Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỉ XX, sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tếthế giới nói chung cũng như từng khu vực nói riêng biến đổi mạnh mẽ Nhiều môhình kinh tế khác nhau đã được thử nghiệm và đưa lại những thành công đáng ghinhận Thực tế ở các nước trên thế giới cho thấy đống góp to lớn trong nhữngthành công đó chính là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V).
Ở Việt Nam trước đây, loại hình doanh nghiệp này chưa được quantâm đầu tư đúng mức, nhưng trước nhu cầu phát triển của đất nước cũng nhưquá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì vai trò củaDNN&V đã phát huy tác dụng Việc phát triển các DNN&V khơi dậy ý chíkinh doanh, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chấtvà trí tuệ, tinh thần của nhân dân, huy động và nâng cao hiệu quả sử dụngcác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ, góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, bổ trợ cho các doanh nghiệp lớn, cung cấp sản phẩmdịch vụ cho thị trường và tạo phần lớn việc làm cho xã hội, đặc biệt là ởvùng nông thôn Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước tađã chủ trương tạo điều kiện cho DNN&V phát triển Trong bài phát biểu tạihội nghị với các doanh nghiệp ngày 9/2/2006 ở Hà nội, Thủ tướng Phan Văn
Khải đã nhấn mạnh: “Cần coi trọng và có chính sách ưu đãi hơn nữa đề
phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề ở vùng nôngthôn, đây là vấn đề rất quan trọng vì nước ta đất ít, lao động nông thônthừa, đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa vào nông thôn sẽ góp phần giảiquyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển đô thị nhỏ, giảm bớt sự chênhlệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị Đây cũng là giải pháp chủ
Trang 2yếu tạo thu nhập và việc làm cho nông dân không còn đất trong quátrình đô thị hoá, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị, làmphát sinh nhiều vấn đề phức tạp”.
Đến cuối năm 2007, nước ta đã có trên 250.000 doanh nghiệp tư nhân,
trong đó hầu hết là DNN&V Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đếntháng 10 năm 2007, Việt Nam có khoảng 280.000 doanh nghiệp được cấpgiấy phép hoạt động, trong đó có 8.500 dự án FDI, trên 2.000 doanh nghiệpnhà nước, còn lại là khu vực kinh tế tư nhân Chính phủ dự kiến đến năm2010 sẽ phát triển thêm 220.000 doanh nghiệp chủ yếu ở khu vực kinh tế tưnhân Tính đến đầu quý 2/2007, các DNN&V trong cả nước đã thu hút, tạo
công ăn việc làm ổn định cho gần 3 triệu lao động, đóng góp gần 40% GDPhàng năm của cả nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và cam kết của chính phủtrong việc phát triển DNN&V, mặt khác đây cũng là một thị trường đầu tưtiềm năng, hấp dẫn đối với các NHTM nên trong chiến lược phát triển củaNHNN&PTNTViệt Nam nói chung và chiến lược của Sở giao dịch nóiriêng, DNN&N được đặc biệt quan tâm Tuy nhiên đến nay, việc thực hiệncác điều kiện tín dụng của ngân hàng đối với một số lớn DNN&V là rất khókhăn, vượt quá năng lực của doanh nghiệp Vì thế việc tìm ra giải pháp tíndụng đối với DNN&V đang là mối quan tâm đặc biệt của các NHTM Xuấtphát từ quan điểm đó và thực trang hoạt động của các doanh nghiệp hiệnnay, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Sở giao dịch
NHNN&PTNTViệt Nam, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng tín dụng
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài cho luận văn
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xem xét một cách tổng quát vàcó hệ thống thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V tạiViệt Nam và việc đầu tư tín dụng của Sở giao dịch NHNN&PTNT ViệtNam cho các doanh nghiệp này Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số giảipháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng cho DNN&V tại Sở giao dịch.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các DNN&V và hoạt động tíndụng cho các DNN&V của Sở giao dịch.
Phạm vi nghiên cứu là số liêu thu thập từ Sở giao dịch trong 3 năm:2005, 2006 và 2007.
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và giải thích thực tiễn như phươngpháp biện chứng duy vật, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phântích hoạt đông kinh tế
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài lời mở đầu và phần kết luận; phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với sự
phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNN&V tại
Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam.
Chương III: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNN&V tại Sở giao
dịch NHNN&PTNTViệt Nam.
Trang 4Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữuhiệu của nền kinh tế Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là mộttrong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ riêng với NHTM màcòn vì sự phát triển chung của nền kinh tế.
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng ngân hàng.
NHTM có vai trò thu hút tiền nhàn rỗi, và thông qua tín dụng, đápứng các nhu cầu của nền kinh tế Hàng triệu hộ cá nhân, hộ gia đình và cácdoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng Ngânhàng đóng vai trò người thủ quỹ của toàn xã hội Thu nhập từ ngân hàng lànguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình Ngân hàng là tổ chức chovay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối
Trang 5với Nhà nước (thành phố, tỉnh…) Đối với các doanh nghiệp, ngân hàngthường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dựtrữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị Khi doanh nghiệp,người tiêu dung phải thanh toán các khoản mua hàng hoá dịch vụ, họ thườngsử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử… Và khi họcần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính, họ thường đến các ngânhàng để nhận được lời tư vấn Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chínhphủ (thông qua chứng khoán của Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọngđể đầu tư phát triển
Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọngnhất Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiềntệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủnhằm ổn định kinh tế
Về mặt cấu trúc, thị trường tài chính có hai kênh dẫn vốn là kênh trựctiếp và kênh gián tiếp Ở kênh trực tiếp, những người đi vay trực tiếp vayvốn từ người cho vay bằng cách bán ra chứng khoán (hay còn gọi là cáccông cụ tài chính Khi kinh tế càng phát triển, việc tham gia vào tài chínhtrực tiếp càng đòi hỏi nhiều tiêu chí hơn Một người thợ mộc không thể bántrái khoán trong một thị trường mở cho các công ty hoặc các cá nhân khác,bởi không ai biết anh ta là ai.Vì thế những doanh nghiệp nhỏ, hay có nhucầu vốn ít sẽ tìm đến tài chính gián tiếp, tức là thông qua một trung gian làmkênh dẫn vốn Và ngược lại, những người có món tiết kiệm nhỏ cũng lo ngạikhi mua các chứng khoán bởi vì phải tốn kém thời gian và chi phí để tập hợpthông tin cho việc chọn chứng khoán tốt nhất, mà chưa kể đến rủi ro rất lớncủa thị trường này, vì thế ngân hàng cũng là giải pháp tốt Với vai trò làtrung gian tài chính, ngân hàng nhận tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các công
Trang 6ty và các tổ chức kinh tế xã hội để đưa đến những nơi cần vốn – các doanhnghiệp, dân cư và các tổ chức khác.
Biểu đồ 1: Giản đồ thị trường tài chính.
1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động Vốnchủ sở hữu đóng vai trò lá chắn phá sản và thường chiếm tỷ trọng nhỏ trongtổng nguồn vốn, trong khi nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn và là cơsở cho ngân hàng thực hiện các hoạt động tạo ra doanh thu.
Nguồn vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền (nội tệ vàngoại tệ), bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận chính: Vốn huy động từtiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá; ngoài ra
Trang 7nguồn vốn của NHTM còn từ vốn vay của các tổ chức tín dụng khác và ngânhàng trung ương, và nguồn vốn khác Trong đó tiền gửi của khách hàng lànguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM Khi một ngân hàng bắt đầuhoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ vàthanh toán hộ cho khách hàng, bằng các đó ngân hàng huy động tình của cácdoanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng,chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng Để gia tăng tiền gửitrong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngàycàng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy độngkhác nhau.
Nhờ hoạt động huy động vốn ngân hàng tạo ra được luồng tiền để chovay, thực hiện các nghiệp vụ sử dụng vốn, tạo ra thu nhập cho ngân hàng Vìvậy huy động vốn là một trong hai hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng.
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động chính của NHTM là tìm kiếm các khoản vốn (huy độngvốn) để sử dụng nhằm thu lợi nhuận Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạonên các loại tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó tín dụng ngân hàng làhoạt động quan trọng nhất.
Các hoạt động tín dụng rất phong phú, bao gồm các hoạt động: tíndụng cho vay, bảo lãnh, tín dụng thuê mua, …
Trong đó, cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu củaNHTM Đặc biệt đối với các NHTM Việt Nam, doanh thu từ cho vay đónggóp từ 40-50% vào tổng thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên hoạt động nàycũng đem lại nhiều rủi ro cho NHTM, vì vậy các ngân hàng luôn tìm mọi
Trang 8cách nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu sinh lợi và cân bằngrủi ro.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đadạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau (có nhiều loại tín dụngkhác nhau) Việc áp dụng từng loại cho vay thuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tếcủa đối tượng sử dụng vốn tín dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả và phùhợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tíndụng
1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian khác của NHTM
NHTM hiện đại không chỉ tập trung vào cho vay mà còn cung cấpnhiều loại dịch vụ đa dạng, có thể điểm ra một số loại hình dịch vụ sau:
- Thanh toán qua ngân hàng: gồm thanh toán quốc tế và thanh toánqua biên giới.
- Mua bán ngoại tệ: khi giao thương ngày càng phát triển, các doanhnghiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ để giao dịch
- Dịch vụ thẻ
- Dịch vụ tài khoản thanh toán- Trả lương qua tài khoản
- SMS banking, Phone banking, Internet banking…
1.2 Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khái niệm DNN&V đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứunhưng việc xác định các tiêu thức phân loại vẫn chưa được thống nhất Để
Trang 9phân biệt DNN&V với doanh nghiệp lớn, người ta thường căn cứ vào cáctiêu thức như: Tổng vốn đầu tư, giá trị tài sản cố định, số lượng lao độngthường xuyên, giá trị bằng tiền của hàng hoá hay dịch vụ, lợi nhuận, vốnbình quân cho một lao động Tuỳ vào tình hình cụ thể ở mỗi quốc gia mà cáctiêu thức để phân biệt được lựa chọn, tuy nhiên phổ biến là:
- Số lao động thường xuyên được sử dụng- Tổng số vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Phân loại doanh nghiệp ở Việt Nam cũng dựa chủ yếu trên hai tiêuthức là vốn và lao động Trước đây, theo văn bản số 681/CP-KTN ngày20/6/1998 của Chính phủ, DNN&V là các doanh nghiệp có vốn kinh doanhdưới 5 tỷ đồng và số lao động thường xuyên không quá 200 người Cùng vớisự phát triển của đất nước và ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, số lượng cácdoanh nghiệp ngày một tăng, có không ít doanh nghiệp có số vốn vượt quá 5tỷ đồng nhưng chưa đủ mạnh để được coi là doanh nghiệp lớn Nghị định số90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/201 của Chính phủ về trợ giúp phát triển
DNN&V quy định: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinhdoanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăngkí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá300 người Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địaphương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp cóthể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc mộttrong hai chỉ tiêu nói trên”.
Như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đăng kí hoạt động theo LuậtDoanh nghiệp; Các hợp tác xã đăng kí hoạt động theo Luật hợp tác xã; Các
Trang 10hộ kinh doanh cá thể đăng kí theo Nghị điịnhsố 02/2000/NĐ-CP ngày3/2/200 của Chính Phủ về đăng kí kinh doanh thoả mãn ít nhất một trong haitiêu thức: vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng, lao động trung bình năm khôngquá 300 người thì đều được coi là DNN&V.
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là một tổ chức kinh tế, ngoài nhữngđặc trưng vốn có của một doanh nghiệp thì nó còn có những đặc điêm riêngnổi bật, đó là: quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn, công nghệ ít hiện đại, laođộng ít, trình độ quản lý thấp, năng lực cạnh tranh yếu… Những đặc điểmđó là hạn chế song cũng là một lợi thế của DNN&V.
1.2.2.1 Quy mô sản xuất nhỏ nên có tính năng động, linh hoạt, song cơsở vật chất, kĩ thuật, thiết bị công nghệ thường yếu kém lạc hậu.
* Qui mô nhỏ và vừa có tính năng động, linh hoạt và tự do sáng tạotrong sản xuất kinh doanh.
So với doanh nghiệp lớn, DNN&V năng động trước những thay đổiliên tục của thị trường Với quy mô và cơ sở vất chất hạ tầng đồ sộ, cácdoanh nghiệp lớn thường khó thay đổi kịp thời theo sự chuyển biến nhu cầucủa thị trường Ngược lại, DNN&V với cơ chế năng động có khả năngchuyển hướng kinh doanh, thay đổi công nghệ và chuyển đổi mặt hàngnhanh hơn.
Một lợi thế đáng kể nữa là DNN&V khi chuyển địa điểm sản xuất khônggặp nhiều khó khăn như doanh nghiệp lớn Vì vậy DNN&V thường được xâydựng gần các vùng nguyên liệu, tiếp cận được thị trường, có thể đáp ứng được cảnhững yêu cầu nhỏ lẻ mang tính khu vực, địa phương,… giúp DNN&V tiết kiệmđược tối đa những chi phí trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
Trang 11Quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa dạng, phong phú nên số lượng mộtloại sản phẩm sản xuất ra thường không lớn, mặt khác, phần lớn các sảnphầm của DNN&V là những mặt hàng cần thiết, phục vụ đời sống, sinh hoạtcủa xã hội nên có khi khủng hoảng kinh tế thì DNN&V bị tác động ít hơn sovới doanh nghiệp lớn và thường không gây thua thiệt quá lớn cho doanhnghiệp
*Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ nên DNN&V khó có khả năngtiếp cận với công nghệ hiện đại Vì vậy cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị côngnghệ thường yếu kém, lạc hậu.
Do khả năng tài chính và trình độ hạn chế, thông thường các DNN&Vchỉ sử dụng các công nghệ trung bình, đơn giản nên năng suất lao động thấp,làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Rất ít DNN&V được trangbị công nghệ hiện đại, trừ một số doanh nghiệp liện doanh với nước ngoài.So với doanh nghiệp lớn, DNN&V rất khó tiếp cận với thị trường côngnghệ, máy móc và thiết bị quốc tế Do thiếu thông tin về thị trường này, cácDNN&V cũng khó tiếp cận những dịch vụ tư vấn hỗ trợ trong việc xác địnhcông nghệ thích hợp và hiệu quả giúp học cải tiến và nâng cao sức cạnhtranh.
Hiện nay, các DNN&V đã có sự đổi mới công nghệ như dùng điệnvào sản xuất và gắn liền với đó là thực hiện nửa cơ khí, cơ khí hoá từngphần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất Song nhìn chung, thiết bị công nghệcủa các doanh nghiệp hiện vẫn còn lạc hậu và ở trình độ thấp, hiệu quả chưacao, đang gặp nhiều khó khăn trong nâng cao năng suất, chất lượng sảnphẩm.
Trang 121.2.2.2 DNN&V có vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh songthường gặp khó khăn trong việc mở rộng và phát triển sản xuất kinhdoanh.
DNN&V khi mới thành lập, ngoài số vốn hiện có của chủ doanhnghiệp, có thể huy động từ anh em, họ hàng… Ngoài ra trong quá trình hoạtđộng, DNN&V luôn kêu gọi vốn đầu tư; và với tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tánđi sâu vào các ngõ ngách, bản làng nên DNN&V có thể thu hút được vốntrong dân cư
Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng nhậnđược các nguồn tài chính khác nhau để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cácDNN&V lại gặp khó khăn trong việc huy động vốn, do đó các DNN&V khócó điều kiện cải tiến công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ở Việt Nam hiện nay, sự thiếu vốn của các DNN&V đã và đang diễnra trên bình diện khá rộng Bởi hầu hết vốn tự có của các DNN&V đều rấtnhỏ, hạn hẹp, không đủ sức tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cóchất lượng và hiệu quả, đặc biệt đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng,phát triển quy mô và đổi mới nâng cấp chất lượng thiết bị công nghệ Mặtkhác thị trường vốn dài hạn nước ta chưa phát triển, thị trường chứng khoántuy mới nổi nhưng hoạt động chưa ổn định; thêm vào đó, điều kiện hút vốntừ thị trường chứng khoán đối với DNN&V là rất khó khăn và hiếm hoi.Trong đó khả năng và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng khác đốivới các DNN&V cũng bị hạn chế do chưa có uy tín và chưa tạo lập đượckhả năng trả nợ, thêm vào đó các doanh nghiệp thường không đáp ứng đượcyêu cầu về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính cũng như kế hoạch sản
Trang 13xuất, kinh doanh… nên các NHTM cũng như các tổ chức tài chính khácthường e ngại khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng này.
1.2.2.3 DNN&V có tỷ suất vốn đầu tư trên lao động thấp, nhưng thườnglà lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp.
Do hầu hết các DNN&V sử dụng thiết bị công nghệ đơn giản nên máymóc chưa thay thế được con người và không đòi hỏi người lao động phải cótay nghề cao Mặt khác, ở một số ngành sản xuất kinh doanh như ngành thủcông mỹ nghệ đòi hỏi phải có bàn tay trực tiếp của con người mà máy móckhông thay thế được Vì vậy, các DNN&V góp phần không nhỏ giải quyếtcông ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt tại khu vực nông thôn và khuvực đô thị hoá, vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển.
Tuy nhiên, lao động trong DNN&V chủ yếu là lao động phổ thông,trình độ tay nghề, kỹ thuật thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn Số lao độngcó tính chất phổ thông, chưa qua đào tạo bình quân chiếm khoảng 60-70%.Ở một số vùng nông thôn, số được đào tạo nghề chính quy chỉ chiếm khoảng10% Đó cũng là một trong những khó khăn khi DNN&V đưa dây truyềncông nghệ tiên tiến vào mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.2.2.4 Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ linh hoạt songtrình độ chưa cao.
Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNN&V gọn nhẹ, linh hoạt:công tác điều hành mang tính trực tiếp Song trình độ, năng lực quản lý ởcác DNN&V còn bị hạn chế và mang tính chất gia đình nên ảnh hưởng rấtlớn đến công tác điều hành doanh nghiệp.
Trang 14Bộ máy tổ chức của các DNN&V thường đơn giản, gọn nhẹ Cácquyết định được thực hiện nhanh chóng, công tác kiểm tra, giám sát đượctiến hành chặt chẽ, không phải qua nhiều khâu trung gian vì vậy tiết kiệmđược nhiều chi phí quản lý doanh nghiệp.
Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong cácDNN&V khá chặt chẽ, gắn bó, tạo môi trường làm việc tốt Các lao động dễdàng trao đổi với nhau và với lãnh đạo, đề xuất những ý tưởng mới lạ đónggóp cho sự phát triển của doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp mà số laođọng không lớn lắm, người lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm được khẳnăng làm việc cũng như đời sống tinh thần của từng thành viên, nhờ vậyđiều chỉnh vị trí công việc của người lao động để tận dụng được hết khảnăng của họ.
Tuy nhiên do trình độ, năng lực quản lý ở các DNN&V chưa cao, cònmang nặng tính gia đình chủ nghĩa nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác điềuhành doanh nghiệp Nhiều chủ DNN&V không có kiến thức quản lý, khôngcó trình độ chuyên môn, thậm trí trình độ văn hoá thấp, không đủ khả năngxây dựng phương án phát triển kinh doanh, lập dự án đầu tư hay làm thủ tụcxin vay vốn ngân hàng theo quy đinh Khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thịyếu nên không nắm bắt kịp tình hình biến đổi bên ngoài doanh nghiệp như:tình hình nguyên liệu, mặt hàng, trình độ công nghệ, các đố thủ cạnh tranh…Nhìn lại đội ngũ các chủ DNN&V ở nước ta hiện nay cho thấy, họ cónhiều bất cập với đòi hỏi kinh doanh trong thương trường hiện đại Về trìnhđộ văn hoá: chủ doanh nghiệp có trình độ văn hoá trung học cơ sở khoảng45-50%; trình độ cấp tiểu học 10-15%, thâm chí cá biệt có người chưa đọcthông viết thạo; Số có trình độ văn hoá phổ thông trung học, cao đẳng và đạihọc chiếm khoảng 30-35% Về trình độ quản lý, chỉ có 2-3% chủ DNN&V
Trang 15được đào tạo kiến thức quản lý doanh nghiệp chính quy, 20-30% được tậphuấn, đào tạo ngắn hạn (dưới 6tháng), còn đại bộ phận quản lý doanh nghiệpcủa mình bằng kinh nghiệm.
Đây là điểm yếu cơ bản mà bản thân các chủ DNN&V rất khó khắcphục nên rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các hiệp hộidoanh nghiêp và các tổ chức phi chính phủ.
1.2.2.5 Khả năng cạnh tranh yếu
Khả năng cạnh tranh của các DNN&V yếu do hạn chế về vốn, quymô, trình độ lao động, công nghệ, phương thức quản lý, khả năng tiếp cậnthông tin và khả năng tiếp cận thị trường.
Vốn ít, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, công nhân lành nghề ít, trìnhđộ quản lý thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm… làm yếu năng lực cạnh tranh của DNN&V
Mặt khác, do còn mang nặng tư tưởng làm ăn tiểu nông, cá thể nêncác DNN&V chưa thấy hết được sự cần thiết của việc liên doanh, liên kếtcác doanh nghiệp trong sản xuất, trong tìm kiếm thị trường, phân phối hànghoá… tạo ra sức mạnh tập thể trong cạnh tranh.
Với thực trạng này, các DNN&V đang và sẽ chịu nhiều thua thiệttrong quá trình hội nhập Thực tế thời gian qua cho thấy: DNN&V chưa xâydựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình, mẫu mã hàng hoá xuất khẩukhông đa dạng, chất lượng thấp, không đồng đều, khả năng tiếp thị kém, rấtít doanh nghiệp giao dịch được qua mạng Internet, giới thiệu chào hàng trựctuyến, tham gia hội trợ triển lãm,… nên chưa tạo được uy tín trên thị trường.Do thiếu thông tin thị trường và liên kết lỏng lẻo, nên các DNN&V thường
Trang 16bị ép giá khi kí hợp đồng xuất khẩu, hoặc phải xuất khẩu qua đối tác trunggian nên không bán được giá cao Thực trạng thiếu am hiểu về luật phápquốc tế và tập quán thương mại quốc tế gây cho doanh nghiệp Việt Nam nóichung và DNN&V Việt nam nhiều thua thiệt trong quá trình tiếp cận thịtrường nước ngoài Điều này xảy ra không chỉ với DNN&V mà còn xảy racả với những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng trong nước như: việc mấtthương thiệu Cà phê Trung Nguyên ở Mỹ , nước mắm Phú Quốc ở TháiLan… ; hay bị cạnh tranh thiếu lành mạnh từ những nhà sản xuất hàng hoátại nước nhập khẩu như trường hợp chúng ta bị kiện về bán phá giá cá Tra,cá Ba Sa, và gần đây là đồ gỗ xuất khẩu, giày dép da…
Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với các DNN&V là phải tìm mọi giải phápvừa nâng cao sức cạnh tranh trong nước vừa cạnh tranh với hàng hoá và dịchvụ nước ngoài, đã và đang nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều.
Thị trường của DNN&V thường nhỏ bé và không ổn định, lại phảichia sẻ với nhiều doanh nghiệp khác.
Một trong những khó khăn không nhỏ của các DNN&V Việt Namhiện nay chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm Cùng với sự độc quyền củamột số doanh nghiệp lớn, số lượng DNN&V lại quá nhiều đẩy DNN&V tớitình trạng bị chia sẻ thị trường tiêu thụ.
1.2.3 Vai trò của DNN&V
Theo số liệu thống kê của viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trungương, đến hết năm 2007, khối kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó chủ yếu làDNN&V đã đóng góp 47% vào tổng thu nhập toàn bộ nền kinh tế, DNNNchíem 38%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 15% Hàng
Trang 17năm, DNN&V chiếm tới 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyểnhàng hoá, sản xuất ra 100% sản lượng của một số loại sản phẩm công nghiệp
Thứ nhất: DNN&V chiếm số lượng đông đảo và ngày càng gia tăng mạnh.
Ở hầu hết các nước, số lượng DNN&V chiếm khoảng trên dưới 90%tổng số các doanh nghiệp Tốc độ gia tăng số lượng các DNN&V cũngnhanh hơn số lượng các doanh nghiệp lớn.
Ở nước ta hiện nay, theo số liệu thống kê, doanh nghiệp quy mô lớnkhông nhiều, chỉ có 0,6% số doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên vàngần 0,4% số doanh nghiệp có vốn từ 500tỷ đồng trở lên, những doanhnghiệp này thường là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Trong khi đó doanh nghiệp có dưới 300 lao động chiếm 87,8%;doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 95,6 %.
DNNN (phần lớn là doanh nghiệp lớn) tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớntrong tổng sản phẩm trong nước song qua nhiều năm sắp xếp lại đã giảm vềsố lượng doanh nghiệp Trong đó kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đến cuốinăm 2007 đã có trên 250.000 doanh nghiệp (hầu hết là DNN&V) gấp 5 lầnnăm 2000 và hơn 5 lần tổng số doanh nghiệp tư nhân được thành lập từ 1991đến 1999 cộng lại.
Thứ hai: Sản phẩm hàng hoá của DNN&V phong phú, đa dạng đáp ứng nhucầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư.
DNN&V hoạt động đa dạng ở mọi ngành nghề, trong mọi thành phầnkinh tế, sức lan toả của DNN&V vào các lĩnh vực của đời sống xã hội là rấtlớn Do có quy mô nhỏ, DNN&V có thể hoạt động kinh doanh ở trong cảcác lĩnh vực mà các doanh nghiệp lớn không muốn tham gia hoạc không thể
Trang 18vươn tới nên nó có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu về sản phầm dịch vụ dùlà nhỏ nhất của mọi tầng lớp xã hội Theo số liệu thống kê thì các DNN&Vsản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, cung cấp 80% sản phẩm chonền kinh tế, sản xuất ra 100% sản lượng của một số loại sản phẩm thủ côngnghiệp.
Thứ ba: DNN&V có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế,tăng thu ngân sách Nhà nước.
DNN&V đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốcdân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng trên dưới 50% GDPở mỗi nước Ở Việt Nam, theo những số liệu hiện có, các DNN&V đã huyđộng được 57.327 tỷ đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và tạo đượcgần 10 triệu chỗ làm việc cho người lao động Doanh thu của các DNN&Vđạt khoảng 149 tỷ đồng và nộp 6,3 tỷ đồng tiền thuế Các DNN&V đã đónggóp khoảng 26% GDP, 47% tổng thu nhập toàn bộ nền kinh tế đóng gópkhoảng 75% kim ngạch xuất khẩu, thu hút khoảng 26% lực lượng lao độngtrong cả nước.
Thứ tư: Tác động kinh tế - xã hội lớn nhất của DNN&V là góp phần giảiquyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển đô thị nhỏ, góp phần xoá đói giảmnghèo
Do đặc điểm của các DNN&V là việc áp dụng các máy móc, thiết bị,dây truyền công nghệ ở mức thấp, chưa mang tính tự động cao nên máy móchiện đại chưa thay thế được con người, mặc khác, có một số ngành sản xuấtkinh doanh của DNN&V đòi hỏi phải có bàn tay trực tiếp của con người(như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ….) do đó các DNN&V cần một lượnglao động rất lớn và thường xuyên tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động.
Trang 19Vì vậy DNN&V có khả năng thu hút nhiều lao động, tạo nhiều công ăn việclàm cho xã hội và tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho người lao động.
Ở hầu hết các nước, DNN&V tạo công ăn việc làm cho khoảng 80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ Đặc biệt, trong nhiềuthời kỳ, các doanh nghiệp lớn sa thải công nhân thì khu vực DNN&V lại thuhút thêm nhiều lao động hoặc có tốc độ thu hút lao đọng mới cao hơn doanhnghiệp lớn.
50-Ở Việt Nam, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung Ương, thì số lao động của các DNN&V trong các lĩnh vực phi nôngnghiệp hiện có khoảng 7,8 triệu người, chiếm tới 79,2% tổng số lao động phinông nghiệp và chiếm khoảng 26% lực lượng lao động của cả nước Đặcbiệt trong quá trình đô thị hoá hiện nay thì DNN&V thực sự là một giải pháphữu hiệu, chủ yếu tạo thu nhập và việc làm cho số lao động nông thôn khôngcòn đất sản xuất, hạn chế tình trạng dân nông thôn đổ về thành thị, làm phátsinh các vấn đề xã hội phức tạp Mặt khác đây cũng chính là khu vực thu hútlao động là sinh viên mới ra trường và điều này đã góp phần giải quyết mộttrong những bức xúc của chúng ta hiện nay.
Thứ năm : DNN&V góp phần làm nền kinh tế năng động và hoạt động hiệuquả hơn.
Do yêu cầu vốn ít, quy mô nhỏ, DNN&V có khả năng thay đổi mặthàng, chuyển hướng sản xuất cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường.Đồng thời với sự gia tăng các DNN&V là sự gia tăng số lượng và chủng loạihàng hoá, dịch vụ, làm cho nền kinh tế năng động hơn
Trang 20Mặt khác, trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp lớn không thểvươn tay đến mọi khâu trong quá trình sản xuất Sự phát triển của chuyênmôn hoá và hợp tác hoá đã không cho phép doanh nghiệp lớn khép kín chukì sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả Do đó với vai trò vệ tinh củamình, các DNN&V cũng sẽ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp lớn từ cung ứng đầu vào, gia công chế biến đến tổ chứctiêu thụ hàng hoá thông qua các cửa hàng bán buôn, bán lẻ Với lợi thế sẵncó, DNN&V đã thực hiện vai trò trung gian trong lưu thông hàng hoá rất tốt,viìhệ thống cửa hàng kinh doanh thương mại dịch vụ nhỏ và vừa đặt ở khắpcác đường phố, các khu công nghiệp, các tụ điểm dân cư có thể đáp ứng nhucầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng Số liệu thống kê cho thấyhàng năm DNN&V chiếm tới 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vậnchuyển hàng hoá Sự hợp tác giữa DNN&V và các doanh nghiệp lớn khôngnhững mang lại lợi ích cho các DNN&V mà còn giúp cho các doanh nghiệplớn tiết kiệm thời gian và chi phí để tập trung sản xuất, tận dụng lợi thế vềquy mô và công nghệ của mình để phát triển trong cơ chế thị trường Từ đólàm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn.
Thứ sáu: DNN&V có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, khaithác thế mạnh, tiềm năng của từng vùng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tạiđịa phương
Xuất phát từ lợi thế quy mô nhỏ và vừa thuận lợi cho việc thành lậpdoanh nghiệp ở mọi nơi nên tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng mà cácDNN&V ra đời, lựa chọn các mặt hàng sản xuất, kinh doanh sao cho có thểkhai thác thế mạnh, tiềm năng của từng vùng một cách tốt nhất để phục vụngười tiêu dùng và tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Trang 21Mặt khác, trong quá trình sản xuất, kinh doanh các DNN&V luôn kêugọi vốn đầu tư vớ tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán và đi sâu vào các ngõ, ngách,bản làng nên DNN&V có thể thu hút được vốn trong dân cư, tạo cơ hội chodân cư địa phương đầu tư sinh lời từ lượng tiền nhàn rỗi nhỏ bé của mình
Bên cạnh đó, DNN&V đã thu hút được các nguồn lực khác như: sứclao động, tài nguyên đất, rừng, khoán sản và khai thác nguyên liệu sản xuấtsẵn có tại địa phương… đưa vào sản xuất, phát triển kinh tế vùng, phát huyvà tận dụng thế mạnh của từng địa phương
Trong những năm qua, DNN&V đã khơi dậy và làm sống lại cácngành nghề truyền thống của từng địa phương, làm sống lại nhiều làng nghềđã từng bị mai một theo thời gian, đặc biết là đối với nghề thủ công mỹ nghệnhư: trạm khắc gỗ, mây tre đan, giốm sứ mỹ nghệ, dệt may, cói xuất khẩu…Mặt khác, đối với một nước nông nghiệp chưa có nhiều vùng chuyên canhnhư nước ta thì việc phát triển ngành Công nghiệp chế biên sản phẩm nông,lâm, thuỷ hải sản là hết sức cần thiết và mô hình DNN&V là lựa chọn đúngđắn, có hiệu quả.
Thứ bảy: DNN&V có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế, thức hiện đô thị hoá phi tâm trung và phương châm “ly nông bất lyhương”.
DNN&V đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởnông thôn, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc đẩy cácngành thương mại - dịch vụ phát triển Sự phát triển của các DNN&V ởthành thị cũng góp phần làm tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ làmthu hẹp dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Trang 22Các DNN&V còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi và đadạng hoá cơ cấu công nghiệp
Sự phát triển của các DNN&V ở nông thôn sẽ thu hút những ngườilao đọng thiếu hoặc chưa có việc làm và có thể thu hút số lượng lớn lao độngthời vụ trong kỳ nông nhàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh Rút dần lựclượng lao động làm nông nghiệp chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụnhưng vẫn sống ngay tại quê hương bản quán, không phải di chuyển đi xa,thực hiện được phương châm “ly nông bất ly hương” Đồng hành với nó làxu hướng hình thành những khu vực khá tập trung các cơ sở công nghiệp vàdịch vụ nhỏ ngay ở nông thôn, tiến dần lên hình thành những khu thị tứ, thịtrấn, hình thành các đô thị nhỏ đan xen giữa những làng quê.
Trang 231.3 Tín dụng NHTM với DNN&V
1.3.1 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng1.3.1.1 Khái niệm
Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế liên quan đến giao dịch về tài
sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tàisản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách niệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên chovay khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng trong đó bên cho vay là các
tổ chức tín dụng và bên đi vay là các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịchvề tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm haihình thức là cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản vàđộng sản).
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khichuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có sở để tinrằng người đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay,hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoàivốn gốc
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sởcam kết hoàn trả vô điều kiện.
Trang 241.3.1.2 Phân loại
Các hình thức tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường rất đadạng và phong phú Sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện làm xuất hiện cáchính thức tín dụng mới, do đó tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế vàpháp luật của mỗi nước mà việc áp dụng các hình thứ tín dụng ở các nước cókhác nhau.
Có nhiều cách phân loại tín dụng, chẳng hạn như: theo thời hạn tíndung (Tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) theo đối tượng tín dung (Tíndụng vốn lưu động, vốn cố định) Theo mục đích sử dụng vốn (tín dụng sảnxuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng)
Trên thực tế người ta thường dựa vào tính chất và đặc điểm củanghiệp vụ cho vay để phân loại tín dụng.
- Tín dụng vãng lai: là hoạt động vay mượn thường xuyên giữa ngânhàng và khách hàng, bằng nội tệ hay ngoại tệ với các nội dung được thoảthuận trong hợp đồng tín dụng
- Tín dụng chiết khấu: Trong các nước có nền kinh tế thị trường, kỳphiếu thương mại được phát hành và lưu thông theo quy định của luật pháp.
Người có kỳ phiếu chưa đến hạn thanh toán, nếu cần tiền có thể bán choNHTM NHTM mua kỳ phiếu thương mại với giá bằng hiệu số giữa mệnhgiá ghi trên kỳ phiếu trừ đi lãi suất, hoa hồng và các khoản chi phí khác.
- Tín dụng cầm đồ: Tín dụng cầm đồ là loại cho vay có thế chấp bằngbất động sản hoặc bằng động sản Tài sản cầm đồ có thể phải đem đến ngânhàng cất giữ, trường hợp đặc biệt có thể để ở kho chuyên dụng hoặc giao
Trang 25cho người vay giữ Tài sản cầm dồ được đánh giá không phải bằng đúng giátrị của nó mà thường được đánh giá thấp hơn để khi rủi ro có thể bán đượcngay đủ bằng số nợ gốc và lãi, và NHTM thường cũng chỉ cho vay mộtkhoản tương ứng với tỷ lệ phần trăm giá trị của tài sản cầm đồ Các tài sảndùng để cầm đồ rất đa dạng, có thể là: chứng khoán ngắn hạn và chứngkhoán dài hạn, hàng hoá, kim loại quý, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất…
- Tín dụng trả nhiều lần: Tín dụng trả nhiều lần là loại cho vay màđiều kiện trả nợ được phân ra nhiều thời hạn, mỗi thời hạn trả một phần.
- Tín dụng bảo lãnh: là loại cho vay phát sinh do ngân hàng nhậnthanh toán cho người bán hàng trong trường hợp người mua (người đượcbảo lãnh) không có khả năng thanh toán số nợ Ngân hàng thu phí dịch vụbảo lãnh, mức thu phụ thuộc vào loại nhu cầu bảo lãnh và thời hạn cho vay.Hình thức bảo lãnh của ngân hàng rất đa dạng: Bảo lãnh tín dụng, bảo lãnhcung cấp hàng hoá, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bán chịu hàng hoá, bảolãnh thuế…
- Tín dụng thuê mua: Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thuê muarất phát triển Đây là hình thức tín dụng cho người khác tạm sử dụng tài sảncủa người cho thuê trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn,người đi thuê phải trả lại tài sản đó hoặc có thể mua lại Có rất nhiều hìnhthức cho thuê như: cho thuê tài chính, cho thuê hoạt động… Tiền thuê baogồm giá vốn, chi phí, các loại thuế và lãi kinh doanh Tuỳ từng loại đốitượng khác nhau mà giá cả thuê mua được tính khác nhau.
Tín dụng thuê mua có nhiều ưu điểm, đặc biệt là tạo điều kiện cho cácnhà sản xuất kinh doanh thiếu vốn mở rộng sản xuất, ứng dụng kỹ thuậtcông nghệ mới hoặc thực hiện chiến lược cạnh tranh trên thị trường Trong
Trang 26điều kiện mà người đi vay không có tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thìhình thức tín dụng này rất phù hợp Song trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, quảnlý của ngân hàng đòi hỏi rất cao Môi trường pháp luật phải đồng bộ và đầyđủ.
Tóm lại có thể thấy rằng, các NHTM luôn luôn tìm cách sang tạo racác hình thức tín dụng mới phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của quá trìnhtái sản xuất, nhằm đa dạng hoá các hình thức cho vay để mở rộng tín dụng,thu hút thêm nhiều khách vay, tăng thêm lợi nhuận và phân tán, giảm thấprủi ro.
1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanhnghiệp nhỏ và vừa.
1.3.2.1 Ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều rộng và sâu là yêu cầu kháchquan đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp nóichung và các DNN&V nó riêng nếu chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu và sựtích luỹ trong nội bộ từng doanh nghiệp thì sẽ tốn nhiều thời gian, không thểđáp ứng được nhu cần sản xuất kinh doanh Vì vậy các doanh nghiệp đềuphải tìm kiếm nguồn tài trợ khác.
Trên lý thuyết có 3 phương pháp chủ yếu để tìm nguồn tài trợ chodoanh nghiệp đó là: tăng nguồn vốn chủ sở hữu, vay có kỳ hạn và thuê (thuêmua) Sau đây sẽ phân tích kĩ điểm mạnh và điểm yếu của ba phương thứctài trợ này, từ đó có thể thấy vai trò quan trọng của ngân hàng trong hỗ trợvốn cho DNN&V.
Trang 27Tăng vốn chủ sở hữu là biện pháp an toàn nhất và ít tốn kém chi phívốn nhất bởi có thể huy động từ các cổ đông hiện hữu, hoặc huy động trênthị trường chứng khoán, số vốn này không gây ra chi phí vốn cho doanhnghiệp (trừ chi phí để huy động ban đầu) Tuy nhiên, biện pháp này thườngkhông áp dụng được với các DNN&V vì thực tế người chủ doanh nghiệphoặc các cổ đông chỉ có lượng tài chính hạn chế, họ không có khả năng bỏra nhiều vốn hơn số vốn họ đã đóng góp vào doanh nghiệp Tìm kiếm vốntrên thị trường chứng khoán với các DNN&V lại càng là điều không tưởngbởi quy mô hạn hẹp, uy tín chưa có và trình độ hạn chế Vì vậy DNN&Vvốn không có nhiều lựa chọn, thường tìm đến ngân hàng, trung gian tàichính này có thể cung cấp vốn nhanh nhất (sau khi doanh nghiệp đã thoảmãn một điều kiện).
Ở các nước công nghiệp phát triển, thuê mua là một biện pháp đơngiản và thuận lợi, thay thế cho tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là cho cácDNN&V thường gặp nhiều khó khăn khi vay vốn trung và dài hạn của ngânhàng Nó có tác dụng thay thế các khoản vay có bảo đảm và giảm rủi ro chocác khoản tài trợ trung hạn đối với các doanh nghiệp nhỏ không có báo cáohoạt đông kinh doanh và báo cáo kiểm toán Song ở Việt Nam hiện nay, đâylà hình thức tài trợ vốn mới mẻ, chưa phát triển Các DNN&V Việt Nam cònchưa quen với hình thức này, vì vậy chủ yếu họ vẫn cần đến ngân hàng đểvay vốn trung và dài hạn
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụngthương mại hay còn gọi là tín dụng người cung cấp Nguồn vốn này hìnhthành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm haytrả góp Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng khi quy mô tài trợ quá lớn thì rủi rocủa quan hệ tín dụng này sẽ rất lớn Mặt khác tín dụng thương mại còn mang
Trang 28tín dây chuyền, nên khi một doanh nghiệp không có khả năng thanh toán sẽảnh hưởng đến khả năng thanh toán của hàng loạt các doanh nghiệp khác vàtác động xấu đến kinh tế xã hội Về lý thuyết có thể thấy, tín dụng thươngmại bị hạn chế bởi phương hướng, quy mô và thời hạn Về phương hướng,tín dụng thương mại chỉ có thể thực hiện được khi có sự phù hợp về nhu cầuhàng hoá Các doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp giới hạn trong phạm vi khảnăng của mình Và cuối cùng, vốn vay là một bộ phận nằm trong chu kỳ sảnxuất kinh doanh của người cho vay nên không thể kéo dài thời hạn
Vốn ngân hàng, ngược lại có thể giải quyết những hạn chế trên, nguồnvốn ngân hàng huy động là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nên có đủ khảnăng tài trợ cả vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn, đảm bảo cho doanhnghiệp không chỉ đủ duy trì sản xuất mà còn tái sản xuất mở rộng, đồng thờikhông bị giới hạn bởi phương hướng và quy mô
Thực tế cho thấy, ngay cả ở những nước công nghiệp phát triển, thì tíndụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vẫn quan trọng hơn nhiều so vớithị trường chứng khoán Ví dụ như ở Mỹ, vốn mà các công ty vay từ nhữngtrung gian tài chính gần gấp hai lần so với vốn nhận từ thị trường chứngkhoán Những nước ít sử dụng thị trường chứng khoán nhất là Đức và Nhật,ở hai nước này, vốn vay từ những trung gian tài chính hầu như gấp mười lầnso với nhận từ thị trường chứng khoán (Theo F.S Mishkin- Tiền tệ, ngânhàng và thị trường tài chính)
1.3.2.2 Tín dụng ngân hàng giúp các DNN&V tổ chức sản xuất kinhdoanh có hiệu quả.
Đặc trưng của tín dụng ngân hàng là nguyên tắc hoàn trả đủ gốc và lãitheo thời gian quy định; do đó thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm biện
Trang 29pháp sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay vốn, đảmbảo lợi nhuận trả được nợ ngân hàng và có tích luỹ, đảm bảo tiến trình hoạtđộng và có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh Ngân hàng chỉ cấp tíndụng cho những doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả.Vì vậy, để được vay vốn ngân hàng, trước hết doanh nghiệp phải khẳng địnhđược kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
Hơn nữa, tín dụng ngân hàng với quy trình kiểm tra trước, trong vàsau khi cho vay, đã giám sát chặt chẽ tiến độ và việc sử dụng vốn của doanhnghiệp đúng mục đích nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất Tín dụng ngânhàng cũng góp phần buộc doanh nghiệp làm ăn đúng đắn thông qua việckiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Đồng thời ngân hàng cũng giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tư vấn chodoanh nghiệp hoạt đông hiệu quả hơn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn củamình
Có thể nói: nguồn vốn tín dụng ngân hàng mang lại rất nhiều lợi íchcho các doanh nghiệp nói chung và các DNN&V nói riêng Nó không nhữngđáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giúpdoanh nghiệp tồn tại, phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trườngmà nó còn làm cho các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với nguồn vốn vay,từ đó có ý thức sử dụng vốn một cách hiệu quả, tích cực, tiết kiệm và đúngmục đích Hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp là hoạt động manglại lợi ích tích cực hai chiều, một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển,mặt khác giúp cho ngân hàng thu được nguồn lợi đáng kể từ các khoản chovay Do dó có thể nói rằng, tín dụng ngân hàng không những có vai trò tích
Trang 30cực đối với các doanh nghiệp mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối vớisự phát triển của kinh tế quốc gia.
Tóm lại: Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng DNN&V đã
khẳng định được vai trò và ảnh hưởng to lớn của mình đối với nền kinh tế.Nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khai thác thế mạnh tiềm năng của từngvùng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tại địa phương, đóng góp một phầnkhông nhỏ trong nguồn thu ngân sách Nhà nước, DNN&V góp phần tích cựcgiải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đắc lực trong công cuộc xoáđói giảm nghèo của đất nước Sản phẩm hàng hoá của DNN&V phong phú, đadạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư trong xãhội
DNN&V được Chính phủ xác định là trụ cột quan trọng trong pháttriển kinh tế quốc gia Theo kế hoạch đến năm 2010 Việt Nam sẽ có khoảng500.000 DNN&V Sự phát triển DNN&V là một tất yếu khách quan Tuynhiên để DNN&V phát triển nhanh chóng và toàn diện không thể thiếu vaitrò của tín dụng ngân hàng DNN&V phát triển mở ra một thị trường đầu tưđầy tiềm năng và hấp dẫn đối với các NHTM và các tổ chức tài chính khác.Song để khai thác một cách có hiệu quả thị trường này, ngoài sự quan tâmđầu tư của chính phủ còn đòi hỏi sự vươn lên của cả ngân hàng và doanhnghiệp
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng cho DNN&V của NHTM1.4.1 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố từ môi trường vĩ mô như sự phát triển của thị trường tàichính, tình hình kinh tế chính trị quốc gia nói chung, hệ thống các văn bản
Trang 31pháp quy và chính sách điều hành của NHNN trong từng thời kì sẽ ảnhhưởng đến việc mở rộng tín dụng cho DNN&V của NHTM.
Khi thị trường tài chính phát triển, các DNN&V có thể có nhiềunguồn để tài trợ cho hoạt động của mình, như các công ty tài chính, các quỹđầu tư mạo hiểm,… là những đối thủ cạnh tranh với ngân hàng trong thịphần cho vay DNN&V Tuy nhiên với trình độ phát triển của thị trường tàichính Việt Nam hiện nay thì tài trợ bằng vốn vay ngân hàng vẫn là lựa chọnchủ yếu của các DNN&V.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước ở từng thời kỳ có tácđộng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt độngtín dụng đối với DNN&V nói riêng Đơn cử như hiện nay, với chính sáchkiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức 30%, ở một số NHTM, bộ hồ sơ vayvốn được đưa thẳng lên xét duyệt ở cấp giám đốc chi nhánh để hạn chế việccho vay tràn lan Điều này tác động không nhỏ đến việc cho vay DNN&V
Nhóm các nhân tố từ DNN&V như nhận thức của chủ doanh nghiệp,trình độ quản lý, trình độ công nghệ… Các yếu tố này đã được phân tích kỹtrong phần đặc điểm của các DNN&V Thực tế các NHTM luôn có nhu cầucho vay DNN&V nhưng chính các doanh nghiệp này lại không đảm bảođược những điều kiện an toàn bắt buộc trong nghiệp vụ ngân hàng
1.4.2 Các nhân tố chủ quan
Để mở rộng cho vay DNN&V, trình độ công nghệ ngân hàng cũngphải phát triển tương xứng để thẩm định, quản lý các món vay, giảm thiểurủi ro Thủ tục cho vay càng đơn giản càng hấp dẫn khách hàng là DNN&V.
Trang 32Đặc điểm của cho vay DNN&V là món vay nhỏ (chi phí quản lý lớn)và rủi ro cao Chỉ cần sơ suất trong khâu thẩm định ban đầu là ngân hàng cóthể mất khả năng thu hồi khoản nợ vay Hay như việc ngân hàng cho vayquá nhiều doanh nghiệp, khi theo dõi việc giải ngân và hoạt động kinhdoanh của DNN&V sẽ mất nhiều thời gian và gây tốn kém Vì vậy các ngânhàng luôn phải xem xét công nghệ quản lý của mình để tăng khả năng chovay DNN&V bởi đây là một thị trường hấp dẫn và đem lại thu nhập cao.
Bên cạnh công nghệ ngân hàng là đội ngũ nhân viên tín dụng, có tâm,có tài, nhiệt tình giúp đỡ các DNN&V Nhiều chủ DNN&V có trình độ thấp,lần đầu tiên đi vay vốn ngân hàng, họ có khả năng nắm bắt hết các quy trìnhphải hoàn thành Vì vậy khi được các cán bộ tín dụng nhiệt tình hướng dẫn,sẽ mở ra cơ hội cho cả DNN&V và ngân hàng Bên cạnh đó, trong quá trìnhsử dụng vốn vay, DNN&V có thể gặp phải những khó khăn trong kinhdoanh Lúc đó nếu được sự giúp đỡ của cán bộ ngân hàng – với kinh nghiệmtài chính và sự am hiểu ngành nghề sẽ giúp các DNN&V vượt qua khó khăn,mở rộng sản xuất và trở thành khách hàng trung thành của ngân hàng.
Ngoài ra uy tín của ngân hàng nói chung cũng góp phần mở rộng tíndụng với các DNN&V Công tác marketing ngân hàng cần được quan tâmđúng mức (Chính sách marketing bao gồm cả chính sách cho vay đối vớiDNN&V (chính sách lãi suất, chính sách ưu đãi, …) và công tác tiếp thịngân hàng).
Trang 33Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên
giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development, viết tắt là AGRIBANK) là ngân hàng thương mại lớn nhất
Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhànước hạng đặc biệt Theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank cũng làdoanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
NHNN&PTNTViệt Nam được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988.Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệpViệt Nam Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nôngnghiệp Việt Nam Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọinhư hiện nay.
Agribank hiện có 9 công ty hạch toán độc lập và đang có kế hoạchthành lập thêm công ty bảo hiểm phi nhân thọ và công ty thương mại dulịch Tuy nhiên, nhiệm vụ trọng tâm của Agribank sau khi trở thành tập đoàntài chính vẫn là cho vay kinh tế hộ gia đình.
Sở Giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam là đầu mối củaNHNN&PTNTViệt Nam thực hiện một số chức năng theo uỷ quyền củaTổng Giám đốc, đồng thời kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà nội.
Trang 34Sở giao dịch được thành lập trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại sở kinhdoanh hối đoái NHNN&PTNTViệt Nam theo quyết định số 232/QĐ/HĐQT-02 ngày 13/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNN&PTNTViệt Nam Theoquy chế tổ chức và hoạt động, Sở giao dịch là đầu mối thực hiện các nghiệpvụ theo uỷ quền của NHNN&PTNTViệt Nam và kinh doanh trực tiếp nhưmột chi nhánh NHNN&PTNTViệt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội Sởgiao dịch có trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hànội
Để mở rộng mạng lưới, thị phần năm 2002 Sở giao dịch đã thành lập2 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Cát Linh và phòng giao dịch Cửa Nam.Năm 2004 thành lập phòng giao dịch Hai Bà Trưng Trong năm 2005, thànhlập phòng giao dịch Kim Liên, sát nhập phòng giao dịch Cửa Nam vàophòng giao dịch Hai Bà Trưng
Từ một đơn vị có quy mô hoạt động nhỏ, nguồn vốn huy động khimới thành lập năm 1999 chỉ có 564 tỷ đồng, đến 31/12/2005 đã lên tới 6488tỷ đồng; tổng dư nợ khi mới thành lập chỉ là 183 tỷ đồng, đến 31/12/2005lên tới 2.051 tỷ đồng, trong đó dư nợ DNN&V là 759 tỷ chiếm 37% tổng dưnợ.
Trong những năm qua, Sở giao dịch đã thực hiện chủ trương đầu tưtrọng điểm vào các ngành, các lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh cao trong nướcvà tham gia hội nhập như ngành bưu điện, bưu chính viễn thông, dầu khí,giao thông… Lựa chọn những khách hàng có tình hình sản xuất, kinh doanhổng định, tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thíchứng với thị trường đầu tư vốn.
Sau 9 năm hoạt động, Sở giao dịch đã sớm ổn định và củng cố tổ chứcbộ máy theo quy chế tổ chức và hoạt động mới, đảm bảo thực hiện tốt chức
Trang 35năng, nhiệm vụ được giao Nhiều cơ chế, quy trình và các nghiệp vụ mớitrong kinh doanh của một NHTM hiện đại đã được áp dụng và hoạt động cókết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của toàn hệ thốngvà xu thế hội nhập của ngành ngân hàng trong giai đoạn mới.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch
Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở giao dịch.
Tính đến ngày 31/12/2007, Sở giao dịch có 123 nhân viên, làm việctrong tám phòng ban chính và các phòng giao dịch.
Chức năng và nhiệm vụ chính của Sở giao dịch
BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
Phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toánquốc tế
Phòng Tín dụng
PhòngNguồnvốn và
Phòng Kế toán ngân
Phòng Hành chính nhânsựPhòng vi
tra,kiểmtoánnộibộCác phòng giao dịch
Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới
Trang 361 Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNN&PTNTViệt Nam.
2 Đầu mối đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNN&PTNTViệtNam khi được tổng giám đốc giao.
3 Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinhtế, cá nhân trong và ngoài ngước tham gia các dự án đồng tài trợ.
4 Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn uỷ tác đầu tư củaNHNN&PTNTViệt Nam.
5 Huy động vốn:
a Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửithanhtoán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nướcvà ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
b Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hìnhthức huy động vốn khác theo quy định của NHNN&PTNTViệt Nam
c Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giámđốc NHNN&PTNTViệt Nam cho phép
d Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNN&PTNTViệtNam
7 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:a Cung ứng các phương tiện thanhtoán.
b Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.c Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
d Thực hiện các dịch vu thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
Trang 37e Thực hiện các dịhc vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhànước và NHNN&PTNTViệt Nam
8 Kinh doanh ngoại hối
Huy động vốn và cho vay, mua bán ngoại thệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh,tái bảo lãnh, chiết khấu các bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hốitheo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vàNHNN&PTNTViệt Nam.
9 Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các TCTD, bao gồm: Thu, chi thiềnmặt, mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản,cất giữ chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay củacác tổ chức tài chính tín dụng, tổ chức, cá nhận trong và ngoài nước; các dịch vụngân hàng khác được Nhà nước, NHNN&PTNTViệt Nam cho phép.
10 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy địnhcủa NHNN&PTNTViệt Nam.
11 Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần vàcác hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khiđược NHNN&PTNTViệt Nam cho phép Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụsản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNTViệt Nam
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.
Từ khi thành lập đến nay, kết quả tài chính, kết quả hoạt động kinhdoanh của Sở giao dịch luôn có chất lượng và có tốc độ tăng trường ổn định,bền vững qua các năm Thành tích đó được ghi nhận bằng danh hiệu đơn vịlá cờ đầu của hệ thống NHNN&PTNTViệt Nam và được Chủ tịch nước traotặng huân chương lao động Hạng Ba năm 2007.
Trang 38Tính từ năm 2002 đến nay, qua 07 năm, nguồn vốn huy động tại Sởgiao dịch NHNN&PTNTViệt Nam tăng trưởng bình quân 38 % năm; dư nợtăng trưởng bình quân 72% năm.
Sở giao dịch luôn là đơn vị đi đầu của toàn hệ thống NHNN&PTNTViệtNam về ứng dụng công nghệ và phát triển khai sản phầm, tiện ích mới, đã và đanglà đối tác tin cậy của đông đảo khách hàng, các tổ chức kinh tế lớn và cá nhân, hộgia đình.
Trang 39Nguồn vốn huy động tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ: từ 6.488 tỷđồng năm 2005 lên tới 10.990 tỷ đồng năm 2007, tăng 4.502 tỷ đồng, với tốcđộ tăng bình quân hàng năm là 56% So với năm 1999 – năm Sở giao dịchchính thức đi vào hoạt động - tổng nguồn vốn huy động tăng 19,5 lần (năm1999 là 564 tỷ đồng).
Nguồn vốn huy động được chủ yếu từ dân cư và các tổ chức kinh tế,vì đây là nguồn vốn ổn định, bền vững Việc nhận tiền gửi, tiền vay đối vớicác tổ chức tín dụng thường chỉ thực hiện khi nguồn vốn không đủ đáp ứngnhu cầu cho vay và không phải là nguồn vốn ổn định vì vậy nguồn vốn nàythường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (năm 2005: 1,9%; năm2006: 2,04%; năm 2007: 1,55%)
Nguồn vốn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên tăng trưởng liêntục qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn: năm2005 là 3.445 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53%, năm 2006 là 4.257 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 51,7%, tăng 124% so với năm trước, năm 2007 là 4.631 tỷđồng chiếm tỷ trọng 42,1%, tăng 109% so với năm trước Theo quy định tạivăn bản số 2140/NHNN&PTNT-KHTH này 1/6/2005 và văn bản số156/NHNN&PTNT-HĐQT-KHTH này 3/6/2005 thì nguồn vốn này có ưuthế lớn là không phải dự trữ thanh toán và dự trữ bắt buộc nên được sử dụng100% để cho vay Chính vì vậy Sở giao dịch đặc biệt quan tâm huy độngnguồn vốn này nhằm tạo sự ổn định và nâng cao tỷ lệ sử dụng vốn, đồngthời có điều kiện mở rộng cho vay trung, dài hạn.
Để có kết quả trên, Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp để tăngnguồn vốn huy động như:
Trang 40- Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chungcủa Sở giao dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng kháchhàng tiền gửi của tổ chức, tăng cường nguồn tiền của dân cư bằng chínhsách lãi suất, phí giao dịch, khuyến mãi Trong năm đã 05 lần điều chỉnh lãisuất huy động VND và USD phù hợp với thị trường; Tăng cường thông tinrộng rãi trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quản cáo để tuyên truyền tớicác tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động vốn và tiện ích của Sở giaodịch (mười lăm loại tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ đang triển khai)
- Triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các TCTD,doanh nghiệp trên địa bàn như ngân hàng An Bình, Ngân hàng CP Quốc tế,HSBC, đang triển khai kết nối thanh toán với Viettel…, nâng cấp chươngtrình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc nhà nước để tập trung cáckhoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.
- Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớnnhư VIETSOV PETRO, các dự án ODA, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài BộTài Chính, Viettel, Công ly Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt…Triển khai tốt dịch vụ trả lương qua tài khoản Kết quả huy động được 12triệu USD và hơn 700 tỷ vốn không kỳ hạn.
Tóm lại, với hình thức huy động vốn phong phú và linh hoạt đã làmcho nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh trong những năm qua, tạo điềukiện cho Sở giao dịch chủ động mở rộng hoạt động đầu tư, cho vay và cáchoạt động khác có hiệu quả hơn Đến 31/12/07 bình quân nguồn vốn đạt89.3 tỷ đồng/cán bộ
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn