1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ

88 478 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 632 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói ngân hàng đã được hình thành và tồn tại từ rất lâu trong lịch sửbởi từ khi các quốc gia bắt đầu xuất hiện những hình thức kinh doanh thương mạiđầu tiên thì cũng là lúc con người nhận ra sự cần thiết của các tổ chức tài chính Cácngân hàng được tạo ra với mục đích cung cấp nguồn vốn cho các chủ thể trong nềnkinh tế, thời đại hiện nay thì nguồn vốn là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tăngtrưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

Việt Nam trải qua gần 20 năm đổi mới từ một đất nước nông nghiệp lạc hậuđã từng bước vươn lên khẳng định mình đối với thế giới nói chung và trong khu vựcĐông Nam Á nói riêng, chiếm lĩnh một số thị trường lớn và góp phần nâng cao vịthế của mình trên trường quốc tế Việt Nam đang ngày càng mở rộng cánh cửa đểđón nhận những doanh nghiệp nước ngoài vào đầu từ Vì vậy mà hệ thống pháp luậtcủa chúng ta được hoàn thiện hơn và các thành phần kinh tế được pháp luật bảo vệvà hoạt động một cách bình đẳng hơn.Hiện nay với cơ chế mở cửa, các thành phầnkinh tế hoạt động một cách bình đẳng theo pháp luật Điều này thúc đẩy việc ra đờicủa các doanh nghiệp ngày một nhiều và đa dạng hơn Và như vậy nếu doanhnghiệp nào chịu khó tìm tòi sáng tạo , có chiến lược trong việc đổi mới công nghệvà học hỏi quy trình công nghệ từ các nước phát triển thì sẽ có lợi thế lớn trong việccạnh tranh giành thị phần trong lĩnh vực của mình.

Như một quy luật tất yếu muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phảiđổi mới công nghệ và đôi khi thay đổi cả phương thức sản xuất để là người đi đầutrong ngành nghề của mình hay đơn giản chỉ là để có thể theo kịp đối thủ cạnhtranh Để có thể thực hiện được việc này thì doanh nghiệp phải cần đến một lượngvốn rất lớn để có thể nhập những loại máy móc tiên tiến, đào tạo những cán bộ kỹthuật cao cấp để xử lý những máy móc đó Mà trong khi vốn tự có của các DNVVNlại rất hạn chế, vì lý do đó họ sẽ phải tìm đến các ngân hàng để giải quyết vấn đề vềvốn.

Từ thực tế của nền kinh tế Việt Nam với hơn 95% các doanh nghiệp là

Trang 2

doanh nghiệp vừa và nhỏ, do có vốn tự có ít nên nhu cầu về vốn là rất cấp thiết,đồng thời xuất phát từ thực tế tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn huyện Tân Kỳ thời gian học tập, nghiên cứu Em thấy răng vấn đề tíndụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh còn nhiều vấn đề đáng chúý, như doanh số cho vay còn hạn chế, quy trình cho vay- quy trình thẩm định dựán trước và sau khi cho vay còn nhiều bất cập …Và trong thời kỳ này kinh tếcủa địa phương đang bắt đầu có làn sóng phát triển vượt bậc, các doanh nghiệpvừa và nhỏ được thành lập nhiều kèm theo vô số dự án kinh doanh

Vì lý do đó em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụngcho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ” làm mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của chuyên đề

Em muốn đánh giá một cách khách quan thực trạng chất lượng tín dụng đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ của để từ đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghịnhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ

Phạm vi của chuyên đề

Chuyên đề tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Tân Kỳ từ các số liệu thống kê trong 3 năm gần đây ( 2008-2010)

Bài viết được chia làm 3 phần:

Chương I : Lý thuyết chung về chất lượng tín dụng đối với DN vừa và nhỏ tạiNgân hàng thương mại.

Chương II : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ

Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ.

Để hoàn thành chuyên đề này, trước hết em xin gửi lời cám ơn chân thành

Trang 3

đến Thạc sỹ : Trần Minh Tuấn giảng viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và hướngdẫn em trong quá trình thực hiện đề tài Em cũng xin gửi lời cám ơn đến ban lãnhđạo, các cán bộ làm công tác tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyệnTân Kỳ đã cung cấp số liệu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Chương I : Lý thuyết chung về chất lượng tín dụngkhách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.

1.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tếcó tư cách pháp nhân được tổ chức ra để hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vựcnhất định với mục đích công ích hoặc thu lợi nhuận Thông thường cần có 3 điềukiện sau để được công nhận là một doanh nghiệp :

- Có tư cách pháp nhân đầy đủ (Doanh nghiệp được Nhà nước thành lập, côngnhận hay cho phép hoạt động ).

Thứ nhất: dựa vào quan hệ sở hữa về vốn và tài sản, các doanh nghiệp được chia

thành doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp sở hữu hỗnhợp.

Trang 4

- Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước thành lập,đầu tư vốn vàquản lý nó với tư cách là chủ sở hữu.

- Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp do cá nhân đầu tư vốn và tự chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.- Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp là các doanh nghiệp có sự đan xen của các hìnhthức sở hữu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp.

Cách phân loại này chỉ rõ quan hệ sở hữu về vốn và tài sản trong các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế khác nhau Đồng thời là một trong các căn cứ để Nhànước có chính sách kinh tế và định hướng phát triển phù hợp đối với từng loạidoanh nghiệp.

Thứ hai: dựa vào mục đích kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích.

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lậphoặc thừa nhận, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.Mục tiêu số một là thulợi nhuận tối đa.

- Doanh ghiệp hoạt động công ích (thường là doanh nghiệp Nhà nước ) là tổ chứckinh tế thực hiện các hoạt động về sản xuất, lưu thông hay cung cấp các dịch vụcông cộng, trực tiếp thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước hoặc thực hiệnnhiệm vụ an ninh quốc phòng Mục tiêu chính của các doanh nghiệp này là hiệu quảkinh tế và xã hội.

Phân loại theo hình thức này là cơ sở để chọn tiêu thức đánh giá lợi ích xã hội củadoanh nghiệp cho hợp lý và là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chínhsách tài trợ của Nhà nước.

Thứ ba: dựa vào lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có thể chia làm hai loại là

doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính.

- Doanh nghiệp tài chính là các tổ chức tài chính trung gian như các ngân hàngthương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm Những doanh nghiệp này có khảnăng cung ứng cho nền kinh tế các loại dịch vụ về tài chính, tiền tệ, tín dụng, bảohiểm

Trang 5

- Doanh nghiệp phi tài chính là các doanh nghiệp lấy sản xuất kinh doanh sảnphẩm làm hoạt động chính.

Phân loại theo tiêu thức này chỉ ra chức năng của từng loại doanh nghiệp Chứcnăng chủ yếu của các doanh nghiệp tài chính là làm môi giới thu hút và chuyển giaovốn từ nới thừa vốn đến nơi thiếu để đầu tư phát triển kinh tế Đối với các doanhnghiệp phi tài chính, chức năng chủ yếu là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá haydịch vụ phi tài chính đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế Qua tiêu thức phânloại này Nhà nước có thêm căn cứ để hoạch định các chính sách quản lý phù hợpvới mỗi loại hình doanh nghiệp trong từng ngành nghề,

Thứ tư: dựa vào quy mô kinh doanh người ta chia doanh nghiệp thành các loại

doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.

Việc quy định thế nào là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ là tuỳ thuộc vào điều kiệnkinh tế xã hội cụ thể của từng nước và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giaiđoạn phát triển kinh tế Tại nước ta, tiêu chí phân loại DNVVN đã được quy địnhtạm thời tại công văn số 681/CP – KTN ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ.Theo quy định tại công văn này, tiêu chí xác định DNVVN là vốn và số lao động.Cụ thể là DNVVN là doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao độngtrung bình hàng năm dưới 200 người.

Để khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các DNVVN, ngày 23/11/2001Chính phủ đã ra nghị định 90/2001/NĐ - CP Trong đó quy định DNVVN là cơ sởsản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, cóvốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khôngquá 300 người Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể của ngành, địa phươngtrong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể áp dụng linhhoạt đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu trên.

Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNVVNM ở một số quốc gia

giá trị tài sản

Trang 6

dưới 50 trong bán lẻdưới 100 trong bán buôn

dưới 300 ngành khác

dưới 10 triệu yêndưới 30 triệu yêndưới 100 triệu yên

1.1.2 Vai trò, đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.1.2.1 Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xét về mặt lịch sử, sự ra đời và phát triển của các nước tư bản có nền đại côngnghiệp phát triển gắn với những công ty, tập đoàn kinh tế lớn như ngày nay thì sựkhởi đầu của họ cũng là những xí nghiệp, công trường thủ công sản xuất nhỏ Trongquá trình phát triển, sự tích tụ và tập trung vốn cùng với quá trình cạnh tranh gaygắt giữa những xí nghiệp trong nướcvà ngoài nước đã tạo ra những tập đoàn kinh tếlớn như ngày nay Tuy vậy, ngay cả ở các nước tư bản phát triển, các DNVVN vẫngiữ một vị trí quan trọng và ngày càng được khẳng định Bởi vì nhiều lĩnh vực kinhtế chỉ có thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả bởi các DNVVN Sau thời kỳ suythoái kinh tế những năm đầu thập niên 30, người ta luận ra rằng khu vực DNVVNlà nhân tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm và ổn địnhkinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng Thật vậy, khu vực DNVVN là xươngsống trong nền kinh tế của nhiều quốc gia hiện tại và cả tương lai Đặc biệt khi cuộcCách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triểnđã tạo điều kiện cho cácDNVVN nhiều cơ hội tập trung kỹ thuật, có khả năng sản xuất các sản phẩm khôngthua kém các doanh nghiệp lớn Mặt khác xét trên phạm vi toàn cầu hiện nay về tínhchất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnhtranh về chất lượng và công nghệ Trong điều kiện này, lợi thế của các doanhnghiệp có quy mô lớn sẽ bị giảm sút Sự phát triển của chuyên môn hoá và hợp táchoá đã không cho phép một doanh nghiệp tự khép kín chu trình sản xuất kinh doanhmột cách có hiệu quả Mà với mô hình sản xuất kiểu vệ tinh, trong đó các DNVVN

Trang 7

là vệ tinh cảu doanh nghiệp lớn tỏ ra rất thích hợp Như vậy, một nền kinh tế hiệnđại thì DNVVN ngày càng không thể tan biến trong các tập đoàn kinh tế lớn mà khảnăng hợp tác để mở rộng lại ngày càng tăng.

Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển đang tiến tới một nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN thì DNVVN càng có ý nghĩa quan trọng Thể hiện cụ thểtrên các mặt sau :

- DNVVN chiếm tỷ trọng cao về số lượng, thu hút nhiều lao động và đóng gópphần lớn thu nhập quốc dân cho đất nước Theo số liệu thống kê của các nhà kinhtế, hiện nay DNVVN của nước ta chiếm trên 80% tổng số doanh nghiệp, tạo côngăn việc làm cho khoảng 95% lao động xã hội Như vậy, phát triển DNVVN là chủtrương đúng đắn của Đảng, nó được gắn liền với đường lối phát triển kinh tế nhiềuthành phần của Đảng theo định hướng kinh tế thị trường nhằm giải quyết việc làm,tăng thu nhập, góp phần vào ổn định tình hình kinh tế xã hội.

- Các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá và cung cấp dịchvụ, có vai trò bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, là xí nghiệp gia công vệ tinh chocác doanh nghiệp lớn cùng hệ thống và là màng lưới tiêu thụ hàng hoá cho cácdoanh nghiệp lớn Hiện DNVVN chiếm khoảng 31% tổng sản lượng công nghiệphàng năm, 78% doanh số bán lẻ trong thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyểnhành khách và hàng hoá.

- Các DNVVN đáp ứng tích cực, kịp thời nhu cầu tiên dùng ngày càng phong phúvà đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được, chế biến hàng hoá xuấtkhẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu Hệ thống siêu thị cũng không thể thay thế đượccác của hàng bán lẻ, những nhà máy quy mô lớn hiện đại không sản xuất đượcnhững sản phẩm đơn chiếc.Bằng sự đa dạng ngành nghề, tính nhạy cảm thị trườngcác DNVVN sẽ có nhiều thuận lợi trong sản xuất và cung cấp dịch vụ, đáp ứng mọisản phẩm và nhu cầu tiêu dùng cầu xã hội Với lợi thế so sánh về các nguyên liệunông lâm thuỷ hải sản để sản hàng hoá xuất khẩu, lợi thế về ngành nghề thủ côngtruyền thống đã tạo ra khả năng vô cùng to lớn cho khu vực DNVVN tham gia sảnxuất, gia công chế biến, đại lý khai thác cho xuất khẩu Do DN lớn hạn chế về khu

Trang 8

vực địa lý, phương pháp tổ chức sản xuất và nếu muốn kinh doanh thường phải sửdụng các DNVVN làm vệ tinh thu mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói

- Các DNVVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khaithác tiềm năng thế mạnh của từng vùng sản xuất Phát triển DNVVN sẽ giúp các địaphương khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động trong mọi lĩnh vực phụcvụ phát triển kinh tế địa phương Từng địa phương cũng bị giới hạn bởi ngân sách,khả năng tích tụ và tập trung vốn của DN tư nhân không nhiều nên việc phát triểndoanh nghiệp lớn là hạn chế Chính vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đưa ra các chínhsách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại ở vùng núi phía Bắc, vùng cao nguyên Namtrung bộ và phát huy các làng nghề truyền thống.

Như vậy, có thể khẳng định vị trí và vai trò của các DNVVN, đồng thời việc chútrọng phát triển các DNVVN là một trong những hướng chiến lược quan trọng quátrình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Bảng 1.2Đánh giá vai trò DNVVN ở Việt Nam

(Nguồn: Chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam)1.1.2.2 Một số đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ :

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế ở nước ta,DNVVN chiếm 33,6% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 65,9%trong các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; 94,6% công ty trách nhiệm hữu hạn;99,4% doanh nghiệp tư nhân; 65,9% doanh nghiệp Nhà nước và gần 100% doanhnghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông thôn là các DNVVN.

Trang 9

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính năng động và linh hoạt cao trước nững thay đổicủa thị trường, có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàngnhanh vì vốn đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh Các DNVVN dễ phát huy bản chất hợptác, có thể duy trì tự do cạnh tranh và phát huy tiềm lực ở trong nước.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả Cácquyết định quản lý được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, không ách tắc và tránhphiền hà nên có thể tiết kiệm tối đa chi phí quản lý DN.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, hiệu quả cao, ítxảy ra rủi ro nên tạo ra nhiều khả năng đầu tư của các cá nhân và mọi thành phầnkinh tế.

Bên cạnh một số đặc điểm thể hiện những ưu diểm trên, DNVVN cũng còn nhữngđặc điểm bộc lộ mặt hạn chế như, nguồn tài chính hạn hẹp nên quá trình tích tụ vàtập trung để đầu tư tái sản xuất diễn ra rất chậm chạp, trình độ quản lý sản xuất kinhdoanh còn nhiều hạn chế, khó khăn thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

1.2 Khái quát chung về NHTM

1.2.1 Khái niệm.

Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắnliền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tácđộng rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngượclại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thịtrường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tàichính không thể thiếu được.

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM Tại Mỹ, NHTM được cho là“công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trongngành công nghiệp dịch vụ tài chính”.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệphay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hìnhthức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họtrong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

Trang 10

Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20 xácđịnh “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấpcác dịch vụ thanh toán” và trong các loại hình tổ chức tín dụng thì “NHTM là mộttổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửicủa khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thựchiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Tóm lại, NHTM là một tổ chức tài chính cung cấp đa dạng các dịch vụ tàichính mà chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay và các dịch vụ thanh toán.

1.1.2 Vai trò của NHTM

1.1.2.1 Chức năng tập trung vốn

Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụngmột cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưuthông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và cónhững chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh Nhưng những chủ thể này khôngquen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưuthông Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ ngườimuốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay Thực hiệnđược điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinhtế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế đểsản xuất kinh doanh Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển NHTM vừa làngười đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duytrì họat động của mình.

Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu,trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyểngiao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu côngty…

1.1.2.2 Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanhtoán.

Trang 11

Chức năng này có nghĩa là ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trảtiền theo lệnh của chủ tài khỏan Khi các khách hàng gởi tiền vào ngân hàng, họ sẽđược đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanhchóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh tóan có giá trị lớn, ở mọi địa phươngmà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phílưu thông, vận chuyển, bảo quản…).

Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độcquyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán ) đã tiết kiệmcho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúcđẩy quá trình lưu thông hàng hóa Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán đượcthực hiện qua sec và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàngthương mại Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp quaviệc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện cácnghiệp vụ cho vay.

Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng hình thức chuyển tiềnbằng điện tử là chuyện bình thường và chính điều này đưa đến việc không sử dụngsec ngân hàng mà dùng thẻ như thẻ tín dụng Họ thanh toán bằng cách nối mạng cácmáy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực hiện chuyển vốntừ tài khoản người này sang người khác một cách nhanh chóng.

1.1.2.3 Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp

Vào cuối thế kỉ 19 hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, các ngân hàngkhông còn họat động riêng lẽ nữa mà tạo thành hệ thống, trong đó ngân hàng trungương là cơ quan quản lý về tiền tệ, tín dụng là ngân hàng của các ngân hàng Cácngân hàng còn lại kinh doanh tiền tệ, nhờ họat động trong hệ thống các NHTM đãtạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt.

Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện thông qua tín dụng và thanh toántrong hệ thống ngân, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng trung ươngmỗi nước.

Trang 12

1.2.3 Các hoạt động NHTM

1.2.3.1 Nghiệp vụ tạo vốn

Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, được gọi lànghiệp vụ cơ bản vì các nguồn vốn này nằm bên tài sản Nợ trên bảng tổng kết tàisản của ngân hàng thương mại Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm có”*Vốn tự có và quỹ ngân hàng: trong đó vốn điều lệ là số vốn ban đầu phải lớn hơnmức tối thiểu do nhà nước quy đinh mà ngân hàng phải có để được phép hoạt động.Tùy theo loại hình ngân hàng mà các chủ thể góp vốn khác nhau: với ngân hàng tưnhân thì đó là vốn riêng của một doanh nghiệp đầu tư, với ngân hàng cổ phần thìvốn điều lệ được hình thành do phát hành cổ phiếu, nếu ngân hàng quốc doanh thìtoàn bộ do ngân sách nhà nước cấp.

Quỹ ngân hàng bao gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư và phát triển,quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khác….ngoài racòn có các quỹ không hình thành từ lợi nhuận ngân hàng như quỹ khấu hao cơ bảntài srn cố định, quỹ khấu hao sữa chữa lớn, các quỹ khác theo quy định của phápluật tài chính.

Nguồn vốn tự có của ngân hàng chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn củangân hàng nhưng nó đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh,tiến hành thu hút những nguồn vốn khác.

*Vốn tiền gửi của khách hàng: lịch sử phát triển ngành ngân hàng cho thấy để bảoquản số tiền vàng, người ta đã thuê ngân hàng giữ hộ và đòi hỏi hoàn trả đúng sốtiền đã gửi nên ngân hàng không thể dùng chúng để cho vay Về sau, người ta chỉyêu cầu phải hoàn trả đủ số lượng với thời hạn lâu hơn nên ngân hàng có thể sửdụng vốn tiền gửi của khách hàng để cho vay kiếm lời, còn người gửi tiền khôngnhững không phải trả tiền thua giữ tiền mà còn được hưởng lãi suất trên số tiền đó.Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn tiền gửi là vốn chủ yếu của ngân hàng, nóchiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Để bảo đảm một khoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng, trong mốitương quan giữa vốn tự có và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an

Trang 13

toàn của ngân hàng càng thấp Vì vậy, để đảm bảo mức độ an toàn tối thiếu, cần cóquy định giới hạn giữa vốn tự có và vốn huy động.

*Nguồn vốn đi vay: có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàngthương mại thuộc loại này bao gồm:

-Vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửicủa ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của ngân hàng khi vốn tự có vàvốn tiền gửi chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

-Vốn vay của ngân hàng trung ương: khi ngân hàng trung ương nhận cho vay chiếtkhấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại.

-Vốn vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thông qua thịtrường tiền tệ ngắn hạn Tại đây, các ngân hàng thiếu tiền thanh toán sẽ vay của cácngân hàng khác để thanh toán, nghiệp vụ này vừa giúp cho các ngân hàng thiếu tiềncó tiền mặt ngay vừa giúp cho những ngân hàng dư tiền cho vay để sinh lời.

-Vốn vay của các ngân hàng nước ngoài.

*Nguồn vốn tiếp nhận: những nguồn vốn mà ngân hàng thương mại ủy thác từ cáctổ chức trong hoặc ngoài nước từ ngân sách nhà nước để cho vay trung, dài hạnthuộc kế hoạch xây dựng cơ bản tập trung của nhà nước, để thực hiện những dự áncó mục tiêu định trước trong sản xuất kinh doanh.

*Các nguồn khác như vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhưkhi làm đại lý, dịch vụ thanh toán, làm trung gian thanh toán…

Trang 14

-Tiền mặt tại quỹ: có khả năng thanh toán kịp thời nhất Ngân hàng thương mại phảiđể tại quỹ của mình một số tiền phòng hộ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền gửi củakhách hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt của khách hàng trongngày.

-Tiền gửi tại ngân hàng trung ương: theo quy định, ngân hàng thương mại phải mởtài khoản tại ngân hàng trung ương và gửi vào đó một số tiền nhất định gồm 2 phần:+Phần tối thiểu theo quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Ngân hàng trung ương được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong từng thờikỳ nhất định Việc trả lãi cho tiền gửi dự trữ bặt buộc do chính phủ quy định.

+Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức tín dụng vàngân hàng thương mại khác.Tiền gửi của ngân hàng thương mại phải mở tài khoảntại ngân hàng trung ương biến động hàng ngày vì mỗi ngày ngân hàng thương mạiđều có nộp hay rút tiền mặt, đổi séc tại phòng giao hoán.

-Tiền gửi của ngân hàng thương mại tại các ngân hàng thương mại và các tổ chứctín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền khác địa phương củakhách hàng, số này cao hay thấp tùy theo mức độ quan hệ với đại lý và số lượng đạilý.

-Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá trị, những chứng phiếu này có thể bán rabất cứ lúc nào trên thị trường chứng khoán Hoạt động này vừa tạo ra sự an toàn vừamang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại.

*Nghiệp vụ tín dụng: của ngân hàng thương mại sử dụng phần lớn nguồn vốn hoạtđộng của ngân hàng Nghiệp vụ tín dụng gồm có:

-Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác: đây là ngiệp vụ cho vay giántiếp mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ thể và chủ thể khác thựchiện việc trả nợ cho ngân hàng, là việc ngân hàng mua thương phiếu của kháchhàng, đây phải là những thương phiếu còn trong thời hạn hiệu lực, người sở hữunhững thương phiếu đó khi bán cho ngân hàng sẽ nhận một số tiền bằng mệnh giácủa thương phiếu trừ cho lợi tức chiết khấu do ngân hàng quy định.

Trang 15

-Nghiệp vụ tín dụng thế chấp: đây là một hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sảncủa khách hàng Tài sản này có thể là nhà cửa, công trình xây dựng, tàu biển, câylâu năm…và phải thuộc quyền sở hữu của người vay, có thể bán nhanh chóng Khicho vay, ngân hàng cho vay theo tỷ lệ trên trị giá thực thế chấp có xác nhận củ côngchứng Khi hết hạn vay, người vay phải hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng để nhậnlại các giấy tờ trên, nếu không trả được nợ ngân hàng được quyền yêu cầu tòa áncho lệnh phát mãi tài sản để thu nợ.

-Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản: đây là một thể thức cấp tín dụng màtrong đó ngân hàng đồng ý cho khách hàng sử dụng một mức tín dụng nhất địnhtrong thời hạn nhất định, đồng thời hai bên ký kết với nhau một hợp đồng tín dụng.Mức cho vay có thể thực hiện theo hai cách: chuyển tất cả các khoản tiền vay vàotài khoản tiền gửi, hoặc cho phép khách hàng sử dụng dần số tiền vay bằng cáchphát hành séc hoặc các công cụ thanh toán ngay trên tài khoản vãng lai.

-Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư, trong đó:

+Tín dụng thuê mua là việc ngân hàng đứng mau tài sản của người cung cấp để chothuê đối với người có nhu cầu sử dụng (người đi thuê) Khi hợp đồng cho thuê hếthạn, người đi thuê có thể trả lại tài sản đó cho ngân hàng, xin gia hạn thêm hợpđồng hoặc mua lại tài sản đó theo giá cả thỏa thuận với ngân hàng Tài sản cho thuêở đây có thể là động sản hoặc bất động sản.

+Tín dụng đầu tư: thực chất khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng để tài trợcho các doanh nghiệp trong các dự án đầu tư như các công trình xây dựng cơ bản,cải tạo và quy mô sản xuất kinh doanh, khôi phục hoặc thay thế tài sản cố định, cảitiến và hợp lý hóa sản xuất kinh doanh.

-Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng sinh hoạt, cho vay để mua hàng tiêudùng Ở các nước phát triển, mọi người có thu nhập ổn định đều được ngân hàngcho vay dưới hình tức cấp thẻ tín dụng.

*Nghiệp vụ đầu tư: khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mụccho vay, nó mang lại khaỏn thu nhập lớn và đáng kể cho ngân hàng thương mại.Trong nghiệp vụ này ngân hàng thực hiện kinh doanh kiếm lãi như các doanh

Trang 16

nghiệp khác, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác đểđầu tư dưới các hình thức như:

-Đầu tư chứng khoán:bằng cách cho các công ty cổ phần đã hoạt đọng, các xínghiệp vay theo cách mua trái khoán của xí nghiệp, cho ngân hàng khác vay bằngcách mua công trái, đầu tư vào các công ty bằng cách mua cổ phiếu của công ty.-Hùn vốn, liên doanh…là các biện pháp trực tiếp góp vốn với các doanh nghiệp đểthành lập công ty, xí nghiệp mới.

Tất cả mọi hành động đầu tư vào chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thunhập Nhưng mặt khác nhờ hoạt động mà các rủi ro trong hoạt động của ngân hàngđược phân tán Ngoài ra nếu đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rấtthấp Vì vậy các ngân hàng thương mại có xu hướng sử dụng nguồn vốn ngày càngtăng cho việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ Theo quy định của ngân hàng thươngmại chỉ được phép dùng nguồn vốn tự có để thực hiện nghiệp vụ đầu tư.

*Tài sản có khác: những khoản mục còn lại của tài sản có, trong đó chủ yếu là tàisản lưu động-cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động ngân hàng.

-Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng.-Mua sắm trang thiết bị, máy móc dụng cụ làm việc.

-Mua sắm các phương tiện vận chuyển.-Xây dựng hệ thống kho quỹ.

Ngoài tài sản lưu động, còn có các khoản thuộc tài sản có như các khoản phải thu,các khoản khác…

1.2.3.3.Nghiệp vụ trung gian-nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng

Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ tợ đáng kể chonghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhậpcho ngân hàng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí…có vị trí xứng đáng trong giai đoạnphát triển hiện nay của ngân hàng.

Đây là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại thực hiện theo sự uỷ nhiệm của kháchhàng được hưởng tiền hoa hồng như:

Trang 17

-Chuyển tiền cho khách hàng sang địa phương khác để họ sử dụng theo yêu cầuhoặc trả cho một người nào đó.

-Thu hộ: ngân hàng đứng ra thay mặt khách hàng để thu hộ các khoản kỳ phiếu đếnhạn, chứng khoán, hàng hóa…

-Ủy thác: là nghiệp vụ mà ngân hàng làm theo ủy thác của khách hàng như quản lýtài sản hộ, chuyển gia tài hộ, bảo quản chứng khoán và vật có giá, thanh lý tài sảncủa xí nghiệp bị phá sản…

-Mua bán hộ: theo ủy nhiệm của khách hàng, ngân hàng đứng ra phát hành cổ phiếuhoặc trái phiếu hoặc trái khoán công ty hoặc trái khoán nhà nước, mua bán ngoại tệ,kim khí quý, đá quý cho khác hàng.

-Kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ để kiếm lời nếu được phép của ngân hàng trungương.

-Làm tư vấn tài chính tiền tệ như cung cấp thông tin, hướng dẫn chính sách tiền tệ,thương mại, lập dự án đầu tư tín dụng, ủy thác đầu tư cho khách hàng.

1.3 Hoạt động tín dụng ngân hàng

1.3.1 Khái niệm

Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ lâu đời trong đời sống xã hội loàingười Theo tiếng Latin, tín dụng – phiên âm của từ “creditim”, nghĩa là sự tínnhiệm Điều này có nghĩa là trong quan hệ tín dụng, người cho vay tin tưởng rằngngười đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày nào đó trong tương lai như hai bên đã thoảthuận Như vậy, một cách đơn giản nhất, tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyêntắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi giữa người đi vay và người cho vay Người cho vay tintưởng vào người vay sẽ sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốnlẫn lãi.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng,một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cánhân trong xã hội, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là ngườicho vay.

Trang 18

Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong xã hội bằng các hình thức: nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổchức, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trongxã hội.

Với tư cách là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị,tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt động sảnxuất kinh doanh và tiêu dùng Với vai trò này, tín dụng ngân hàng đã thực hiện chứcnăng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội Cơ sở kháchquan để hình thành chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng ngân hàng là dođặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội đã thường xuyên xuấthiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở các tổ chức, cá nhân này, trong khi các tổ chức,cá nhân khác lại có nhu cầu thiếu vốn Hiện tượng thừa thiếu vốn phát sinh do có sựchênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổchức, cá nhân trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục Tíndụng thương mại đã không giải quyết được vấn đề này, chỉ có ngân hàng là tổ chứcchuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hànggiữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.

Có ba loại quan hệ chủ yếu trong quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm:Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp.

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư.

+ Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các TCTD khác trong và ngoài nước.Ngày nay, tín dụng ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản xuấtphát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ trongnền kinh tế thị trường.

1.3.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng

Trang 19

Người ta có thể dựa vào rất nhiều tiêu thức để phân loại các hình thức và sản phẩmcho vay Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học nhằm mục đích giúp cho cácngân hàng có thể thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả củacông tác quản trị rủi ro tín dụng Phân loại cho vay dựa và các căn cứ sau đây:

1.3.2.1 Mục đích cho vay:

Dựa vào mục đích cho vay, người ta thường phân chia cho vay thành các loại sau:Cho vay bất động sản: Loại cho vay này liên quan đến việc mua sắm và xây dựngbất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại vàdịch vụ.

Cho vay công nghiệp và thương mại: Đây là loại cho vay ngắn hạn của ngân hàngcho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụnhằm để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp này.

Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay phục vụ cho mục đích trang trải các chi phísản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động,nhiên liệu…

Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công tytài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chếtài chính khác.

Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắmcác vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thườngcủa đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.

1.3.2.2Thời hạn cho vay:

Theo tiêu thức này, người ta chia cho vay thành 03 loại:

Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bùđắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắnhạn của các nhân.

Cho vay trung hạn: Là các món vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng Chovay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiếnhoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án

Trang 20

mới có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đầu tư cho tài sản cốđịnh, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên củacác doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.

Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn vay trên 05 năm và thời hạn tối đa cóthể lên tới 20 – 30 năm Cho vay dài hạn được sử dụng để thực hiện các dự án đầutư mới, mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở, mua sắm, đầu tưphương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp, dây chuyền, nhà máysản xuất.

1.3.2.3 Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Theo tiêu thức phân loại này, cho vay được chia thành hai loại:

Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp hoặc cầm cốhoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bảnthân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, có uy tín cao, có khả năng tài chínhvững mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tíncủa khách hàng mà không cần một nguồn thu thứ hai bổ sung.

Cho vay có tài sản bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thếchấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Đối với khách hàngkhông có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm Sự bảođảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung chonguồn thu nợ thứ nhất thiếu tính chắc chắn.

1.3.2.4 Phương pháp cho vay:

Dựa vào tiêu thức này, cho vay của NHTM được chia thành các loại sau đây:

Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay nhiều lần cách biệt nhau đối vớikhách hàng không có nhu cầu thường xuyên và chỉ vay trong trường hợp cần thiếtvốn để ngân hàng tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinhdoanh Khi cần vay vốn, khách hàng làm đơn yêu cầu và trình phương án sử dụngvốn vay gửi đến Ngân hàng Ngân hàng sẽ phân tích, đánh giá khách hàng và kýhợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãisuất và yêu câu bảo đảm nếu cần.

Trang 21

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng vàkhách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảngthời gian nhất định Hạn mức tín dụng này được xác định dựa trên kế hoạch sảnxuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Hạn mức tíndụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Mỗi lần khách hàng vay chỉ cần trình bàyphương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoá dịchvụ và nêu yêu cầu vay Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từvay, ngân hàng sẽ phát tiền vay cho khách hàng.

Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng trả góplàm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả góp thường đượcáp dụng đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặchàng tiêu dùng lâu bền Số tiền mỗi lần trả được tính toán sao cho phù hợp với khảnăng trả nợ.

Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá, ápdụng đối với doanh nghiệp thương mại hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêuthụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng Doanh nghiệp khimua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng hoá và sẽ thu nợkhi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làm đơn xinvay luân chuyển Ngân hàng cùng với khách hàng thoả thuận với nhau về phươngthức cho vay, hạn mức tín dụng và các nguồn cung cấp hàng hoá cũng như khả năngtiêu thụ Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhậphàng và số tiền cần vay, Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán Các khoản phảithu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật bảo đảm cho khoản vay tại Ngân hàng.

Cho vay thấu chi: Là việc cho vay mà Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấpthuận cho khách hàng chi vượt quá số tiền có trên tài khoản thanh toán của kháchhàng đến một giới hạn nhất định (gọi là hạn mức thấu chi) Để được vay thấu chi,khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi Trongthời gian thấu chi, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi…vượt quá số dư tiềngửi để chi trả nhưng không được vượt quá hạn mức thấu chi Khi khách hàng có

Trang 22

tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Nếu khách hàng chivượt quá hạn mức thấu chi thì sẽ bị phạt và đình chỉ sử dụng hình thức này.

1.4 Chất lượng tín dụng ngân hàng

1.4.1 Khái niệm

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, phù hợpvới sự phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với khả năng của ngân hàng, và số vốn vaynày được khách hàng đứa vào quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra số tiền lớn hơn,đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đủ và đúng hạn, đồng thời, kháchhàng vay có thể trang trải đủ chi phí và có lợi nhuận, khối lượng sản phẩm hàng hóahữu ích cung cấp cho xã hội tăng.

Như vậy, khi xem xét chất lượng tín dụng của ngân hàng nói chung và đốivới doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, cần tính đến ba nhân tố: ngân hàng thươngmại, khách hàng và nền kinh tế.

Xét từ giác độ ngân hàng thương mại: chất lượng tín dụng thể hiện ở phạmvi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tíchcực của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường,đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi Chất lượng hoạt động tín dụngphải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận hợp lý và gia tăng, dư nợ ngày càng tăng trưởng,tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữangắn hạn, trung và dài hạn trong nền kinh tế.

Xét từ giác độ khách hàng: thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự amhiểu khách hàng sẽ làm cho ngân hàng hiểu rõ nhu cầu tín dụng của ngân hàng, đảmbảo thỏa mãn nhu cầu hợp lý về vốn cho họ Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay,chất lượng là yêu cầu hàng đầu, vì vậy, chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầuhợp lý của khách hàng, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền hà, thu hútđược khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phùhợp với tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng,góp phần làm lành mạnh tài chính khách hàng.

Trang 23

Xét từ giác độ nền kinh tế: hoạt động tín dụng trong những năm gần đâyphản ánh rõ nét sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế mới với nhiềukhái niệm mới, nội dung mới để đạt được sự thống nhất về nhận thức và tạo điềukiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Tín dụng phục vụ sản xuất kinhdoanh, tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, góp phầntăng trưởng kinh tế và khai thác khả năng tiềm ẩn trong nền kinh tế, thu hút tối đanguồn vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vay vốn nước ngoài có lợi cho nền kinh tếphát triển.

Như vậy, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ảnh mức độthích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thểhiến sức mạnhc ủa một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại Chất lượngtín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được khách hàng tốt, thủ tục đơngiản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể về sản xuất, chiphí nghiệp vụ…

1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng

1.4.2.1 Chỉ tiêu định tính

Cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng nếu Ngân hàngcó bảo vệ, có bãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí thì Ngân hàng sẽtạo được một ấn tượng đầu tiên rất tốt đẹp trong lòng khách hàng.

Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bịbỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian Từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về Ngân hàng.Cách bố trí sắp sếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên,đặc biệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng củangân hàng Ngân hàng có được một đội ngũ cán bộ lành nghề, hăng say với côngviệc cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng tín dụngngân hàng Do đó, ngân hàng không thể bằng lòng với khả năng phục vụ hiện tại màphải thường xuyên củng cố phong cách làm việc, đào tạo cán bộ xây dựng cơ sở vậtchất phục vụ Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn Ngân hàng sẽ có nhiềukhách hàng mới.

Trang 24

Uy tín của ngân hàng cũng góp phần làm nên chất lượng tín dụng của Ngân hàng.Các Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần trong nước vào Việt Nam không lâunhưng phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của họ là rất tốt Trong sốnày có thể kể đến ngân hàng ANZ, là một ngân hàng của úc mới vào Việt Nam từnăm 1992 Khách hàng khi đến giao dịch với ANZ bao giờ cũng rất yên tâm vàthoải mái bởi ở đây có một đội ngũ nhân viên bảo vệ rất chuyên nghiệp, một ban lễtân niềm nở và hướng dẫn khách hàng tận tình, chu đáo, một không khí làm việcnghiêm túc Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên uy tín của ngân hàng ANZ ởViệt Nam.

Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu định tính có thể đánh giá được phần nào chất lượngtín dụng của các ngân hàng thương mại

Nợ xấu mang các đặc trưng sau:

Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết nàyđã hết hạn.

Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khảnăng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi.

Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãikhông đủ trang trải nợ gốc và lãi.

Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.Cụ thể, các khoản nợ xấu bao gồm:

Trang 25

- Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3)- Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4)

- Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5)

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàngthương mại tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tổng dư nợ cho vay

Cũng theo quy định này, các ngân hàng có thể chọn phân loại nợ theo phương phápđịnh lượng hay phương pháp định tính với các cách xếp loại khác nhau như sau:Theo Quyết định 493 phân loại nợ thành năm nhóm, bao gồm:

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năngthu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tươnglai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngàyvà nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày và nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lýTheo phương pháp này, mặc dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể đểphân loại nợ như trên nhưng tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết địnhphân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mứcđộ rủi ro cao nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.

-Tỷ lệ nợ quá hạn:

Bên cạnh tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn cũng góp phần phản ánh chất lượngtín dụng ngân hàng, tuy với mức độ thấp hơn.

Trang 26

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quáhạn Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trảđúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ Các khoản nợ quáhạn bao gồm:

- Nợ cần chú ý

- Nợ dưới tiêu chuẩn.- Nợ nghi ngờ

- Nợ có khả năng mất vốnChỉ tiêu này được tính như sau:

Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúnghạn theo cam kết Cũng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh tình hìnhtín dụng của ngân hàng có chất lượng thấp Một tỷ lệ nợ quá hạn được coi là chấpnhận được là dưới 3%.

Các khoản nợ quá hạn phát sinh có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan (trìnhđộ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém, công nghệ sản xuất lạc hâu, doanh nghiệpkhông thích nghi được với thị trường, doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất…) và nguyênnhân khách quan (rủi ro trong kinh doanh do thiên tai, chiến tranh, có các khoản nợdo bị chậm thanh toán tiền hàng…) Trong thực tế, rủi ro trong hoạt động kinh doanhlà không thể tránh khỏi, do đó, các ngân hàng thương mại phải tùy thuộc vào đốitượng khách hàng của mình mà thiết lập mức giới hạn tỷ lệ nợ quá hạn nhất định.

Hiệu suất sử dụng vốn:

Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khảnăng huy động vốn của ngân hàng đó tại một thời điểm, đồng thời, xác định hiệuquả của một đồng vốn huy động Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tổng vốn huy động

Trang 27

dụng vốn

Thông thường, nếu nhìn vào cách tính, ta sẽ thấy chỉ tiêu này càng lớn chứngtỏ ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động và hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quảhơn Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã đúng Thực ra, ta chưa thể khẳng định đượchiệu suất sử dụng vốn cao thì chất lượng tín dụng cùa ngân hàng là tốt và ngược lại,bởi tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động lớn song có thể tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn vẫn ở tỷ lệthấp, làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng Ngoài ra, ta có thể thấy rằngngân hàng có hiệu suất sử dụng vốn cao chưa hẳn đã tốt hoặc ngược lại, do nếu chỉtiêu này có giá trị lớn (càng lớn hơn 1, tức tổng số tiền huy động ít hơn tổng số tiềncho vay) thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn khác có chi phí cao hơn; đồngthời, nếu hiệu suất sử dụng vốn thấp (có giá trị càng nhỏ hơn 1, tức tổng số tiền huyđộng được nhiều hơn tổng số tiền cho vay) thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừavốn Do đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối giúp so sánh khả năng cho vay vàhuy động vốn của ngân hàng Vì vậy, khi xem xét ảnh hưởng của chỉ tiêu này tớichất lượng tín dụng của ngân hàng, chúng ta phải xem xét một cách tổng hợp chỉtiêu này trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.

 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng trongmột thời gian nhất định (thường là một năm), phản ánh thời gian thu hồi nợ củangân hàng là nhanh hay chậm và được xác định như sau:

Vòng quay vốn

Doanh số thu nợDư nợ bình quân

Chỉ tiêu này càng tăng thì tính tổ chức, quản lý tín dụng càng tốt, chất lượngtín dụng càng cao Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ phản ánh một cách tương đối, vìlượng vốn do các doanh nghiệp sản xuất vay chiếm tỷ trọng lớn dư nợ thì chỉ tiêunày của ngân hàng sẽ thấp hơn (vốn quay vòng chậm hơn) so với lượng vốn do cácdoanh nghiệp thương mại vay chiếm tỷ trọng lớn dư nợ Do vậy, để có sự chính xáctrong xem xét chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu này thì các tiêu thức tính toánphải thống nhất, vòng quay vốn tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn

Trang 28

vay và từng đối tượng vay cụ thể. Chỉ tiêu lợi nhuận :

Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận củahoạt động tín dụng

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

1.4.3.1 Sự phát triển của nền kinh tế

Trang 29

Để NH có thể huy động được nhiều vốn mở rộng hoạt động tín dụng phục vụcho việc phát triển kinh tế thì cần có một nền kinh tế ổn định Một nền kinh tế pháttriển ổn định, sẽ giúp cho NH mở rộng quy mô hoạt động của mình, làm giá cả luôngiữ ở mức ổn định, tránh được tình trạng lạm phát hoặc giảm phát

NH sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định, chu kỳ kinh tế cótác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của NH Trong thời kỳ nền kinh tế thịtrường bị suy thoái, sản xuất bị đình trệ, kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tíndụng giảm và nếu vốn tín dụng đã được thực hiện thì cũng khó có thể sử dụng cóhiệu quả hay khó có thể trả nợ đúng hạn cho NH Ngược lại, thời kỳ nền kinh tếhưng thịnh SXKD được mở rộng dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, từ đó chất lượng tíndụng được nâng lên, giảm bớt rủi ro tín dụng Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởngnhiều đến hiệu quả của các khoản vốn tín dụng NH.

Ngoài ra, các chính sách và sự điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền ở mỗingành, mỗi vùng đều có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

1.4.3.2 Môi trường chính trị, pháp lý-Môi trường Xã hội - Chính trị

Khách hàng và NH thực hiện quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tín nhiệm giữahai bên Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mỗi quan hệ giữa NH và khách hàng Uytín của NH trên thị trường ngày càng cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàngngày càng đông Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa NH và khách hàng lànhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt độngcủa mỗi NH, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

Nhân tố chính trị cũng có ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động tín dụng Thậtvậy, một quốc gia không có sự biến động về chính trị hay không xảy ra chiến tranhlà điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoàikhông chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn của vốn đầu tư.Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tếđất nước Riêng đối với NH, nó có ảnh hưởng tới việc huy động, cho vay và đầu tưvốn của NH Điều đó có ý nghĩa là nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Trang 30

Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động SXKDcủa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao.Nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế CácDN cũng như NH phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệuquả và lợi ích sẽ được đảm bảo Môi trường pháp luật này luôn được điều chỉnh, bổsung hoàn thiện hơn để nó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nềnkinh tế, trong đó có hệ thống NH.

1.4.3.3 Nhân tố thuộc về khách hàng-Năng lực của doanh nghiệp,hộ cá thể

Bất kì một khách hàng nào đều muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình tronghoạt động kinh doanh, nhất là khi họ phải đi vay để có đầu tư vào lĩnh vực củamình Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thành công, bởi lẽ họ thiềunăng lực cạnh tranh, thiếu chiến lược kinh doanh và bước đột phá Các DNVVNchiếm số lượng đông hơn cả so với các đối tượng kinh tế còn lại, nhưng đây cũnglại là nhóm đối tượng thiều kinh nghiệm sản xuất cũng như năng lực cạnh tranhnhất Vì thế mà khá nhiều DNVVN được thành lập nhưng lại làm ăn thiều hiệu quảvà không phát triển được.

- Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp:

Thị trường luôn luôn biến động từng ngày từng giờ, nếu như nhà quản lý

Trang 31

không nhạy cảm nắm bắt tâm lý khách hàng một cách nhanh chóng họ sẽ dễ dàng bịkhách hàng quên lãng Tuy nhiên cũng có những người lãnh đạo có kinh nghiệmsấu sắc trong việc nắm bắt những biến động mà đưa ra những thay đổi phù hợp vớimôi trường đang thay đổi từng ngày Họ là những người có trình độ quản lý tốt, họđưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời Nhưng những người như họchỉ chiếm một số lượng rất ít, và nó còn ít ỏi hơn đối với đối tượng là các DNVVN.Bởi lẽ chủ thế quản lý của các DNVVN thường là những người có sự nhiệt huyết,sáng tạo nhưng họ thiều kinh nghiệm quản lý cần thiết để có thể đưa ra được nhữngquyết định mang tính thay đổi lớn Đôi khi họ còn bị rào cản bởi sự bảo thủ cũngnhư lạc hậu trong cách nhìn vấn đề và thay đổi phương thức quản lý.

- Niềm tin đối với khách hàng

Trước khi ngân hàng quyết định cho vay họ sẽ tìm hiểu rất kỹ về khách hàng củamình, họ xem xét khả năng trả được nợ của khách hàng là cao hay thấp Họ cần xácminh lại mục đích kinh doanh của của khách hàng có xác thực không có khả thi haykhông Từ đó mới đi đến quyết định cho vay hay là không Tại sao ngân hàng lạiphải như vậy, bởi lẽ trong quá khứ đã có nhiều trường hợp ngân hàng không tìmhiểu và theo dõi sát sao mục đích sử dụng những đồng vốn của doanh nghiệp Dẫnđến tình trạng nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay được sai mục đích, thậm chínhiều cá nhân là lợi dụng sơ hở đó mà thực hiện hành vi tham nhũng tư lợi cá nhân.Hậu quả là doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và ngân hàng không thu được gốccũng như lãi.

1.4.3.4 Nhân tố thuộc về ngân hàng- Chính sách tín dụng

Chính sách này được coi là chiến lược cho hoạt động tín dụng của Ngânhàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng Chínhsách tín dụng đề ra phải dựa trên đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước,đồng thời kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng vàngười sử dụng vốn vay Muốn vậy thì chính sách tín dụng phải được xây dựng trêncơ sở khoa học và thực tiễn.

Trang 32

- Công tác tổ chức Ngân hàng

Có thể nói đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng, vàcó ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng tín dụng Ngân hàng nào có cơ cấu tổ chức đựơcsắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể,có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ diễnra kịp thời, không bỏ lỡ các khách hàng tiềm năng.

- Thông tin tín dụng.

Trong bất kì lĩnh vực nào thì thông tin luôn đóng vai trò quan trọng Lĩnh vựctín dụng cũng vậy, nhờ có thông tin mà người lãnh đạo mới đưa ra được nhữngquyết định đúng đắn, chính xác đến việc có cho hay không từ đó nâng cao đượcchất lượng tín dụng Nguồn thông tin tín dụng được khai thác từ nhiều nguồn, từ cácnguồn sẵn có của các ngân hàng cho đến từ các khách hàng hay từ các cơ quan chứcnăng nhà nước.

- Chất lượng nhân sự.

Công nghệ có phát triển đến đâu mà không được điều khiển bởi yếu tố conngười thì nó cũng chỉ là những vật dụng vô ích Nói như vậy để thấy răng trong bấtcứ ngành nghề gì thì con người luôn có vai trò quan trọng trong việc phát triển củatổ chức, trong ngân hàng thì yếu tố con người ở đây là các công nhân viên ngânhàng Lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực đòi hỏi những con người có trình độ thậtsự về ngân hàng, không những vậy họ còn phải là những con người có tư chất đạođức tốt Có như vậy thì họ mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi cao trong lĩnhvực này Ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ công nhân viên càng giỏi chuyên môn vàcó đạo đức tốt thì chắc chắn ngân hàng đó là một ngân hàng có nền tảng và có đủsức cạnh tranh lớn so với các ngân hàng khác.

- Công tác kiểm soát nội bộ.

Có thể nói đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành một cáchthường xuyên và liên tục nhằm duy trì chất lượng và đảm bảo mọi hoạt động củangân hàng đang đi đúng hướng đang dần đáp ứng được các yêu cầu mà ngân hàngđã đề ra Vấn đề cốt lõi đó là ngân hàng phải có một đội ngũ những cán bộ có

Trang 33

chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và đặc biệt phải trung thực.

Trang 34

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN& PTNT Tân Kỳ

2.1 Khái quát chung về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ

Chi nhánh NHNo & PTNT Tân Kỳ là Chi nhánh cấp 2 thuộc NHNo & PTNT ViệtNam Ngân hàng NHNo & PTNT Tân Kỳ được thành lập vào ngày 26/3/1998 tiềnthân là Ngân hàng nông nghiệp Tân Kỳ.

Trụ sở : Khối 7 thị trấn Tân Kỳ huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An.

Từ khi bước vào kinh doanh ngân hàng gặp không ít khó khăn, vốn liếng nhỏ, cơ sởvật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, đường sá giao thông đi lại khó khăn, cán bộcông nhân viên chưa đồng đều Nhưng nhờ biết phát huy được lợi thế, khắc phụckhó khăn, kiên trì bám sát định hướng của NHNo & PTNT Tỉnh , nhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội trên địa bàn THường xuyên được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉđạo NHNo & PTNT Tỉnh với sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền địa phương phốikết hợp có hiệu quả của các ngành CÙng với tính chủ động sáng tạo trong điềuhành của ban giám đốc Đến nay ngân hàng đã hoạt động có xu hướng phát triển đilên , kinh doanh có lãi, phát huy tốt vai trò là công cụ đòn bẩy của nền kinh tế đặcbiệt là kinh tế nông nghiệp Với sự phấn đấu không ngường nhiều năm liền chinhánh là đơn vị thi đua suất sắc của tỉnh, ngành và được nhiều cơ quan hữu quancấp trên biết đến.

Hiện nay, Chi nhánh đóng vai trò tạo lập nguồn vốn, cung cấp các dịch vụ ngânhàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo vàchủe lực trên lĩnh vực nông nghiêp – nông thôn trên địa bàn góp phần thực hiện cácmục tiêu chương trình, giải pháp, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đạihóa đất nước.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức về Ngân hàng NN& PT NT Tân kỳ

2.1.2.1Tổng quan về NHNo & PTNT Tân Kỳ :

Trang 35

Tính đến 31/12/2010 :

Vốn huy động : 281.241 triệu đồngVốn tự có : 35.245 triệu đồngDư nợ : 301.455 triệu đồng

Mạng lưới hoạt động : 3 phòng giao dịchTổng số cán bộ biên chế : 44 ngườiTrình độ cán bộ :

Đại học : 26 người chiếm 59%

Cao đẳng, trung cấp , sơ cấp : 26 người chiếm 41%Cán bộ tín dụng : 17 người chiếm 38.6%

Cán bộ kế toán – ngân quỹ : 17 người chiếm 38.6%Cán bộ tổ chức hành chính kiểm tra : 4 người chiếm 9.2%Lãnh đạo : 6 người chiếm 13.6%

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Ngân hàng NN& PT NT Tân kỳ

Trang 36

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

-Phòng kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địaphương, xây dựng kế hoạch kinh doanh ; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điềuhòa vốn kinh doanh trên địa bàn.

Xây dựng chiến lược khách hàng để cho vay, thẩm định và tái thẩm định, đề xuấtcác biện pháp về cho vay đối với dự án thuộc quyền phán quyết của chi nhánhNHNo & PTNT huyện Tân Kỳ và NHNo & PTNT Nghệ An.

Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn bản nghiệp vụtín dụng.

Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoàinước.

Phòng kế toán- Ngân quỹ

Phòng Hành chính và nhân sự

Các phòng giao dịch

Phòng kế hoạchkinh doanh

Ban Giám đốc

PGD Nghĩa Dũng

PGD Tân AnPGD

CỪA

Trang 37

Giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên địabàn, đầu mối thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng đồng thời tổng hợp viếtbáo cáo chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ quy định.

-Phòng kế toán ngân quỹ :

Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệuvà trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanh, thanh toántheo quy định của ngân hàng Tỉnh.

Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính,quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn, thực hiện nghiệp vụ kếtoán thanh toán và các khoản nộp ngân sách theo luật.

Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hoạch toán kế toán và thực hiện báo cáo theo chế độquy định Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn cho quỹ.

Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vị nghiệp vụ kinh doanh theoquy định của NHNo & PTNT Tỉnh Nghệ An.

-Phòng hành chính

Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác, giao tiếp với khách đến làm việc.Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của hành chính, văn thư,đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản, theo yêu cầu của ban giám đốc, lễ tân,phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan.

Thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn phòng phẩm quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ cơ quan.

-Các phòng giao dịch

Hoạt động của các phòng giao dịch trên địa bàn cũng giống như hoạt động của ngânhàng trung tâm bao gồm các hoạt động huy động vốn, cho vay, chuyển tiền nhanh.Tuy nhiên về tổ chức các phòng này chỉ bao gồm giám đốc, phó giám đốc và cácnhân viên phụ trách về kế toán, kho quỹ, kinh doanh Quyền hạn của các chinhánh này cũng thu hẹp hơn so với ngân hàng trung tâm.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh về Ngân hàng NN& PT NT Tân Kỳ

2.1.3.1 Tình hình hoạt động tín dụng

Trang 38

( Nguồn đề án kinh doanh 2009;2010;2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang phát triển hếtsức mạnh mẽ mặc dù nền kinh tế nước ta đang ở trong thời kì khó khăn Giá cảđang ngày càng leo thang, lãi suất không ổn định, tình hình kinh tế trong nước đangrối loạn Trước những thách thức khó khăn đó, Ngân hàng NHNo & PTNT Tân kỳđã không dừng bước trước khó khăn mà vẫn tìm thấy con đường kinh doanh để pháttriển Qua số dư nợ cho thấy, năm 2009 là một năm đầy sóng gió nhưng dư nợ củangân hàng vẫn đạt 246.267 tr tăng 36.955 triệu so với năm 2008 tốc độ tăng là17,7% và dư nợ năm 2010 là 301.455 tr tăng 55.188 triệu so với năm 2009 ; tốc độtăng là 22,4% Do đó, năm 2010 ngân hàng NHNo & PTNT Tân Kỳ đã được cấptrên khen thưởng trong phong trào thi đua toàn tỉnh Để đạt được kết quả này thìngoài việc duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống, ngân hàng đã mạnh dạn đadạng hóa các hình thức cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng Mở rộng chovay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Ngân hàng đã tích cực nắm bắt tìmkiếm các dự án đầu tư để mở rộng cho vay để tăng doanh số cho vay và dư nợ trungbình và dài hạn.

Bảng 2.2 : Kết cấu thành phần dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị Triệu đồng

Trang 39

NămTP kinh tế

( Nguồn đề án kinh doanh 2009-2010-2011 )

Diễn biến dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm là chuyển sang khối doanhnghiệp và hộ sản xuất kinh doanh ( gồm có nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ) Cụthể là : dư nợ khối doanh nghiệp năm 2008 là 7.243 sang năm 2009 là 24.037 vànăm 2010 là 28.323 Cho thấy sự tăng đột biến trong những năm gần đây HuyệnTân Kỳ đang trên đà phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn ở khối doanh nghiệp, cơchế chính sách thông thoáng giúp các doanh nghiệp làm ăn có lãi và đang ngày càngmở rộng quy mô nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng Bên cạnh đó, doanh nghiệpphát triển kéo theo sự phát triển kinh tế cá nhân và kinh tế hộ gia đình Với sựkhuyến khích của nhà nước, người dân đua nhau làm giàu vay vốn thực hiện các dựán sản xuất kinh doanh Điều đó thể hiện rõ qua tốc độ tăng tuyệt đối về nhu cầuvốn Năm 2009 tăng 25.042, năm 2010 tăng 46.175.

Đánh giá về chất lượng tín dụng, năm 2008 nợ quá hạn là 1.616 triệu trong đó nợxấu là 1.216 triệu chiếm 0.59% tổng dư nợ, năm 2009 nợ quá hạn là 3.209 triệutrong đó nợ xấu là 1.718 triệu chiếm 0.7% tổng dư nợ; năm 2010 nợ quá hạn là1.722 triệu trong đó nợ xấu là 931 triệu chiếm tỷ lệ 0.3% Qua những con số trêncho thấy, năm 2009 là một năm khó khăn cho nền kinh tế của huyện nhà, tỷ lệ nợxấu tăng lên rất cao và là một con số đang báo động Tuy nhiên sang năm 2010 khinền kinh tế đã có nhiều khởi sắc , ngân hàng đã nhanh chóng khắc phục tình trạngnày.

Những kết quả đã đạt được ở trên cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đangngày càng được nâng cao, đội ngũ cán bộ tín dụng năng động và hoạt động có tráchnhiệm, hiệu quả Bên cạnh đó là sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn của ban giám đốcvà ngân hàng cấp tỉnh

Trang 40

2.1.3 Các dịch vụ khác

Ngoài dịch vụ chính của ngân hàng là “ nhận tiền gửi để cho vay “ ,NHNo&PTNT huyện Tân Kỳ đang ngày càng mở rộng thêm các dịch vụ khác nhằm đápứng nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận cho chi nhánh Trong đó có 2 dịch vụmới được triển khai và bước đầu đã có những kết quả thành công là dịch vụ phát hànhthẻ - trả lương qua tài khoản và dịch vụ bảo hiểm

- Dịch vụ phát hành thẻ và trả lương qua tài khoản :

Tính đến 31/12/2010 đã có 32 đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ với sốthẻ phát hành trong năm là 5.095 thẻ trong đó :

Hội sở 1.872 thẻPGD cừa : 328 thẻPGD Tân An : 110 thẻPGD Nghĩa Dũng : 153 thẻ

Với dịch vụ phát hành thẻ này , chi nhánh đã huy động được số tiền nhàn rỗi rất lớn từngười dân với chi phí rẻ Bên cạnh đó lại giúp cho hoạt động thanh toán của người dântrở nên đơn giản hơn Giảm bớt công việc cho phòng kế toán.

- Dịch vụ bảo hiểm : Tuy mới triển khai trong năm 2010 nhưng doanh thu phí bảohiểm đạt 571 triệu đồng trong đó :

Hội sở : 198 triệuPGD cừa : 108 triệuPGD Tân An : 107 triệuPGD Nghĩa Dũng : 158 triệu

Công tác phát triển dịch vụ đã được đơn vị chú trọng, coi đây la một nguồn thu tàichính hiện tại và trong tương lai Đơn vị đã triển khai các nghiệp vụ thanh toán,dịch vụ chuyển tiền nhanh ( Western Union ) trong và ngoài nước, dịch vụ bảo lãnh,SMS banking, VNTopUp , dịch vụ ngân quỹ Trong năm 2009 ngân hàng đã chi trả511 món tăng 291 món với số tiền 649,906 USD tăng 169% so với năm 2008.Trong huyện đã có nhiều người dân đi xuất khẩu lao động và lực lượng này ngày

Ngày đăng: 03/12/2012, 09:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNVVN Mở một số quốc gia - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 1.1 Tiêu chí xác định DNVVN Mở một số quốc gia (Trang 5)
Bảng 1.2Đánh giá vai trò DNVV Nở Việt Nam - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 1.2 Đánh giá vai trò DNVV Nở Việt Nam (Trang 8)
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh về Ngân hàng NN& PTNT TânKỳ - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh về Ngân hàng NN& PTNT TânKỳ (Trang 37)
Bảng 2. 2: Kết cấu thành phần dư nợ theo thành phần kinh tế - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 2. 2: Kết cấu thành phần dư nợ theo thành phần kinh tế (Trang 38)
Bảng 2.3: Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT TânKỳ giai đoạn 2008-2010 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 2.3 Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo&PTNT TânKỳ giai đoạn 2008-2010 (Trang 40)
Bảng 2 .7 Tình hình dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 2 7 Tình hình dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn (Trang 52)
Bảng 2.8 .Dư nợ DNVVN phân theo ngành kinh tế - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 2.8 Dư nợ DNVVN phân theo ngành kinh tế (Trang 54)
Bảng 2.9.Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008-2010 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 2.9. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008-2010 (Trang 55)
Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua các năm được thể hiệ nở bảng sau: - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
ng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua các năm được thể hiệ nở bảng sau: (Trang 56)
Bảng 2.11 Thu chi giai đoạn 2008-2010 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ
Bảng 2.11 Thu chi giai đoạn 2008-2010 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w