Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơbản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với Ngân hàngthương mại( NHTM ) - tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu vàthường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huyđộng được, đồng thời làm các dịch vụ Ngân hàng thì vai trò của nguồn vốncàng trở nên đặc biệt quan trọng Qui mô, cơ cấu và các đặc tính củanguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một NHTM bao gồm qui
mô cơ cấu,thời hạn tài sản và khả năng cung ứng dịch vụ, từ đó quyết địnhkhả năng sinh lời và sự an toàn của mỗi Ngân hàng
Trong khi chưa khai thác được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong các tổchức kinh tế và dân cư, nhiều Ngân hàng hiện vẫn phụ thuộc vào nguồnvốn vay, kể cả vay của các Ngân hàng nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầutăng trưởng tài sản, vì vậy chi phí nguồn vốn cao, sự ổn định và hiệu quảkinh doanh thấp và chưa phát huy nội lực để phát triển một cách vững trắc.Các Ngân hàng Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạncho nhu cầu đầu tư Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao , sự ổn địnhthấp và không phù hợp với sử dụng vốn về qui mô, kết cấu làm hạn chế khảnăng sinh lời , đồng thời đặt Ngân hàng trước nguy cơ rủi ro lãi suất , rủi rothanh toán và hơn thế có thể dẫn đến sự mất ổn định trong toàn bộ hệ thốngtài chính như nhiều Quốc gia từng lâm vào Do vậy yêu cầu tăng cườnghuy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hết sứccấp thiết đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng
Là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ
Trang 2trải qua hơn 10 năm đã đạt tăng trưởng đáng kể trong mở rộng qui mô ,nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhưng thực tiễn đang đặt ranhững thách thức mới ở phía trước Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xãhội địa phương , những khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô, từ nội tạicủa mình và cạnh tranh càng gia tăng bởi có thêm hoạt động của các tổchức tài chính phi Ngân hàng về huy động vốn như Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợphát triển, Bưu điện huy động tiền gửi tiết kiệm , Kho bạc huy động tráiphiếu , sự ra đời của Pháp lệnh thương phiếu điều chỉnh các quan hệ tíndụng thương mại.v.v Mặt khác trần lãi suất cho vay ngày càng giảm thấp
và những đặc điểm riêng có của mình thì hoạt động huy động vốn củaNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Thọ cần áp dụngnhững giải pháp thích ứng
Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết đó , đề tài:
" Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ" được lựa chọn và triển khai
nghiên cứu
Ngoài lời nói đầu và kết luận , luận văn gồm 3 chương:
- Chương I : Lý luận chung về huy động vốn của Ngân hàng
Thương mại
- Chương II : Thực trạng về huy động vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn ( viết tắt là : NHNo & PTNT ) Tỉnh PhúThọ
- Chương III : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHNo và
Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ
Để hoàn thành luận văn này em có sử dụng một số tài liệu và đặc biệtđược sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo , cô giáo khoa Ngân hàng -Tàichính Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và đồng nghiệp tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ Đề tài này có
Trang 3thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quýbáu của thầy giáo, cô giáo thuộc bộ môn để em nâng cao nhận thức.
Em xin chân thành cảm ơn
Phú Thọ, ngày 6 tháng 11 năm 2001
Sinh viên thực hiện
Vi Thị Bích Thiện
Trang 4LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1-Tổng quan về Ngân hàng thương mại
Hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời là kết quả của quátrình hình thành và Phát triển lâu dài của kinh tế hàng hoá, của quan hệhàng hoá tiền tệ Tuy khái niệm về NHTM ở mỗi nước có những điểm khácnhau nhưng đều thống nhất coi NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanhtiền tệ và cung ứng những dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong sốnhững tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức tài chính trung gian nàyđược gọi chung là các định chế tài chính có chức năng giống nhau là dẫnvốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn
Ở Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty tàichính năm 1990 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanhtiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiệncác nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán"
Luật các tổ chức tín dụng (Luật số 02/1997/QH10) Điều 20: “NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt độngNgân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” Trong đó
“Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”
NHTM hoạt động kinh doanh trên cơ sở các điều kiện kinh tế và quyđịnh của luật pháp, thông qua các hoạt động đó chúng tác động đến nềnkinh tế và đời sống kinh tế xã hội Cơ sở kinh tế khách quan của chức năng
Trang 5mà hệ thống NHTM đảm nhận là sự cần thiết có các trung gian tài chínhdẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, làm trung gian thanh toán trongnền kinh tế v.v Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi hoặc phát hành cáccông cụ nợ, sử dụng số tiền này để cho vay với một lãi suất và kỳ hạn nhấtđịnh, người vay phải trả cho Ngân hàng gốc và tiền lãi Lãi thu được từ cáckhoản cho vay và các khoản đầu tư vào chứng khoán tạo nên bộ phận thunhập cuả Ngân hàng Để tạo lập nguồn vốn, Ngân hàng phải trả cho cáckhoản tiền gửi hoặc các khoản vay và chi phí khác Với mục tiêu tăngcường hoạt động kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận, Ngân hàng thươngmại thường xuyên tổ chức khai thác các nguồn vốn với chi phí thấp để mởrộng cho vay và đầu tư, Xuất phát từ xu hướng phát triển trong hoạtđộng của Ngân hàng thương mại hiện đại là mở rộng các hoạt động dịch vụNgân hàng truyền thống Thông qua việc đa dạng hoá hoạt động , các Ngânhàng có thể vừa tăng thu nhập vừa có thể cạnh tranh với các định chế tàichính phi Ngân hàng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ.
1.2 -Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải
có vốn, vốn là năng lực chủ yếu nó quyết định đến khả năng, quy mô hoạtđộng của Ngân hàng Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn cho phép
mở rộng các hình thức kinh doanh hay đa dạng hoá các hoạt động kinhdoanh giúp cho các Ngân hàng giảm thiểu rủi ro
Nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán chi trả của một Ngânhàng, nếu có nguồn vốn lớn, năng lực thanh toán tốt thì sẽ gây được uy tíntrên thị trường
Trang 6Nguồn vốn của Ngân hàng còn là một nhân tố tác động đến sự thắnglợi trong cạnh tranh tạo cho Ngân hàng có một chỗ đứng vững chắc trên thịtrường Ngân hàng có khả năng vốn dồi dào cho phép điều chỉnh phí bìnhquân đầu vào là một lợi thế cạnh tranh.
Mặt khác, Ngân hàng khi có nguồn vốn lớn sẽ có đủ khả năng tàichính để kinh doanh đa năng trên thị trường, thoát khỏi hình thức kinhdoanh đơn điệu, có quỹ dự trữ cần thiết tạo đà mở rộng quy mô hoạt độngtín dụng và đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của Ngân hàng
Đại bộ phận nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là nguồn vốnNgân hàng huy động được trong nền kinh tế Để có một khối lượng vốn lớn
từ nhiều nguồn phong phú, đa dạng đòi hỏi Ngân hàng thương mại phải đadạng hoá được các nguồn vốn nghĩa là có một tỷ trọng vốn trung và dài hạnthích hợp để thực hiện chức năng của một Ngân hàng đa năng, khi thựchiện được điều đó Ngân hàng sẽ luôn giữ được lợi thế trong cạnh tranh , uytín của Ngân hàng không ngừng được nâng cao
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:
Trang 71.3 - Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Các Ngân hàng thương mại với tư cách là bộ phận chủ yếu của hệthống tài chính trung gian, nhận tiền của các khách hàng có tiền nhàn rỗigửi vào Ngân hàng hoặc phát hành các công cụ tài chính như các chứng chỉtiền gửi, trái phiếu v.v để thu hút vốn
Các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng đáp ứng cho nhucầu thanh toán , thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hoácác phương tiện thanh toán , Ngân hàng thu hút được lượng vốn lớn trongthanh toán Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các Ngân hàng thươngmại thường xuyên cải tiến các phương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán
để thắng thế trong việc hấp dẫn khách hàng gửi tiền và bán thêm các dịch
vụ Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân thường mở tài khoản tiềngửi giao dịch tại một hoặc một số Ngân hàng thương mại nhất định, khi cầnthiết yêu cầu rút ra hoặc chuyển trả tiền cho bên thụ hưởng một cách nhanhchóng vì tính chất của tài khoản này là thanh toán theo yêu cầu Qua đóNgân hàng vừa là thủ quỹ, vừa cung cấp dịch vụ thanh toán theo yêu cầucủa khách hàng
ở Việt Nam, một trong các yêu cầu bắt buộc khi một doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh phải mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại mộtNgân hàng thương mại, tài khoản này một mặt là nơi thu nhận tiền từnhững người mua hàng hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp này cung ứng, mộtmặt là nơi bảo quản tài sản tài chính an toàn, khi cần có thể chi trả bất cứlúc nào và trong nhiều trường hợp, số dư của nó được dùng để bảo lãnh hayđặt cọc cho các hợp đồng hoặc các thoả ước khác
Trang 8Trong khi thực hiện là trung gian thanh toán các Ngân hàng thươngmại còn nhận được tiền gửi các tổ chức tín dụng là một loại tiền gửi giaodịch.
Để thu hút được tiền gửi phi giao dịch của các tổ chức, cá nhân,Ngân hàng sử dụng các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn các
tổ chức kinh tế xã hội hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá: kỳ phiếu, tráiphiếu, giấy chứng nhận tiền gửi
1.3.1- Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi ( Tiền gửi thanh toán )
Các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức tín dụng khác, cá nhân mởtài khoản giao dịch tại các NHTM, thông qua tài khoản này, người sở hữuchúng có quyền phát hành séc hoặc lệnh chi trả cho người khác Trước đây,tài khoản tiền gửi có thể phát séc không được hưởng lãi nhưng để huy độngđược nguồn vốn này ngoài việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thanhtoán, các NHTM đã thực hiện trả lãi cho loại tiền gửi này Loại tiền gửi này
là nguồn vốn Ngân hàng phải chi phí huy động thấp nhất do người gửi tiềnquan tâm nhiều hơn đến tính lỏng trong tài sản của họ
ở một số nước, một số tài khoản có thể phát séc ra đời nhằm huyđộng nguồn vốn ổn định hơn nhưng phải áp dụng lãi suất hấp dẫn hơn nhưtài khoản ATS (Automatic trangfer from savings), tài khoản NOW(Negotiable order of with drawal) xuất hiện ở Mỹ năm 1970 và tài khoảnMMDAs (Money market deposit acounts) đựơc sử dụng từ năm 1982
Các Ngân hàng thường yêu cầu mức dư tối thiểu trên tài khoản trướckhi người gửi được hưởng lãi, lãi suất trả cho loại tiền gửi này cao hơn tàikhoản vãng lai , đổi lại số dư của nó tương đối ổn định hơn Những quyđịnh về loại tài khoản này rất khác nhau giữa các Ngân hàng, tuy nhiên đặcđiểm vốn có của tiền gửi phát hành séc là tiền gửi có thể được thanh toánkhi người gửi yêu cầu nên nguồn vốn này có độ ổn định thấp Một lý do
Trang 9khác gây nên sự mất ổn định của loại tiền gửi này do chi phí của Ngânhàng cho nó thấp dẫn đến việc cạnh tranh giữa các NHTM để huy động tiềngửi.
1.3.2-Huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Bao gồm hai loại chính là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn hoặccác giấy chứng nhận tiền gửi Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhấtcủa các NHTM đặc tính chung của loại này là người sở hữu được hưởng lãi
và không được phát séc Mức lãi suất thường cao hơn tiền gửi giao dịch vìngười gửi tiền không được hưởng nhiều dịch vụ của Ngân hàng và họ đánhđổi tính lỏng lấy thu nhập từ tài sản của họ
Tiền gửi trên tài khoản tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch phổbiến nhất, tiền gửi tiết kiệm có thể có hoặc không có kỳ hạn.Tiền gửi không
kỳ hạn có thể được gửi thêm hoặc rút ra bất kỳ khi nào.Tiền gửi có kỳ hạn :
về nguyên tắc không được rút trước hạn tuy nhiên do cạnh tranh về huyđộng vốn, các NHTM đã cho phép khách hàng rút theo yêu cầu sau khi họphải chịu mức phạt tiền lãi Đây là nguồn vốn có thời hạn dài nên chi phí
cao và khá ổn định.Tiền gửi kỳ hạn của các tổ chức kinh tế xã hội: là những
khoản tiền gửi có thời gian đến hạn xác định từ một vài tháng đến vài năm.Lãi suất phải trả cho loại tiền gửi này khá cao và tương quan với kỳ hạn, cóthể với cả quy mô tiền gửi tuỳ theo sự vận dụng của mỗi Ngân hàng
ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiền gửi có kỳ hạnđược chia làm hai nhóm, tiền gửi kỳ hạn có quy mô nhỏ là loại tiền có lãisuất cao hơn nhưng có tính lỏng kém hơn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạnloại lớn có thể đem bán trên thị trường thứ cấp trước khi đến hạn, ở khíacạnh này nó giống như một trái khoán Loại chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá
Trang 10lớn CDS (Certificati of deposits) có thể trao đổi xuất hiện ở Mỹ lần đầu vàonăm 1961 và đã trở thành công cụ nợ quan trọng của Ngân hàng tại cácnước có nền kinh tế phát triển.
Do đặc thù của quan hệ thanh toán mà các tổ chức tín dụng thường
mở tài khoản tại các tổ chức tín dụng khác tạo thành tiền gửi của các tổ chức tín dụng.
1.3.3- Huy động vốn bằng cách đi vay
* Vay chiết khấu hay tái cấp vốn của Ngân hàng Trung Ương
Việc vay vốn từ Ngân hàng Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạmthời của nguồn vốn do sự giảm sút số vốn hiện có so với tài sản của Ngânhàng thương mại Tuy nhiên nhu cầu khoản vay này phải phù hợp với mụctiêu của Ngân hàng Trung ương, ở nhiều nước khoản vay này phải ký quĩbằng thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác, chẳng hạn: hối phiếu chấpnhận thanh toán Đặc điểm nguồn vốn này là thời hạn ngắn do đó cácNgân hàng thương mại phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác đểtrả nợ ngay khi đến hạn Là nguồn vốn quan trọng khi gặp khó khăn trongcân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Chi phí vốn cho tiền vay thường cao
hơn so với các nguồn khác.
* Vay các tổ chức tín dụng khác
Các Ngân hàng thương mại có thể vay vốn của các tổ chức tín dụngkhác trên thị trường liên Ngân hàng trong nước hoặc quốc tế Tiền vay cóthời hạn từ một ngày (Over night) đến một vài tháng để bù đắp thiếu hụt
Trang 11trong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn tuy nhiên đây là nguồn vốnthường có thời hạn ngắn và chi phí cao nên việc vay mượn có tính tạm thời,
về lâu dài các Ngân hàng thương mại tìm cách khai thác nguồn vốn tiền gửi
Đặc điểm của khoản nợ này là có tính ổn định cao, quyền đòi tiềnthường xếp sau các khoản tiền gửi Hiện nay ở Việt Nam có một số loạigiấy tờ có giá có thể được mua bán trên thị trường trong khi với các nước
có thị trường tài chính phát triển, hoạt động mua bán các công cụ nợ diễn rakhá phổ biến và sôi động
* Nhận vốn uỷ thác đầu tư
Đối với một số Ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn huy động,vay tái cấp vốn của Ngân hàng trung ương còn có thể nhận được nguồn vốn
ủy thác đầu tư của nhà nước và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế
Trang 12theo các chương trình, dự án có mục tiêu cụ thể Để được nhận nguồn vốnnày, các Ngân hàng phải lập dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đốitượng phù hợp với đối tượng các khoản vay Hiện nay, Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đang nhận vốn uỷ thác của các
dự án: Phục hồi và Phát triển Nông thôn, dự án tín dụng Nông thôn v v
* Sử dụng các nguồn vốn khác
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các Ngân hàng thươngmại có thể sử dụng kết dư trên các tài khoản thanh toán vãng lai như chênhlệch thu hộ lớn hơn chi hộ các Ngân hàng khác trong thanh toán liên hàng.Ngoài ra còn có thể có số dư trên các tài khoản ký quĩ hoặc các khoản quản
lý, giữ hộ nhưng số vốn này không nhiều và Ngân hàng không chủ độngtrong việc tập trung nguồn vốn này
Như vậy, các Ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn chủ yếu bằngphương thức huy động vốn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, vốn trongthanh toán của khách hàng, trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sửdụng vốn có thể vay vốn các tổ chức tín dụng hoặc dưới hình thức chiếtkhấu của Ngân hàng Trung ương và có thể nhận vốn ủy thác đầu tư cùngvới số vốn của chủ sở hữu để có nguồn vốn với qui mô nhất định đủ tài trợcho danh mục tài sản Phương thức huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội giữvai trò quan trọng nhất do nó cho phép khai thác, phát huy nội lực để pháttriển kinh tế đồng thời thường có chi phí thấp hơn so với các nguồn vốnkhác
1.4- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn
Trang 131.4.1- Môi trường kinh doanh
Hoạt động kinh doanh nói chung và huy động vốn của Ngân hàngnói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh
tế và pháp lý
Hệ thống Ngân hàng được coi là “Phong vũ biểu” của một nền kinh
tế, việc huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng bị các chỉ tiêu kinh tế nhưtốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của thực thể, tốc độ chuchuyển vốn, tình trạng thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát v.v tác động trựctiếp
Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởinhiều chính sách, các quy định của Chính phủ và của Ngân hàng Trungương Thay đổi chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng Trung ương vềtài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốncũng như chất luợng của nguồn vốn của NHTM Sự ổn định về chính trịhay về chính sách ngoại giao cũng tác động đến quan hệ nguồn vốn củamột Ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng
có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của NHTM
Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền củadân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập vềtiêu dùng và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chứctín dụng hay quyết định chi số tiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản,động sản, chứng khoán
Khả năng ứng dụng công nghệ trở thành một trong những điều kiệnbắt buộc để Ngân hàng tồn tại và Phát triển Trong những năm ngần đây,
Trang 14nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin, đã xuất hiện nhiều sản phẩm dịch vụmới liên quan đến hoạt động huy động nguồn vốn của Ngân hàng như dịch
vụ Ngân hàng tại nhà (Home banking), máy rút tiền tự động ATM, thư tíndụng, hệ thống thanh toán điện tử v.v Với những sản phẩm dịch vụ mới
tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua Ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ rất cao
ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức
Hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngày càng có sự tham gia củanhiều loại hình Ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi Ngânhàng.Cạnh tranh có xu hướng gia tăng mạnh, càng giảm đi sự khác biệt gữacác Ngân hàng thương mại với các tổ chức tài chính phi Ngân hàng Kháchhàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp vào mua chứng khoán củaChính phủ và công ty Xu hướng cạnh tranh trong ngành Ngân hàng cànggia tăng do các yếu tố: Thay đổi chính sách về tài chính - tiền tệ, đổi mớitài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, chứng khoán hoá và toàncầu hoá.Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng về tiền gửi diễn ra dưới nhiềuhình thức Các tổ chức tài chính phi Ngân hàng ít bị giới hạn bởi các điềukhoản liên quan đến tiền gửi do vậy khách hàng có thể thoả thuận về qui
mô tiền gửi, lãi suất và thời hạn Các Ngân hàng có thể áp dụng những điềukiện giống nhau cho tất cả các khách hàng gửi tiền.Vì lý do này, các sảnphẩm dịch vụ liên quan đến tiền gửi được mở rộng và được phổ biếnnhanh chóng Thêm vào đó, nhiều tổ chức tài chính phi Ngân hàng có thểhuy động tiền gửi có kỳ hạn, thậm chí còn cung cấp các tài khoản không kỳhạn (Tiết kiệm bưu điện) Do cạnh tranh, lãi suất tiền gửi tăng lên trong khigiá dịch vụ liên quan đến tiền gửi giảm xuống điều này ảnh hưởng trực tiếpđến kết quả kinh doanh của các Ngân hàng
1.4.2-Chiến lược khách hàng của Ngân hàng về huy động vốn
Trang 15Giờ đây, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn Ngân hàng mà theo họ
là thuận tiện hơn chứ không chỉ đơn thuần là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời
từ lãi suất Do đó, các Ngân hàng nhận thấy cần có chiến lược khách hàngđúng đắn trong hoạt động nói chung và trong huy động vốn nói riêng
Trước tiên, Ngân hàng cần hiểu được động cơ, thói quen và nhữngmong muốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng gửitiền thông qua phân tích lợi ích của khách hàng Mục đích gửi tiền củadoanh nghiệp thường là nhờ Ngân hàng quản lý, ký quỹ hoặc nhờ chi trảtrong thanh toán trong khi các cá nhân gửi tiết kiệm có mục đích là hưởnglãi Mục đích của tiền gửi trên loại tài khoản khác nhau cũng rất khác nhaunhư tiền gửi giao dịch để phát hành séc thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn đểdành tiền cho tiêu dùng, đầu tư trong tương lai đồng thời hưởng lãi
Trên cơ sở những thông tin của khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra
hệ thống các chính sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và chấtlượng nguồn vốn mong muốn Hệ thống các chính sách đáp ứng và gợi mởnhu cầu liên quan đến huy động vốn bao gồm:
Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi của Ngânhàng Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch
vụ cung cấp và chất lượng của chúng như: Chất lượng tài khoản, kỳ hạn vàcác dịch vụ liên quan đến tiền gửi như rút tiền tự động, giao dịch tại nhà,rút ngắn thời gian thanh toán Những năm gần đây các Ngân hàng đã đadạng hoá sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện và đổi mới nâng cao chất lượng sảnphẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồng thời mở rộng phát triểndịch vụ mới
Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phídịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính Ngân
Trang 16hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trongviệc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hútthêm nguồn vốn Ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh thực hiệnnhững ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên.Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấunguồn vốn Quy mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của cácdịch vụ khác như phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quỹ Cácchính sách về tổ chức- kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp nhằmlàm thuận lợi, nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng Baogồm việc bố trí mạng lưới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ Ngân hàng,
cơ chế tài chính đồng thời tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao chonhanh chóng, an toàn, chính xác
Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này đượccác NHTM rất quan tâm nhằm tạo , củng cố uy tín của mình trên thịtrường, gắn bó với khách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàngmới.Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cảnhư hiện nay, chất lượng dịch vụ khách hàng trở thành công cụ cạnh tranh
vô cùng quan trọng để thu hút nguồn vốn Thái độ phục vụ thân thiện, chuđáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết đểgiữ vững khách hàng hiện có và thút thêm khách hàng
1.4.3-Mạng lưới và các hình thức huy động
Mạng lưới hoạt động càng rộng , linh hoạt đến các tụ điểm sẽ tạođiều kiện lớn ,chi phí rẻ, và các hình thức huy động vốn càng đa dạngphong phú thì đáp ứng nhu cầu đa dạng người có tiền ,do vậy tạo khả năngcho người có tiền, kết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng do việc
Trang 17thực hiện được dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ Ngân hàng Ngược lạinếu mạng lưới huy động vốn đơn điệu, nghèo nàn thì chỉ huy động trongphạm vi hẹp với một số đơn vị, khách hàng
1.4.4- Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệ
tiên tiến mang lợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuậnlợi và phục vụ khách hàng tốt hơn , tạo lòng tin cho người gửi tiền từ đó
mở rộng quy mô huy động vốn
1.4.5- Các nhân tố khác
Hiệu quả công tác huy động vốn còn phụ thuộc vào nhiều nhân tốkhác thuộc vấn đề nội bộ Ngân hàng:
Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng: Ngân hàng cần xác định vị
trí hiện tại của mình trong hệ thống , thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và thách thức Song Ngân hàng cũng phải dự đoán thay đổi của môitrường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lượcphát triển quy mô và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn là một bộ phận
Quy mô vốn tự có: Vốn tự có là nguồn vốn có thể đóng vai trò cái đệmchống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, nó đảm bảo lòng tin củakhách hàng đối với Ngân hàng cũng là yếu tố quyết định giới hạn tối đa củaquy mô nguồn vốn
Trang 18Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là một trong các nguồn lực để Ngân
hàng hoạt động có hiệu quả Đó là mạng lưới chi nhánh, các điểm giao dịchvới đặc thù vị trí, hệ thống thông tin và thiết bị khác
Tài sản vô hình: Tài sản vô hình quan trọng nhất của Ngân hàng là
uy tín của nó trong hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị,ban giám đốc Sự nổi tiếng của Ngân hàng là tài sản quý giá trong huyđộng vốn Thuộc nhóm này phải kể đến các quan hệ mà Ngân hàng đã tạolập được với các khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng, các trung giantài chính và các cơ quan nhà nước
Tính chất sở hữu của Ngân hàng: Yếu tố này có ảnh hưởng trực
tiếp, sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính, chiến lượckinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý, sửdụng vốn
Trên đây là hệ thống lý luận liên quan đến hoạt động của Ngân hàng
và nguồn vốn, chúng ta đã nghiên cứu các thành phần, cơ cấu nguồn vốnđối với hoạt động kinh doanh của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đếnquy mô cơ cấu nguồn vốn
Trang 19CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ
2.1- Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn Tỉnh Phú Thọ
2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội địa phương
Phú Thọ là tỉnh mới được tái lập tháng 01 năm 1997, tách ra từ tỉnhVĩnh Phú Toàn tỉnh có 12 huyện thị, trung tâm là thành phố Việt Trì với
274 xã phường, thị trấn, diện tích tự nhiên 3.506km2, dân số 1.261 ngànngười mật độ bình quân: 360 người/1km2
Về vị trí địa lý, Phú Thọ nằm tiếp giáp giữa vùng Đông bắc, đồngbằng sông Hồng và Tây bắc bộ, là “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây nốiThủ đô Hà Nội với các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang quaquốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì
Với vị trí này, Phú Thọ được coi là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá
và khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh miền núi,
Trang 20có thể nói Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội nếucác lợi thế này được khai thác.
Về địa hình, có thể chia thành hai tiểu vùng chủ yếu:
Tiểu vùng núi cao phía Tây nam thuộc các huyện Thanh Sơn, YênLập và một phần huyện Sông Thao Đây là vùng gặp nhiều khó khăn tronggiao lưu với các nơi khác Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều tiềm năngphát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản
Tiểu vùng gò đồi chia cắt bởi đồng ruộng xen kẽ và dải trung dutriền các sông Hồng, sông Lô, sông Đáy Vùng này có thuận lợi cho việctrồng cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản
Phú Thọ là một tỉnh miền núi cũng có những lợi thế nhất định, songđịa bàn bị chia cắt gây cản trở không nhỏ cho giao lưu kinh tế, văn hoá,phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân Tuy mới được tái lập songPhú Thọ có tình hình kinh tế xã hội tương đối ổn định, nền kinh tế có mứctăng trưởng khá, GDP tăng bình quân giai đoạn 1991 - 1996 đạt 8,3% năm,giai đoạn 1997 - 1999 đạt: 9,3% năm ,riêng năm 2000 tốc độ tăng trưởngGDP đạt 8,4 % cao hơn mức tăng trưởng của cả nước 6,75% , cơ cấu kinh
tế đang chuyển dịch đúng hướng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế pháttriển thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá
Trang 21Qua số liệu trên cho thấy từ năm 1998 - 2000 tỉnh Phú Thọ có nhịp
độ tăng trưởng khá ,tuy vậy so với bình quân thu nhập cả nước, bình quânGDP/người của tỉnh chỉ bằng 60% do có điểm xuất phát quá thấp, cơ cấukinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực song hiệu quả kinh tế quốc dân chưacao
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
* Thuận lợi
-Tình hình kinh tế xã hội địa phương
Với tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách tíchcực, thu nhập và dân trí không ngừng tăng lên là những đặc điểm của môitrường kinh doanh tạo thuận lợi cho kinh doanh Ngân hàng:
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ tình trạng sa sút củanhững năm trước đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao 11,6%, sảnxuất Nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hoá trong khi cácngành thương mại dịch vụ có bước phát triển tốt
Xuất phát từ mục tiêu ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn địnhnên trong “Tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 và phương hướng phát triểnchủ yếu đến năm 2010 của tỉnh Phú Thọ” của Hội đồng nhân dân, Uỷ bannhân dân tỉnh Phú Thọ và những thuận lợi từ môi trường kinh tế vĩ mô đã
mở ra cho các ngành trong đó có các NHTM cơ hội phát triển bằng việc mởrộng qui mô, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầurộng lớn
Trang 22-Môi trường kinh tế vĩ mô
Những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt mức tăng trưởng tươngđối cao từ 6 - 9% trong khi lạm phát từng bước được kiểm soát Chính sáchcải cách và công cuộc đổi mới được Đảng và Nhà nước lãnh đạo đã mở ragiai đoạn mới về phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọngtrên nhiều lĩnh vực tạo ra sự ổn định trong môi trường kinh tế vĩ mô, tăngcường sức sản xuất do năng lực sản xuất được giải phóng thị trường trongnước và Quốc tế rộng mở
Môi trường chính trị, pháp lý ổn định, Việt Nam xây dựng chiếnlược phát triển kinh tế đó là xây dựng cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước Để thực hiện chiến lược này, Quốc hội và Chính phủ đã đưa racác giải pháp nhằm xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, phù hợp vớiđiều kiện Việt Nam và luật pháp, thông lệ quốc tế Các bộ luật về đầu tưnước ngoài, doanh nghiệp, dân sự, đất đai v.v ra đời hình thành hành langpháp lý cho các chủ thể kinh tế hoạt động tự chủ, đặc biệt Luật Ngân hàng
có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998 giúp cho các NHTM cũng nhưcác tổ chức tín dụng khác chủ động, năng động, tự tin hơn trong cạnh tranhkinh doanh Ngân hàng
Cùng với sự chuyển biến nhanh của nền kinh tế, sau hơn 10 nămthành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có bướcphát triển khá, giá trị tài sản không ngừng tăng trưởng, thị trường ngày một
mở rộng, đội ngũ cán bộ dần trưởng thành trong môi trường kinh doanh sôiđộng này
* Khó khăn
Những khó khăn từ tình hình kinh tế xã hội địa phương : Mặc dù cóbước tăng trưởng khá song do nền kinh tế của tỉnh có điểm xuất phát thấp,
Trang 23cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, thiếu lao động kỹ thuật vàcác nhà quản lý doanh nghiệp giỏi nên sản phẩm thiếu sức cạnh tranh đây
là điều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Ngân hàng mà trước hết là hoạtđộng cho vay phải đối mặt với nguy cơ các doanh nghiệp này không trảđược nợ
Tuy đang từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá song sản xuấtNông nghiệp của tỉnh vẫn mang nặng tính tự cấp, tự túc thu nhập của đại
bộ phận dân cư còn thấp nên chưa dành đáng kể nguồn thu nhập cho đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh nên năng suất, sản lượng không cao
Phú Thọ là tỉnh có tốc độ đô thị hoá thấp, tuy thu ngân sách năm saucao hơn năm trước nhưng hàng năm vẫn phải nhận trợ cấp của Ngân sáchTrung ương trên dưới 40%
Những khó khăn trên cản trở lớn việc mở rộng hoạt động nâng caohiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn đặc biệt là Ngân hàngNông nghiệp vì thị trường tín dụng Nông nghiệp, Nông thôn là thị trườngtruyền thống của nó
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực còn ảnh hưởng sâu sắc đến nềnkinh tế nước ta làm cho nền kinh tế có chiều hướng chững lại trong nămqua, các doanh nghiệp ngoài những khó khăn nội tại còn gặp nhiều cản trởtrong tiêu thụ sản phẩm do thị trường truyền thống bị thu hẹp, việc tìmkiếm các đối tác kinh tế mới khó khăn, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của tỉnh từ đó ảnh hưởng đếnqui mô, cơ cấu, chất lượng tín dụng và khả năng huy động nguồn vốn củacác NHTM Cạnh tranh giữa các NHTM có thêm các tổ chức tài chính phiNgân hàng ngày càng gay gắt cả trên lĩnh vực nguồn vốn và cho vay, đầu
tư là những khó khăn buộc các Ngân hàng phải xác định lại chiến lược kinhdoanh để trụ vững, khẳng định vị thế của mình
Trang 242.1.2- Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và pháh triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1- Mô hình tổ chức - màng lưới
Ngân hàng No & PTNT Phú Thọ gồm Hội sở và 10 chi nhánh Ngânhàng huyện, 29 Ngân hàng liên xã (Ngân hàng cấp 4) trực thuộc các Ngânhàng huyện là đơn vị trực tiếp kinh doanh và nhận khoán tài chính vớiNgân hàng tỉnh theo qui định 946A của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam
Biên chế cán bộ đến 31/12/2000 toàn chi nhánh có 550 người cơ cấuphân theo trình độ: Trên đại học 0,5%, đại học và tương đương 59,5, trungcấp 36%, sơ cấp, chưa qua đào tạo 4,5%, tuổi đời trung bình 36
Cán bộ chủ yếu được tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước, thườngxuyên được bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu kiến thứckinh tế thị trường qua các lớp đại học tại chức, các chương trình tập huấnngắn ngày
Mô hình tổ chức màng lưới:
Giám đốc Các phó Giám đốc phụ trách chuyên đề
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Bộ phận văn phòng
Trang 25
Các Ngân hàng cấp 4 trực thuộc hội sở
Các Ngân hàng huyện Các Ngân hàng liên xã
So với các NHTM khác trên địa bàn, Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ có màng lưới rộng khắp với 10 Ngânhàng huyện trụ sở đặt taị các thị trấn là trung tâm kinh tế - văn hoá xã hộicủa huyện, dưới nó là các Ngân hàng liên xã tại các cụm xã để rút ngắnkhoảng cách không gian giữa Ngân hàng với người gửi, người vay tiền.Hội sở Ngân hàng tỉnh tại thành phố Việt Trì là trung tâm của tỉnh, tại đó
có các Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư phát triển, các tổ chứctín dụng khác như: Quĩ hỗ trợ phát triển, quĩ tín dụng đây là thị trường lớnnhưng cạnh tranh diễn ra rất quyết liệt cả huy động vốn, tín dụng và đầu tư
2.1.2.2 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triên Nông thôn Tỉnh Phú Thọ
% Thời điểm31/12/ 00
Trang 26So với dư nợ năm
trước
Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 1998,1999và 2000-Ngân hàng NO&PTNT Phú Thọ
-Tình hình doanh số :Doanh số cho vay năm 1999 giảm 45.429
triệu bằng 8.9% so năm 1998, nhưng năm 2000 doanh số cho vay tăng284.472 triệu đồng , bằng 35,9% so năm 1999
-Tình hình dư nợ: Dư nợ năm 2000 của chi nhánh đạt 596 055 triệu
đồng, tăng 33,4% so 31/12/1999, vượt 14,8% so mục tiêu đề ra
Trong đó: + Dư nợ ngắn hạn: 257.049 triệu đồng tăng 95.266 trệuđồng , bằng 59,13% so với 31/12/1999,
+ Dư nợ trung và dài hạn : 338.406 triệu đồng tăng 50.008triệu đồng bằng 17% so 31/12/1999
+ Nợ quá hạn: 5,2 tỷ đồng, tỷ lệ 0,88%, giảm 0,332% sovới năm 1999
Trước sự thăng trầm của nề kinh tế, sự bế tắc về tín dụng của cảnước cũng như của địa phương năm 1999, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Thọ đã xác định rõ vị trí tầm quan trọng củanăm 2000 đó là năm bản lề có tác dụng tạo đà tiến vào thiên niên kỷ mới ,nên mục tiêu đề ra khá táo bạo trên cơ sở phân tích kỹ thị trường và dự báothị trường chính xác Kết quả cụ thể đã được thể hiện ở biểu trên
Để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng được sự giúp đỡ củacác cơ quan pháp luật tiến hành xử lý nợ khó đòi, nợ xâm tiêu nên cuốinăm 2000, tỷ lệ nợ quá hạn đáng kể bên cạnh đó có những vụ việc đã bịhình sự hoá quan hệ tín dụng đã tác động đến tâm lý cán bộ tín dụng dẫnđến tình trạng cán bộ tín dụng dè dặt trong cho vay để tránh trách nhiệm.Một nguyên nhân khác là lãnh đạo một số Ngân hàng cơ sở chưa bám sátdiễn biến thị trường, nắm chắc nhu cầu vay vốn của khách hàng và trongkhâu tư vấn giúp khách hàng tìm cách thức sản xuất kinh doanh còn hạn
Trang 27chế nên cho đến nay số hộ sản xuất, các tiểu chủ vay vốn chỉ đạt 40 - 45%tổng số hộ trong tỉnh.
Cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các Ngân hàng thương mại vàcác quĩ tín dụng trên các địa bàn đan xen là thành phố Việt Trì, thị xã PhúThọ - những khu vực kinh tế hàng hoá phát triển, Ngân hàng Nông nghiệpthường xuyên đưa ra lãi suất cho vay hạ hơn vùng Nông thôn 0,05%/thángnhưng vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng so với các Ngân hàngthương mại khác
Vì vậy, mặc dù có mạng lưới rộng khắp: 11 Ngân hàng cấp huyện,
29 Ngân hàng loại 4 có mặt trên tất cả các địa bàn, có 550 cán bộ dư nợ1998: 454.084 triệu, năm 1999: 450.181 triệu, năm 2000: 596.055 triệu sovới Ngân hàng công thương Phú Thọ chỉ có 4 chi nhánh với 270 cán bộ Như vậy nếu so sánh dư nợ bình quân/người Ngân hàng Nông nghiệp năm
2000 chỉ bằng 44% bình quân/người của Ngân hàng công thương mà thunhập phụ thuộc trực tiếp vào qui mô, cơ cấu tài sản sinh lời nên tình hìnhtài chính của Ngân hàng Nông nghiệp những năm qua khó khăn hơn nhiều
so với các Ngân hàng khác vì vậy khả năng đưa ra lãi suất cạnh tranh rấthạn chế dẫn đến một số khách hàng lớn chuyển qua vay vốn tại các Ngânhàng thương mại khác, cũng vì vậy đối tượng khách hàng là các tiểu chủ cónhu cầu vốn rất lớn song họ chưa lựa chọn Ngân hàng Nông nghiệp để vayvốn
Tình hình cơ cấudư nợ theo thời hạn
Ngân hàng thực hiện chủ trương của Đảng được nêu trong Nghịquyết 6-NQ/TW của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển Nông nghiệp,nông: “Mở rộng tín dụng, tăng dần vốn vay trung và dài hạn Đáp ứng yêucầu vốn cho công nghiệp hoá Nông nghiệp, Nông thôn Thời hạn cho vayphải phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của vật nuôi, cây trồng, có thời gian
Trang 28khấu hao máy móc Nông nghiệp” và đặc biệt là quyết định TTg, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng khá nhanh, năm 1998 dư
67/1999/QĐ-nợ trung và dài hạn chiếm 55,1% thì năm 2000 tỷ lệ này đã là 57%, với cơ
cấu dư nợ như hiện nay cho phép Ngân hàng có sự ổn định của thu nhập từtiền lãi vì dư nợ ổn định, lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn cho vay
ngắn hạn
Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế những năm qua phản ánh thị
trường cho vay chủ yếu, khách hàng truyền thống của Ngân hàng Nôngnghiệp và PTNT là kinh tế Nông nghiệp Nông thôn
Biểu 03
Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
Đơn vị Triệu VND
Đối tượng vay Dư nợ T.trọng
1 Doanh nghiệp Nhà nước 162.608 35,7% 143.565 31,9% 184.543 30,9%
2 D.nghiệp ngoài Q.doanh 2.569 0.57% 7343 1,63% 38.836 6,5%
Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 1998, 1999và 2000-Ngân hàng NO&PTNT Phú Thọ
Qua biểu trên cho thấy :Hoạt động cho vay chính của Ngân hàngNông nghiệp & PTNT Phú Thọ là hộ sản xuất kinh doanh gồm hộ sản xuất
Nông nghiệp và hộ kinh doanh - hộ đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT, năm 2000 toàn tỉnh có 127.000 hộ vay vốn/tổng số 277.000 hộ.Tuy xuất đầu tư nhỏ song số lượng khách hàng vay vốn lớn và ngày càngtăng lên nên dư nợ cho vay hộ sản xuất liên tục tăng trưởng tuy tốc độ mỗi
năm có khác nhau
Trang 29Như vậy, về cơ cấu có sự chuyển dịch hướng tỷ trọng dư nợ cho vaycác doanh nghiệp nhà nước giảm, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh tăngtrong, dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng nhanh.
Nguồn vốn: Để tài trợ cho danh mục tài sản, nguồn vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ gồm hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn
tự huy động trên địa bàn và nguồn vốn uỷ thác đầu tư theo các dự án, chođến năm 1998 còn có nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác nhưng
từ cuối năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam không chophép các chi nhánh được vay nguồn vốn này
Vốn tự huy động bao gồm các loại chính
- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước
- Tiền gửi của khách hàng là những tổ chức kinh tế và cá nhân
- Phát hành giấy tờ có giá
Nguồn vốn uỷ thác đầu tư gồm có các dự án:
- Tín dụng Nông thôn của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
- Dự án hợp phần phục hồi Nông nghiệp IDA khoản vay 2.561 của Ngânhàng thế giới (WB)
- Dự án tài chính Nông thôn RDF của Ngân hàng thế giới (WB)
- Tín dụng Nông nghiệp CFD của quỹ phát triển Pháp
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của quỹ EU
Đánh giá qui mô, cơ cấu và diễn biến nguồn vốn sẽ được phân tích
kỹ trong “thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng No & PTNTPhú Thọ” Trong đó tập trung đi sâu phân tích, đánh giá các nguồn vốn tiềngửi, tiền vay trong mối quan hệ với danh mục tài sản và các nguồn vốn uỷthác đầu tư, vay Ngân hàng cấp trên
b Kết quả kinh doanh.
Trang 30Thu nhập và chi phí là các chỉ tiêu tài chính tổng hợp, đánh giá kếtquả kinh doanh của Ngân hàng trong năm Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Phú Thọ là chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam trực tiếpkinh doanh và hạch toán nội bộ, là đơn vị nhận khoán tài chính theo quiđịnh 946A của Hội đồng quản trị Ngân hàng No & PTNT Việt Nam chonên kết quả kinh doanh được thể hiện một cách gián tiếp ở quĩ thu nhập màđơn vị tạo lập được (vì quĩ thu nhập được hình thành từ chênh lệch thunhập lớn hơn chi phí theo đơn giá tiền lương nhất định) Quĩ thu nhập đượchưởng xác định theo công thức sau:
Quĩ thu nhập =(Tổng thu nhập-Tổng chi phí chưa có lương) x đơngiá tiền lương
Thu nhập
Thu nhập của Ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập khôngphải thu nhập lãi, tuy nhiên đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Phú Thọ, nguồn thu chủ yếu là thu lãi trong đó thu lãi cho vaychiếm trên 90%, thu dịch vụ và thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ do cơ cấuthu nhập phụ thuộc tất yếu vào cơ cấu tài sản của Ngân hàng
Tỷ trọng %
So sánh 1999/
1 Thu lãi cho vay 59.279 85,2 52.23
3 87,5 88 59.470 97,2 113,8
-Thulãichovay thông thường 45.605 73,2 39.12
Trang 31Nguồn: B.cáo thu nhập- chi phí năm 1998,1999 và 2000 của NHNo & PTNT Phú Thọ.
Căn cứ thu nhập của các năm 1998 ,1999 và 2000 ta thấy nguồn thu
chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ là thu lãi cho vay
ngoài ra thu dịch vụ khác, thu tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nhưng số
này nhỏ Riêng năm 2000 do tích cực huy động vốn tại chỗ nên nguồn vốn
đáp ứng được yêu cầu cấp tín dụng cho các khách hàng ,tuy nhiên có thể
thấy rằng nếu năm 2000 chi nhánh thực hiện thành công mục tiêu tăng
trưởng dư nợ là 14,8% so mục tiêu đề ra thì số vốn này không đủ đáp ứng
Chi phí
Các khoản mục chi phí chủ yếu bao gồm chi phí huy động vốn, hoạt
động kinh doanh khác và các khoản chi quản lý cơ cấu chi phí được thể
hiện trên biểu
Trang 32III Chi quản lý khác 11.856 20,7 11.183 20,2 94 14.399 25,6 128,7
IV Tổng chi 57.363 100 55.362 100 96,5 56.189 100 101,5
Nguồn: Báocáo thu nhập- chi phí năm 1998,1999 và 2000 của Ngân hàngNO&PTNTPhú Thọ
Những nguyên nhân trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh năm
2000 đạt khá hơn những năm trước :Ngoài các nguyên nhân như đơn vị
đôn đốc thu róc lãi cho vay làm tăng thu nhập từ lãi, nợ quá hạn giảm mạnh
làm giảm dự phòng rủi ro phải trích còn có nguyên nhân khách quan giúp
đơn vị tăng thu nhập lãi ròng
Qua phân tích tài chính năm 1999 và năm 2000 chúng ta thấy nếu
không có những diễn biến thuận lợi từ thị trường đơn vị sẽ không đạt được
kết quả về mặt tài chính trên đây do qui mô kinh doanh không được mở
rộng Phần dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng về huy động vốn
của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ như thế nào
2.2- Thực trạng về huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT Phú Thọ
Trong 3 năm 1997 đến 2000 nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT Phú Thọ không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, đến
cuối năm 2000 đạt 956 tỷ đồng tăng 232.7% so với năm 1997 Từ kết quả
thực hiện phát triển nguồn vốn mở rộng kinh doanh đưa Ngân hàng Nông
nghiệp và PTNT Phú Thọ từ một đơn vị nhỏ trở thành một chi nhánh có
quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
PTNT Việt Nam và là một tổ chức tín dụng vững mạnh, uy tín trên địa bàn
Phú Thọ
2.2.1 Mạng lưới huy động vốn
Từ đầu năm 1997 trở lại đây Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú
Thọ không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, đặc biệt là việc xây dựng các
Ngân hàng khu vực Nông thôn thay thế các hợp tác xã tín dụng trước đây
nay đã giải thể
Trang 33Đầu năm 1997 mạng lưới tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp vàPTNT Phú Thọ bao gồm 9 chi nhánh huyện, 17 chi nhánh Ngân hàng cấp 4tại các cụm kinh tế, đến cuối năm 1999 mạng lưới giao dịch đã được mởrộng có 01 hội sở Tỉnh, 10 chi nhánh huyện, 29 chi nhánh cấp 4, có 6 bànhuy động vốn và 60 tổ công tác, nhờ có mạng lưới giao dịch lớn Ngân hàngNông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã chuyển dịch hoạt động đến các địa bànNông thôn Các quan hệ tiền tệ, tín dụng dần được mở rộng vào các thànhphần kinh tế đặc biệt là hộ sản xuất.
Đến nay (tháng 4 năm 2001) có trên 80% số hộ nông dân có quan hệvay vốn và gửi vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ Đây là
ưu thế tạo lập thị trường vững chắc giúp Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTPhú Thọ tăng trưởng nhanh nguồn vốn huy động
2.2.2- Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ
2.2.2.1- Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xã hội
Đây là hình thức huy động vốn bắt nguồn từ chức năng thanh toán củaNgân hàng Nông nghiệp Các hình thức tiền gửi Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT Tỉnh Phú Thọ đang thực hiện:
- Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi không kỳ hạn)
- Tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn (3 tháng, 6 tháng )
- Tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm
Do sớm khai thác các lợi thế của mình về địa bàn hoạt động, năng lựcthanh toán, chất lượng phục vụ và khả năng tiếp thị nguồn vốn Ngân hàngNông nghiệp và PTNT Phú Thọ đã tăng nhanh chóng tăng 2,72 lần so cuốinăm 1999 và chiếm tỷ trọng 31.68% trong tổng số nguồn vốn
Trang 34Biểu số 06 Đơn vị: Triệu đồng
2.2.2.2 Huy động tiền gửi tiết kiệm
Những năm gần đây , cùng với sự ổn định tiền tệ, sự phát triển chungcủa cả nước, kinh tế trên địa bàn Phú Thọ không ngừng phát triển , đờisống nhân dân không ngừng nâng cao , tăng tích luỹ Nhân dân các dân tộcTỉnh Phú Thọ có lối sống cần kiệm,tin tưởng tuyệt đối khi họ gửi tiền vàoNgân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh PhúThọ có mạng lưới hoạt động rộng lớn ở khắp thành thị và Nông thôn, vớichất lượng phục vụ tốt, an toàn, tiện lợi, phong cách phục vụ chu đáo, nhiệttình nên đã thu hút nguồn vốn tiết kiệm ngày càng tăng đến cuối năm 2000
số dư đạt 254.374 triệu đồng tăng 4 lần so năm 1997 Tỷ trọng nguồn vốnnày đạt 26,61% trong tổng số nguồn vốn huy động
Biểu số 07 Đơn vị: VND
Trang 35Nguồn: Báo cáo tín dụng: Năm 1998,1999,2000- NHNO&PTNT Tỉnh Phú Thọ
Hiện nay ở Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có các hìnhthức gửi tiền tiết kiệm:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng
- Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng
2.2.2.3- Huy động tiền gửi kỳ phiếu Là hình thức huy động vốn mang tính
bổ sung nhằm đáp ứng quan hệ cung cầu vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT Phú Thọ Trường hợp nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu chovay hoặc cần huy động nhanh một khối lượng vốn lớn , Ngân hàng Nôngnghiệp và PTNT Phú Thọ phát hành kỳ phiếu ngắn hạn với mức ưu đãi vềlãi suất Tuỳ hình thức huy động có thể trả lãi trước hoặc trả lãi khi đến hạn, kỳ phiếu thường được huy động trong một thời gian nhất định với các loại
kỳ phiếu có thời hạn xác định là 3 tháng, 6 tháng hoặc 9 tháng Theo quyđịnh hiện nay của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam loại tiền gửi
12 tháng trở lên không huy động dưới hình thức kỳ phiếu
Trang 36trong tổng nguồn vốn, đến năm 2000 số dư 70.734 triệu chiếm tỷ trọng7,4% trong tổng nguồn vốn.
2.2.2.4- Huy động tiền gửi trái phiếu
Đây là hình thức huy động vốn đặc biệt của Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT Việt Nam Trái phiếu Ngân hàng Nông nghiệp do Ngân hàngNông nghiệp và PTNT Việt Nam phát hành Các Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT thành viên chỉ làm đại lý Nguồn vốn huy động được tập trungtrong toàn ngành thường để đáp ứmg nhu cầu được kế hoạch trước
Tuy có nhiều ưu thế và đã được sử dụng từ 1997 trở về trước nhưng từ
1997 trở lại đây Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ chưa huy độngvốn dưới hình thức này
2.2.2.5 Vay các tổ chức tín dụng khác
Các tổ chức tín dụng bao gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh,Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh Trong quá trình hoạt độngkhông tránh khỏi hiện tượng đọng vốn do huy động vào mà tạm thời chưacho vay hoặc đã cho vay nhưng khách hàng trả nợ , tạo nên nguồn tạm thờinhàn rỗi để các Ngân hàng cho nhau vay trong quan hệ đơn phương hoặcthông qua thị trường liên Ngân hàng Khai thác khía cạnh này trong cácnăm từ 1997 đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ thườngxuyên vay của các tổ chức tín dụng đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng
và có số lượng lớn đến năm 2000 đạt số dư 100 tỷ đồng
Năm 1997 và năm 1998 chi nhánh sử dụng nhiều nguồn vốn này với 2
lý do: Thứ nhất nó được coi là cái " đệm" cho sự thiếu hụt nguồn vốn huyđộng động vì những năm đó nguồn vốn huy động không thể đáp ứng đủnhu cầu tín dụng vốn thông thường , thứ hai phí điều động vốn từ ngân
Trang 37hàng cấp trên quá cao : Năm 1997 là 1,1%/tháng Năm 1999 và năm 2000chi nhánh đã giảm tuyệt đối tiền vay này do một phần dư nợ không tăng
2.2.2.6- Huy động tiền gửi cá nhân cá thể
Thanh toán với khối lượng lớn, cự ly xa nếu sử dụng tiền mặt, ngânphiếu thường chi phí lớn, không an toàn và tốn kém thời gian Việc thanhtoán qua Ngân hàng thực sự trở thành ưu thế được mọi loại hình kinh tếchấp nhận, đặc biệt là khi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT thực hiệnthanh toán qua mạng máy vi tính và đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của mọikhách hàng thì số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của tư nhân tăng lênnhanh chóng Thủ tục mở tài khoản và sử dùng tài khoản đơn giản và tiệnlợi hơn trước đây Đến nay, trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp vàPTNT Phú Thọ có gần 3000 tài khoản tư nhân hoạt động có số dư từ 5 đến
Trang 38vốn ủy thác đầu tư chỉ còn lại 94.120 triệu đồng giảm tuyệt đối so với đầunăm 29.567 triệu đồng.
Nguyên nhân: Trước đây phí điều vốn thông thường cao hơn so vớiphí phải trả cho các dự án đồng thời việc mở rộng huy động vốn tại địa bàngặp rất nhiều khó khăn nên chi nhánh sử dụng tối đa nguồn này để cấp tíndụng nhưng từ 1/6/1999 phí sử dụng vốn thông thường liên tiếp giảm dần
từ 1,0% xuống 0,9%, đến 1/7/1999: 0,85% ,1/10/1999: 0,75% cho đến1/11/1999 chỉ còn 0,7% nên lãi suất đầu vào bình quân nguồn vốn thôngthường thấp hơn , chi nhánh đã chủ động điều chỉnh cơ cấu dư nợ theohướng giảm dư nợ cho vay ủy thác đầu tư , tăng sử dụng vốn
thông thường bằng cách thu nợ đến hạn nguồn này , các khoản cho vay mớigiải ngân bằng vốn thông thường
2.2.3- Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ
2.2.3.1 Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành
- Nguồn vốn huy động tại địa phương
Đây là nguồn vốn cơ bản có tính chất quyết định và chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn vốn hoạt động
Đến cuối 1998 nguồn vốn huy động tại chỗ đạt đạt 403,6 tỷ đồng tăng24,1%, năm 1999 đạt 393,6 tỷ đồng giảm 2,5%, đến năm 2000 đạt 677,933
tỷ đồng, tăng 72,37% so với năm 1999 Trong đó cơ cấu nguồn vốn huyđộng tại địa phương chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu là các khoảntiền gửi có kỳ hạn 3 đến 6 tháng Đến năm 2000 tỷ trọng vốn huy động tạiđịa phương chiếm 70,93% trong tổng nguồn vốn
Trang 39Biểu 09 Đơn vị: Triệu đồng
Năm/chỉ tiêu Dư N/vốn HĐ tại ĐP Tăng( giảm) % Tăng(giảm) tuyệt đối
- Nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam
Biểu 10 Đơn vị: Triệu đồng
Lượng vốn điều cho NHNo&PTNT VN 9.5 18.3 120
Tỷ lệ/Tổng nguồn vốn HĐ tại địa phương 2.31 4.6 17.7
Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 1998,1999,2000-NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ có tốc độ tăng trưởngnguồn vốn hàng năm trên 22% Năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp vàPTNT Phú Thọ thừa vốn điều cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT ViệtNam 9,5 tỷ đồng, tỷ trọng 2,3% so tổng nguồn vốn huy động tại địaphương, năm 1999 là 18,3 tỷ đồng, tỷ lệ 4,6% Đến cuối năm 2000 Ngânhàng Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ điều cho Ngân hàng Nông nghiệp vàPTNT Việt Nam 120 tỷ đồng, tỷ lệ 12,56% trong tổng số nguồn vốn huyđộng tại địa phương