1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy

72 408 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Tiến trình CNH – HĐH đất nước cần phải có vốn, công nghệ, nhânlực, trong đó, vốn là yếu tố cơ bản nhất Trong điều kiện vốn của Ngân sáchNhà nước có hạn, thị trường chứng khoán chưa phát triển, vốn tự có củadoanh nghiệp rất thấp thì vốn của các NHTM có vai trò rất quan trọng Thờikỳ đẩy mạnh CNH - HĐH này, đòi hỏi một lượng vốn rất lớn đầu tư cho xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, kinh tế nôngthôn Như vậy nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế đang và sẽ là rấtlớn Ở hầu hết các nước công nghiệp trong nhóm 10, 15 nước hàng đầu trênThế giới, nghiệp vụ cho vay của các trung gian tài chính đã chuyển dần từngắn hạn sang dài hạn Trong khi đó, ở hầu hết các nước đang phát triển nhưViệt Nam, các nước ASEAN, Nam Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc,… thì hiện naycho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn do tính thiếu an toàn của các khoảnđầu tư dài hạn mà yếu tố chính trị, lạm phát, tình hình tăng trưởng là các tácnhân chủ yếu1 Một điểm đáng lưu tâm nữa là khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh ngày càng thể hiện vai trò quan trọng và đóng góp ngày càng lớn vàosự phát triển kinh tế nước nhà; song lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc huyđộng các nguồn vốn phục vụ đầu tư, kinh doanh sản xuất.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy (CN NHCTCG) dưới sựchỉ đạo chung của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN) đã và đangphát triển theo định hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn giúp cácdoanh nghiêp ngoài quốc doanh (DNNQD) có điều kiện đầu tư chiều sâu,trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng và năng lực sảnxuất, tiêu thụ và xuất khẩu; làm tiền đề cho CNH - HĐH Tuy nhiên trong quá1 Trang 226, Tiền và hoạt động ngân hàng (TS Lê Vinh Danh – NXB Tài chính)

Trang 2

trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc và kết quả đạt được chưa nhưmong muốn Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tìm ra được biện phápgiải quyết tình trạng này Trên đây là những lý do xuất phát từ sự cấp thiết

của thực tiễn để em lựa chọn đề tài “Giải pháp nhằm phát triển cho vay

trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chinhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy”

2 Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

_ Những vấn đề cơ bản về cho vay trung và dài hạn của NHTM; cũngnhư tìm hiểu về khu vực DNNQD

_ Khái quát về thực trạng công tác cho vay trung và dài hạn đối vớiDNNQD tại CN NHCTCG

_ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đốivới DNNQD tại CN NHCTCG

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

_ Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là: hoạt động cho vay trung và dàihạn đối với DNNQD Việt Nam

_ Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là thực trạng hoạt động cho vaytrung và dài hạn tại CN NHCTCG đối với riêng DNNQD trong thờigian 3 năm 2005, 2006, 2007 và hướng phát triển tiếp theo của hoạtđộng này trong thời gian tới

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp trong chuyên đềbao gồm: phương pháp thống kê và thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích,so sánh đối chiếu, tổng hợp.

5 Kết cấu chuyên đề

Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:

Trang 3

_ Chương 1: Tổng quan về cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD_ Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Cao Ý Nhi - giảng viêntrường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và cán bộ nhân viên Phòng kháchhàng doanh nghiệp lớn Ngân hàng Công thương Cầu Giấy đã giúp đỡ, chỉ bảotận tình trong quá trình em hoàn thành chuyên đề này.

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀIHẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về cho vay trung và dài hạn của NHTM

1.1.1 Khái niệm cho vay trung và dài hạn

Cho vay là “một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao

cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời giannhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”2 Nghiệpvụ cho vay có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: căn cứ vào tài sảnthế chấp, căn cứ vào hạn mức tín dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay,căn cứ vào thời gian vay Theo tiêu thức thời gian vay, cho vay được chia rathành: cho vay ngắn hạn (cho vay theo đặc điểm tuần hoàn và luân chuyểncủa vốn) thường để bổ sung cho cho vốn lưu động của khách hàng; ngược lạicho vay trung và dài hạn là để bổ sung cho tài sản cố định của người đi vaynhằm phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu.

Cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là các khoản cho vay có thờihạn trên 01 năm nhưng không dài hơn thời gian sử dụng còn lại của tài sảnhình thành bằng vốn vay Việc phân định cụ thể thời gian của cho vay trunghạn và dài hạn tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, theo“Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”3 thì: “Cho vay

trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60tháng; Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60tháng trở lên”

2 Điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

3 Điều 8, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

Trang 5

1.1.2 Vai trò của cho vay trung và dài hạn

1.1.2.1 Vai trò của cho vay trung và dài hạn đối với NHTM

 Mang lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn

Trong các loại tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay bao giờcũng chiếm tỷ trọng cao nhất (thường là 70%) và là khoản mục mang lại thunhập chủ yếu cho ngân hàng Trong tổng thể các hoạt động cung cấp dịch vụcủa NHTM thì chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nổi các chi phítiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí thuế và các chiphí rủi ro đầu tư… Hoạt động cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọngnhỏ do tính rủi ro cao nhưng cũng chính tính rủi ro của những khoản cho vaynày lại đem lại lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn của NHTM.Thu nhập từ tiền cho vay biểu hiện dưới dạng lãi tiền vay phụ thuộc chủ yếuvào thời hạn món vay Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao và dođó thu nhập của ngân hàng càng lớn Do đó, ngân hàng nào càng mở rộng chovay trung và dài hạn thì càng có cơ hội kiếm lời nhiều hơn

 Mở rộng thị phần cho NHTM

Nguồn huy động vốn trung và dài hạn – cơ sở để phát triển cho vaytrung và dài hạn của NHTM là nguồn khan hiếm và đắt đỏ do đó khả năng mởrộng tín dụng trung và dài hạn thể hiện tiềm lực về vốn của ngân hàng gópphần làm tăng uy tín của ngân hàng Đó là cơ sở để tạo lòng tin cho các kháchhàng hiện tại và khách hàng tương lai Hơn thế nữa, phát triển cho vay trungvà dài hạn còn được coi là một vũ khí cạnh tranh lợi hại Bởi lẽ, doanh nghiệpđược vay vốn trung và dài hạn họ sẽ có điều kiện để đầu tư đổi mới côngnghệ, máy móc thiết bị mở rộng sản xuất, … do đó sẽ nảy sinh nhu cầu cầnvốn lưu động Bên cạnh việc mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu vềthanh toán, bảo lãnh, tư vấn, … cũng từ đó mà phát triển Trong trường hợpđó, ngân hàng mà doanh nghiệp đã vay nợ trung và dài hạn sẽ là địa chỉ đầu

Trang 6

tiên mà doanh nghiệp tìm tới cho các nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụngân hàng khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 Góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay của NHTM

Một khi đã đồng ý cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng trung và dàihạn với khách hàng nghĩa là NHTM đó đã xác định sẽ tạo lập quan hệ lâu dàivới khách hàng đó Quan hệ lâu dài không chỉ giới hạn trong khoảng thời giandài của một khoản vay mà là nhiều khoản vay khác nữa sau đó Hơn thế nữa,thì việc phát triển cho vay trung và dài hạn còn góp phần đảm phát triển cáckhoản cho vay ngắn hạn và các dịch vụ khác của ngân hàng Mối quan hệ nàyđược tạo lập dựa trên quá trình thẩm định kỹ càng khách hàng do đó sẽ đảmbảo tính an toàn cho những khoản vay Như vậy thông qua cho vay trung vàdài hạn NHTM tạo sự gắn bó với khách hàng, tạo ra nhóm khách hàng trungthành của NHTM, là cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tíndụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Như vậy, một mặt thì do nhu cầu khách quan của nền kinh tế, mặt khácđể đạt được mục tiêu phát triển cho chính mình thì đối với các NHTM chovay trung và dài hạn luôn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng.

1.1.2.2 Đối với nền kinh tế

Cho vay trung và dài hạn của NHTM góp phần giảm gánh nặng chongân sách Nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nó là công cụtài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn.Thông qua hệ thống ngân hàng, Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế kémphát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian dài, mức vốnlớn Bên cạnh đó Nhà nước còn có thể tài trợ cho những ngành kinh tế mũinhọn - các ngành này phát triển sẽ tạo cơ sở cho các ngành kinh tế khác pháttriển theo Bên cạnh đó, khi cho vay thì một trong những yêu cầu đầu tiên màngân hàng đặt ra là phải đảm bảo được tính an toàn Chính vì vậy mà ngân

Trang 7

hàng luôn có các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khicho vay đối với mọi dự án Và cũng không giống như nguồn vốn cấp phát từngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ ngân hàng được cấp dựa trên nguyên tắccó hoàn trả cả gốc lẫn lãi, vì vậy người đi vay sẽ phải đảm bảo thực hiện đúngtiến độ, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất Đây chính là điểm ưu việt củanguồn vốn vay trung và dài hạn của NHTM so với nguồn từ ngân sách Nhànước.

Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nguồn vốn trung và dài hạn làmột nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH-HĐH Thêm vào đó, nó là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ phát triểnkinh tế hàng hoá, hình thành và góp phần ổn định nền kinh tế thị trường Tuynhiên, thị trường tài chính – tiền tệ, nhất là thị trường vốn chưa phát triển thìtoàn bộ áp lực về vốn trung và dài hạn đang dồn lên vai các ngân hàng.

1.1.3 Đặc điểm của cho vay trung, dài hạn của NHTM

1.1.3.1 Mục đích cho vay

“Bên cho vay cho bên vay vay vốn trung hạn và dài hạn để đầu tư chocác dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứngdụng khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chínhsách phát triển kinh tế - xã hội và pháp luật của Nhà nước”4

Cho vay trung và dài hạn của NHTM nhằm tài trợ vốn cho việc hìnhthành tài sản cố định của khách hàng Cụ thể là:

Cho vay trung hạn là loại cho vay vốn được sử dụng để tài trợ cho tàisản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bịchóng bị hao mòn; cải tiến đổi mới kỹ thuật và sản phẩm; mở rộng sản xuấtkinh doanh; xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và có thời gian thu hồi vốnnhanh…

4 Điều 4, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN

Trang 8

Cho vay dài hạn là loại cho vay được sử dụng tài trợ cho công trình xâydựng và cải tạo như nhà, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thườngcó thời gian sử dụng lâu dài.

1.1.3.2 Đối tượng cho vay

Cho vay trung và dài hạn của NHTM xác định đối tượng cho vay: “ Là

các chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mới,mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và côngnghệ, bao gồm: giá trị vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ chuyển giao,sáng chế và phát minh; chi phí nhân công; giá thuê và chuyển nhượng đấtđai; giá thuê mua các tài sản khác trong khuôn khổ Luật định; chi phí muabảo hiểm tài sản thuộc dự án đầu tư; chi phí khác” 5

1.1.3.3 Nguồn hình thành nguồn vốn trung và dài hạn của NHTM

Tín dụng trung, dài hạn hình thành từ 5 nguồn: vốn chủ sở hữu; vốnhuy động dài hạn (trái phiếu, tiền gửi dài hạn); huy động ngắn hạn; vay nướcngoài; vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dựán đầu tư của Nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng - xã hội ởtrong và ngoài nước

Vốn chủ sở hữu hình thành do vốn góp hay do tích luỹ được trong quátrình kinh doanh có vai trò rất quan trọng Nó góp phần xác định quy mô vàcơ cấu của ngân hàng, tăng khả năng mở rộng cho vay và đầu tư, đặc biệt làtrung và dài hạn Số vốn này thuộc về sở hữu của NHTM nên dùng để chovay trung và dài hạn là khá an toàn Tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷtrọng nhỏ, thường chỉ từ 5% đến 7% nên không dễ dàng mở rộng cho vay.

Nguồn hình thành từ hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng vàhuy động tiền gửi dài hạn của khách hàng: Nguồn từ phát hành trái phiếukhông có tính thường xuyên và cũng chỉ chiếm từ 4% đến 6,7% lượng vốn mà5 Điều 8, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN

Trang 9

NHTM huy động được Còn nguồn từ tiền gửi dài hạn của khách hàng tạingân hàng thì còn hạn chế về cả khối lượng và thời gian gửi Hơn nữa lãi màngân hàng phải trả cho tiền huy động dài hạn lại cao hơn khi huy động ngắnhạn Do đó nguồn này được xem là khan hiếm và đắt đỏ.

Nguồn do huy động ngắn hạn chiếm tới 70% tổng lượng vốn huy độngcủa NHTM do đó có thể xem đây là một nguồn dồi dào Và với công cụchuyển hoán kỳ hạn thì nguồn ngắn hạn có thể dùng để cho vay trung và dàihạn Tuy nhiên NHNN cũng quy định một tỷ lệ tối đa cho việc chuyển hoánnày nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM.

Vay nợ nước ngoài: việc vay nợ nước ngoài để có nguồn vốn cho vaytrung và dài hạn phổ biến ở các ngân hàng trên Thế giới Nguồn này có khốilượng lớn, lãi suất phù hợp, chất lượng vốn cao nhưng đối với các nước đangphát triển như nước ta do trình độ quản lý còn thấp nên hiệu quả sử dụng vốnkhông cao sẽ dễ dẫn tới tình trạng không trả được nợ.

Nguồn vốn nhận uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trìnhhoặc dự án đầu tư là nguồn chỉ có tính chất thời điểm.

Tóm lại, nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của các NHTM hiện naycòn rất hạn hẹp Nguồn vốn hạn hẹp dẫn tới khả năng cho vay trung và dàihạn của các ngân hàng là không đáng kể, hạn chế mở rộng quan hệ của ngânhàng với khách hàng.

1.1.3.4 Lãi suất khoản vay

Theo cấu trúc rủi ro lãi suất thì “thời hạn càng dài thì lãi suất càng

cao” Nguyên nhân là, thời hạn cho vay chính là thời gian sử dụng vốn nên

thời hạn càng dài giá trị sử dụng càng lớn thì lãi suất càng cao Hơn nữa, thờigian càng dài thì xác suất để món vay gặp rủi ro càng lớn Đó là lý do màNHTM định ra mức lãi suất của các khoản cho vay trung và dài hạn thườngcao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, không những để bù đắp cho chi phí của

Trang 10

việc huy động vốn dài hạn mà còn nhằm mục đích bù lại những thiệt hại cóthể xẩy ra Đó là chưa kể đến việc ngân hàng sẽ mất cơ hội sử dụng khoảncho vay một cách linh hoạt trong khoảng thời gian dài của một hợp đồng tíndụng Mức lãi suất cho vay do NHTM và khách hàng thoả thuận phù hợp vớiquy định của NHNN6 Lãi suất áp dụng ở đây có thể là cố định suốt thời hạnvay vốn (gọi là lãi suất cố định), cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc sựbiến động của thị trường (gọi là lãi suất thả nổi) Tuy nhiên với các khoản chovay có thời gian là trung và dài hạn thì NHTM thường áp dụng lãi suất thả nổinhằm đảm bảo cả hai mục tiêu là an toàn và sinh lợi

1.1.3.7 Cho vay trung và dài hạn có tính rủi ro cao

So với các khoản cho vay ngắn hạn với thời gian dưới 01 năm thì chovay trung và dài hạn là hoạt động có tính rủi ro cao Tính chất rủi ro của cáckhoản cho vay trung và dài hạn cao xuất phát từ đặc điểm về thời hạn cho vaydài và quy mô cho vay lớn của chúng

“Thời hạn cho vay được TCTD và khách hàng thoả thuận căn cứ vào

chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của phương án, dự án đầutư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của TCTD Đối vớicác pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thờigian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc theo giấy phép hoạtđộng tại Việt Nam”7 Do mục đích của các khoản vay như đã trình bày thì

thời gian để khách hàng có thể hoàn vốn là rất dài đồng thời khối lượng vốnvay lại rất lớn Trong thời gian đó nhiều biến động không mong muốn có thểxảy ra như khách hàng làm ăn thua lỗ, dự án không được hoàn thành, lãi suấtthị trường tăng cao trong khi lãi suất cho vay đã được cố định từ trước tronghợp đồng tín dụng, … đều có thể gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp chohoạt động của NHTM.

6 Điều 11 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

7 Điều 10 Quyết định 1627/QĐ-NHNN

Trang 11

 Tính rủi ro của các khoản cho vay trung và dài hạn còn thể hiện ở chỗđây là những tài sản kém thanh khoản, khó có thể chuyển nhượng hay thếchấp được Do đó một khi ngân hàng đã đồng ý cho vay thì đồng nghĩa vớiviệc phải chấp nhận sự rủi ro trong suốt thời hạn tín dụng cam kết trên hợpđồng.

 Thêm vào đó, việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn hạn để cho vaytrung và dài hạn của NHTM cũng được cảnh báo là tiềm ẩn nhiều rủi ro Theoquyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động củatổ chức tín dụng do NHNN ban hành, các NHTM được phép dùng tối đa 40%tổng nguồn vốn ngắn hạn của mình để sử dụng cho vay trung và dài hạn Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn8:

Giá trị nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn

Tn = Dư nợ cho vay dài hạn

Sở dĩ phải quy định tỷ lệ chuyển hoán này bởi vì đặc trưng hoạt độngcủa NHTM là dùng tiền huy động được để cho vay Vốn huy động không kỳhạn có thể bị khách hàng rút ra bất cứ lúc nào; vốn huy động dưới 01 năm nếudùng quá nhiều để cho vay trung và dài hạn thì khi đáo hạn khách hàng đếnrút tiền ngân hàng sẽ không thể chi trả Việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắnđể cho vay trung và dài hạn nếu vượt quá mức an toàn do các NHTM mảichạy theo lợi nhuận sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằngngày Và quan trọng hơn là trong điều kiện kinh tế thế giới đang thiếu ổnđịnh, cho vay trung và dài hạn nhiều dễ gặp rủi ro trong tương lai

8 Nghiệp vụ ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM – NXB Thống kê 2005

Trang 12

Tóm lại, các đặc điểm của khoản cho vay trung và dài hạn như quy mômón vay, thời hạn cho vay, cũng như mục đích sử dụng của khoản vay đềucho thấy tính chất rủi ro của tín dụng trung và dài hạn đối với hoạt động kinhdoanh của NHTM Đây là nguyên nhân vì sao tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tạicác NHTM thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn Tuy rủi ro cao song lợinhuận nó đem lại cho ngân hàng (như đã phân tích ở phần vai trò của cho vaytrung và dài hạn) lại rất hứa hẹn nếu không xảy ra các tình huống ngoài dựđoán của ngân hàng Như vậy vấn đề đặt ra không phải là hạn chế cho vaytrung và dài hạn để giảm rủi ro mà phải biết tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tớihoạt động cho vay trung và dài hạn để tìm hướng giải quyết hợp lý sao chovừa đảm bảo được tính an toàn vừa nâng cao lợi nhuận

1.2 Khái quát về DNNQD tại Việt Nam

Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mỗi nước khác nhau sẽ tạo nênnhững đặc điểm không thể giống nhau của khối kinh tế ngoài quốc doanh TạiViệt Nam thì khối DNNQD mới chỉ được Đảng chính thức công nhận nhưmột thành phần kinh tế tất yếu khách quan từ năm 1986 Tuy nhiên, để đảmbảo việc bám sát tình hình thực tế của Việt Nam cũng như có đầy đủ các sốliệu nhằm làm rõ các vấn đề nêu ra thì trong giới hạn của chuyên đề này, emxin được tập trung tìm hiểu riêng về DNNQD tại Việt Nam.

1.2.1 Khái niệm DNNQD

Sách Quản trị doanh nghiệp9 đã đưa ra một khái niệm được xem là đầyđủ nhất về DNNQD Theo đó thì:

“DNNQD là các doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở

hữu tập thể, tư nhân một người hay một nhóm người hoặc có sở hữu Nhànước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống DNNQD bao gồm:

9 Quản trị doanh nghiệp (Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê)

Trang 13

_ Các hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thuỷ sản)_ Doanh nghiệp tư nhân

_ Công ty hợp danh

_ Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (kể cả công ty trách nhiệm hữuhạn có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống)

_ Các công ty cổ phần tư nhân

_ Các công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống”

1.2.2 Đặc điểm của DNNQD tại Việt Nam

1.2.2.1 Quy mô nhỏ

Khu vực DNNQD với 96% số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (cóvốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ đồng, có số lao động thường xuyên làmviệc dưới 300 người) Các DNNQD bình quân chỉ có 40 lao động, 7 tỷ đồngvốn Trong khi đó với DNQD, con số này là 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn.Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, con số tương ứng là 299 laođộng, 152 tỷ đồng vốn10 Quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp làm doanhnghiệp chỉ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ DNNQDrất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng đối với họ thì muốn thuhút thêm vốn đầu tư cũng khó khăn vì không có đủ uy tín trên thị trường vàvới ngân hàng Do đó “khát vốn” hiện vẫn đang là vấn đề cấp thiết đối vớikhối DNNQD.

1.2.2.2 Kỹ thuật, công nghệ sản xuất lạc hậu

Các DNNQD bị giới hạn trong các ngành nghề nhỏ lẻ đòi hỏi ít vốn,thời gian thu hồi vốn nhanh và lao động giản đơn Các doanh nghiệp sản xuấtsản phẩm xuất khẩu cũng chủ yếu là hàng nông sản, may mặc, thủ công mỹnghệ, … là những ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động thủ công Vốn ít đãkhiến các DNNQD ít có khả năng trang bị công nghệ tiên tiến, với mức đầu tư10 Niên giám Thống kê năm 2007 (NXB Thống kê)

Trang 14

trung bình cho tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với137 triệu đồng đối với DNQD và 247 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài11 Máy móc thiết bị nhập khẩu chủ yếu thuộc thế hệ thứhai, thứ ba của nước ngoài Kỹ thuật công nghệ lạc hậu là tác nhân chính gâytrì trệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNQD

1.2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa dạng

Các DNNQD hoạt động trên hầu hết mọi địa bàn, mọi ngành nghề củanền kinh tế: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,nông – lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại, du lịch và dịch vụ Trong đó tậptrung lớn hơn vào các ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp Thậm chímột doanh nghiệp cũng có thể hoạt động cùng lúc trong nhiều lĩnh vực khácnhau Điều này không chỉ thúc đẩy lưu thông hàng hoá mà còn giúp giảm rủiro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp thuộckhu vực này đã khơi dậy, huy động và khai thác một tiềm năng to lớn về tiềnvốn, sức lao động, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh và các nguồnlực khác của địa phương mình.

1.2.2.4 Dễ thích ứng với biến động môi trường kinh doanh

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là bộ phận năng động,hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế Điều này xuất phát từ lợi thế của quymô nhỏ, gọn nên việc chuyển hướng trong kinh doanh của các DNNQD dễdàng hơn Đặc điểm hoạt động đa dạng ngành nghề cũng góp phần giảm thiểurủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp này Thêmvào đó, phần lớn chủ DNNQD là lớp trẻ, nhạy bén với những thay đổi trên thịtrường Do đó họ dễ thích ứng với những biến động trái chiều của thị trường.Và đây là cơ sở để các DNNQD có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng vàthị phần ngày càng lớn (theo thống kê12 cuối năm 2007 thì trong 5 năm qua đã11 Niên giám Thống kê năm 2007 (NXB Thống kê)

12 Số liệu thống kê DNNQD năm 2007 (website của Tổng cục Thống kê)

Trang 15

có 170.000 DNNQD đăng ký hoạt động, gấp 3 lần tổng số doanh nghiệpthành lập trong 10 năm 1991 – 1999)

1.2.2.5 Không thực hiện chế độ sổ sách kế toán nghiêm túc

Ở khối DNNQD tồn tại một tính từ để miêu tả đặc điểm của khu vựckinh tế này là “tính phi chính thức” Đặc tính này được thể hiện rõ nhất trongcông tác sổ sách kế toán của họ Nhiều doanh nghiệp khối kinh tế này khôngtuân thủ đúng theo pháp lệnh kế toán của Nhà nước, sổ sách kế toán khôngđầy đủ, và đặc biệt là hay làm giả số liệu Thực tế là có những doanh nghiệpsử dụng tới 3 loại sổ sách kế toán: 1 cho chủ doanh nghiệp (thông tin thựccó), 1 dùng để tính thuế (ghi giảm thu nhập và lợi tức), 1 cho ngân hàng (thổiphồng các chỉ tiêu kinh tế và kết quả kinh doanh) Chính tính “phi chính thức”của khối DNNQD đã gây ra tâm lý không tin tưởng cho bên thứ hai vớinhững thông tin về hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp đó cung cấp.

Như vậy, nhu cầu cấp thiết trước mắt và trong tương lai của khốiDNNQD vẫn là làm sao để khơi tăng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn trung vàdài hạn cho doanh nghiệp mình Có như vậy, DNNQD mới có thể đầu tư mởrộng sản xuất theo chiều sâu; tham gia vào các lĩnh vực ngành nghề đòi hỏi kỹthuật, công nghệ cao; tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường Vàbên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì khu vực DNNQD cũng tồntại nhiều nhược điểm cần khắc phục ngay trong thời gian tới nhằm phát triểncho xứng với tiềm năng vốn có của mình Một trong những biện pháp có thểgiúp các DNNQD trong cả ngắn hạn và dài hạn chính là vay vốn từ NHTM.Nhận định này sẽ được làm rõ trong các phần tiếp theo.

1.2.3 Vai trò của DNNQD Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

DNNQD Việt Nam ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình,xứng đáng là một trong những động lực của nền kinh tế hiện nay.

Trang 16

1.2.3.1 Tạo thêm nhiều việc làm

DNQD không thể tạo đủ việc làm cho tất cả mọi lao động trong xã hội;khu vực doanh nghiệp nước ngoài thì không phải lao động nào cũng có thểđáp ứng những yêu cầu về trình độ, kỹ năng do họ đặt ra; do đó các DNNQDtrở thành cứu cánh cho số lao động này Hơn nữa do tính đa dạng trong loạihình của DNNQD, tính đa dạng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phạm viphân bố rộng, dễ dàng thành lập bởi một cá nhân, một gia đình, hay một số cổđông liên kết lại dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phầncùng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương đối nhiều lao động, kinh tếngoài quốc doanh là nơi tạo việc làm nhanh nhất, dễ dàng hơn so với khu vựckinh tế Nhà nước.

Trong giai đoạn 2001-2005, bình quân cả nước tạo việc làm mới chongười lao động được khoảng 1,5 triệu việc làm/năm Trong đó, khu vựcDNNQD có đóng góp đáng kể, khoảng 0,3 triệu việc làm/năm

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động hàng năm phân theo thành phần kinh tế 13Đơn vị: %

Khu vực kinh tếNăm 2004Năm 2005Năm 2006

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1,5 1,6 1,6 Như vậy, khu vực DNNQD là một trong những khu vực tạo thêmnhiều việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

1.2.3.2 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, khu vực DNNQD đã góp phần quan trọng trong

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động,nhất là cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh trongtừng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực…

13 Nguồn: website của Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn)

Trang 17

Khu vực này là nơi tiếp nhận phần lớn số lao động do sắp xếp lại cácDNQD; góp phần tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu lao động theo hướng tíchcực Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng tăng lên, tỷtrọng lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 68,2%năm 2000 xuống còn 57% năm 2005, tỷ trọng lao động trong các ngànhthương mại, dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25%…

1.2.3.3 Tạo môi trường cạnh tranh thúc đẩy phát triển kinh tế

Cùng với sự lớn mạnh của mình, khối DNNQD đã tạo ra sức ép cạnhtranh đối với khối DNQD Tuy nhiên cuộc cạnh tranh này là hoàn toàn có lợi.Nó là động lực quan trọng để các DNQD tiến hành cải cách toàn diện, chấmdứt sự lệ thuộc vào Nhà nước Cạnh tranh song không phải là để tiêu diệt lẫnnhau, cạnh tranh là để đôi bên cùng phát triển, đóng góp vào sự phát triểnkinh tế chung của cả nước.

DNNQD sẽ là những đối tác tin cậy với các nhà đầu tư nước ngoài, làcầu nối quan trọng cho sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Sự phát triểncủa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoàitrong quá trình liên doanh liên kết.

1.2.3.4 Đóng góp vào GDP, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước

Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, khu vực DNNQD đã đóng góp khoảng26% GDP, 31% giá trị sản xuất công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% khốilượng vận chuyển hàng hóa trong giai đoạn 2001-2005 Vốn sử dụng cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của DNNQD qua các năm cũng liên tục tăng Nếunăm 2000 là 98.348 tỷ đồng thì năm 2006 là 150.500 tỷ đồng (gấp 2,37 lầnmức đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 37,7% trên

Trang 18

tổng vốn đầu tư toàn xã hội) Và đồng thời khu vực này tạo ra 45,66% GDPcủa cả nước.

Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh góp phần hoànthiện một cơ cấu kinh tế tối ưu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và hướngvào xuất khẩu ra nước ngoài Nói cách khác, khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh có vai trò điều hoà thu nhập đồng thời có trách nhiệm đóng góp vàongân sách Nhà nước để tạo điều kiện cho một nền kinh tế phát triển đồng đều,bền vững.

Bảng 1.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế theo giá thực tế 14

Đơn vị: %

Khu vực kinh tếNăm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 15,13 15,99 17,02

Tăng cường hoạt động tín dùng đối với các DNNQD là mảng kinhdoanh tiềm năng của các NHTM Cụ thể vì những lý do như sau:

Số doanh nghiệp khu vực DNNQD gia nhập thị trường tăng bình quânmỗi năm hơn 21,8% và tăng 44,1% về vốn đăng ký15 Số lượng và năng lựctài chính không ngừng tăng lên này là cơ sở cho những khoản cho vay củaNHTM tăng về cả quy mô và chất lượng.

NHTM sẽ phân tán được rủi ro do số lượng khách hàng DNNQD lớn,quy mô từng khoản vay nhỏ, trải rộng trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực14 Nguồn: website của Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn)

15 Niên giám Thống kê năm 2007

Trang 19

nên việc cho vay các đối tượng này sẽ giúp phân tán rủi ro của doanh mục chovay Hơn nữa, cho vay với DNNQD, NHTM không phải thực hiện các ưu đãivề lãi suất nên thu lợi nhuận cao hơn so với cho vay khối DNNN.

Tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ ngân hàng do tổng số lượng giao dịchlớn Các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xuhướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một ngân hàng do đó tạo cơ hội để NHTMnâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập.

Ngân hàng dễ dàng quản lý khoản vay của khách hàng do DNNQDthường có quy mô nhỏ, gọn, địa bàn hoạt động hẹp.

Cho vay với DNNQD, NHTM sẽ có điều kiện khai thác tối ưu mạnglưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước Do các DNNQD có địa bàn hoạt độngtrải rộng trên cả nước nên NHTM có thể khai thác tối ưu mạng lưới chi nhánhtại hầu hết các tỉnh, thành phố Hơn nữa, thế mạnh của là tài trợ cho cácDoanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp – đây cũng làlĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

1.2.4 Cho vay trung và dài hạn của NHTM đối với DNNQD

1.2.4.1 Nguồn huy động vốn trung và dài hạn của DNNQD hiện nay

Vốn trung và dài hạn dành cho đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều rộngvà chiều sâu của các doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốnvay Vốn tự có của DNNQD chỉ đáp ứng được từ 30% đến 40% nhu cầu Dovậy để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn thì khối doanh nghiệp này cần cócác biện pháp khơi tăng nguồn vốn vay từ bên ngoài

Có 03 cách để DNNQD tiếp cận nguồn tài chính là: vay vốn phi chínhthức, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán và vay từ NHTM

Nguồn tài trợ phi chính thức có ưu điểm là tiện lợi và nhanh chóng đãtrở thành kênh dẫn vốn chủ yếu cho khu vực kinh tế này Nhiều doanh nghiệp

Trang 20

cho biết, để hoạt động họ thường vay vốn từ các tổ chức tài chính phi chínhthức, tư nhân, bạn bè, họ hàng và bản thân người lao động trong doanhnghiệp Lãi suất trung bình của vay phi chính thức thường thấp hơn các khoảnvay chính thức (doanh nghiệp không phải trả lãi suất cho khoảng 50% khoảnvay này vì đến 2/3 khoản vay từ bạn bè và người thân) Hơn nữa, các khoảnvay phi chính thức rất ít khi phải thế chấp, trong khi 90% các khoản vay chínhthức cần phải có tài sản thế chấp Tuy nhiên phần lớn các khoản vay lại đều làngắn hạn, quy mô thấp (bằng 1/3 khoản vay chính thức) nên không phù hợpvới nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Thực tế, nguồn vốn được “chắpvá” này thường không ổn định nên ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn tài trợ từ thị trường chứng khoán thì còn rất nhiều hạn chế do thịtrường chứng khoán ở nước ta mới đang bước đầu phát triển Mặt khác thì cótới 3/4 số DNNQD là các doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữuhạn - là các đối tượng không được phép phát hành cổ phiếu ra công chúng.Hơn nữa, để có thể phát hành trái phiếu hay cổ phiếu trên thị trường thì cácdoanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu nhất định mà với tình hình thực tếcủa các DNNQD thì họ thực sự còn chưa đủ năng lực pháp lý, năng lực tàichính cũng như uy tín đối với thị trường này

Trong bối cảnh hiện nay thì đối với các DNNQD vay vốn trung và dàihạn từ NHTM vẫn là phương án tối ưu

1.2.4.2 Vai trò của vốn vay trung và dài hạn từ NHTM đối với DNNQD

 Giúp giải quyết nhu cầu đầu tư dài hạn của DNNQD

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhất làtrong thời buổi hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay thì để đảm bảo cho khảnăng tồn tại và phát triển của mình, các doanh nghiệp phải không ngừng đầutư cả về chiều rộng và chiều sâu DNNQD luôn có nhu cầu về vốn trung và

Trang 21

dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ,… nhằm thoát khỏi tình trạng quy mô nhỏ hẹp, kỹ thuật và công nghệ lạc hậuhiện nay Vốn vay trung và dài hạn của góp phần đáp ứng nhu cầu này để duytrì quá trình sản xuất được liên tục và phát triển Điều này càng trở nên đặcbiệt quan trọng đối với các DNNQD trong sự cạnh tranh khốc liệt của nềnkinh tế thị trường.

DNNQD có 03 nguồn để huy động vốn trung và dài hạn là từ thị trườngphi chính thức, từ thị trường chứng khoán và từ NHTM Tuy nhiên thì việc sửdụng vốn qua hệ thống NHTM dưới hình thức cho vay trung và dài hạn vẫn làquan trọng và khả thi nhất.

 Không làm ảnh hưởng tới quyền kiểm soát của doanh nghiệp

Việc vay nợ trung và dài hạn từ NHTM giúp chủ doanh nghiệp có thểkiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mình Các doanh nghiệp ưahuy động vốn vay nhằm tránh phát hành cổ phiếu - hình thức huy động vốn sẽdẫn đến sự phân chia quyền lợi kiểm soát đối với doanh nghiệp

Tài sản cố định nói chung của doanh nghiệp được tài trợ bằng cáchtăng vốn cổ phần và vay nợ dài hạn Tuy nhiên việc sử dụng vốn vay trung vàdài hạn tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn việc doanh nghiệp phát hành thêm cổphiếu Ưu thế của vốn vay trung và dài hạn so với việc phát hành cổ phiếu thểhiện qua 3 mặt như sau: Thứ nhất, mức lãi suất phải trả cho khoản vay trungvà dài hạn thường nhỏ hơn tỷ lệ lợi tức cổ phần cần thiết để thu hút vốn cổphần bởi vì các khoản vay có mức rủi ro thấp hơn Thứ hai, tiền trả lãi của cácmón nợ được khấu trừ vào thuế, trong khi đó tiền chia lợi tức cổ phần thìkhông được khấu trừ Thứ ba, dựa vào nguồn vốn trung và dài hạn đi vay,doanh nghiệp sẽ tránh được sự thiếu tập trung trong biểu quyết vì các chủ nợkhông có quyền bỏ phiếu Ưu thế của vốn vay trung và dài hạn so với tráiphiếu là ở tính linh hoạt Đối với một số doanh nghiệp xếp hạng cao đủ tiêu

Trang 22

chuẩn phát hành trái phiếu thì trái phiếu phát hành ra cũng phải có thời hạn 20đến 30

 Ưu thế của vốn vay trung dài hạn so với vốn vay ngắn hạn với nhữngdự án đầu tư.

Doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn cho nhu cầu trung và dài hạn thìkéo theo tình trạng phải thường xuyên tái tài trợ với những tỷ lệ lãi suất có thểdao động lớn Thêm vào đó, nếu nợ ngắn hạn sử dụng tài trợ cho đầu tư dàihạn sẽ tạo ra thêm một số yếu tố rủi ro, nhất là khả năng cung cấp vốn chođầu tư của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào khả năng thu hút các khoản nợngắn hạn được gia hạn thường xuyên Vào những thời điểm gặp khó khăn tạmthời, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự gia tăng đột ngột của các chi phí tíndụng ngắn hạn, hay một sự từ chối gia hạn toàn bộ nợ ngắn hạn từ ngân hàngđều sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng không trả được nợ Vì vậy vay vốntrung và dài hạn từ NHTM không những đảm bảo nguyên tắc: tài sản ngắnhạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ bởinguồn vốn dài hạn mà còn mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho dự án.

 Công cụ vay linh hoạt

Vốn vay trung và dài hạn còn có ưu thế so với cổ phiếu và trái phiếu làở tính linh hoạt của nó Đối với một số DNNQD xếp hạng cao đủ tiêu chuẩnphát hành trái phiếu thì trái phiếu phát hành ra cũng phải có thời hạn 20 đến30 năm Trong suốt thời gian này, doanh nghiệp sẽ phải đối phó với việc trảlãi trái phiếu ngay cả khi việc sử dụng vốn gặp khó khăn hay không cần sửdụng vốn nữa Trái lại, với vốn vay trung và dài hạn từ NHTM, khi có cơ hộikinh doanh, cần mở rộng sản xuất thì doanh nghiệp tiến hành vay; khi cơ hộikhông còn vốn có thể được hoàn trả lại cho ngân hàng nhanh chóng Hơn nữadoanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn có thể chủ động điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Trang 23

Tức là khi không còn cần vốn nữa họ có thể trả nợ sớm thời hạn tín dụng đãký kết với NHTM.

Việc trả nợ vay trung và dài hạn cũng được ấn định theo sự phân chiaổn định và hợp lý được doanh nghiệp và NHTM thoả thuận cụ thể trong hợpđồng vì vậy mà các doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm các khoản trả nợmột cách dễ dàng.

 Có cơ hội sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác

Do tính chất đặc thù, hệ thống NHTM là một hệ thống kinh doanh tiềntệ nên có nhiều kinh nghiệm trong nắm bắt thị trường, có kinh nghiệm thẩmđịnh các dự án, công trình đầu tư Vì thế NHTM sẽ đảm bảo hiệu quả quản lývĩ mô về mặt tốc độ và cơ cấu sản xuất, vừa đảm bảo lợi ích cho các doanhnghiệp thông qua việc soạn thảo giúp doanh nghiệp các dự án đầu tư, tư vấncho doanh nghiệp về đầu tư, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, giúp đỡtrong quan hệ thanh toán…

 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của dự án

Vay vốn trung và dài hạn từ NHTM không chỉ có nghĩa là doanhnghiệp sẽ có vốn cho dự án đầu tư mà còn có nghĩa là doanh nghiệp phải chịusự kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng trước, trong và cả sau khi cho vay Sựgiám sát của ngân hàng là để đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích,qua đó ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả tài chính của cácdoanh nghiệp Sức ép về việc phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngânhàng cũng là động lực để doanh nghiệp phải thực hiện dự án đúng tiến độnhằm đảm bảo uy tín với ngân hàng cho những món vay tiếp theo.

 Tác động tới chế độ hạch toán kinh tế của các DNNQD

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đều khôngthực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo pháp lệnh hiện hành Điềunày không những gây khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng mà còn cả với

Trang 24

hoạt động của các DNNQD Thông qua quan hệ tín dụng ngân hàng, các cánbộ tín dụng sẽ cố gắng vừa kiểm tra, kiểm soát buộc các doanh nghiệp phảithực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế vừa hỗ trợ hướng dẫn các DNNQDxây dựng các báo cáo tài chính Một mặt, công việc này giúp đỡ cho quá trìnhhạch toán kế toán của doanh nghiệp, mặt khác nó cũng giúp cho ngân hàng cóđược những thông tin chính xác về doanh nghiệp mà mình cho vay, hạn chế đượcrủi ro tín dụng.

Như vậy, với những ưu điểm kể trên có thể khẳng định rằng vốn vaytrung và dài hạn từ NHTM là trợ thủ đắc lực cho DNNQD thoả mãn các cơhội kinh doanh của mình

1.2.4.3 Tình hình hoạt động vay trung và dài hạn của NHTM với DNNQD hiện nay

Trong một thời gian dài các NHTM không cho vay dài hạn, thậm chícũng không cho vay trung hạn NHTM đã bỏ hẳn mảng này, để cho ngânhàng phát triển tự do hoạt động Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, lĩnhvực các nghiệp vụ cho vay dài hạn mới được NHTM tiến hành từng bướcmột Tính đến cuối năm 2004, dư nợ cho vay trung và dài hạn của hệ thốngngân hàng chiếm gần 40% tổng dư nợ đối với nền kinh tế Số vốn này chủ yếuđược dùng để đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng của Nhà nước.Phần còn lại mới được các NHTM cho vay các dự án đầu tư chiều sâu, xâydựng mới các cơ sở sản xuất kinh doanh, đổi mới dây chuyền công nghệ của

doanh nghiệp

NHTM chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng do đó mà tỷtrọng cho vay trung và dài hạn tại đây thường thấp Cho vay trung và dài hạnthường có tỷ trọng thấp là do rủi ro cao hơn, kém thanh khoản, nguồn vốn đắtvà khan hiếm hơn Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ này như kỳ hạn và

Trang 25

tính ổn định của nguồn vốn, khả năng và công cụ quản lý rủi ro thanh khoảncủa ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn …

Hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHTM vốn đã hẹp thì lại càngbị bó hẹp hơn với nhu cầu vay của các DNNQD Các DNNQD muốn vay vốnngân hàng không phải là chuyện dễ Nguyên nhân chính của tình trạng này làtừ chính bản thân doanh nghiệp vì vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thếchấp, cầm cố, không có người bảo lãnh; không lập được phương án sản xuất,kinh doanh có đủ sức thuyết phục; trình độ quản lý hạn chế, báo cáo tài chínhkhông đủ độ tin cậy đối với người cho vay Thêm nữa, các DNNQD cònphản ánh tình trạng ngân hàng quá “cầu toàn” trong việc xác định tài sản thếchấp và chặt chẽ các thủ tục nhằm tránh rủi ro xảy ra Và không ít doanhnghiệp còn bức xúc về trình độ nghiệp vụ ngân hàng trong thẩm định các dựán của doanh nghiệp khiến nhiều dự án không thể vay được vốn Bên cạnh đó,hiện nay chưa có đủ các quy định pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp vừavà nhỏ của ta có thể tiếp cận thường xuyên, nhằm tiến tới khả năng vay vốn từcác tổ chức tài chính bên ngoài một cách rộng rãi và ổn định hơn Mặc dù cácvăn bản không có sự phân biệt lớn và trong nhiều trường hợp còn khuyếnkhích cho vay với DNNQD, nhưng vẫn còn đâu đó thái độ phân biệt đối xửcủa NHTM với DNNQD Không thể phủ nhận là DNQD không trả nợ đúnghạn thì tiền vẫn nằm trong tay Nhà nước, và DNQD luôn nhận được sự baocấp của Nhà nước do đó khả năng vỡ nợ là rất thấp Chính vì thế rủi ro chovay với DNQD là thấp hơn nhưng không phải vì thế mà ưu đãi, gia tăng chovay dù khu vực DNQD phát sinh nhiều khoản nợ xấu trong khi vốn cung cấpcho DNNQD còn rất hạn hẹp

Kết quả một cuộc điều tra hơn 2.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 10tỉnh, thành phố do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp vớiTổ chức Danila (Đan Mạch) cuối năm 2007 cho thấy tình trạng phổ biến là có

Trang 26

khoảng 35-45% đoanh nghiệp tin tưởng nộp hồ sơ vay vốn thường xuyên từNHTM nhưng 19% gặp khó khăn và đã bị từ chối 16 Số doanh nghiệp còn lạicũng có nhu cầu vay không thường xuyên, nhưng một số cũng gặp trở ngạitrong thủ tục tiếp cận và nâng tỷ lệ gặp khó khăn tín dụng lên mức 26,5%.Ngoài ra, số doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ vay vốn NHTM cũnglà do gặp trở ngại như thiếu tài sản thế chấp thích hợp, nhận thức quá trìnhvay vốn quá khó khăn hoặc do tỷ lệ lãi suất quá cao

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển cho vay trung và dài hạn của NHTM đối với DNNQD

1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

1.3.1.1 Môi trường tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội

Môi trường tự nhiên, kinh tế - chính trị - xã hội ổn định là điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của cho vay Vì sự ổn định của các loại thị trườnglà điều kiện quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpdiễn ra bình thường Theo đó, cho vay nói chung và cho vay trung dài hạnmới có điều kiện mở rộng và nâng cao.

Sự vận động mang tính chu kỳ của nền kinh tế như suy thoái, tăngtrưởng, thất nghiệp, khủng hoảng, … ảnh hưởng đến ngân hàng rất lớn Lạmphát cao làm lãi suất thực tế giảm không mang lại lợi nhuận như mong đợicho ngân hàng hay những biến động về tỷ giá trên thị trường làm cácDNNQD bị thua lỗ giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng

1.3.1.2 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tínhhoàn thiện, thống nhất của các văn bản dưới luật, ý thức chấp hành pháp luậtcủa các chủ thể khi tham gia quan hệ tín dụng … đều ảnh hưởng tới sự phát16 Nguồn: website của Báo kinh tế hợp tác Việt Nam (www.baokinhteht.com.vn)

Trang 27

triển của nghiệp vụ cho vay Một NHTM khi hoạt động phải tuân thủ đầy đủcác quy định về luật pháp của Nhà nước, cũng như của NHQD Một hệ thốngpháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trongviệc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình và phát triển cho vay với nềnkinh tế

1.3.1.3 Chính sách của Chính phủ, và NHNN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mỗi sự thay đổi chính sách kinhtế của Chính phủ (chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách đầu tư,chính sách thương mại …) đều dẫn đến sự thay đổi trong các hoạt động củanền kinh Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanhnghiệp, nhất là các DNNQD hiện còn chưa được đối xử hoàn toàn bình đẳngtrong nền kinh tế Vì vậy, sự phát triển của cho vay trung và dài hạn đối vớiDNNQD cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng

Một sự thay đổi nhằm khuyến khích cho vay trung và dài hạn đối vớicác DNNQD từ NHNN (quy định lãi suất cho vay, tỷ lệ tối đa nguồn ngắnhạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn, …) đều ảnh hưởng tích cực tới sựphát triển nghiệp vụ này tại các NHTM.

1.3.1.4 Nhu cầu vốn trung và dài hạn của DNNQD

Nhu cầu vốn trung và dài hạn của DNNQD cao hay thấp cũng ảnhhưởng tới sự phát triển cho vay trung và dài hạn của NHTM Ngay cả khicung về vốn trung và dài hạn của ngân hàng dồi dào mà cầu vốn trung và dàihạn của DNNQD là nhỏ bé thì ngân hàng cũng không thể phát triển nghiệp vụnày Tuy nhiên thực tế cho thấy cầu về vốn trung và dài hạn của các DNNQDngày càng cao Có thể xem đây chính là cơ sở để cung về vốn trung và dàihạn của NHTM ngày một phát triển Để thực hiện CNH-HĐH đất nước, vốntrung và dài hạn là rất cần thiết để doanh nghiệp đầu tư phát triển cả chiềurộng và chiều sâu, tạo sức bật cho nền kinh tế Do đó, NHTM với chức năng

Trang 28

cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế nhất thiết phải làm tốt công tác dự báonhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp để có kế hoạch khaithác, kinh doanh hợp lý.

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Chính sách tín dụng của NHTM

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp liênquan đến việc khuyếch trương hay hạn chế tín dụng nhằm đạt được nhữngmục tiêu cụ thể của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Với ý nghĩa như vậy, rõ ràng chính sách tín dụng có tác động rất lớn tớisự mở rộng tín dụng nói chung, cho vay trung và dài hạn nói riêng Nếu chínhsách tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ nào đó là hạn chế cho vay trung vàdài hạn thì quy mô của hoạt động này sẽ bị thu hẹp Chính sách tín dụng cònbao gồm một loạt các vấn đề như: quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho vayvới khách hàng; lĩnh vực tài trợ, … cũng có tác động trực tiếp hay gián tiếptới hoạt động cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.

1.3.2.2 Quy mô, kỳ hạn và tính ổn định của nguồn

NHTM là các trung gian tài chính trong nền kinh tế thực hiện “đi vayđể cho vay” Do đó nguồn vốn huy động được có dồi dào và bền vững thì mớiđảm bảo hoạt động cho vay được tiến hành thuận lợi và an toàn Quy mô vàcơ cấu nguồn vốn quyết định việc ngân hàng lựa chọn các hình thức đầu tư vàcho vay.

Hiện nay, người dân chưa có thói quen gửi tiết kiệm trung và dài hạn,mặc dù tiền gửi có kỳ hạn chiếm đến 80% vốn huy động, nhưng tiền gửi cókỳ hạn ngắn (dưới 1 năm) lại chiếm đến 50% vốn huy động 17 Các NHTMhiện đã có loại hình tiền gửi trung hạn (24, 36 tháng) nhưng chưa thu hútđược người dân Nguyên nhân là do người dân chưa thực sự tin tưởng để có17 Nguồn: website của NHCTVN(www.icb.com.vn)

Trang 29

thể gửi tiền dài hạn vào hệ thống ngân hàng; sổ tiết kiệm và các loại hình tiềngửi không có khả năng chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp; chênh lệch vềlãi suất giữa gửi tiền dài hạn và ngắn hạn chưa đủ sức hấp dẫn người gửi tiền;những cơn sốt của thị trường bất động sản đã thu hút một lượng lớn vốn đầutư dài hạn vào bất động sản

Trong các nguồn huy động của NHTM dùng cho vay trung và dài hạnthì phù hợp về kỳ hạn nhất và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàngnhất phải kể đến là nguồn huy động trung và dài hạn Nguyên tắc cơ bản màNHTM luôn phải tuân thủ khi cho vay là “chỉ được phép cho vay trung và dàihạn khi ngân hàng thực có nguồn vốn trung và dài hạn” Do đó quy mô củanguồn huy động trung dài hạn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự pháttriển cho vay trung và dài hạn của ngân hàng.

Bên cạnh đó các nguồn ngắn hạn nếu có tính ổn định cao (tức là ngườigửi tiền không rút tiền trước hạn vì bất cứ lý do gì) thì cũng có thể sử dụng đểcho vay trung và dài hạn trong một giới hạn nhất định mà vẫn đảm bảo antoàn.

1.3.2.3 Công tác dự báo rủi ro và giám sát, xử lý các tình huống khi chovay trung và dài hạn

Cho vay trung và dài hạn là nghiệp vụ chứa đựng đầy rủi ro cho bất cứngân hàng nào Do đó công tác dự báo và dự phòng rủi ro nếu làm tốt sẽ hạnchế tối đa những tổn thất có thể xảy ra Công tác dự báo bao gồm dự báo vềnguồn huy động, nhu cầu vay của doanh nghiệp, sự biến động của lãi suấttrong dài hạn, dự báo về các rủi ro (rủi ro kinh doanh, rủi ro hoàn trả vốn, rủiro tài chính, rủi ro kinh tế vĩ mô) có thể xảy ra Làm tốt công tác này, ngânhàng sẽ không rơi vào thế bị động trước những biến động bất thường của thịtrường.

Trang 30

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian dài của các DNNQDluôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không lường trước được Chính vì thếmà công tác giám sát và xử lý các tình huống sau khi cho vay cũng có ý nghĩarất quan trọng Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề: sự tuânthủ đúng mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình thực tế của dựán, tiến độ trả nợ, … Làm tốt công tác này giúp ngân hàng phát hiện và ngănchặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực của khách hàng Đồng thời, thông quaquá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng có thể có các biệnpháp giúp đỡ kịp thời (tư vấn, cung cấp thông tin, vốn) cho các doanh nghiệpgặp khó khăn nhằm giúp dự án của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, quađó nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAYTRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI

QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNGTHƯƠNG CẦU GIẤY

2.1 Giới thiệu về CN NHCTCG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CN NHCTCG

CN NHCTCG thuộc NHCTVN, thành lập ngày 20/3/2001 theo quyếtđịnh số 18/QĐ-HĐQT-NHCT của Hội đồng quản trị NHCTVN trên cơ sởtách ra từ NHCT Ba Đình Chi nhánh là ngân hàng cấp I , là đơn vị hạch toán

Trang 31

phụ thuộc, có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức vàhoạt động của chi nhánh NHCTVN.

Ngày mới thành lập tổng vốn huy động của chi nhánh là 376 tỷ VNĐ,trong đó tổng dư nợ tín dụng là 345 tỷ VNĐ Hiện nay, vốn huy động đã lêntới 2.538 tỷ VNĐ (năm 2007) và tổng dư nợ tín dụng lớn nhất là 1.214 tỷVNĐ (năm 2004) Tuy tuổi đời còn non trẻ lại nằm trên địa bàn một quận mớicủa thành phố Hà Nội với cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệpvà dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chưa cao nhưng qua gần 6 năm hoạt động CNNHCTCG đã tự hào góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế địa phương.Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổimới, hoạt động kinh doanh của CN NHCTCG đã có những bước phát triểnkhả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huyđộng vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro

Thực hiện phương châm: “ Tất cả vì sự thành đạt của khách hàng và sựphát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam”, CN NHCTCG đã nỗ lựckhắc phục khó khăn, không ngừng hoàn thiện, phát triển và đa dạng hoá cácsản phẩm dịch vụ ngân hàng Trong quá trình hoạt động để đứng vững trên thịtrường, CN NHCTCG luôn bám sát định hướng của ngành, đồng thời thườngxuyên chấn chỉnh công tác tổ chức, bố trí bộ máy hợp lý, phù hợp với mụctiêu kinh doanh trong các giai đoạn khác nhau Sự ra đời và đi vào hoạt độngcủa CN NHCTCG nằm trong chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động củaNHCTVN, đã và đang góp phần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển kinhtế - xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy, cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội vàgóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN.

Trang 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của CN NHCTCG

CN NHCTCG có trụ sở chính tại 117A Hoàng Quốc Việt, quận CầuGiấy, thành phố Hà Nội.

Bộ máy hoạt động gồm Ban giám đốc, 11 phòng/ tổ chức năng Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 02 phó giám đốc

_ Phòng tiền tệ kho quỹ_ Phòng hành chính - tổ chức_ Phòng/ tổ thông tin điện toán_ Phòng/ tổ tổng hợp

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CN NHCTCG 18

18 Nguồn: phòng Tổng hợp CN NHCTCG

Trang 33

Quỹ tiết kiệm số 28Quỹ tiết kiệm số 76

Quỹ tiết kiệm số 79

Quỹ tiết kiệm số 78Quỹ tiết kiệm số 75

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của CN NHCTCG

2.1.3.1 Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy là một quận mới được thành lập năm 1997 – so với cácquận khác của Hà Nội là còn rất non trẻ Trên địa bàn tập trung phần lớn cácđơn vị hành chính sự nghiệp, dân cư đông đúc Trong các năm qua kinh tếquận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo sự chuyển dịch quan trọng về cơcấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọngngành nông nghiệp Tốc độ tăng bình quân hàng năm về kinh tế giai đoạn2002 - 2005 là 30% (tăng gấp 4 lần năm 2001), thu ngân sách tăng bình quânlà 64%; năm 2007 thu ngân sách ước đạt 665 tỷ đồng 19 (tăng gấp 19 lần so19 Nguồn: wikimedia.com

Trang 34

với năm 1998) Quận Cầu Giấy luôn giữ vai trò quan trọng đối với các hoạtđộng kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của thành phố.

Theo quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và công nghiệp thành phố HàNội trong tương lai sẽ tập trung về phía tây Như vậy đến năm 2020, hầu hếtdiện tích đất nông nghiệp của quận sẽ được chuyển thành đất đô thị và trongtương lai Cầu Giấy sẽ là một khu đô thị hiện đại Hiện nay, quận đang đầu tưxây dựng và củng cố thêm về cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị do đóđây đang và sẽ là một địa bàn hoạt động tiềm năng: số các khách hàng là tổchức kinh tế sẽ tăng lên đáng kể, thêm vào đó là sự xuất hiện của các doanhnghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại các khu côngnghiệp Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quận, nhu cầu vềcác sản phẩm ngân hàng của các cá nhân trên địa bàn chắc chắn sẽ rất lớn.

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước, tình hình kinh tế - xãhội trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm gần đây vẫn tiếp tục ổnđịnh, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt mức tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầngđược đầu tư theo quy hoạch, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nôngthôn tiếp tục được đổi mới; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữvững Đạt được những kết quả khả quan đó là do có sự chỉ đạo đúng đắn củaUỷ ban nhân dân quận, sự cố gắng của nhân dân toàn quận cũng như sự đónggóp không nhỏ của hệ thống NHTM trên khu vực.

Hoạt động trong một môi trường kinh doanh thuận lợi như trên, CNNHCTCG đang có trước mắt nhiều cơ hội phát triển bền vững góp phần vàosự phát triển chung của hệ thống NHCTVN.

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCTCG

Nhiệm vụ chủ yếu của CN NHCTCG là thực hiện kinh doanh Tuychưa có sự nhảy vọt vượt bậc nhưng chi nhánh cũng đã có sự đóng góp cảithiện hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ thay đổi cơ chế.

Trang 35

Với phương châm “đi vay để cho vay”, CN NHCTCG đã mở rộngmạng lưới giao dịch đồng thời phát huy lợi thế so sánh của NHCTVN; bằngđổi mới công tác giao dịch, cải tiến thông thoáng các thủ tục, nâng cao chấtlượng phục vụ khách hàng, bám sát các định hướng phát triển kinh tế của địaphương cũng như mục tiêu chiến lược của NHCTVN nên số lượng kháchhàng có quan hệ tín dụng, gửi tiền, … ngày càng tăng Tổng tài sản của chinhánh tính tới năm 2007 đạt 3.325 tỷ đồng; gấp 7,6 lần tổng tài sản khi mớithành lập năm 2001.

 Huy động vốn:

Vốn có một vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nóichung và hoạt động tín dụng nói riêng, nó quyết định quy mô hoạt động tíndụng và năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng Ngày mới thành lập, tháng 3năm 2001, chi nhánh chỉ có 01 quỹ tiết kiệm với nguồn vốn huy động là 120tỷ đồng và là một chi nhánh phải nhận vốn từ NHCTVN để đảm bảo hoạtđộng kinh doanh của mình, đến nay CN NHCTCG không những tự cân đốiđược nguồn vốn mà còn trở thành chi nhánh “bán vốn” cho NHCTVN Hoạtđộng huy động vốn đã góp phần không nhỏ tạo lợi nhuận.

Hiện nay, nguồn vốn huy động của CN NHCTCG chủ yếu có từ cácnguồn sau: tiền gửi dân cư thông qua hoạt động của mạng lưới quỹ tiết kiệm,tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát hành các công cụ nợ và các nguồn vốnkhác Mạng lưới huy động vốn ngày càng được mở rộng với thế cài răng lược,tăng lãi suất tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn hấp dẫn, áp dụngcác chính sách khuyến mại, … nhằm huy động mọi nguồn nhàn rỗi trongnhân dân đặc biệt là các khu đô thị, nhà cao tầng, tuyến phố đông dân cư.

Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cánhân, doanh nghiệp cả VNĐ và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thịtrường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng

Trang 36

quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng CNNHCTCG đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn Nguồn vốn ngày càngtăng lên, cơ cấu vốn cũng có sự thay đổi

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của CN NHCTCG 20

(Đơn vị: triệu đồng)

1/ Tiền gửi doanh nghiệp803.681848.041971.461

Có kỳ hạn dưới 12 tháng 142.142 201.269 190.756

2/ Tiền gửi dân cư746.528723.603870.245

Có kỳ hạn dưới 12 tháng 314.070 331.690 398.935Có kỳ hạn trên 12 tháng 292.488 296.975 403.392

3/ Tiền vay TCTD104.500223.250696.481Tổng nguồn vốn huy động 1.654.7091.794.8942.538.186

Tổng nguồn vốn huy động được của CN NHCTCG năm 2006 so vớinăm 2005 tăng 8,47% và năm 2007 đạt 2.538.186 triệu đồng, so với năm2006 tăng tới 41,4% Nếu như năm 2007 tiền gửi của các doanh nghiệp tăng14,55% thì tiền gửi từ dân cư lại giảm tới 20,26% Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệmtrong tổng nguồn huy động cũng có xu hướng giảm dần (năm 2005 là36,72%; năm 2006 là 35,05% và năm 2007 là 31,87%) Điểm đáng chú ý lànguồn huy động của chi nhánh từ các tổ chức tín dụng tăng gấp 3 lần điều nàycho thấy nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh là rất cao Một nét nổi bật kháclà tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng có xu hướng tăng lên qua từng20 Nguồn: một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG

Ngày đăng: 03/12/2012, 13:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

20 Nguồn: một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
20 Nguồn: một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG (Trang 36)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của CN NHCTCG  20 - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của CN NHCTCG 20 (Trang 36)
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của CN NHCTCG 21 - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của CN NHCTCG 21 (Trang 38)
21 Nguồn: một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
21 Nguồn: một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG (Trang 38)
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của CN NHCTCG  21 - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng vốn của CN NHCTCG 21 (Trang 38)
2.2.1. Tình hình cho vay trung và dài hạn nói chung của ngân hàng - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
2.2.1. Tình hình cho vay trung và dài hạn nói chung của ngân hàng (Trang 42)
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo thời gian  24 - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay phân theo thời gian 24 (Trang 42)
2.2.3. Tình hình cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
2.2.3. Tình hình cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD (Trang 43)
Bảng 2.7: Tình hình cho vay trung và dài hạn với DNNQD tại NHCT CG  26 - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
Bảng 2.7 Tình hình cho vay trung và dài hạn với DNNQD tại NHCT CG 26 (Trang 44)
Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của NHCTCG 27 - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
i ểu đồ 2.1: Tình hình nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của NHCTCG 27 (Trang 48)
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của DNNQD 28 Đơn vị: triệu đồng - Giải pháp nhằm phát triển cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của DNNQD 28 Đơn vị: triệu đồng (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w