1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội

58 596 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội

Trang 1

Lời mở đầu

Đất nước ta đã mở cửa đón những luồng gió mới để tìm ra các cơ hội và sẵnsàng đương đầu với những thách thức Chúng ta đã có những thành công bước đầu,tuy nhiên để hội nhập sâu và rộng thì cả đất nước nói chung và từng bộ phận nóiriêng cần tìm ra chiến lược phù hợp trong từng thời điểm để tồn tại và phát triển.

Với tư cách là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất có vai trò quan trọngtrong việc lưu chuyển vốn giữa các thành phần trong nền kinh tế, Ngân hàngthương mại luôn được xem là trụ cột, là huyết quản của nền kinh tế Các ngân hànghiện nay đang đứng trước một thực tế là có cung trong tay nhưng cầu có khả năngthanh toán thì hạn chế và cùng với đó là cường độ cạnh tranh trong ngành Ngânhàng ngày càng gay gắt, vì thế đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng trên cơ sở chuyênmôn hóa là một bước đi đúng của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới.

"Cho vay tiêu dùng" cách đây khoảng 20 mươi năm về trước còn là khái

niệm "khá mới" đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam,nhưng chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành mụctiêu của nhiều TCTD, nhất là các TCTD ngoài nhà nước Cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, nhucầu chi tiêu phục vụ đời sống ngày càng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng phát triển Nếunhư ở các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40%đến 50% trên tổng dư nợ, thì tỷ lệ này của các TCTD Việt Nam hiện chỉ chiếm tỷtrọng < 10% trên tổng dự nợ tín dụng Qua đó cho thấy, với tốc độ phát triển kinhtế mạnh mẽ như hiện nay và với số dân trên 82 triệu người đang mở ra thị trườngcho vay tiêu dùng vô cùng rộng lớn và đầy tiềm năng.

Trang 2

Với kiến thức đã học tại nhà trường cùng với một thời gian thực tập tại chinhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm và thấy được tiềm năng trong việc nênphát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài:

Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàngCông thương Hoàn Kiếm – TP Hà Nội.

Nội dung đề tài gồm 3 phần:

- Chương 1 : Khái quát về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.

- Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công

thương Hoàn Kiếm.

- Chương 3 : Một số giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Công thương Hoàn Kiếm.

Đây là một đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp Do thời gian nghiên cứu cóhạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong cơ quan thực tế,các thầy cô giáo và các bạn góp ý để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiệnhơn

Em xin cám ơn Thạc sĩ Trần Thị Thạch Liên, đồng thời em xin chân thànhcảm ơn các anh chị: Trưởng phòng Khách hàng cá nhân Dương Ánh Hiền, Phóphòng Trịnh Hồng Hà, cán bộ tín dụng Phạm Gia Toản và các anh chị khác trongphòng Khách hàng cá nhân cũng như trong chi nhánh đã giúp em hoàn thành đề tàinày.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 4 năm 2007

Sinh viên

Đoàn Xuân Hậu

Trang 3

Chương 1

Khái quát về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng

Công thương Việt Nam.

năm 1988 sau khi được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN)

Nam, Inombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệthống NHVN Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăngmạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/ năm, đặc biệt có năm tăng35% so với năm trước.

 Cùng với sự phát triển khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thờikỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thưong Việt Nam đãcó những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kếhoạch tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro.

khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phầntích cực thực hiện đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; khôngngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định là một trong những NHTM hàng đầu ởViệt Nam; có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựuto lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng

 Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nướcđến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính –

Trang 4

ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT VN giai đoạn 2001-2010, mục tiêu pháttriển của NHCT VN đến năm 2010 là : Xây dựng NHCT VN thành mộtNHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả,tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thịphần lớn ở Việt Nam.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

VN,có trụ sở đặt tại 37 Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm – Tp Hà Nội

 Do NHCT HK là 1 chi nhánh của NHCT VN nên bên việc thực hiện đầy đủcác chức năng của 1 chi nhánh thì ngoài ra NHCT HK còn thực hiện các hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một Ngân hàng thương mại.

 NHCT HK là 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHCT VN, nhưng có quyềntự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tạiNHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước, kể từ khi thành lậpđến nay, NHCT HK đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinhdoanh, tự bù đắp và có lãi.

 Trải qua quá trình hoạt động trong những năm qua, NHCT HK đã hòa nhậpvào hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.Hơn nữa, NHCT HK không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn khôngngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao đồng thời đã chuẩnbị để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn và thách thức khi Việt Nam đãlà 1 thành viên của WTO.

Đặc điểm về môi trường hoạt động và khách hàng của NHCT HK:

NHCT HK có địa bàn hoạt động chính tại quận Hoàn Kiếm, là 1 quận thuộckhu trung tâm thương mại lớn nhất của Hà Nội gồm 18 phường với hơn 22 vạn

Trang 5

dân và diện tích là 425 km^2 Mặt khác, nằm trong khu trung tâm kinh tế - vănhóa – xã hội của cả nước, NHCT HK có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinhdoanh tiền tệ của mình.Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư trong địa bàn và lại hoạtđộng trên lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên hầu hết khách hàng của NHCT HKlà do các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất và các cá nhân Bên cạnhđó, NHCT HK khôngtránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khácnhư VPBank, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương và mộtsố chi nhánh ngân hàng nước ngoài như : CityBank, Bank of America, AmericaExpress ( Mỹ), Anz ( Úc), Standard Chatered ( Anh).Hơn nữa, trên địa bàn quậncòn có trụ sở chính của NHCT VN nên các cơ quan, các tổng công ty lớn của cácbộ, sở và các doanh nghiệp có tầm cỡ lớn thường mở tài khoản và giao dịch tạitrụ sở chính này

1.3 Giới thiệu khái quát về NHCT HK:

1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCT HK.

Với bề dày hoạt động gần 20 năm, hiện nay NHCT HK hoạt động dưới sự chỉđạo của 1 Giám đốc là TS Hà Huy Hùng cùng với 4 Phó giám đốc là Phạm ThịTuyết Mai, Phạm Vân Như, Lê Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thanh Nga

Trang 6

1.3.2 Các dịch vụ ngân hàng tài chính tại NHCT HK:

 Mở tài khoản tiền gửi doanh nghiệp và cá nhân.

 Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Tín dụng.

 Tài trợ thương mại.

 Thanh toán trong nước và quốc tế. Chuyển kiều hối.

 Dịch vụ thẻ. Mua bán ngoại tệ.

 Dịch vụ chuyển tiền nhanh. Dịch vụ chi trả tiền lương. Dịch vụ ngân quỹ.

 Dịch vụ bảo hiểm.

 Dịch vụ tư vấn tài chính.

1.3.3 Mạng lưới giao dịch tại NHCTHK - Hà Nội

 Điểm giao dịch Khách hàng cá nhân 49 Hàng Bồ - Hoàn Kiếm. Phòng Giao dịch Đồng Xuân 19 – 21 Cầu Đông.

 Điểm giao dịch số 5: 36 Hàng Mắm – Hoàn Kiếm. Điểm giao dịch số 6: 92 Bà Triệu – Hoàn Kiếm. Điểm giao dịch số 14: 53 Hàng Gai – Hoàn Kiếm. Điểm giao dịch số 15: Số 7 Dã Tượng – Hoàn Kiếm. Điểm giao dịch số 18: 30 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm.

Trang 7

 Quỹ tiết kiệm số 1: 39 Hàng Bồ - Hoàn Kiếm. Quỹ tiết kiệm số 2: 22 Lý Thái Tổ - HK.

 Quỹ tiết kiệm số 7: 19-21 Cầu Đông - HK. Quỹ tiết kiệm số 8: 64 Hàng Đường – HK. Quỹ tiết kiệm số 9: 84 Hàng Trống – HK  Quỹ tiết kiệm số 10: 46 Đường Thành – HK. Quỹ tiết kiệm số 11: 61 Hàng Ngang – HK. Quỹ tiết kiệm số 12: 91 Lê Duẩn – HK. Quỹ tiết kiệm số 13: 91 Mã Mây – HK. Quỹ tiết kiệm số 71: 11 Tông Đản – HK.

1.4Tình hình hoạt động của NHCT HK trong mộ số năm gần đây:

1.4.1 Tình hình huy động vốn

Vốn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là những giá trị tiền tệ đượcNHTM tạo lập và huy động để sử dụng cho kinh doanh nhằm đạt được các mụctiêu khác nhau.

Nghiệp vụ tạo vốn là nghiệp vụ khởi đầu trong hoạt động của NHTM Vốnlà cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình Ngoài vốn banđầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì Ngân hàng phải thườngxuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.Nghiệp vụ tạo vốn của NHTM bao gồm: nghiệp vụ tạo vốn tự có, nghiệp vụ tạovốn qua huy động vốn, tạo vốn qua đi vay, nghiệp vụ tạo vốn khác.

Với sự cạnh tranh mãnh mẽ của các NHTM trên địa bàn cả về điểm giaodịch lẫn lãi xuất huy động vốn và các hình thức khuếch trương, khuyến mại đã đặtcông tác huy động vốn của Chi nhánh đứng trước nhiều thách thức lớn Tuy nhiên,

Trang 8

Chi nhánh đã cố gắng duy trì, phát triển nguồn tiền gửi của các khách hàng truyềnthống, lập thêm quĩ tiết kiệm tại các khu vực tiềm năng nên nguồn vốn huy độngcủa Chi nhánh không ngừng được tăng lên, cơ cấu vốn được cải thiện theo hướngtích cực, thông qua bảng :

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêuNăm 2002Năm2003Năm 2004Năm2005Năm2006 Nguồn vốn2,218,7502,485,0002,733,5002,761,0004,546,8001 Tiền gửi

doanh nghiệp 1,647,200 1,690,000 1,922,600 1,826,000 2,259,0002Tiền gửi dân cư571,550795,000810,900935,000953,7003 Tiền gửi không

- Tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm và đặc biệt là năm 2006

vừa qua tốc độ huy động vốn tăng 64,679 % so với năm 2005.

- Cơ cấu vốn cũng thể hiện hình thức huy động vốn từ Ngân hàng đối với các

doanh nghiệp và hình thức tiền gửi có kỳ hạn vẫn thu hút được nhiều nguồnvốn đối với hoạt động huy động vốn của NHCT HK.

1.4.2 Hoạt động tín dụng

Tiếp tục quán triệt phương châm : Phát triển, an toàn và hiệu quả, thực hiệnnghiêm túc chỉ đạo của NHCT VN về việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng, dưnợ tín dụng được chủ động tăng trưởng một cách hợp lý đi đôi với việc cải thiện,nâng cao chất lượng, thực hiện rà soát, sàng lọc, lựa chọn khách hàng có tình hình

Trang 9

tài chính lành mạnh , có tín nhiệm với Ngân hàng, nâng cao điều kiện tín dụng, yêucầu DNNN dùng tài sản cố định làm bảo đảm tiền vay, rút dần dư nợ, chấm dứtquan hệ với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thualỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp, các khoản vay có độ an toàn thấp, chuyểnhướng đầu tư vào đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùngnhằm phân tán rủi ro đồng thời NHCT HK đã nâng cao chất lượng thẩm định dựán, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hànhvà đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng1 2 : Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT HK

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2002Năm2003Năm 2004 Năm2005Năm2006

Dư nợ cho vay858,000900,000930,0001,100,0001,070,0001Cho vay Ngắn hạn300,300360,000232,500200,000220,0002 Cho vay trung dài

Theo số liệu trong bảng 1.2, ta thấy:

- Dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm vừa qua, trong đó cơ cấu dư nợchuyển dịch theo chiều hướng trung và dài hạn.

Trang 10

- Xét về cơ cấu dư nợ cho vay đối với loại hình doanh nghiệp thì cho vay đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng đáng kể và ngày càngđược ngân hàng trú trọng.

- Tỷ trọng của hình thức cho vay bằng ngoại tệ/hình thức cho vay bằng VNDcủa năm 2006 so với năm 2005 có xu hướng tăng cho thấy NHCT HK đã và đangchú trọng hơn về hình thức cho vay bằng ngoại tệ để đảm bảo hiệu quả trong cơcấu hình thức cho vay.

- Xu hướng cho vay tín dụng đối với DNV&N trong các năm gần đây đãđược ngân hàng chú trọng.

1.4 3 Hoạt động dịch vụ

Mở cửa và hội nhập đang tạo ra cơ hội và thách thức mới cho các tổ chứckinh tế Chính vì thế hoạt động dịch vụ sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong thunhập của các ngân hàng Kinh nghiệm cho thấy phát triển dịch vụ vừa mang lại thunhập an toàn, vừa là biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ cho các sản phẩm chính, quảngbá cho ngân hàng, thu hút khách hàng Nhận thức được điều đó, trong thời gianqua chi nhánh đã luôn chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và đã đạtđược những kết quả:

Bảng 1.3 : Kết quả hoạt động dịch vụ

Trang 11

- Doanh số mua bán ngoại tệ liên tục tăng qua các năm ( 2002 – 2006 ), doanh sốmua bán ngoại tệ năm 2006 tăng 95% so với năm 2005 tương ứng với mức tăng là95 triệu USD.

- Đặc biệt, nhận rõ ưu thế của vị trí kinh doanh nằm trên địa bàn trung tâm thươngmại, du lịch của Hà Nội, Chi nhánh đã mạnh dạn đẩy mạnh các dịch vụ ngoại hốinhư thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch tại các quỹ tiết kiệm và các điểmgiao dịch vì thế đã thu được các kết quả khả quan, đồng thời nâng cao trình độ độingũ cán bộ của chi nhánh trong giai đoạn đầu ra nhập WTO Trong năm doanh sốtừ dịch vụ ngoại hối đạt 5 triệu USD.

- Bằng việc hoàn thiện hệ thống quản lý trên máy, hạch toán chính xác, xử lý giaodịch kịp thời, nhiều dịch vụ hiện đại được đưa vào sử dụng như dịch vụ chuyểntiền nhanh, chi trả lương qua thẻ ATM vì thế đảm bảo an toàn và mang lại nhiềutiện ích cho khách hàng Do đó doanh số thanh toán trong nước đạt 31,500 tỷVNĐ.

1.4.4 Hoạt động tiền tệ kho quỹ

Công tác Ngân quỹ đảm bảo việc thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, hiệuquả Nhân viên kiểm ngân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trung thực, liêmkhiết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Trong năm, bộ phận kiểm ngân đã thugiữ hơn 16 triệu đồng tiền giả, trả lại tiền thừa cho khách hàng với 113 món tổngsố tiền 207 triệu đồng và 1200 USD.Việc này làm khách hàng rất yên tâm và chinhánh trở thành điểm đên tin cậy cho các doanh nghiệp.

1.4.5 Công tác thông tin, điện toán

Chi nhánh đã quan tâm đúng mức đến việc nâng cao chất lượng trang thiết bị vàtrình độ cán bộ điện toán.Nhờ vậy, mạng thông tin điện toán tại chi nhánh luôn đápứng nhanh, hiệu quả yêu cầu của công việc, góp phần quan trọng đưa chương trìnhhiện đại hóa INCAS của NHCT đi vào cuộc sống Đồng thời, chi nhánh cũng mạnh

Trang 12

dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phầnquan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch và thời gianxử lý chứng từ.

1.4.6 Các hoạt động khác.

Công tác kiểm tra nội bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kì hoặcđôtj xuất nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong tất cả cácnghiệp vụ Cán bộ phòng kiểm tra đã cố gắng làm việc tích cực bằng khả năng củamình để hoàn thành nhiệm vụ Đặc biệt trong năm vừa qua, phòng kiểm tra đã tiếnhành kiểm tra 100% hồ sơ khách hàng vay vốn, kiểm tra nghiệp vụ kế toán, tiếtkiệm và kiểm tra tình hình chi tiêu nội bộ.Công tác kiểm tra góp phần đưa các hoạtđộng thực hiện đúng chế độ, an toàn.

Công tác tổ chức nhân sự, tiền lương đã đi trước một bước trong bố trí sắpxếp cán bộ hợp lý, phân nhiệm vụ theo đúng qui định của ngành, phân chia côngbằng lợi ích…tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh phát triển có hiệuquả Trong năm, chi nhánh đã thực hiện tốt việc cơ cấu lại bộ máy tổ chức hoạtđộng kinh doanh theo mô hình mới, các phòng ban được chia tách đã nhanh chóngồn định và đi vào hoạt động bình thường.Công tác bổ nhiệm cán bộ thực hiện theođúng qui định, tạo được niềm tin vớiCBCNV.

Công tác hạch toán thu chi nội bộ được thực hiện kịp thời, chính xác, đúngqui chế tài chính Qua các đợt kiểm tra của NHNN, NHCTVN, Chi cục thuế HàNội, chi nhánh luôn được đánh giá là đơn vị chấp hành tốt chế độ hạch toán kếtoán của Nhà nước.

Thực hiện chương trình hiện đại hóa: Là một trong số ít những chi nhánhđược NHCT VN lựa chọn hình thức thực hiện thí điểm dự án hiện đại hóa,CBCNV chi nhánh không quản ngày đêm, vượt qua gian khổ, khó khăn để hoàn

Trang 13

thành xuất sắc nhiệm vụ, vừa đảm bảo tiến độ của dự án mà không làm ảnh hưởngđến khách hàng, đảm bảo an toàn cao trong quá trình chuyển đổi hệ thống.

Tổ chức nghiên cứu khoa học: Trong năm chi nhánh đã tổ chức nghiên cứuba đề tài cấp sở, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực và tạo điều kiện để mởrộng nghiên cứu các đề tài mới, phát huy năng lực, khả năng sáng tạo của đội ngũcán bộ có trình độ chuyên môn sậu

1.4.7 Hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận hàng năm phản ánh khá rõ hiệu quả kinh doanh của một ngânhàng, chính vì thế Chi nhánh NHCT HK luôn có một hiệu quả kinh doanh tốt trongcác năm gần đây thông qua bảng 4:

Bảng 1 4 : Lợi nhuận trong các năm gần đây

Lợi nhuận

Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của NHCT HK qua các năm ( 2002-2006)

Trang 14

Chương 2

Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngCông thương Hoàn Kiếm.

2.1 Xu hướng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam:

2.1.1 Môi trường cạnh tranh và cấu trúc ngành ngân hàng tại Việt Nam

Tác động mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngânhàng đưa đến cạnh tranh mạnh mẽ hơn, không chỉ giữa các tổ chức tín dụng(TCTD) trong nước và các TCTD nước ngoài mà ngay giữa các TCTD với nhau.Các TCTD nước ngoài về cơ bản sẽ theo đuổi chiến lược cạnh tranh về chất lượngdịch vụ và dịch vụ ngân hàng mới thay vì cạnh tranh bằng giá với các TCTD ViệtNam Chính sự thay đổi này đã dẫn đến cấu trúc của ngành ngân hàng đã thay đổitrong năm vừa qua:

- Thị phần (huy động vốn và cho vay) của các NHTMNN mặc dù vẫn giữ thị

phần chi phối khoảng 70% trong hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2006, songthị phần của khối NHTMNN đã giảm gần 10% so với năm 2000 và chủ yếu bịgiành bởi khối NHTMCP.

- Trong khi đó, nhóm các ngân hàng nước ngoài chiếm tỷ trọng hơn 12% thị

phần tín dụng.

( Nguồn : Ngân hàng nhà nước)

Vậy tại sao lại vậy? Đó có phải thể hiện xu hướng trong cấu trúc ngành ngânhàng trong thời gian tới? Để trả lời ta đi vào phân tích:

thị phần huy động vốn và cho vay lớn nhất trong hệ thống NHVN là do yếu tố lịchsử và vừa qua nhóm ngân hàng này đã có được sự cải thiện về năng lực tài chính( tăng vốn điều lệ, nâng cao chất lượng tài sản có), hiện đại hóa công nghệ và mởrộng mạng lưới kênh phân phối Nhìn chung, các NHTMNN có những lợi thế cạnh

Trang 15

tranh quan trọng như khả năng cung cấp dịch vụ với mức chênh lệch lãi suất thấp,có mạng lưới phát triển rộng khắp, chưa phải tuân thủ các qui định về an toàn vốnvà được Chính phủ bảo đảm hoàn toàn về khả năng thanh toán.Vì vậy, mặc dù giữvai trò chi phối trong hệ thống ngân hàng nhưng chính những yếu kém về quản trịđiều hành, chất lượng tài sản, hiệu quả kinh doanh, quản lý chi phí và mức độ antoàn đã khiến các ngân hàng thương mại trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổnthương nhất và có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến an toàn hệ thống ngân hàngtrong bối cảnh thực hiện các cam kết WTO.

thông qua tăng vốn điều lệ ( mức tối thiểu 1000 tỷ đồng đến năm 2008 và 3000 tỷđồng ( tương đương với NHTMNN) đến năm 2010), tăng cường mở rộng chinhánh để chiếm lĩnh thị trường và khách hàng trước khi các TCTD nước ngoài ồ ạtthâm nhập theo thỏa thuân WTO Đây là nhóm ngân hàng rất năng động trong pháttriển sản phẩm, khả năng thích ứng nhanh và điều chỉnh chiến lược kinh doanh linhhoạt theo thay đổi thị trường.

nhập vào thị trường Việt Nam với những ưu thế về vốn, công nghệ, sản phẩm vàdịch vụ vì thế có thể thâm nhập sâu vào thị trường Tuy nhiên trong thời gian mộtvài năm tới thì vẫn còn một số hạn chế làm khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàngcủa các TCTD nước ngoài là:

Trang 16

o Hạn chế về chưa hiểu nhiều về phong tục tập quán thói quen tiêu dùng củangười dân Việt Nam.

Thứ tư, có một thực tế là đến năm 2010 theo khuôn khổ cam kết WTO, Việt

Nam mở cửa về cơ bản đối với khu vực ngân hàng Ngay từ 1/4/2007, ngân hàng100% vốn nước ngoài có thể được phép hoạt động tại Việt Nam Như vậy áp lựccạnh tranh sẽ gia tăng và mạnh trong năm 2007.

Qui mô và cấu trúc hệ thống ngân hàng là kết quả tương tác của nhiều biếnsố khác nhau, trong đó bao gồm cả hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, nhưngquan trọng nhất vẫn là tác động của lựa chọn chính sách hay nói cách khác là mứcđộ cải cách của ngành ngân hàng Việc lựa chọn chính sách khác nhau tạo ra mứcđộ thuận lợi khác nhau về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả chínhsách phân biệt đối xử (ưu đãi) các NHTMNN và buộc tất cả các loại hình TCTDphải hoạt động trên cơ sở thương mại và trên một sân chơi bình đẳng Nói tóm lại,gia nhập WTO mới chỉ là điều kiện cần và chính sách cải cách bên trong mà trọngtâm là qui chế tạo sân chơi bình đẳng và cơ cấu lại hệ thống NHTMNN là điềukiện đủ để xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, bình đẳng vàmang tính cạnh tranh cao hơn

Vậy cấu trúc ngành ngân hàng được dự báo như thế nào? Để trả lời câu hỏinày ta xem một nhóm các chuyên gia nước ngoài thực hiện năm 2005 để dự báo vềcấu trúc ngành ngân hàng đến năm 2020 thông qua bảng sau

Bảng 2.1: Dự báo về cấu trúc ngành ngân hàng đến năm 2020

Thị phần

Kịch bản 1: Cảicách hạn chế cácNHTMNN

Kịch bản 2: Cảicách toàn diện cácNHTMNN

Kịch bản 3: Tư nhân hóanhanh chóng và toàn diệncác NHTMNN

Trang 17

100%100%100%(Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 1 – tháng 1- năm 2007 ( trang 23))

NHTMNNNHTMCPNH nuoc ngoai

Cũng theo kết quả điều tra của nhóm tư vấn trên đến năm 2010 thì thị phần của cácNHTMNN dự kiến 40-50%, NHTMCP khoảng 30% và phần còn lại thuộc về cácngân hàng nước ngoài và liên doanh (Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 1 – tháng 1-năm 2007 ( trang 23)).

Như vậy, cường độ cạnh tranh trong ngành Ngân hàng thời gian tới sẽ ngàycàng gay gắt và cho vay tiêu dùng cũng sẽ là tâm điểm của sự cạnh tranh này.2.1.2 Xu hướng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam

Đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quantrong điều kiện nền kinh tế thị trường, song đồng thời đó cũng là chiến lược, làmục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Có thể nói trong hơn 10 năm trở lại đây Việt Nam là nước có nền kinh tế đang pháttriển với tốc độ rất cao, cao nhất khu vực Đông Nam á Trong 5 năm (2001 – 2005)GDP đạt bình quân 7,5%, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng dần, từ 415USD năm 2001 lên 638 USD năm 2005 vì thế đời sống nhân dân ngày càng đượccải thiện mạnh mẽ Sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh tế vĩ mô ( bảng 2.2)

Trang 18

đã tạo ra nhiều biến chuyển về chất lượng tiêu dùng và khả năng tích luỹ của dânchúng.

Bảng 2.2: Tình hình kinh tế vĩ mô

( Nguồn : trang 28 -Tạp chí ngân hàng số 21 - tháng 11năm 2006 ).

Bên cạnh đó GDP đạt 8,17% và cùng với mục tiêu về tổng sản phẩm trongnước (GDP) tăng 8,2 – 8,5 % trong năm 2007 và với dân số trên 82 triệu người sẽtạo cho Việt Nam có điều kiện trở thành thị trường "khổng lồ" cho lĩnh vực chovay tiêu dùng phát triển

Vừa qua các tập đoàn kinh doanh lớn của nước ngoài như Metro cash Carry,Visa international … đã nghiên cứu và đưa ra các thông tin về nhu cầu tiêu dùngcủa người Việt Nam hiện tại và dự đoán trong tương lai Có thể nói đó là bức tranhtương đối toàn cảnh của người tiêu dùng Việt Nam Theo kết quả điều tra nghiêncứu của tập đoàn AC Nielsen (thời báo Sài Gòn số 31-2006 ngày 28/7/2006) thì tỷlệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu đồng một tháng ở khu vực thành thị tại 36thành phố lớn trong cả nước đã tăng từ 36% năm 2002 sẽ tăng > 50% vào năm2007 Đồng thời mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo, nếu như cách đâykhoảng 3 năm, tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu hàng tháng trên 1 triệu đồng là15,9% thì hiện nay đã tăng lên 40% Như vậy, có thể thấy tiềm năng về lĩnh vực

Trang 19

cho vay tiêu dùng là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các ngân hàngthương mại Thời gian tới các ngân hàng cần đẩy mạnh lĩnh vực tín dụng tiêu dùngđể thực hiện chiến lược đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, phân tán rủi ro, kíchthích nền sản suất trong nước phát triển và cải thiện đời sống nhân dân, góp phầnxoá đói giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội Trước mắt, cần tập trung đầu tư vàomột số lĩnh vực:

Một là, cho vay mua, xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở: Do đặc điểm của người á

đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, việc mua đất, xây hoặc sửa chữa nhà làcông việc trọng đại trong đời người Do vậy, để chuẩn bị làm các việc trên họ cầnmột khoảng thời gian nhất định có thể hàng chục năm để tích luỹ nguồn tài chínhvà các điều kiện khác, trường hợp nếu họ còn thiếu nguồn tài chính thì chủ yếu làvay của người thân hoặc bạn bè rất ít vay tiền từ ngân hàng Vần đề này xuất pháttừ thói quen ngại vay mượn của người Việt Nam, song cũng một phần do thịtrường tài chính chưa phát triển đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân.Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độkhá cao, đã tạo điều kiện cho người dân rễ ràng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốntừ ngân hàng để hoạt động sản suất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộcsống Các ngân hàng đang hướng tới cung cấp dịch bán lẻ để đáp ứng nhu cầu củacá nhân và các hộ gia đình Trong đó việc cho vay với mục đích mua, xây dựnghoặc sửa chữa lớn nhà ở đã có rất nhiều ngân hàng triển khai thực hiện như ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AgriBank), ngân hàng pháttriển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), ngân hàng thương mại cổ phần áChâu (ACB), ngân hàng Nhà Hà Nội (HabuBank), ngân hàng Nhà TP HCM(HHB), ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SacomBank), ngân hàng kỹ thương(TechcomBank)…và một số ngân hàng thương mại lớn đang chuẩn bị bước vàolĩnh vực này như ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VietcomBank), ngân hàngcông thương Việt Nam (IncomBank)… Tuy nhiên, các khoản cho vay để mua, xây

Trang 20

dựng hoặc sửa chữa lớn về nhà ở trong thời gian vừa qua chủ yếu là triển khai thựchiện chính sách của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, riêng AgriBank đã chiếm khoảng86% các khoản vay liên quan đến nhà ở Vì vậy, thị trường cho vay có liên quanđến nhà ở còn rất lớn, trong đó nhu cầu về nhà ở khu vực đô thị là rất cấp bách.Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân sốđô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn,nhất là 2 thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Do đó, để mở rộngcho vay lĩnh vực này, các ngân hàng thương mại cần tổ chức các cuộc điều tra xãhội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lượckhách hàng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.

Hai là, cho vay qua thẻ: Thị trường thẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ có

thể nói là "chóng mặt" Tính đến nay có khoảng trên 20 Ngân hàng thương mại tạiViệt Nam thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ Tổng số tài khoản cánhân là khoảng 1 triệu tài khoản, trong đó, tài khoản chủ thẻ trên toàn quốc là trên600.000, với trên 600 máy ATM trong toàn quốc Song, số lượng thẻ phát hành vàtỷ trọng thanh toán qua thẻ (không dùng tiền mặt) hiện còn quá nhỏ bé so với tiềmnăng và so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế Ngoài ra, là một nướcđang phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao thì nhu cầu cầu về họctập, chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường rất hấpdẫn để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đápứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân Với mức thu nhập trong dân cư ngày càng cao thìnhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển thẻcủa ngân hàng, do tính an toàn và thuận lợi khi sử dụng, nhất là khi ra nước ngoàiđể chữa bệnh, đi du lịch hay học tập Như vậy, thị trường tiềm năng để các ngânhàng thương mại thực hiện cho vay qua thẻ là rất lớn và thuận lợi do các chi nhánhngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hiện chưa được phép phát hành thẻ,song điều kiện thuận lợi này sẽ mất khi hoạt động ngân hàng Việt Nam hội nhập

Trang 21

với nền tài chính khu vực và quốc tế Do vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàngthương mại Việt Nam cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, các điều kiện thuận lợiđể phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ và nâng caochất lượng dịch vụ.

Ba là, cho vay tiêu dùng thông thường: Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân

là rất lớn như mua phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại, mua tiện nghi sinh hoạt đểcải thiện cuộc sống … nhưng thời gian qua mới chỉ có một vài ngân hàng thực hiệncho vay phục vụ các nhu cầu này của người dân, song chỉ tập chung ở các thànhphố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Đà Nẵng…và cũng chỉchủ yếu là cho vay đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước với mức vaytương đối thấp so với nhu cầu (mặc dù vừa qua một số ngân hàng đã nâng mức vaylên đến 30 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, nhng số lượng người được chovay với mức này là rất ít) và thời hạn thường ngắn chủ yếu là từ 1 đến 3 năm, cáctrường hợp được vay với thời hạn từ 5 năm trở lên không nhiều Thực tế trongnhững năm qua cho thấy, khi các ngân hàng thương mại tiến hành triển khai chovay tiêu dùng, số lượng khách hàng có nhu cầu đến ngân hàng để liên hệ vay đãvượt mức dự đoán của các ngân hàng, hầu hết các ngân hàng đều quá tải Song sốlượng khách hàng đó mới chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, cácđối tượng khách hàng khác hầu như chưa tiếp cận được với vốn ngân hàng, nhưngđã vượt khả năng đáp ứng của ngân hàng Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triểnloại hình tín dụng này là cực kỳ lớn, đang cần các ngân hàng có chiến lược vàchính sách cụ thể để đáp ứng với nhu cầu của nhân dân.

Như vậy, cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng là một vũ khí để các ngân hàngthương mại trong thời gian tới nên sử dụng để chiếm lĩnh thị trường trước sự thâmnhập ồ ạt của các TCTD theo lộ trình cam kết thực hiện khi vào WTO đồng thời đểphân tán rủi ro trong kinh doanh Vì thế cho vay tiêu dùng là một xu hướng mà rấtnhiều NHTM sẽ theo đuổi trong thời gian tới.

Trang 22

2.2 Những quy định về cho vay tiêu dùng:

2.2.1 Điều kiện vay vốn:a) Cho vay có bảo đảm:

- Những quy định chung:

Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, chịu trách nhiệm trước phápluật về việc sử dụng vốn vay, không quá 60 tuổi ở thời điểm kết thúc thời hạncho vay.

Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn.Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có vốn tự có tham gia vào phương án, mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổngnhu cầu vốn trừ trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm là có cầm cố giấy tờ cógiá.

Có nguồn thu và phương án vay - trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi và phítrong thời gian vay cam kết.

Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNNVN và hướng dẫn của NHCTVN.

- Những điều kiện riêng: Ngoài những điều khoản ở trên, khách hàng phải đáp

ứng thêm những điều kiện riêng với những phương án vay mà Ngân hàng chovay qui định.

b) Cho vay không có bảo đảm:

Ngoài các điều kiện chung đối với cho vay có bảo đảm thì khách hàng phải đápứng thêm những điều kiện :

 Là công chức, viên chức và người lao động (CBCNV) tham gia đóng bảohiểm xã hội đầy đủ, đang làm việc trong biên chế hoặc theo hợp động laođộng không xác định thời hạn tại:

 Cơ quan Nhà nước (hành chính và sự nghiệp), lực lượng quân đội nhân dân vàcông an nhân dân;

Trang 23

 Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động bằng ngân sách Nhànước;

 Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có chiến lược pháttriển lâu dài, bao gồm:

o Công ty Nhà nước,

o Công ty cổ phần có vốn Nhà nước,

o Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước,o Công ty liên doanh với nước ngoài có vốn Nhà nước,o Doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng,

o Doanh nghiệp công ích.

 Cơ quan quản lý lao động ( Trực tiếp quản lý, sử dụng lao động và chi trảlương cho người lao động) có trụ sở chính đóng cùng địa bàn tỉnh, thành phốvới Ngân hàng cho vay (NHCV);

 Có thu nhập thường xuyên, ổn định hàng tháng từ 1.500.000 VND trở lên; Cam kết sẽ thông báo với NHCV về việc thay đổi nơi làm việc;

 Cam kết trả nợ trước hạn nếu vi phạm thoả thuận trong hợp đồng tín dụng vàkhông thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu củaNHCV.

2.2.2 Thể loại cho vay

 Cho vay trung hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 12 thángđến 60 tháng.

 Cho vay dài hạn: khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.

2.2.3 Thời hạn cho vay

Căn cứ xác định thời hạn cho vay:

Trang 24

- Nhu cầu vay vốn- Khả năng trả nợ

- Thời hạn sử dụng còn lại của tài sản đảm bảo

 Thời hạn cho vay có bảo đảm bằng tài sản tối đa

- Thời hạn cho vay mua nhà ở, đất ở; xây dựng, sửa chữa nhà ở.

 Thời hạn cho vay mua đất và xây dựng nhà ở: 20 năm. Thời hạn cho vay mua nhà ở: 20 năm.

 Thời hạn cho vay mua đất ở :10 năm.

 Thời hạn cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở :05 năm.

- Thời hạn cho vay mua ô tô và động sản khác.

 Thời hạn cho vay mua ô tô mới : 5 năm

 Thời hạn cho vay mua ô tô đã qua sử dụng : 4 năm nhưng không vượtquá niên hạn sử dụng còn lại của xe theo quy định của Chính phủ. Thời hạn cho vay mua động sản khác : 3 năm.

2.2.4 Lãi suất cho vay và phí cho vay

a) Lãi suất cho vay

 Lãi suất áp dụng cho món vay không thấp hơn sàn lãisuât( nếu có) của NHCTVN trong từng thời kỳ.

Trang 25

 Lãi suất cho vay được xác định tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro,thời hạn cho vay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năngtrả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của kháchhàng…,đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý mónvay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.

mức và/hoặc cách xác định lãi suất cho vay trong hạn, lãi suất phạt quá hạn.

b) Phí cho vay:

NHCV và khách hàng thỏa thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng hai loại phí sau,cách tính phí áp dụng cho từng món vay phù hợp hướng dẫn của NHCTVN.

- Phí gia hạn nợ: theo biểu phí của NHCTVN theo từng thời kỳ;

- Phí điều chỉnh kỳ hạn nợ: theo biểu phí của NHCTVN theo từng thời kỳ.

2.2.5 Phương thức cho vay, định kỳ trả nợ và lịch trả nợ

a) Phương thức cho vay

 NHCV và khách hàng căn cứ thu nhập dùng trả nợ để thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng về việc áp dụng một trong hai phương thức cho vay :

- Phương thức cho vay từng lần:

Tổng số tiền giải ngân không vượt quá số tiền cho vay đã cam kết trong hợpđồng tín dụng.

Kỳ hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả lãi có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.Kỳ hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi có thể là 1 tháng hoặc 3 tháng, hoặc trả một lầnvào cuối kỳ nếu là cho vay ngắn hạn.

- Phương thức cho vay trả góp

Tổng số tiền giải ngân không vượt quá số tiền cho vay đã cam kết trong hợpđồng tín dụng.

Trang 26

 Kỳ hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả lãi phải trùng nhau Số tiền phải trả (cả gốc vàlãi) được chia thành nhiều khoản đều nhau và hoàn trả theo định kỳ là 1 thánghoặc 3 tháng Lãi được tính theo số dư nợ gốcvà số ngày thực tế của kỳ hạn trảnợ.

 Khi trả nợ trước hạn, khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số nợ gốc và lãi đã xácđịnh trong lịch trả nợ.

b) Định kỳ hạn trả nợ:

Căn cứ vào khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng,NHCV và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ bao gồm: thời hạn ân hạn ( nếucó), thời hạn giải ngân ( nếu có), thời gian trả nợ và ghi vào hợp đồng tín dụng.

c) Lịch trả nợ

o Lịch trả nợ bao gồm các nội dung: ngày bắt đầu thời gian trả nợ, số kỳ hạntrả nợ gốc và lãi, thời gian của từng kỳ hạn, ngày trả nợ của từng kỳ hạn, số tiềntrả nợ gốc và lãi ( trường hợp áp dụng lãi suất cho vay cố định) của từng kỳhạn.

o Lịch trả nợ có thể được xác định trong hợp đồng tín dụng hoặc trong phụ lụchợp đồng tín dụng.Phụ lục hợp đồng tín dụng để xác định lịch trả nợ đượcNHCV và khách hàng ký vào thời điểm kết thúc thời hạn giải ngân( nếu có)hoặc lần giải ngân cuối cùng.

2.3 Qui mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại NHCT HK

2.3.1 Qui mô cho vay tiêu dùng tại NHCT HK

Cho vay tiêu dùng là một phần trong hoạt động tín dụng của NHCT HK Trongnhững năm qua với việc quan tâm và tìm mọi biện pháp để đầu tư có hiệu quả, hoạt

Trang 27

động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHCT HK đã đạt được những bước tiến nhấtđịnh.

Để thấy được điều này ta đi xem xét qui mô cho vay tiêu dùng thông qua bảng :

Bảng 2.3: Qui mô cho vay tiêu dùng tại NHCT HK trong các năm gần đây.

Chỉ tiêu

GTT(Tỷ đồng)

GTT(Tỷđồng)

Trang 28

20040 2005 200620

Doanh số cho vay

Qua bảng 2.3 và hai biểu đồ ở trên ta thấy quy mô cho vay tiêu dùng tại NHCTHK:

- Doanh số cho vay trong 3 năm gần đây năm sau luôn cao hơn năm trước

tương ứng với xu hướng đi lên của đường doanh số cho vay trên biểu đồ.Như vậy, cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đã ngày càng được chi nhánhquan tâm và trong thời gian tới có thể đây sẽ là lĩnh vực mà NHCT HK tậptrung để chiếm lĩnh thị trường sôi động nhất thành phố Hà Nội - QuậnHoàn Kiếm.

- Dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong các năm gần đây luôn có xu

hướng tăng -tương ứng với xu hướng đi lên của đường dư nợ cho vay Như

Trang 29

vậy, ta thấy xu hướng các hợp đồng cho vay tiêu dùng của ngân hàng chứanhiều hợp đồng TD trung và dài hạn.

- Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh 3 năm vừa qua đều là 0,

điều đó cho thấy sự an toàn của đồng vốn trong hoạt động cho vay tiêudùng.

Như vậy, trong những năm vừa qua qui mô cho vay tiêu dùng tại NHCT HK đã

được tăng lên,tuy nhiên qui mô cho vay tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ bé tronghoạt động tiêu dùng tại ngân hàng thông qua số liệu tại bảng và biểu đồ:

Bảng 2.4: Tỷ trọng Doanh số cho vay tiêu dùng(DSCV TD) trong tổng DSCV của

DSCV TD/ Tổng DSCV

Biểu đồ thể hiện thể hiện xu hướng về tỷ trọng DSCV TD trong tổng DSCV.

Ngày đăng: 03/12/2012, 14:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

nâng cao chất lượng, thực hiện rà soát, sàng lọc, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh , có tín nhiệm với Ngân hàng, nâng cao điều kiện tín dụng, yêu  cầu DNNN dùng tài sản cố định làm bảo đảm tiền vay, rút dần dư nợ, chấm dứt  quan hệ với - Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
n âng cao chất lượng, thực hiện rà soát, sàng lọc, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh , có tín nhiệm với Ngân hàng, nâng cao điều kiện tín dụng, yêu cầu DNNN dùng tài sản cố định làm bảo đảm tiền vay, rút dần dư nợ, chấm dứt quan hệ với (Trang 9)
Bảng 2.2: Tình hình kinh tế vĩ mô - Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
Bảng 2.2 Tình hình kinh tế vĩ mô (Trang 17)
Bảng 2.3: Qui mô chovay tiêu dùng tại NHCTHK trong các năm gần đây. - Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
Bảng 2.3 Qui mô chovay tiêu dùng tại NHCTHK trong các năm gần đây (Trang 26)
2.3. Qui mô và cơ cấu chovay tiêu dùng tại NHCTHK - Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
2.3. Qui mô và cơ cấu chovay tiêu dùng tại NHCTHK (Trang 26)
Bảng 2.4: Tỷ trọng Doanh số chovay tiêu dùng(DSCV TD) trong tổng DSCV của cả chi nhánh. - Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
Bảng 2.4 Tỷ trọng Doanh số chovay tiêu dùng(DSCV TD) trong tổng DSCV của cả chi nhánh (Trang 28)
Để trả lời những câu hỏi trên trước tiên ta xem bảng và các biểu đồ: - Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
tr ả lời những câu hỏi trên trước tiên ta xem bảng và các biểu đồ: (Trang 29)
Bảng 2.5: Cơ cấu chovay tiêu dùng tại NHCTHK - Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
Bảng 2.5 Cơ cấu chovay tiêu dùng tại NHCTHK (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w