Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thuơng Phú Thọ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế kháchquan chi phối sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốctế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của LLSX và phân công lao động quốctế.Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó Hội nhập kinh tế quốc tế khôngchỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộngra tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại , nhằm mụcđích mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội,cảithiện đời sống nhân dân.
Một nền kinh muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hếtphải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, cùng với đó là hiệu quả đầu tư và sử dụngvốn hợp lý NHTM là một trong những định chế tài chính quan trọng tậptrung và phân phối một lượng vốn lớn cho nền kinh tế Tín dụng là một chứcnăng cơ bản của ngân hàng, góp phần phân phối vốn hiệu quả Để đáp ứngnhu cầu cấp thiết về vốn cho nền kinh tế đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chínhsách tín dụng phù hợp, hiệu quả cao và rủi ro thấp nhất Trước tình hình hộinhập của toàn bộ nền kinh tế, cũng như của ngành ngân hàng nói riêng, yêucầu đặt ra đối với chi nhánh Ngân hàng công thương Phú Thọ là không ngừnghoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt động tíndụng.
Từ quá trình học tập, tìm hiểu và thực tập tại chi nhánh ngân hàng côngthương Phú Thọ, em chọn đề tài : "Một số giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng tại chi nhánh NHCT Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:Chương 1: Một số vấn đề chung về tín dụng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT PhúThọ.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánhNHCT Phú Thọ.
Trang 2CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG I/ Tín dụng ngân hàng
1/ Khái niệm về tín dụng
Lịch sử phát triển cho thấy, tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng làmột sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá Nó tồn tại song song và phát triểncùng với nền kinh tế hàng hoá và là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tếhàng hoá phát triển lên những giai đoạn cao hơn Tồn tại và phát triển quanhiều hình thái kinh tế-xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụngđược đưa ra Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thìtín dụng đựơc hiểu: “ Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hànghoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đivay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theothoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi chobên cho vay khi đến hạn thanh toán.”
2/ Phân loại tín dụng
Phân loại tín dụng có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình chovay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.
2.1.Căn cứ thời hạn tín dụng :
Tín dụng được chia thành ba loại:
-Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được
sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệpvà phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm
năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mớikỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thuhồi vốn nhanh
Trang 3- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sử
dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới,các công trình thuộc cơ sở hạ tầng( đường xá, bến cảng, sân bay ), cải tiếnvà mở rộng sản xuất với quy mô lớn
2.2 Căn cứ đối tượng tín dụng :
Tín dụng được chia thành hai loại:
- Tín dụng vốn lưu động :Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn
lưu động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác.
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn
cố định của các doanh nghiệp hoặc chủ thể kinh tế khác Loại tín dụng nàyđược thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
2.3.Căn cứ mục đích sử dụng vốn tín dụng:
Tín dụng được chia thành hai loại:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: Là loại tín dụng cấp cho các
Doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh hànghoá, dịch vụ.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng
2.4 Căn cứ chủ thể tín dụng:
Tín dụng được chia thành ba loại:
- Tín dụng thương mại: Đây là quan hệ tín dụng giữa các Doanh nghiệp
được thực hiện dưới các hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc ứng tiền trướckhi nhận hàng hoá.
- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các
doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội.
-Tín dụng Nhà nước: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa
Nhà nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội Nhà nước vừa làngười đi vay,vừa là người cho vay.
2.5 Căn cứ tính chất bảo đảm tiền vay :
Tín dụng được chia thành hai loại:
Trang 4-Tín dụng bảo đảm bằng tài sản: Là loại tín dụng được bảo đảm bằng
các loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốn vay.
-Tín dụng bảo đảm không phải bằng tài sản: Là loại tín dụng được
đảm bảo dưới các hình thức tín chấp, cho vay theo chỉ định của Chính phủhoặc hộ nông dân vay vốn được bảo lãnh của các đoàn thể, chính quyền địaphương.
3.1 Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả:
Ngân hàng thương mại tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinhtế và cho vay đối với các đối tượng có nhu cầu, nó giúp các doanh nghiệp nóiriêng và cả nền kinh tế nói chung hoạt động một cách liên tục không ngắtquãng và là một kênh truyền dẫn vốn có hiệu quả Hoạt động tín dụng gópphần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển nền kinh tế,thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh chu chuyển tiền.
3.2 Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền :
Từ chức năng dẫn chuyển và phân phối vốn tiền tệ, tín dụng ngân hàng cóthể kiểm soát được mọi hoạt động kinh tế trong quá trình sử dụng vốn vay.Thông qua việc sử dụng vốn vay mà ngân hàng có thể đánh giá tình hình sảnxuất tiêu thụ sản phẩm, cũng như khả năng chi trả của khách hàng thông quasự biến động của các số dư trên các tài khoản Trong quá trình cho vay, vớimục tiêu "tối đa hoá lợi nhuân và Tối thiểu hoá rủi ro" ngân hàng phải thườngxuyên phân tích khả năng tài chính của khách hàng, thường xuyên giám sát,kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của họ để có thể điều chỉnh, tác độngkịp thời khi cần thiết Xét trên tầm vĩ mô, ngân hàng có khả năng tổng hợp được
Trang 5tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đóng góp những ýkiến để điều chỉnh kịp thời khi có sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế.
Đối với khách hàng thì với nguyên tắc của tín dụng là phải luôn trả cả lãivà gốc đã thúc đẩy bên sử dụng tín dụng phải sử dụng thật tiết kiệm và sửdụng có hiệu quả.
4/Vai trò của tín dụng
4.1.Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển:
Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thônghàng hoá.Để đảm bảo sản xuất ổn định cần thiết phải có vốn để dự trữnguyên, nhiên vật liệu, thành phẩm,bù đắp các chi phí sản xuất Đồng thờiđể không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,tìm kiếmlợi thế trong cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải thường xuyên cải tiếnmáy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đặc biệt trong thời đại khoa học kỹthuật phát triển như vũ bão như hiện nay Tất cả những công việc đó sẽkhông thể thực hiện được nếu như thiếu sự hỗ trợ của ngân hàng thông quahoạt động tín dụng Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hoátừ người sản xuất đến ngưòi tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữkhối lượng hàng hoá cần thiết, trang trải các chi phí lưu thông Hơn nữa, đểmở rộng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải dự trữ khối lượnghàng hoá lớn về chủng loại phong phú, nhưng thông thường doanh nghiệpkhông có nhiều vốn lưu động Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanhnghiệp cần đến sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng.
4.2.Tín dụng là công cụ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước:
Vai trò này được thực hiện trên các phương diện :
- Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chi ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo các nguồn lực tài chính để thực thicác chính sách kinh tế- xã hội.
- Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện và lãi suất tíndụng, nhà nước có thể thay đổi được quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận
Trang 6động của nguồn tín dụng Nhờ đó mà có thể thúc đẩy hoặc hạn chế sự pháttriển của một số ngành phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nhànước.
- Nhà nước sử dụng tín dụng để điều tiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sựcân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hoá Nhờ vậy tín dụng vừa là nội dung,vừa là công cụ để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
- Nhà nước sử dụng tín dụng làm công cụ thực thi các quan hệ hợp tácquốc tế, tranh thủ các nguồn lực tài chính từ bên ngoài để đầu tư phát triểnkinh tế trong nước.
4.3.Tín dụng góp phần quan trọng vào việc giảm thấp chi phí sản xuất và lưuthông:
Tín dụng ngân hàng tham gia toàn bộ quá trình sản xuất , lưu thông hànghoá, ngay cả những hoạt động dịch vụ cũng không thể tách rời sự hỗ trợ củatín dụng ngân hàng Ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu về vốn một cáchđầy đủ, kịp thời, giúp quá trình sản xuất kinh doanh suôn sẻ, không bi giánđoạn, góp phần làm giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông Mặt khác, trongđiều kiện kinh tế hiện nay, sự phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liềnvới sự phát triển của thế giới Chính vì vậy việc giữa các ngân hàng mở tàikhoản ở các quốc gia khác nhau giúp cho việc kinh doanh giữa các quốc giadiễn ra thuận lợi hơn Bên cạnh đó, với điều kiện ngày càng phát triển, tíndụng đã tạo được nhiều loại hình thanh toán đa dạng như thanh toán khôngdùng tiền mặt ngày càng được áp dụng phổ biến và rộng khẵp tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức đơn vị kinh tế tiết kiệm được thời gian và chi phítrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
4.4 Tín dụng góp phần thực hiện chính sách xã hội và nâng cao đời sống dâncư
Chính sách xã hội được thực hiện từ hai nguồn tài trợ : ngân sách nhànước và tín dụng Phương thức tài trợ không hoàn lại bị hạn chế về quy mô và
Trang 7thiếu hiệu quả Để khắc phục tình trạng này Nhà nước đã sử dụng phươngthức tài trợ có hoàn lại của tín dụng Phương thức tài trợ này có vai trò:
- Thông qua việc cho vay ưu đãi đôí với hộ nghèo, tổ chức kinh tế- xãhội, làm cho các hộ đư đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho tái sảnxuất và tiêu dùng.
- Thông qua việc vay vốn để đầu tư sản xuất, các hộ nông dân, cá nhânsử dụng tín dụng có thể nâng cao lợi nhuận để cải thiện, nâng cao mức sốngcủa mình.
II/Chất lượng tín dụng
1/Khái niệm về chất lượng tín dụng :
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi tiềnvà người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồntại, phát triển của Ngân hàng Chất lượng tín dụng được hình thành và bảođảm từ hai phía là Ngân hàng và khách hàng Bởi vậy, chất lượng hoạt độngcủa Ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân của Ngân hàng mà cònphụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
* Chất lượng tín dụng thể hiện:
Đối với khách hàng: Tín dụng đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của khách
hàng với lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán phùhợp, thủ tục đơn giản, thuận tiện nhưng luôn đảm bảo các nguyên tắc tíndụng
Đối với ngân hàng thương mại: Đưa ra các hình thức tín dụng phù hợp với
phạm vi, mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân ngân hàng mình để luôn đảmbảo tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lãi
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Tín dụng phải luôn đảm bảo sự lưu
thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tậptrung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăngtrưởng kinh tế
Trang 8Như vậy,là chất lượng tín dụng Ngân hàng là một khái niệm hoàn toàntương đối, nó vừa mang tính định lượng (Thể hiện qua chỉ tiêu có thể tínhtoán được: kết quả kinh doanh của ngân hàng, nợ quá hạn ) vừa mang tínhđịnh tính (Thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinhtế qua các ảnh hưởng xuôi và ngược ) Chất lượng tín dụng còn chịu ảnhhưởng của các nhân tố chủ quan ( khả năng, trình độ quản lý của cán bộ tíndụng) và khách quan (sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, xu hướngphát triển nền kinh tế, sự thay đổi giá cả thị trường)
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thíchnghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài vàthể hiện sức mạnh của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnh tranhđể tồn tại Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút đượcnhiều khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn trong tín dụngcao, chi phí thấp Chất lượng tín dụng không phải cái tự nhiên có mà nó làkết quả của một quy trình kết hợp giữa con người với tổ chức, giữa các tổchức với nhau vì một mục đích chung, do đó chất lượng tín dụng cần có sựquản lý.
2/ Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
2.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp chonền kinh tế tại một thời điểm Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn,trung hạn, dài hạn Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếukém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trìnhđộ cán bộ công nhân viên thấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu nàycàng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tíndụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.
Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tíncủa Ngân hàng đối với doanh nghiệp Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh
Trang 9với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dưnợ của ngân hàng là cao hay thấp.
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ.Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnhcho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng Kết cấu dưnợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vaynào là nhiều nhất.
2.2 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng khônghoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mìnhcho ngân hàng đúng hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ củangân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuốiquý, cuối năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 %
Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếutố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng Khi một khoản vaykhông được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thìnó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường.Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khảnăng mất vốn Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mạicàng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năngthanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tíndụng càng thấp.
Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợquá hạn ra làm hai loại:
Trang 10= x 100%= x 100%
Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổngnợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thuhồi Do vậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chấtlượng tín dụng.
2.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàngnăm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tíndụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
=
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quayvốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyểnnhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một sốvốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đápứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn đểtiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánhtình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.
Trang 11CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT PHÚ THỌ
I/ Khái quát về chi nhánh NHCT Phú Thọ
1/ Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng công thương Vĩnh phú được thành lập năm 1988,khi đó bộ máy của chi nhánh gồm 1 hội sở chính và 2 chi nhánh trực thuộc,hoạt động kinh doanh còn mang nặng tính bao cấp, các dịch vụ ngân hàng hạnchế, quy mô kinh doanh nhỏ bé, đối tượng chủ yếu là các xí nghiệp quốcdoanh Công nghệ ngân hàng ở trình độ sơ khai, thủ công là chủ yếu.
Do yêu cầu của kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng, nhất là ởnhững khu vực kinh tế và dân cư tập chung đòi hỏi ngân hàng phải phục vụnhanh chóng, thuận lợi đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh của mọithành phần kinh tế phát triển.Chỉ trong một thời gian ngắn (1988-1996) môhình tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thươngVĩnh Phú cũng đã được mở rộng: từ chỗ chỉ có hai chị nhánh trực thuộc đếnnăm 1996 đã có năm chi nhánh trực thuộc.
Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú được chia tách thành tỉnh Phú Thọ và tỉnhVĩnh Phúc, chi nhánh NHCT Phú Thọ được thành lập trên cơ sở chia táchNHCT Vĩnh Phú thành 2 chi nhánh NHCT Phú Thọ và NHCT Vĩnh Phúc Sựra đời của chi nhánh NHCT Phú Thọ ở giai đoạn này đã góp phần không nhỏlàm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thốngNHCT được mở rộng thêm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giaiđoạn mới.
Đối tượng kinh doanh của chi nhánh NHCT Phú Thọ được mở rộng tớimọi thành phần kinh tế, ngành nghề sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanhngày càng được nâng cao.
Chi nhánh ngân hàng công thương Phú Thọ là 1 thành viên hạch toánphụ thuộc của NHCT Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú
Trang 12Thọ Chi nhánh là đại diện theo uỷ quyền của NHCT Việt Nam, có sự tự chủkinh doanh theo sự phân cấp của NHCT Việt Nam, chịu sự ràng buộc vềnghĩa vụ và quyền lợi đối với NHCT Việt Nam, được hưởng lợi ích theo kếtquả kinh doanh và cơ chế tài chính nội bộ trong hệ thống NHCT Việt Nam.
2/ Chức năng và nhiệm vụ.
2.1 Huy động vốn.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán củacác tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằngVNĐ và ngoại lệ.
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ ngân hàng nhànước và các tổ chức quốc tế, quốc gia, các cá nhân khác có các chương trìnhphát triển kinh tế văn hoá - xã hội.
- Được phép vay vốn ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng trong vàngoài nước.
2.2 Cho vay và đầu tư.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với cáctổ chức kinh tế, dân cư, hộ gia đình.
- Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanhtoán quốc tế.
- Kinh doanh các dịch vụ: thanh toán séc du lịch, thanh toán các loại thẻ,ATM, Marter, Visa, dịch vụ chuyển tiền nhanh VNĐ, tư vấn các nghiệp vụngân hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố động sản, bất động sản, đầu tư sửa chữanâng cấp tài sản thế chấp thực quyền sở hữu của chi nhánh để cho thuê vànhượng bán.
- Hùn vốn, liên doanh mua cổ phần với các tổ chức kinh tế khác khiđược NHCT Việt Nam cho phép.
3/ Bộ máy quản lý, tổ chức của chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ.
Năm 2006, chi nhánh NHCT Phú Thọ đã hoàn thành việc nâng cấp cácchi nhánh trực thuộc lên cấp 1 theo lộ trình cải cách của NHCT Việt Nam.
Trang 13Đến nay, chi nhánh gồm 1 hội sở chính với 9 phòng nghiệp vụ, 3 phòng giaodịch, 2 điểm giao dịch Chi nhánh đặt tại thành phố Việt Trì Ban giám đốcgồm một giám đốc và hai phó giám đốc Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lýhoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng như quyết định các vấn đề có liênquan đến tổ chức, quản lý của cơ quan Giám đốc là người trực tiếp ra quyếtđịnh kinh doanh, ký các văn bản về hoạt động kinh doanh đơn vị mình Giámđộc uỷ quyền cho cấp phó ký duyệt văn bản thuộc thẩm quyền được giao.Các phòng nghiệp vụ gồm:
3.1 Phòng Tổ chức Hành chính:
Làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậucần Nghiên cứu đề xuất với giám đốc chi nhánh phương án sắp xếp bộ máytổ chức, đảm bảo đúng quy chế và kinh doanh có hiệu quả.
Tuyển dụng lao động, điều động bố trí cán bộ nhân viên vào các vị tríphù hợp với năng lực, phẩm chất cán bộ và yêu cầu của nghiệp vụ kinhdoanh.
3.2 Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quytrình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định pháp luật và của NHCT Việt Nam.
- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việctuân thủ nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của Nhà nước.
- Giải quyết đơn thủ khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của ngânhàng đồng thời báo cáo bằng văn bản với giám đốc chi nhánh, tổng giám đốcNHCT Việt Nam.
3.3 Phòng Thông tin Điện toán.
- Triển khai và phát triển các phần mềm ứng dụng của NHCT Việt Namvề khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
- Đảm bảo an toàn bí mật số liệu, thông tin về hoạt động kinh doanh củachi nhánh theo đúng quy định của NHNN, NHCT Việt Nam, thực hiện bảotrì, bảo dưỡng hệ thống máy tính, thiết bị tin học để phục vụ công tác quản líkhông bị ách tắc.
3.4 Phòng Khách hàng doanh nghiệp.
Trang 14- Thực hiện cho vay, thu nợ (ngắn, trung, dài) hạn bằng VNĐ và ngoại tệvới các tổ chức kinh tế, theo đúng cơ chế tín dụng của NHNN và hướng dẫncủa tổng giám đốc.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạtđộng kinh doanh tại chi nhánh, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mớiphát sinh để báo cáo tổng giám đốc xem xét giải quyết.
- Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, cung cấp kịpthời chất lượng báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo.
3.5 Phòng Khách hàng cá nhân.
- Thực hiện cho vay, thu nợ (ngắn, trung, dài) hạn bằng VNĐ và ngoại tệvới khách hàng là cá nhân, theo đúng cơ chế tín dụng của NHNN và hướngdẫn của tổng giám đốc.
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạtđộng kinh doanh tại chi nhánh, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mớiphát sinh để báo cáo tổng giám đốc xem xét giải quyết.
- Phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, cung cấp kịpthời chất lượng báo cáo, thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo.
- Làm công tác huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo hướng dẫn củatổng giám đốc, trực tiếp điều hành lao động, tài sản tại quỹ tiết kiệm, đảm bảoan toàn tài sản, tiền của cơ quan, nhà nước theo đúng chế độ.
- Tham mưu cho giám đốc trích lập, hạch toán, sử dụng quỹ phúc lợi,quỹ khen thưởng phù hợp với chế độ nhà nước của tổng giám đốc.
3.7 Phòng Quản lí rủi ro và nợ có vấn đề.
Trang 15- Thu thập quản lí và cung cấp các thông tin phục vụ việc thẩm địnhphòng ngừa rủi ro, thực hiện kiểm tra thẩm định các dự án, thường xuyênphân tích dư nợ quá hạn và tìm ra nguyên nhân, phương hướng giải quyết.
3.8 Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu.
- Xây dựng giá mua bán và thực hiện mua bán ngoại tệ với các tổ chứckinh tế, tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và làm các dịch vụ ngân hàngđối ngoại theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của tổng giám đốc.
3.9 Phòng Tiền tệ kho quỹ
- Thực hiện thu, chi tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ, ngân phiếu thanhtoán kịp thời, chính xác đúng chế độ Thực hiện chi tiết quỹ, giao nhận tiềnmặt với các quỹ tiết kiệm an toàn, chính xác.
- Tổ chức điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ tại chi nhánh và NHNNtỉnh Phú Thọ an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầuchi trả tại chi nhánh.
Sơ đồ mô hình tổ chức chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ
Ban giám đốc
PhòngKháchhàng cá
Kháchhàngdoanhnghiệp Phòng
Thôngtin điện
Kiểmtra kiểm
soát nộibộPhòng
PhòngKế toán
PhòngQuản lýrủi ro vànợ cóvấn đềPhòng
Tiền tệkhoquỹPhòng
Điểmgiaodịch 2Điểm
giaodịch 1Phòng
giaodịchGiaCẩm
Trang 16II/Tình hình hoạt động của chi nhánh NHCT Phú Thọ.
1/ Về tình hình huy động vốn
Huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanhtiền tệ, mang tính chất thường xuyên và liên tục Nguồn vốn huy động đượcnhiều hay ít, quyết định đến khả năng hoạt động của một NHTM.
Trang 17Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Phú Thọ
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
trọngSố tiềnTỷtrọng
Tỉtrọngso với2005
Số tiềnTỉtrọng
Tỉtrọngso với2006Tổng nguồn vốn
huy động
I Theo kì hạn
- Không kì hạn 122 22,5 160 23,5+31,3 181 24,6+13,1- Có kỳ hạn 421 77,5 521 76,5+23,8 556 75,4+6,7
(Nguồn: báo cáo số liệu hoạt động kinh doanh 2005 - 2007)
Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 681 tỷ đồng tăng 31 tỷ tức tăng25.4% so với năm 2005, chiếm thị phần 17,3%.
Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 737 tỷ đồng , tăng 56 tỷ tức tăng8.2% so với 2006
Nếu phân theo kì hạn, qua 3 năm 2005, 2006, 2007, ta thấy tiền gửi cókì hạn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động (chiếm >70%).Đây chính là cơ sở nguồn vốn để ngân hàng cho vay với thời gian tương đốidài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn Cả hai loại tiền gửikhông kì hạn và tiền gửi có kì hạn luôn có hướng tăng lên và tương đối ổnđịnh Nguồn tiền gửi không kì hạn chủ yếu được hình thành từ nguồn tiền gửithanh toán của các doanh nghiệp trong khi tiền gửi có kì hạn được người dân
Trang 18ưa chuộng hơn Điều này thể hiện sự tin tưởng của nhân dân với ngân hàng vàngân hàng có các chính sách khách hàng đúng đắn.
Theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư giữ ởmức ổn định qua 3 năm 2005 - 2007 (chiếm >70% tổng vốn huy động) Tiềngửi doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm Năm 2006 tiềngửi của doanh nghiệp đạt 166 tỷ đồng tăng 86 tỷ đồng tức tăng 107.5% so vớinăm 2005, năm 2007 đạt 208 tỷ đồng, tăng 42 tỷ tức tăng 25.3% so với năm2006 Do ngân hàng đã cố gắng làm tốt các dịch vụ chuyển tiền, thanh toánquốc tế cùng với hệ thống vi tính tương đối hiện đại đã làm tăng uy tín giaodịch cho các khách hàng Tiền gửi của các TCTD khác vẫn còn chiếm tỉ trọngrất nhỏ Đến năm 2007, đã có 1 số ngân hàng chọn NHCT Phú Thọ làm nơimở tài khoản giao dịch (như ngân hàng phát triển )
Theo loại tiền gửi, tiền gửi VND có sự tăng trưởng tốt qua các năm,năm 2006 tiền gửi VND đạt 463 tỷ đồng tăng 140 tỷ ( tăng 35%)so với năm2005.Năm 2007 đạt 521 tỷ đồng tăng 58 tỷ (tăng 19.5%) so với năm 2006.Tiền gửi ngoại tệ năm 2006 tăng 11.4% so với năm 2005 Năm 2007, donhững biến động về kinh tế trên thị trường, chỉ số giá cả, giá nhiên liệu tăngcao, sự mất giá của đồng ngoại tệ là nguyên nhân lượng tiền gửi ngoại tệ giảmmạnh, giảm 11.8% so với năm 2006.
Trang 19Theo bảng 2 ta có dư nợ của chi nhánh NHCT Phú Thọ tăng trưởng tốtqua 3 năm Năm 2006 dư nợ cho vay nền kinh tế là 825 tỷ đồng tăng 40 tỷ tứctăng 5.1% so với năm 2005 Năm 2007, tổng dư nợ đạt 939 tỷ đồng tăng 114tỷ ,tăng 13,8 % so với năm 2006
Doanh số cho vay năm 2006 đạt 433 tỷ đồng tăng 75 tỷ tức tăng12.46% so với năm 2005 Năm 2007 doanh số cho vay đạt 560 tỷ đồng tăng127 tỷ tức tăng 29.33% so với năm 2006 Có được những thành công trên làdo chi nhánh đã cố gắng phát triển các dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhucầu của khách hàng.
Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 372 tỷ đồng tăng 58 tỷ đồng tức tăng18.47% so với năm 2005 Năm 2007 đạt 490 tỷ đồng tăng 118 tỷ tức tăng31.72% so với năm 2006 Chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác tín dụng vàthực hành rất nghiêm ngặt các thủ tục tín dụng Chính vì vậy mà chất lượngtín dụng ngày càng được cải thiện
%Số tiền
Tỉtrọngso với2005
Số tiềnTỉtrọng
Tỉtrọngso với2006Tổng dư nợ785 100 825 100+5,1 939 100+13,8
I Theo loại cho vay