên kia biết cùng những hậu quả xảy ra Nếu không thôngbáo kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

Trang 29

4_ Giải quyết tranh chấp

Trong kinh doanh, các bên luôn cố gắng để hạn chế các tranh chấp xảy ra,nhưng vì một lý do khách quan nào đó mà làm cho một trong hai bên không đạt đượcmục đích mà dẫn đến tranh chấp xảy ra Và khi tranh chấp xảy ra thì vấn đề đầu tiên làtìm cách để giải quyết tranh chấp Để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trênnhững căn cứ và bằng các phương thức khác nhau do các bên đã lựa chọn từ khi giaokết hợp đồng hoặc khi xảy ra tranh chấp mới thỏa thuận về phương thức giải quyếttranh chấp đó Các phương thức đó phải được pháp luật thừa nhận Theo quy định tạiĐiều 317 LTM 2005, các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại baogồm: (1) thương lượng giữa các bên; (2) hòa giải giữa các bên; (3) giải quyết tại trungtâm trọng tài hoặc tòa án.

4.1 Thương lượng giữa các bên

Khi xảy ra tranh chấp, phương thức đầu tiên mà các bên thường hay lựa chọn làthương lượng Phương thức này thể hiện được bản chất của giao kết hợp đồng là sựthỏa thuận giữa các bên Nó cũng là phương thức nhanh gọn và đảm bảo lợi ích củacác bên được hài hòa hơn Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hànhcùng với quá trình tố tụng tại Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án.

Đối với thương lượng độc lập: Nghĩa vụ của các bên phải tiến hành trong quátrình thương lượng được quy định trong điều khoản về giải quyết tranh chấp Do đócác bên phải tiến hành như là một điều khoản trong hợp đồng Kết quả thương lượngđược coi như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp, các bên phải đảm bảo được sựtự nguyện trong thỏa thuận theo quy định của pháp luật Tuy nhiên đối với phươngthức này thì kết quả thỏa thuận khó được thi hành trong thực tế nên không có lợi chobên thắng kiện.

Đối với thương lượng được tiến hành theo thủ tục trọng tài hoặc Tòa án thì theoyêu cầu của các bên, trọng tài viên, thẩm phán có thể ra văn bản công nhận kết quảthỏa thuận của các bên sau quá trình thương lượng Văn bản này có giá trị như mộtquyết định của Trọng tài hay Tòa án

Trang 30

4.2 Hòa giải giữa các bên

Hòa giải là quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó cóhòa giải viên là người thứ ba làm trung gian giúp các bên đạt được sự thỏa thuận Vớiphương thức này, các bên có thể giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và có thểtiếp tục giữ vững mối quan hệ trong kinh doanh; hạn chế tối đa sự hao phí thời gian vàtiền của vào việc giải quyết tranh chấp nếu nó được tiến hành theo thủ tục tố tụngtrọng tài hoặc tòa án; ngoài ra, nó không phải là quá trình tố tụng công khai nên đảmbảo giữ vững được các bí mật trong thương mại mà các bên không muốn cho ngườingoài biết Giữ vững uy tín và danh dự cho các bên.

Do bản chất của hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận nên kết quả thỏa thuậnkhông có tính chất bắt buộc thi hành cao như giải quyết tại Trung tâm trọng tài hayTòa án

4.3 Giải quyết tại Trung tâm trọng tài

Cũng như hai phương thức giải quyết trên đây thì phương thức giải quyết tranhchấp tại Trung tâm trọng tài được các bên lựa chọn nhiều nhất bởi những ưu điểm củaphương thức này có thể được kể đến đó là: Đỡ tốn kém về thời gian bởi đây là phươngthức giải quyết nhanh gọn và quyết định của trọng tài là chung thẩm nên không dâydưa kiện đi kiện lại, trừ các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu và cần được giảiquyết tại Tòa án Và nó cũng đảm bảo tính khách quan, trung lập của trọng tài Phánquyết của trọng tài có hiệu lực thi hành cao bởi nó được Tòa án công nhận và cho thihành qua một thủ tục tư pháp Ngoài ra phương thức này cũng đảm bảo bí quyết kinhdoanh của các bên vì nó không phải là phương thức giải quyết công khai như giảiquyết tại Tòa án.

Để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và được giải quyết tại Trung tâm trọng tàithì phải có đủ các điều kiện sau:

+ Tranh chấp phải phát sinh từ hoạt động thương mại thương mại Các hoạtđộng thương mại được liệt kê ở Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài năm 2003.

+ Trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có Thỏa thuận trọng tài.

Trang 31

Nếu các bên không có thỏa thuận trọng tài mà khi xảy ra tranh chấp lại có thỏathuận trọng tài thì cũng được áp dụng hình thức này, tuy nhiên phải thỏa thuận giảiquyết tại trọng tài trước khi các bên khởi kiện lên trung tâm trọng tài.

+ Người ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực ký kết theo quy định của pháp

Đó là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có thẩm quyền ký kết thỏathuận đó Tuy nhiên trong trường hợp nếu người ký thỏa thuận trọng tài không cóthẩm quyền ký kết và khi phát sinh tranh chấp mà một bên có yêu cầu tòa án giảiquyết, thì tòa án yêu cầu người có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài cho biết ýkiến bằng văn bản họ có chấp nhận thỏa thuận trọng tài đó hay không Nếu họ chấpnhận thì trường hợp này thỏa thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp sẽ thuộcthẩm quyền của Hội đồng trọng tài theo thủ tục chung

+ Bên ký kết thỏa thuận trọng tài không bị lừa dối, bị đe dọa

+ Thỏa thuận trọng tài phải quy định rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài

có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, nếu không quy định rõ thì sau đó phải có thỏathuận bổ sung

+ Thỏa thuận trọng tài phải được lập theo hình thức do pháp luật quy định:

“Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản Thỏa thuận trọng tài thông quathư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí củacác bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằngvăn bản”

4.4 Giải quyết tại Tòa án

Tòa án là cơ quan chủ yếu giải quyết các tranh chấp, bất đồng không những chỉtrong hoạt động kinh doanh thương mại mà còn các lĩnh vực khác trong đời sống xãhội Tuy nhiên đối với từng lĩnh vực thì có một tòa chuyên trách cho lĩnh vực đó giảiquyết Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại thì tòa kinh tế sẽ chịu trách nhiệm giảiquyết Những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết củatòa án được quy định tại Điều 29 – Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 Để được giải quyếttheo phương thức này thì không nhất thiết các bên phải thỏa thuận trước đó sẽ giải

Trang 32

quyết tại Tòa án Khi có tranh chấp xảy ra, nguyên đơn có quyền khởi kiện ra Tòa ánnếu các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

Với phương thức giải quyết này ta có thể thấy được những ưu điểm đó là phánquyết của Tòa án có tính cưỡng chế thi hành cao Tuy nhiên phương pháp này lại làphương pháp giải quyết công khai nên bất lợi cho các bên, đặc biệt là những lĩnh vựckinh doanh cần phải giữ bí mật cho bí quyết kinh doanh của mình Ngoài ra, khi đãgiải quyết được tranh chấp thì các bên khó có thể giữ được mối quan hệ trong kinhdoanh như trước đây đã từng có

Mỗi phương thức giải quyết đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy khi ký hợpđồng các bên nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có lợi nhất chocác bên và đảm bảo sự công bằng, bình đẳng sau khi giải quyết tranh chấp

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÈ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆNHỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT KIM

I_Tổng quan về công ty cổ phần Việt Kim

1_ Giới thiệu chung

1.1_Giới thiệu chung về công ty cổ phần Việt Kim

Tiền thân công ty cổ phần Việt Kim là công ty TNHH Việt Kim được thànhlập và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1995 Khi mới thành lập thì công ty TNHHViệt Kim được đặt trụ sở tại số 26 đường Cộng Hòa – Quận Tân Bình – Thành PhốHồ Chí Minh, là nhà phân phối độc quyền của hãng điều hòa nhiệt độ Daikin tại miềnNam với tổng số cán bộ công nhân viên là 6 người.

Với khởi điểm ban đầu là hạn chế về mặt số lượng cán bộ, cùng với những khókhăn về đặc điềm ngành nghề Vào thời kỳ khi công ty Việt Kim mới thành lập, vớihoạt động chính là cung cấp các sản phẩm cao cấp của hàng Daikin như tủ lạnh, điềuhòa…Xét trên mặt bằng chung, Việt Nam lúc đó vẫn đang trong giai đoạn đầu pháttriển kinh tế nên nền kinh tế còn hạn hẹp và khó khăn Lúc đấy những sản phẩm màhãng đưa ra cũng như những kỳ vọng chung là chưa đạt được Bởi những sản phẩmcủa công ty tuy là vật dụng gia đình, nhưng so với mức thu nhập chung và nhu cầuchưa phù hợp với người dân Việt Nam lúc đó Từ những khó khăn ban đầu đó, đây lànhững khó khăn về mặt thị trường Hơn nữa khi đó, sự phát triển kỹ thuật của đội ngũnhân viên chưa cao, dẫn đến 1 tình trạng đó là số lượng đã hạn chế, cả về chất lượngtrình độ kỹ thuật cũng không cao Chính từ những khó khăn ban đầu này, công ty ViệtKim đã tìm ra những biện pháp nhằm thoát khỏi tình trạng nói trên Trước hết công tychú trọng vào đào tạo chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật sẵn có Ngoài lực lượng côngnhân viên có từ trước, công ty đã nâng lên về mặt số lượng công nhân viên Cùng đó làviệc tổ chức những khóa đào tạo kỹ thuật trong nước do công ty tự tổ chức hoặc phốihợp với các cơ quan khác nhằm nâng cao kinh nghiệm, tay nghề Ngoài ra công tycũng tổ chức những đợt học ngắn hạn cho cả nhân viên cà công nhân ở nước ngoài vàchủ yếu là ở Nhật, nơi sản phẩm được phân phối chính thức Cùng với sự tích cực củađội ngũ lãnh đạo trong nâng cao trình độ quản lý thì đội ngũ công nhân viên cũng có

Trang 34

sự thay đổi vượt bậc, tạo nên bộ mặt mới để đối mặt với thị trường còn nhiều khó khănvà thách thức Một số hoạt động huấn luyện và đào tạo của công ty trong quá trìnhhoạt động của công ty có thể kể đến:

Từ ngày 16/12 đến ngày 21/12 năm 2002, tại Khách sạn Kim đô – TP Hồ ChíMinh, công ty DAIKIN ASIA SERVICING đã tổ chức lớp huấn luyện thiết kế và lắpđặt hệ thống VRV cho cán bộ nhân viên công ty Việt Kim và đại diện các công ty Tưvấn - Thiết kế - Thấu thi công Nội dung bao gồm lý thuyết và thực hành trên các thiếtbị giả lập, kèm theo phần tham khảo thực tế các công trình đã được lắp đặt hệ thốngVRV của hãng Daikin Chương trình thực sự sinh động kèm theo các phần mềm tínhtải, thiết kế tự động của hãng Daikin Các hướng dẫn viên đã trình bày các phươngpháp tiên tiến nhất để quan sát - chẩn đoán lỗi – sự cố bằng các bài giảng nghiêm túcvà các thiết bị mới nhất

Từ ngày 16/3/2003 – 25/5/2003 Công ty đã tổ chức khóa đào tạo về kỹ thuậtđiện lạnh Khóa đào tạo nhằm mục đích củng cố lý thuyết về hệ thống lạnh choCBCNV, qua đó nâng cao kỹ năng lắp đặt và xử lý đối với máy ĐHNĐ hiệu Daikinphù hợp với nhịp độ phát triển của công ty

Ngày 28/6/2003 toàn thể công ty đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho một số cán bộcông nhân viên trong công ty và trao tặng một số phần thưởng đặc biệt cho các cán bộcông nhân viên có kết quả tốt Điều này nhằm động viên cán bộ công nhân viên trongcông ty tiếp tục cố gắng để đạt được những thành quả cao trong quá trình làm việc, vàthể hiện những ưu đãi của công ty

Ngày 25/6/2003 tại khách sạn Omni – TP Hồ Chí Minh, công ty DAIKIN ASIASERVICING đã tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bán hàng và hướng dẫn sử dụng hệthống điều khiển tự động cho cán bộ công nhân viên công ty Việt Kim Bằng các côngcụ minh họa như hệ thống thực, các giảng viên đã giúp CBCNV hiểu rõ và nắm chắchơn các tính năng tiên tiến mà hệ thống này mang lại

Chính từ những việc làm như trên đã giúp công ty Việt Kim có 1 bộ mặt hoàntoàn mới Tuy nhiên như vậy thì chưa đủ, bởi hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến sự pháttriển của công ty đó chính là thị trường hẹp, và sự chưa được biết đến của công ty, cácsản phẩm của công ty Việt Kim đã tạo ra những thay đổi lớn bằng cách quảng bá sảnphẩm đến người tiêu dùng Ngày 18/11/1996 công ty Việt Kim đã mở showroom tại

Trang 35

258 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh và hiện nay đã trởthành trụ sở chính của công ty Đây chính là bước đi đầu tiên trong việc nhằm pháttriển theo chiến lược của công ty Cùng với giai đoạn mới phát triển của kinh tế nướcnhà, đồng thời là sự chuẩn bị kỹ lưỡng trình độ kỹ thuật, Việt Kim đã thoát ra khỏinhững khó khăn ban đầu, dần dần có những bước phát triển đầu tiên Với lợi thế banđầu sẵn có đó là số vốn ban đầu lớn 10 tỉ đồng, Việt Kim bắt đầu là một công ty cóquy mô vốn khá lớn, công ty đã nhanh chóng cùng đó phát huy được ưu thế này vàngày càng mở rộng được thị trường của mình Từ 1 công ty chưa có tên tuổi, công tyViệt Kim đã tự xây dựng cho mình 1 danh tiếng mới, khẳng định tên tuổi của mình.Việt Kim tự hào có sản phẩm có chất lượng đảm bảo, cùng thái độ phục vụ hết mình,trình độ kỹ thuật của công nhân viên Vì vậy với từ khởi đầu là xây dựng trụ sở chínhtại Sài Gòn, công ty mở rộng mạng lưới rộng vươn tới khu vực miền Trung và miềnNam Do yêu cầu phát triển công ty đã mở thêm hai chi nhánh tại Hà Nội và tại ĐàNẵng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường

Sự cố gắng hết mình của tập thể ban lãnh đạo cũng như của đội ngũ cán bộnhân viên, Việt Kim đã phát triển 1 cách nhanh chóng và mạnh mẽ, bằng chứng lànhững gì công ty đã đạt được trong suốt thời gian hoạt động, điều đó được thể hiệnqua 1 số thành quả như sau:

Năm 1997: công ty Việt Kim đạt huy hiệu công ty có mức tăng trưởng doanh sốlớn nhất tại hội nghị họp mặt các nhà phân phối của Daikin Hội nghị khách hàng tạiViệt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh Đây chính là minhchứng quan trọng nhất cho thấy những cố gắng không mệt mỏi của công ty Việt Kim.Là công ty bước mới tham gia vào lĩnh vực này những đã khẳng định được năng lựccủa mình so với các công ty khác

Năm 1998: Tháng 9/1998 Việt kim được phép chính thức xuất khẩu nhập khẩutrực tiếp Tháng 12/1998 đạt doanh số tháng đạt mức kỷ lục.

Năm 2000: ngày 24/7 chính thức trở thành công ty cổ phần Việt Kim Đây làmột bước ngoặt đối với công ty, nó hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung Trong khicác doanh nghiệp đều cổ phần hóa, cả các doanh nghiệp nhà nước cũng đã cổ phần hóatừng phần Cùng với đó vào ngày 17/11: khai trương chi nhánh Hà Nội Đây là một chi

Trang 36

nhánh có vị trí quan trọng, góp phần lớn trong việc phát triển chung của công ty Đánhdấu sự mở rộng thị trường miền Bắc rộng lớn và nhiều tiềm năng.

Ngày 18/11/2001: khai trương chi nhánh Đà Nẵng

- Website: www.vietkimco.comChứng nhận:

- Vietkimco.,LTD

- Đăng ký kinh doanh số 4103000119 ngày 24/7/2000- Mã số thuế: 03014501008

- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VNĐ.1.2_ Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức

Trang 37

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY

Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty cổ phần Việt Kim

Trên đây là sơ đồ hoạt động chung nhất của toàn bộ công ty cổ phần Việt Kim,chức vụ của từng người, cũng như quyền hạn của từng người cũng được quy địnhtrước

1.2.2_ Chức năng nhiệm vụ

* Chủ tịch HĐQT: là người đại diện, thay mặt cho hội đồng quản trị Trong đó hội

đồng quản trị của công ty có quyền quyết định cao nhất của công ty Các vấn đề đượcquyết định như khi công ty Việt Kim chuyển sang hình thức cổ phần cũng được quyếtđịnh tại đại hội đồng cổ đông với sự điều hành của chủ tịch hội đồng quản trị Ngoàira, còn quyết định các vấn đề như thay đổi điều lệ của công ty, sửa đổi hay bổ sung.Thông qua hướng phát triển của công ty, quyết định thị trường đầu tư, các giải pháp

Chủ tịch HĐQT( HĐQT)NguyÔn Thanh V©n

Gi¸m §ècLý ThÞ Ph ¬ng Trang

Phßng kinh doanh

Trang 38

phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua các hợp đồng mua bán, vay vàcác hợp đồng khác có giá trị về tài sản

Các vấn đề có liên quan đến nhân sự như bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kýhợp đồng Chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc, cử người có quyền quản lý, giám đốccác chi nhánh của công ty Việt Kim đều được bầu thông qua cơ quan này Ngoài ra cácvấn đề có liên quan đến mức lương, mức thù lao hay lợi ích của từng người như thếnào cũng đều chịu sự chỉ đạo

*Giám đốc: là người điều hành các hoạt động của công ty, Giám đốc có thể do được

hội đồng quản trị cử ra Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu sự giám sát củaHội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việcthực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Những quyết định được Hội đồng cổ đông thông qua, được giám đốc quyết địnhviệc tổ chức thực hiện như thế nào Đồng thời những quyết định mà không có ảnhhưởng gì đến hướng phát triển đã định ra của Hội đồng cổ đông, những quyết địnhhàng ngày mang tính chất thường xuyên thì sẽ do giám đốc quyết định Kiến nghịphương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty Có quyền bổ nhiệm,cách chức các chức danh quản lý trong công ty

Việc tuyển dụng lao động, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao trình độ chocông nhân viên cũng thuộc trách nhiệm của giám đốc Các hoạt động nhằm quảng bácho hình ảnh của công ty, marketing cũng thuộc trách nhiệm của giám đốc công ty.Các công việc chung quyết định chỉ đạo xuống cấp dưới, thông thường mặc dù chịu sựgiám sát của Hội đồng quản trị nhưng việc chỉ đạo ấy chỉ mang tính chất chung, địnhhướng chung đối với công ty Còn cụ thể triển khai nó như thế nào thì sẽ do giám đốctrực tiếp triển khai

* Giám đốc chi nhánh: trong khi giám đốc của công ty là quản lý chung tất cả các hoạt

động của công ty, cũng như đội ngũ cán bộ, nhân viên ở dưới Thì chức năng nhiệm vụcủa giám đốc chi nhánh cũng tương tự tuy nhiên phạm vi hạn chế hơn so với giám đốccông ty Hoàn toàn tương tự so với giám đốc công ty, giám đốc chi nhánh giám sát cáccông việc tại các chi nhánh do mình quản lý Giám đốc chi nhánh chịu sự giám sátcủa Hội đồng quản trị, và cả giám đốc của công ty Trong quá trình quản lý chi nhánhnơi mình phụ trách, do tính chất cũng như thị hiếu của khách hàng các nơi khác nhau

Trang 39

nên giám đốc chi nhánh cũng phải điều tra thị trường nhằm tạo ra những đường lối phùhợp với chi nhánh nơi mình phụ trách Có thể lấy ví dụ ở đây như sau: như chúng ta đãbiết thời tiết, khí hậu ở Việt Nam giữa các miền là khác biệt nhau, nhiệt độ ở trongmiền Nam nhiệt độ lúc nào cũng cao, không phân biệt 4 mùa như miền Bắc Mà nhiệtđộ thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sức tiêu thụ sản phẩm của công ty Việt Kim,nên khi là giám đốc của chi nhánh các vùng miền khác nhau cũng phải chú ý đếnnhững điểm này

Giám đốc chi nhánh còn quyền tuyển dụng đối với công nhân viên hoạt động ởchi nhánh công ty Mọi những vấn đề có liên quan đến nhân sự của các chi nhánh đềuchịu sự giám sát của Giám đốc chi nhánh

Việt Kim đã có chi nhánh tại các tỉnh thành lớn trên cả nước: Hà Nội, ĐàNẵng, Hồ Chí Minh Với mục tiêu mở rộng thị trường rộng khắp các vùng miền, bởivậy vị trí giám đốc chi nhánh đồng vai trò quan trọng Nó như 1 bước đẩy nhằm giúpcho công ty mở rộng thị trường

* Các phòng, ban: ngoài các chi nhánh chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị thì cũng

có các phòng ban chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty Các phòng ban này thuộccơ cấu tuyến trên Tức là chịu sự quản lý của giám đốc công ty Và mỗi phòng ban đềucó vai trò hỗ trợ cho giám đốc công ty thực hiện triển khai các kế hoạch mà Hội đồngquản trị đã đề ra

Phòng kinh doanh: bộ phận này có trách nhiệm lập kế hoạch cho toàn bộ hoạt

động của công ty Việc phân phối về số lượng, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào, phânphối xuống các chi nhánh thế nào đều do phòng kinh doanh lập kế hoạch

Các quyết định của Hội đồng quản trị giao cho giám đốc kinh doanh, việc thựchiện ra sao, sẽ do phòng kinh doanh trực tiếp lên kế hoạch Những kế hoạch, phươngán do bộ phận này đưa ra ngoài được giám đốc xem xét, thì cũng phải sự trực tiếpthông qua của Hội đồng cổ đông Bởi lẽ phần việc của phòng kinh doanh sẽ có ảnhhưởng đến toàn bộ các phòng ban khác, ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện các kếhoạch nên cần được xét duyệt và xem xét kỹ càng Ở đây, phòng kinh doanh của côngty Việt Kim có chức năng như 1 phòng kế hoạch thông thường ở các doanh nghiệp haycông ty khác

Phòng thiết kế: Do đặc thù của lĩnh vực mà công ty kinh doanh, nên phòng thiết

Ngày đăng: 03/12/2012, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhỡn vào bảng số liệu trờn ta cú thể thấy rằng vốn cụng ty khi bắt đầu thành lập cú 10 tỷ, bõy giờ đó tăng lờn gấp 5 lần - Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần Việt Kim
h ỡn vào bảng số liệu trờn ta cú thể thấy rằng vốn cụng ty khi bắt đầu thành lập cú 10 tỷ, bõy giờ đó tăng lờn gấp 5 lần (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w