1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

74 1,6K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 176,63 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU

Bắt đầu từ Đại hội Đảng năm 1986, Việt Nam đã tiến hành quá trình đổimới nền kinh tế, xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp,chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản

lý của Nhà nước Công cuộc đổi mới nền kinh tế đã tạo ra nhiều thành phần kinh

tế mới, trong đó có các DNNQD Hiện nay, các DNNQD đóng vai trò đặc biệtquan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần tạo công ăn việclàm cho người lao động, góp phần đang kể vào GDP của đất nước Xét về mặtquản lý thì DNNQD chính là lực lượng quan trọng góp phần nâng cao hiệu suất

và tính linh hoạt của nền kinh tế Tuy nhiên hiện nay các DNNQD Việt Namchưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có của nó vì gặp phải nhiều lý do

Đồng thời, trong những năm qua thì ngành ngân hàng Việt Nam cũng đãtiến hành đổi mới trong tổ chức cũng như trong hoạt động kinh doanh của mình.Các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng phong phú hơn, đáp ứng được ngày càngnhiều hơn nhu cầu của khách hàng Hoạt động chủ yếu của các NHTM vẫn là tíndụng Các ngân hàng luôn chú trọng đa dạng hoá hình thức cho vay, cũng như đadạng hoá các hình thức khách hàng Trong đó đối tượng khách hàng là cácDNNQD ngày càng được ngân hàng quan tâm hơn vì đây là đối tượng kháchhàng đầy tiềm năng đối với ngân hàng Tuy nhiên hiện nay, do nhiều lý do màhoạt động tín dụng đối với các DNNQD tại các NHTM vẫn còn gặp nhiều khókhăn, lý do chủ yếu là do chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng nàycủa các ngân hàng vẫn còn chưa cao Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lượngtín dụng đối với DNNQD tại các ngân hàng có vai trò đặc biết quan trọng đến sựphát triển của các ngân hàng và các DNNQD Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đềnày, qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực trạng cũng như những khó khăn trongviệc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD tại SGD – NHĐT&PTVN,

tôi đã chon đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Trang 2

Qua chuyên đề này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Th.S

Lê Hương Lan và các cán bộ nhân viên tại SGDI – NHĐT&PTVN, những người

đã tận tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành chuyên đề này

Nội dung chuyên đề ngoài lời mở đầu và phần kết luận còn bao gồm bachương:

Chương I - Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh

Chương II - Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Chương III - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh

nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI

Theo định nghĩa hiện nay thì Tín dụng Ngân hàng Thương mại (NHTM)

là mối quan hệ giữa một bên là NHTM và một bên là khách hàng của ngân hàng dựa trên nguyên tắc tin tưởng và hoàn trả Trong đó Ngân hàng chuyển giao tiền hoặc tài sản cho khách hàng trong một thời hạn nhất định, đồng thời bên nhận tiền hay tài sản phải cam kết phải hoàn trả đầy đủ theo thời hạn và kèm theo phần lãi do hai bên thoả thuận Theo cách khác thì tín dụng ngân hàng là

sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức tiền tệ hay hiên vật

từ NHTM sang người sử dụng sau đó người sử dụng hoàn trả tại một thời điểm trong tương lai với lượng giá trị lớn hơn.

Như vậy, theo định nghĩa trên thì tín dụng NHTM được thể hiện qua cácnội dung sau:

- Ngân hàng sẽ chuyển giao cho khách hàng (người vay) một lượng giátrị nhất định Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay dưới hình thái hiện vậtnhư hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản

Trang 4

- Khách hàng (người đi vay) chỉ được sử dụng tạm thời trong mộtkhoảng thời gian nhất định Sau khi hết thời hạn theo thoả thuận phải hoàn trả lạicho ngân hàng (người cho vay).

- Giá trị mà khách hàng hoàn trả lại cho ngân hàng thường lớn hơn giátrị lúc vay, tức là khách hàng phải trả thêm lãi

1.1.2 Phân loại tín dụng NHTM.

Theo các tiêu thức khác nhau thì có các cách phân loại tín dụng ngânhàng khác nhau Sau đây là các cách phân loại tín dụng ngân hàng phổ biến hiệnnay:

* Căn cứ theo thời gian cho vay:

- Tín dụng ngắn hạn: Là hình thức tín dụng có thời hạn dưới một năm,thường nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc cho nhu cầu sử dụng vốn ngắnhạn Nó bao gồm các loại chính: bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp; chiếtkhấu chứng từ có giá

- Tín dụng trung hạn: Là hình thức tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5năm Loại tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư mua sắp tài sản cố định,đổi mới trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật

- Tín dụng dài hạn: Là hình thức tín dụng có thời hạn trên 5 năm Loạitín dụng này chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của kháchhàng như: xây dựng nhà xưởng, máy móc, thiết bị, những dự án có thời gian thuhồi vốn dài

* Căn cứ vào hình thức bảo đảm:

- Tín dụng không có tài sản bảo đảm: Là hình thức tín dụng trong đóNgân hàng cho khách hàng vay dựa trên uy tín của khách hàng mà không cầncầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba

Trang 5

- Tín dụng có tài sản bảo đảm: Là hình thức tín dụng trong đó kháchhàng nếu muốn được ngân hàng cho vay thì phải có tài sản để cấm cố, thế chấphoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba được ngân hàng đồng ý.

+ Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyểnhàng hoá Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làm giấy đề nghị vay luânchuyển, sau đó Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thứcvay, hạn mức cho vay Hạn mức cho vay có thể được thoả thuận trong một nămhoặc vài năm, đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời gian để ngân hàngxem xét lại mối quan hệ với khách hàng Vì thủ tục vay chỉ phải thực hiện mộtlần nên rất thuận tiện cho khách hàng

+ Cho vay theo hạn mức: Là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng thoảthuận cấp cho khách hàng hạn mức cho vay Hạn mức có thể tính cho cả kỳ hoặccuối kỳ, đó là số dư tại thời điểm tính

+ Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng cho phépkhách hàng được chi trội vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một

Trang 6

giới hạn nhất định trong một thời hạn xác định Giới hạn này được gọi là hạnmức thấu chi.

+ Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phépkhách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn cho vay đã thoả thuận Hìnhthức này thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, hoặc cho vayđối với tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định

+ Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trunggian Hình thức này thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vaynhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng

- Cho thuê tài sản (Cho thuê tài chính): Là hình thức tín dụng trung vàdài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và cáđộng sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê vàbên thuê Bên cho thuê cam kết mmua máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sởhữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiềnthuê trong suốt thời gian thuê đã được hai bên thoả thuận

- Bảo lãnh: Bão lãnh của Ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hìnhthức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng củangân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết

1.1.3 Vai trò của tín dụng NHTM trong nền Kinh tế thị trường.

Tuỳ từng trình độ phát triển của mỗi nước mà vai trò của tín dụngNHTM có khác nhau Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì vai tròcủa tín dụng NHTM được thể hiện rõ nét, thể hiện qua các mặt sau:

* Tín dụng NHTM thực hiện quá trình huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đưa vào đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,góp phần tái sản xuất mở rộng nền kinh tế.

Trang 7

Vốn là yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh.Trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng có nguồn tiền nhàn rỗi và chưa được sử dụng,tín dụng ngân hàng đã tập trung các nguồn tiền đó thông qua hoạt động huy độngvốn của mình theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi để có thể mang nguồn vốn đócho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

* Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thịtrường thông qua các công cụ tài chính tín dụng để sử dụng có hiệu quả nhấtnguồn tài nguyên và sức lao động Muốn phát huy thế mạnh về tài nguyên đểchuyển hướng cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì khôngthể thiếu vai trò của tín dụng ngân hàng Trong đó, tín dụng ngân hàng tạo nguồnvốn bằng cách huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua lãi suất linhhoạt, phù hợp với tỉ lệ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát để đầu tư vào các lĩnh vực, cáccông trình cần thiết cho đất nước nhưng đang gặp khó khăn do thiếu vốn; Bêncạnh đó ngân hàng còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũinhọn mà sự phát triển của các ngành này đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển của kinh tế đất nước

* Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ.

Sự phát triển của tín dụng NHTM làm tăng mạnh các hoạt động thanhtoán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy lưu thông tiền tệ Đâycũng là một biện pháp hữu hiệu để kiềm chế lạm phát

* Tín dụng Ngân hàng thực hiện chức năng phản ánh, tổng hợp và kiểm soát các hoạt động kinh tế, góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.

Sự vận động của tín dụng Ngân hàng cũng như việc quản lý tập trungthống nhất công tác tín dụng đã tạo điều kiện cho nó phản ánh một cách tổng

Trang 8

hợp và nhạy bén mối quan hệ giữa quá trình sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp với tình hình hoạt động của nền kinh tế Trên cơ sở đó, Nhà nước có biệnpháp kịp thời phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những tiêu cực có thểxảy ra để thúc đẩy phát triển kinh tế Như vậy, tín dụng ngân hàng được sử dụngnhư một đòn bẩy kinh tế không thể thiếu được trong cả công tác quản lý, kiểmsoát các quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm xã hội và củng cố chế độ hạchtoán kinh tế.

* Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước.

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay thì muốn kinh tế đấtnước phát triển nhanh, vững mạnh thì kinh tế đối ngoai đóng vai trò đặc biệtquan trọng Nhờ có tín dụng ngân hàng mà các thành phần kinh tế của đất nước

đã có vốn, từ đó nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị, tiến hành xuất khẩu hànghoá ra thế giới Như vậy, tín dụng Ngân hàng đã trở thành cầu nối quan trọnggiữa kinh tế trong nước và kinh tế thế giới

1.1.4 Quy trình tín dụng của NHTM.

Quy trình tín dụng là một tập hợp các thao tác, thủ tục mà cán bộ tín dụng phải làm khi thực hiện xem xét một yêu cầu tín dụng của khách hàng Quy trình tín dụng là những quy định của cơ quan cấp trên quản lý Ngân hàng ban hành, buộc Ngân hàng và cán bộ tín dụng phải tuân thủ Quy trình tín dụng tại

các NHTM bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay

vốn Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng cho kháchhàng về thể lệ vay, tránh gây phiền hà cho khách hàng

- Bước 2: Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và

phương án vay vốn Những thông tin này phải được thu thập từ nhiều nguồnkhác nhau để đảm bảo có được thông tin chính xác nhất, như là từ các bạn hàng,

Trang 9

từ sự đánh giá của cán bộ tín dụng, từ các tổ chức liên quan, thông tin từ thịtrường, điều tra quốc tế

- Bước 3: Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn Thẩm

định tư cách pháp nhân, các giai đoạn phát triển, thẩm định tình hình tài chínhcủa Doanh nghiệp

- Bước 4: Thẩm định dự án đầu tư.

+ Thẩm định sự cần thiết của dự án

+ Thẩm định phương tiện kỹ thuật, tổ chức quản lý tài chính

Tuỳ theo từng món vay cụ thể mà cán bộ tín dụng cần xác định cụ thểnội dung và phương pháp thẩm định thích hợp để vừa đảm bảo chất lượng vàthời gian thẩm định, tránh việc thẩm định quá rườm rà, phức tạp làm mất cơ hộikinh doanh của khách hàng

- Bước 5: Quyết định cho vay.

- Bước 6: Kiểm soát vốn cho vay và thu nợ gốc, lãi, tiền thuê.

1.2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mớiđất nước, đó là sự nghiệp đổi mới toàn diện, trên nhiều lĩnh vực Trong đó đổimới cơ cấu kinh tế là một trong những ưu tiên quan trọng của Nhà nước Phươnghướng chủ yếu nhằm đổi mới cơ cấu kinh tế ở nước ta là phát triển nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng XHCN, đây là bước phát triển mang tính quy luậttrong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) là doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ (không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài) Bao gồm: Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần mà trong đó Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ, công

Trang 10

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị theo hình thức hợp tác xã.

1.2.2 Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Có nhiều tiêu thức để phân loại các DNNQD, nhưng có các tiêu thứcchủ yếu sau:

* Phân loại theo loại hình doanh nghiệp, bao gồm các loại hình sau:

- Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tựchịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanhnghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là công ty trong đó phần vốn góp củatất cả các thành viên phải được đóng đầy đủ ngay khi thành lập công ty Cácphần vốn góp được ghi rõ trong điều lệ công ty Công ty không được phép pháthành bất kỳ một loại chứng khoán nào Việc chuyển nhượng vốn góp giữa cácthành viên được thực hiện tự do Nhưng việc chuyển nhượng vốn góp cho ngườikhông phải thành viên công ty phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đạidiện cho ít nhất ¾ số vốn điều lệ của công ty Có công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

- Công ty cổ phần: Là công ty mà trong đó số thành viên được gọi là cổđông của công ty phải ít nhất là 3 người trong suốt quá trình hoạt động của công

ty Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổphần

- Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định củapháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhauthực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cảithiện đời sống, góp phần phát triển đời sống của hộ gia đình cũng như phát triểnkinh tế của địa phương, đất nước

Trang 11

* Phân loại theo ngành kinh doanh thì DNNQD bao gồm:

- DNNQD hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

- DNNQD hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

- DNNQD hoạt động trong lĩnh vực xây dựng

- DNNQD hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhàhàng

- DNNQD hoạt động trong lĩnh vực vận tải, bưu chính, viễn thông

- DNNQD hoạt động trong các ngành dịch vụ khác

* Phân loại theo quy mô doanh nghiệp thì DNNQD bao gồm:

- DNNQD có quy mô vừa và nhỏ: Là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập,

đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanhkhông quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300người

- DNNQD có quy mô lớn: Là những doanh nghiệp có tính chất tư hữu,

có số vốn lớn hơn 10 tỷ đồng và số lao động lớn hơn 300 người

1.2.3 Đặc điểm của DNNQD ở nước ta hiện nay.

1.2.3.1 DNNQD có số lượng lớn.

Trong những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam nói chung vàDNNQD Việt Nam nói riêng đã tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp, số lượnglao động và vốn Năm 1991, một năm sau khi ban hành luật công ty và luậtdoanh nghiệp tư nhân, tổng số DNNQD chỉ có 414 doanh nghiệp Đến năm

1999, số lượng DNNQD đã tăng lên con số 30.500 doanh nghiệp Tính bìnhquân giai đoạn này, mỗi năm tăng khoảng 3.252 doanh nghiệp, tương ứng vớitốc độ tăng 32%/ năm Đến năm 2003, số lượng DNNQD đã tăng lên 55.236doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 88 % trong tổng số doanh nghiệp ở nước ta

Trang 12

1.2.3.2 DNNQD ở nước ta có quy mô lao động và quy mô vốn nhỏ bé.

Mặc dù có số lượng rất lớn nhưng độ tập trung vốn của khu vực kinh tếngoài quốc doanh chưa cao, còn rời rạc, quy mô nhỏ bé Số lượng DNNQD cóquy mô vốn lớn rất ít, hầu như không có Theo số liệu thống kê thì năm 2005, sốvốn của các DNNQD chỉ chiếm 19% tổng số vốn của toàn bộ các doanh nghiệphoạt động tại Việt Nam

* Xét về vốn sản xuất: Năm 2005, số doanh nghiệp có số vốn dưới 500

triệu đồng chiếm khoảng 62,4% trong tổng số doanh nghiệp; số doanh nghiệp có

số vốn trên 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng chiếm khoảng 24,3%, còn lại làcác doanh nghiệp có số vốn trên 1 tỷ đồng Tuy những năm gần đây, số vốn bìnhquân của một DNNQD đã tăng lên, đạt được gần 5 tỷ đồng/doanh nghiệp, nhưng

so với số vốn bình quân của một doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là khoảng

170 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khoảng 145 tỷ đồng thì

số vốn bình quân của DNNQD quá nhỏ bé

* Xét về số lượng lao động: Số lao động trong các DNNQD vào khoảng

1,9 triệu người, chiếm 37% tổng số lao động của toàn khu vực doanh nghiệpnhưng so với tỷ lệ số DNNQD trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam thì có thểthấy số lao động bình quân của một DNNQD là thấp

Như vây, phần lớn các DNNQD ở Việt Nam là thuộc loại hình doanhnghiệp vừa và nhỏ Nguyên nhân chính của vấn đề này là do khu vực kinh tếngoài quốc doanh chỉ mới thực sự tồn tại và phát triển trong khoảng thời gianchưa dài, do đó chưa có điều kiện tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất và quy mô

1.2.3.3 Trình độ quản lý và công nghệ sản xuất lac hậu, thấp kém.

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là một vấn đề phức tạp,đòi hỏi người quản lý không những phải có trình độ mà còn phải có kinh nghiệmdày dạn Bởi vì nền kinh tế nước ta mới chuyển sang cơ chế thị trường nênnhững kiến thức về kinh tế, về quy luật kinh doanh không phải ai cũng nắm bắtđược; mặt khác cũng bởi vì các trường đào tạo quản lý kinh doanh và quản lý

Trang 13

pháp luật còn quá thiên về phương pháp lý thuyết mà ít chú ý tới phương phápgiải quyết các vấn đề thực tế, mặt khác chi phí đào tạo quản lý nói chung còn rấtcao Từ những lý do trên làm cho trình độ quản lý của DNNQD còn thấp, gây ranhiều khó khăn trong việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Những ngườiquản lý ở các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức nhân

sự, trong việc hoạch định kế hoạch cũng như phân tích dự án, cơ hội đầu tư Việcthực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính trong các doanhnghiệp này còn chưa được nghiêm túc, chính vì thế mà họ gặp nhiều khó khănkhi muốn tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng

Công nghệ sản xuất của các DNNQD đã trở nên lạc hậu Theo điều trathì ở các DNNQD hiện nay chỉ có 20% thiết bị hiện đại, 55% thiết bị ở mứctrung bình, còn lại là thiết bị lạc hậu Riêng ngành công nghiệp sản xuất, chế tạothì có đến 60% máy móc, thiết bị lạc hậu từ những năm 60 Nguyên nhân củatình trạng này là do vốn đầu tư ban đầu của các DNNQD thường thấp, họ lại gặpnhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung và dài hạn cần thiết cho việcđầu tư nâng cấp công nghệ Ngoài ra các DNNQD không được tiếp cận đầy đủvới những dịch vụ tư vấn để có sự hỗ trợ trong việc xác định công nghệ tươngxứng và thích hợp với khả năng tài chính nhằm hoàn thiện trình độ sản xuất vànâng cao sức cạnh tranh của mình Chính vì những lý do trên mà hiệu quả sảnxuất kinh doanh của các DNNQD thường rất thấp và năng lực cạnh tranh trongthị trường trong nước cũng như ngoài nước cũng bị suy giảm

1.2.3.4 Các DNNQD tuy hoạt động linh hoạt song thường kém hiệu quả.

Các DNNQD hoạt động năng động, thích nghi cao với thị trường, dễdàng chuyển đổi, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường Tuy nhiên, hầu hết cácDNNQD hiện nay làm ăn theo kiểu manh mún, chộp giật mà không tính đến lợiích lâu dài của doanh nghiệp mình Nhiều doanh nghiệp khi có cơ hội thì họ tậndụng, khai thác tối đa nhất, triệt để nhất các lợi ích trước mắt mà không có tínhtoán chiến lược lâu dài Điều đó làm cho họ luôn bị động, lúng túng khi gặp khó

Trang 14

khăn, nhất là các khó khăn đến một cách bất ngờ Nhiều DNNQD không thựchiện đúng chế độ kế toán, thống kê, một số khác lại có biểu hiện của làm ăn phipháp như: trốn thuế, lừa đảo, gian lận thương mại Điều đó làm cho xã hội thiếutin tưởng vào các DNNQD, gây ra hiệu quả kém của các doanh nghiệp này.

Trên đây là một số đặc điểm chính của các DNNQD ở nước ta hiện nay.Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng các DNNQD ở nước ta đã và đang phát triểnvới tốc độ cao, đóng góp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế đấtnước

1.2.4 Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế thị trường.

Trong tình hình hiện nay, khi mà nền kinh tế đất nước ta đang trong quátrình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thì các DNNQD ngày càng thể hiệnđược vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế Vai trò quan trọng đó đượcthể hiện ở các mặt sau:

1.2.4.1 Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước.

Các DNNQD hoạt động trong hầu hết các ngành kinh tế của đất nướcnhư: nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp Các DNNQD hoạt động linhhoạt, năng động, thích ứng nhanh, đáp ứng tốt những nhu cầu của thị trường.Theo số liệu thống kê thì hiện nay các DNNQD đóng góp đến khoảng 40% tổngsản phẩm quốc nội (GDP), những năm gần đây, tỷ lệ đóng góp vào GDP của cácDNNQD ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước Điều này góp phần quantrọng thúc đấy nền kinh tế đất nước ta phát triển

1.2.4.2 Làm nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế, tận dụng tối

đa mọi nguồn lực của đất nước

Các DNNQD phát triển trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh

tế đã làm cho thị trưòng hàng hoá trở nên phong phú, đa dạng và sôi động hơn.Người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, đáp ứng nhu cầungày càng cao của mình Mặt khác các DNNQD có ưu thế về sự nhạy bén với thịtrường đã thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh trên thị trường của rất nhiều

Trang 15

doanh nghiệp khác Vì vậy, sự phát triển của DNNQD sẽ làm tăng tính cạnhtranh trên thị trường.

Cạnh tranh không những giúp các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm,dịch vụ đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng trên thị trường mà cònthông qua đó sàng lọc ra các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và không hiệu quả.Các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả sẽ bị loại ra khỏi thị trường Vớinhững ưu thế của mình, các DNNQD đã thực sự trở thành đối thủ cạnh tranhmạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt làcác doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, thành phần kinh tế màtrong nền kinh tế kế hoạch hoá trước kia luôn giữ vị trí độc tôn Đây thực sự làmột động lực giúp cho nền kinh tế phát triển vì nó thúc đẩy tính cạnh tranh, năngđộng của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, làm cho mọi nguồn lực của đấtnước được tận dụng tối đa

1.2.4.3 Góp phần tạo việc làm, giảm thất nghiệp.

Việt Nam là một nước có dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo Khuvực kinh tế Nhà nước không thể tạo đầy đủ công ăn việc làm cho tất cả Sự rađời của DNNQD thực sự là cứu cánh cho số lao động còn lại Mặt khác,DNNQD cần một lượng lớn lao động giản đơn, lao động không cần đầu tư phứctạp nên rất phù hợp với trình độ của người lao động Việt Nam Chính vì vậy màDNNQD đã góp phần quan trọng vào tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của đấtnước

1.2.4.4 Góp phần vào quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá của đất nước.

DNNQD hoạt động trong mọi ngành nghề nhưng chủ yếu phổ biến ở cáclĩnh vực công nghiệp, thương mại, thủ công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu DNNQD

có thể thích nghi đón đầu công nghệ mới, chuyển đổi hướng sản xuất nhanhchóng cho phù hợp với thị trường, đã tham gia tích cực vào quá trình chuyển đổi

cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp Từ đó góp phần

Trang 16

có cơ cấu tiên tiến, theo hướng xuất khẩu, phù hợp với định hướng Công nghiệphoá - Hiện đại hoá đất nước.

1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với DNNQD.

Trong quá trình phát triển của mình, ngoài nguồn vốn tự có thì cácDNNQD có thể dựa vào các nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn tín dụng Ngânhàng, nguồn vốn thông qua thị trường tài chính Trong đó thì vốn tín dụng Ngânhàng đóng vai trò chủ yếu và an toàn nhất Vì vậy vai trò của tín dụng Ngânhàng đối với hoạt động của DNNQD là rất lớn

1.3.1 Tín dụng NHTM là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho các DNNQD, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các DNNQD.

Tại thị trường tín dụng chính thức, hoạt động của các quỹ tín dụng nhândân chủ yếu là để hỗ trợ, giải quyết nhu cầu sinh hoạt và vốn phát triển kinh tếgia đình Mặt khác, thị trường vốn dài hạn, thì trường chứng khoán của nước tamới trong giai đoạn sơ khai Điều kiện tham gia thị trường chứng khoán của cácDNNQD không phải dễ dàng Chính vì vậy mà kênh cung cấp vốn chủ yếu vàhết sức quan trọng để giúp cho các DNNQD phát triển chính là vốn tín dụngNgân hàng

Có thể nói điểm yếu lớn nhất của các DNNQD là vốn Nguồn vốn tự cóhạn hẹp của các doanh nghiệp phần lớn được tập trung cho việc đầu tư ban đầuvào các máy móc, thiết bị, nhà xưởng và giá trị quyền sử dụng đất Mặt khác,nếu sử dụng vốn tự có của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm tăngchi phí vốn Vì thế nên phần vốn để dành cho vốn lưu động để luân chuyển trongquá trình sản xuất kinh doanh cũng như tái sản xuất là rất hạn chế, mà tái sảnxuất mở rộng chính là tiền đề cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nóichung và DNNQD nói riêng, một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển, khẳng định

vị thế của mình thông qua hoạt động tái sản xuất mở rộng Tuy nhiên, với nguồnvốn nhỏ bé, cơ sở vật chất yếu kém thì việc tái sản xuất mở rộng của cácDNNQD nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tự có là rất khó

Trang 17

Tháo gỡ được cho doanh nghiệp các khó khăn trên, tín dụng Ngân hàng

đã giúp đỡ cho các DNNQD trong việc hỗ trợ vốn lưu động và tiến hành tái đầu

tư mở rộng sản xuất Với nhiều hình thức cho vay khác nhau mà các DNNQD đãđược cấp thêm vốn lưu động, có thể kịp thời chớp lấy các cơ hội kinh doanh,tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, làm cho quá trình sản xuất kinhdoanh được diễn ra liên tục Ngoài ra, với các hình thức cho vay trung và dài hạncòn giúp các doanh nghiệp có vốn để đầu tư dây chuyền sản xuấtvà máy mócthiết bị Sự tài trợ này của ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợinhuận và hiện đại hoá công nghệ của chính mình

Như vậy, tín dụng ngân hàng chính là nguồn vốn hỗ trợ tốt nhất, quantrọng nhất, đa dạng nhất để các DNNQD có thể tiến hành sản xuất kinh doanhmột cách thuận lợi, phát triển

1.3.2 Giúp các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Vai trò này bắt nguồn từ chức năng giám sát của NHTM với tư cách lànguời cho vay đối với các DNNQD Ngân hàng căn cứ vào các nguyên tắc tíndụng, hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả,đồng thời đôn đốc chủ doanh nghiệp trả nợ đúng hạn Trong quá trình giám sát,kiểm tra, Ngân hàng phát hiện ra những nhược điểm cần khắc phục, giúp cácdoanh nghiệp xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh kinh doanh,nhằm hạn chế khả năng rủi ro có thể xảy ra

Mặt khác, một trong những điểm cơ bản nhất của tín dụng NHTM làbuộc người vay phải hoàn trả gốc (vốn vay ban đầu) và lãi sau một khoảng thờigian nhất định Điều này đã buộc các DNNQD khi sử dụng nguồn vốn tín dụngNHTM thì phải nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn để thu hồi được đồng tiền đầu tưban đầu, từ đó có thể trả gốc, lãi cho ngân hàng và có được một khoản lợi nhuận.Các DNNQD phải tính toán các chỉ tiêu thật chính xác để có thể đạt được kếtquả tối ưu

1.3.3 Kích thích tính năng động, sáng tạo của các DNNQD.

Trang 18

Muốn đạt được lợi nhuận trong kinh doanh thì các DNNQD phải làngười chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiêp khác trên thịtrường Muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì các DNNQD phải phát huy đượctính năng động, sáng tạo của bản thân mình Các DNNQD phải cạnh tranh vớirất nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường, đặc biệt là các DNNN với tiềm lực

về vốn lớn mạnh Chính vì thế mà để có thể sử dụng vốn tín dụng NHTM mộtcách có hiệu quả, đem lại lơi nhuận cho bản thân doanh nghiệp thì các DNNQDphải phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo của ùinh vào cuộc cạnh tranh trênthương trường với các doanh nghiệp khác

1.4 Chất lượng tín dụng NHTM.

1.4.1 Khái niệm.

Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn đứng trước nguy cơ rủi ro rấtcao, trong đó hoạt động tín dụng lại là lĩnh vực chủ đạo, chiếm tỷ trọng gần 90%doanh thu hiện nay, chính vì thế mà đảm bảo chất lượng tín dụng có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với hoạt động của NHTM, quyết định trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh của Ngân hàng

Chất lượng tín dụng Ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro về vốn của ngân hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và góp phần phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Với tư cách là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, hoạt độngthường xuyên của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay Do vậy, chất lượng tíndụng luôn là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các NHTM Chất lượng tín dụngđược tạo nên bởi các khoản tín dụng nhưng nếu chỉ bó hẹp khái niệm tín dụngđồng nghĩa với một khoản tín dụng thì rõ ràng là không đầy đủ và không phảnánh hết tính đa dạng và phức tạp của hoạt động tín dụng Do đó cần hiểu chấtlượng tín dụng Ngân hàng là bao hàm toàn bộ cả lợi ích của khách hàng, ngânhàng cũng như của nền kinh tế

Trang 19

Các món tín dụng của ngân hàng được xem là có chất lượng tốt khikhách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn và trong quá trìnhhoạt động đạt được hiệu quả cao, từ đó giúp Ngân hàng thu được gốc và lãi.

1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng.

Hiện nay, với sự thông thoáng về cơ chế thì ngoài NHTM Nhà nước thì

đã xuất hiện thêm các loại hình NHTM khác, đó là Ngân hàng cổ phần, Ngânhàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Chính điều này đã làm cho sựcạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày càng gay gắt Các ngân hàng buộc phảitìm ra các giải pháp trong hoạt động để giành được chiến thắng trong cạnh tranh,đạt được hiệu quả trong kinh doanh, nâng cao vị thế của mình trên thị trường.Một trong những biện pháp hiệu quả nhất, quan trọng nhất là nâng cao chấtlượng tín dụng Chất lượng tín dụng được thể hiện qua các chỉ tiêu có thể địnhlượng được như dư nợ tín dụng, nợ quá hạn đồng thời nó cũng thể hiện quaviệc thu hút được khách hàng, đóng góp vào nền kinh tế Để nâng cao đượcchất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả, quan hệ tín dụngphải được xây dựng dựa trên quan hệ tin tưởng, uy tín Hiểu đúng bản chất củachất lượng tín dụng hiện tại cũng như những nguyên nhân của những hạn chếcòn tồn tại sẽ giúp ngân hàng có những biện pháp để nâng cao chất lượng tíndụng, đạt được hiệu quả trong kinh doanh

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, lưu thông hàng hoá thì tíndụng ngân hàng cũng phải không ngừng phát triển, cung cấp các phương tiện đểđáp ứng được các nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của xã hội, đòi hỏi chấtlượng tín dụng cũng phải được nâng cao Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽlàm tăng số vòng quay của vốn tín dụng, làm tăng số lượng giao dịch, giảm sốlượng tiền mặt trong lưu thông, kiềm chế tỷ lệ lạm phát, mở rộng phạm vi thanhtoán không dùng tiền mặt, từ đó giảm chi phí lưu thông tiền mặt của xã hội Nhưvậy, chất lượng tín dụng có quan hệ chặt chẽ với việc điều hoà và ổn định tiền tệcủa nền kinh tế

Trang 20

Mặt khác, với một chính sách tín dụng đúng đắn, chất lượng tín dụngđược nâng cao sẽ giúp cho các ngành kém phát triển của nền kinh tế có cơ hộivươn lên, đồng thời thúc đẩy các ngành mũi nhọn tiếp tục phát triển, giảm sựmất cân đối giữa các vùng kinh tế, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội, gópphần giúp nước ta tiến nhanh trên con đường Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Thông qua phân tích khả năng của khách hàng để đánh giá chất lượng của từngkhoản tín dụng sẽ giúp đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn, khai thác tốtcác tiềm năng về lao động, tài nguyên từ đó tăng sản lượng, cung cấp ngàycàng nhiều sản phẩm chất lượng cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăngthu nhập cho người lao động.

Lý do quan trọng nhất của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với bảnthân ngân hàng chính là chất lượng tín dụng sẽ quyết định đến việc tồn tại vàphát triển của ngân hàng Chất lượng tín dụng của Ngân hàng có tốt thì khả năngcung ứng dịch vụ của ngân hàng mới cao, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đốitượng khách hàng, tạo thêm đuợc nhiều vốn từ việc quay vòng vốn tín dụng tốt,tạo thêm nhiều sản phẩm để phục vụ được thêm nhiều đối tượng khác nhau Chấtlượng tín dụng Ngân hàng tốt sẽ giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí thiệt hại, tănglợi nhuận cho ngân hàng Từ đó tạo ra uy tín, thế mạnh và vị thế cho ngân hàngtrong thị trường Chính vì những lý do trên mà các NHTM luôn luôn phải quantâm để làm sao nâng cao được chất lượng tín dụng của mình

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại.

1.4.3.1 Các chỉ tiêu định tính.

Qua sự phân tích ở trên thì ta có thể thấy chất lượng tín dụng của NHTMđược thể hiện qua khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng vay vốn,đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, đóng góp cho sự tăng trưởng vàphát triển của nền kinh tế đất nước Về mặt định tính, để đánh giá chất lượng tíndụng của ngân hàng thì có một số nội dung sau:

Trang 21

* Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng của ngân hàng phụ thuộcvào nguồn vốn của ngân hàng, nếu Ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốnnhàn rỗi trong xã hội thì mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của cáckhách hàng.

* Uy tín của Ngân hàng Nếu một Ngân hàng có uy tín thì sẽ thu hútđược nhiều khách hàng hơn Nếu một Ngân hàng có các khách hàng là các doanhnghiệp làm ăn hiệu qủa, luôn trả được nợ đúng hạn thì chất lượng tín dụng củaNgân hàng đó là tốt Chất lượng tín dụng còn thể hiện ở chỗ khả năng đáp ứngcác nhu cầu của các khách hàng, nó biểu hiện ở chỗ nhanh gọn, thuận tiện trongthủ tục nhưng vẫn bảo đảm khả năng cung cấp vốn đầy đủ, bảo đảm được antoàn Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được chi phí

và không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Bên cạnh đó, để đạt được chất lượng tín dụngcao thì Ngân hàng phải trở thành người bạn thực sự của các doanh nghiệp, sẵnsàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với họ Chẳng hạn, nếu thấy dự án của doanhnghiệp có những điểm chưa hợp lý thì Ngân hàng sẽ góp ý, tư vấn cho doanhnghiệp để doanh nghiệp điều chỉnh lại cho hợp lý Ngoài ra, Ngân hàng cũng cóthể là người cung cấp những thông tin về thị trường một cách bổ ích cho cácdoanh nghiệp

* Sự đóng góp cho nền kinh tế địa phương cũng như toàn quốc Nó đượcbiểu hiện ở sự ổn định của nền tài chính, tiền tệ, giúp nâng cao năng lực sản xuấtcủa các doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người laođộng, nâng cao mức sống cho dân cư

1.4.3.2 Các chỉ tiêu định lượng.

1.4.3.2.1 Tổng vốn huy động:

Tổng vốn huy động cho biết tổng nguồn tiền mà ngân hàng huy độngđược trong nền kinh tế Chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng có hoạt động uy tín, cóđược người gửi tin tưởng không, mức giá mà ngân hàng đưa ra có phù hợpkhông, có khuyến khích được nhân dân gửi tiền vào không? Đồng thời cho thấy

Trang 22

ngân hàng đã tham gia vào các hình thức huy động vốn và các dịch vụ ngân hàngnhư thế nào?

1.4.3.2.2 Tỷ trọng từng loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động:

Thông thường nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm các loại tiềngửi như: Tiền gửi của các doanh nghiệp (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có thểphát hành séc ), tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn) Mỗi loại tiền gửikhác nhau có các mức lãi suất khác nhau Chỉ tiêu này xác định kết cấu củanguồn vốn huy động, để phát hiện ra mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trongkinh doanh từ đó để đưa ra các biện pháp để đáp ứng nhu cầu vay của kháchhàng một cách phù hợp Trong trường hợp ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi không

kỳ hạn cao ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tạo ra lợi nhuận bởi lãisuất của loại hình tiền gửi này tương đối thấp Ngược lại nếu tỷ lệ tiền gửi với lãisuất cao chiếm tỷ trọng lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyếtđầu ra của nguồn vốn Song đây mới chỉ xét về một khía cạnh là lãi suất, cònviệc đem lại lợi nhuận cao hay thấp và độ rủi ro ra sao thì còn phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố

1.4.3.2.3 Tổng dư nợ, doanh số cho vay:

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng cho vay được nhiều hay ít, mối quan hệgiữa ngân hàng với khách hàng như thế nào? Chỉ tiêu này cao cho thấy ngânhàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạngphong phú thu hút được khách hàng

1.4.3.2.4 Hiệu suất sử dụng vốn vay:

Trang 23

được bởi: Nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồnvốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì ngân hàng sẽrơi vào tình trạng thừa vốn.

1.4.3.2.5 Doanh số thu nợ :

Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng đã thu được về bao nhiêu tiền khi đếnhạn trả nợ của khách hàng, từ đó có thể xác định được các doanh nghiệp trả nợđúng hạn, cũng như xác định được tỷ lệ thu nợ cũng như số nợ quá hạn củakhách hàng

1.4.3.2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ :

Chỉ tiêu này được tính như sau:

tỷ lệ này là 5%)

- Theo thời gian, nợ quá hạn có thể phân thành các trường hợp:

+ Nợ quá hạn dưới 180 ngày

+ Nợ quá hạn trên 180 ngày và dưới 360 ngày

+ Nợ quá hạn trên 360 ngày

- Theo đối tượng khách hàng thì nợ quá hạn có thể phân thành cáctrường hợp:

- Theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thì nợ quá hạn có thể phânthành các trường hợp :

Trang 24

Qua việc phân loại nợ quá hạn, ta có thể biết rõ các khoản nợ đang gặpkhó khăn hay những khoản nợ không thể thu hồi được từ đó đưa ra các biện pháphợp lý rủi ro tới mức thấp nhất

1.4.3.2.6 Chỉ tiêu lợi nhuận :

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu lợi nhuận =

1.4.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường.

Các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, đều tồn tại, hoạt động vàphát triển trong một môi trường kinh tế - xã hội nhất định, chính vì vậy mà quan

hệ tín dụng, chất lượng tín dụng của NHTM cũng phải chịu sự tác động của cácthành phần trong môi trường này

* Môi trường kinh tế:

Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngânhàng phát triển, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpđược tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, khủnghoảng tài chính dẫn đến khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay không có biếnđộng lớn Tuy nhiên để xã hội phát triển đi lên đòi hỏi nền kinh tế phải có sựtăng trưởng mà tăng trưởng thì dễ dẫn đến lạm phát Nếu chúng ta không quản lýtốt mà lại để lạm phát ở con số cao thì các ngân hàng sẽ là người chịu thiệt thòinhất do đồng tiền mất giá và như vậy chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút nghiêmtrọng Ngoài ra do chính sách vĩ mô của nhà nước ưu tiên hay hạn chế phát triển

Trang 25

một số ngành nghề kinh tế đảm bảo cho sự ổn định phát triển chung cho nềnkinh tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng ngân hàng.

Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới chất lượng tíndụng Trong thời kỳ sản xuất kinh doanh đình trệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm gâynên tình trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng đã được thực hiện cũng khóhoàn trả Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, các doanh nghiệpđua nhau mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn ngày càng lớn.Trong một vài trường hợp do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế đã gây ranhững bất lợi cho doanh nghiệp làm cho khả năng trả các khoản nợ sẽ gặp nhiềukhó khăn

* Môi trường pháp lý :

Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp pháp của thành phần kinh tế Nóchính là hệ thống pháp luật chi phối các hoạt động của các thành phần kinh tế đểkhông bị “vượt rào” Một yêu cầu được đặt ra là phải có sự đồng bộ thống nhất

và phù hợp giữa các bộ luật, các văn bản pháp quy nhằm tạo được sự chặt chẽ,hiệu lực của pháp luật Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ tạo lên các kẽ

hở để kẻ xấu có thể lợi dụng khai thác hay tạo nên các mâu thuẫn làm mất đi tínhhiệu lực của pháp luật hoặc gây khó khăn, phiền hà trong quá trình xử lý các viphạm pháp luật phát sinh Đối với nước ta hiện nay thì vấn đề pháp lý đang đượctranh cãi nhiều nhất là về việc cấp chứng nhận sở hữu tài sản và xử lý TSTC tạingân hàng Tuy rằng chính phủ đưa ra nhiều NĐ( 60, 61, 64, 83), quyết định(217 ) nhưng xem ra tình hình vẫn chưa được giải quyết một cách khả quan lắm.Chính bất cập này là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khó khăn khi xử lýtài sản thế chấp, cầm cố tại ngân hàng và giải toả “nợ đóng băng” của ngânhàng

Trang 26

1.4.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về phía ngân hàng.

- Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng có một ý nghĩa to lớn quyết định đến sự thành cônghay thất bại của cả hệ thống ngân hàng Do vậy khi xây dựng chính sách tín dụngcần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngânhàng và của người sử dụng vốn vay Đồng thời chính sách tín dụng phải phù hợpvới đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và cần được dựa trên những

cơ sở thực tiễn và khoa học nhất định

Đối với các ngân hàng thương mại một chính sách tín dụng đúng đắnphải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro,tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo côngbằng xã hội

- Quy mô và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của ngân hàng:

Để hoạt động cho vay được tiến hành thì điều trước tiên nhất là ngânhàng phải có vốn Nhưng chỉ có vốn không thôi thì chưa đủ, do phải đảm bảokhả năng thanh toán nên tuỳ vào kỳ hạn vào khoản cho vay mà cần phải được tàitrợ bởi các nguồn vốn có kỳ hạn thích hợp Nếu một ngân hàng có nguồn vốn dồidào nhưng chỉ là nguồn vốn ngắn hạn, hoặc chỉ là trung và dài hạn thì rất khónâng cao chất lượng tín dụng

- Công tác tổ chức của ngân hàng:

Tổ chức của ngân hàng cần được cụ thể hoá và sắp xếp một cách cókhoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã đượcquy định cả về huy động vốn cũng như cho vay, quản lý được cơ cấu tài sản nợ,tài sản có của ngân hàng Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lànhmạnh Do hoạt động tín dụng là loại hình kinh doanh tiền tệ có rủi ro rất lớn nêncần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong từngngân hàng, trong toàn hệ thống ngân hàng, giữa ngân hàng với các cơ quan khácnhư tài chính, pháp lý Việc thiết lập các mối quan hệ tạo điều kiện cho việc

Trang 27

quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời cácvấn đề có liên quan đến tín dụng khi cần thiết.

- Quy trình tín dụng:

Đây là những giai đoạn, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tụcnhất định trong việc cho vay, thu nợ bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của kháchhàng cho đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Chất lượng tíndụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng đảm bảo tính khoa học vàviệc thực hiện các giai đoạn trong quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp nhịpnhàng giữa các giai đoạn như thế nào

Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính:

+ Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Đây là giaiđoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng, nó quyết định đến chất lượng tíndụng của khoản tín dụng sẽ được thực hiện và là cơ sở định lượng rủi ro trongkhi cho vay Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào côngtác thẩm định khách hàng và việc chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tụccho vay của ngân hàng

Trang 28

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro: Việcthiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu áp dụng có hiệu quả các hình thức, biệnpháp sẽ giúp cho ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin về các khoản tíndụng đã cung cấp để có thể đưa ra kịp thời những quyết định can thiệp khi cầnthiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra góp phần nâng cao chất lượngtín dụng.

+ Thu nợ và thanh lý: Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định đến sựtồn tại của ngân hàng bởi nếu không thu được nợ đến hạn, ngân hàng sẽ mất vốnkinh doanh, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng, khủng hoảng cóthể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng, và khi tình trạng đó xảy ra thì sẽ dẫn đếntình trạng khủng hoảng của toàn bộ nền kinh tế Chính vì vậy mà ngân hàng cầnphải tích cực trong công tác thu nợ Sự linh hoạt của ngân hàng trong việc pháthiện kịp thời điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp

xử lý chính xác, kịp thời sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạnchế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng

- Thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúpcho các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng: Cho vay hay không cho vay? Xéttrên tầm vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và đưa racác dự báo phát triển kinh tế Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhiều nguồn:

Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, thông tin về tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khảnăng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao

- Kiểm soát nội bộ:

Thông qua công tác này các nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ nắm được tìnhhình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những khó khăn, thuận lợi trong việcchấp hành các quy định pháp luật, nội quy, quy chế, chính sách kinh doanh, thủtục tín dụng từ đó giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng đưa ra những chủ trươngchính sách phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn và phát huy những nhân tố

Trang 29

thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Chất lượng tín dụng phụ thuộcvào việc chấp hành các quy định, thể lệ và mức độ kịp thời phát hiện sai sótcũng như nguyên nhân dẫn dến sai sót trong qúa trình thực hiện một khoản tíndụng.

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng:

Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tíndụng của ngân hàng Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý ngânhàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao dịch vớikhách hàng Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiệnnay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng cập nhật được thông tinnhanh chóng, kịp thời, chính xác Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đúngđắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay

và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác

1.4.4.3 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng

- Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp:

Bất kỳ loại hàng hoá nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua.Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể tiến hành cho vay nếukhông có người vay Xét trong phạm vi toàn nền kinh tế thì vốn có vai trò rấtquan trọng nhưng tuỳ từng thời điểm mà từng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốnhay không Chính vì vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng Thương mại cũngphụ thuộc rất lớn vào nhu cầu đầu tư của các doanh nghiêp

- Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng:

Để đảm bảo an toàn, tránh rủi khi cho vay, các ngân hàng phải đặt ra cácyêu cầu, tiêu chuẩn để có thể chọn ra những khách hàng đủ khả năng làm việchiệu quả, trả nợ đầy đủ, đúng hạn Như vậy, khả năng của doanh nghiệp trongviệc đáp ứng những yêu cầu, điều kiện mà ngân hàng đưa ra sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến tín dụng ngân hàng, bởi vì nếu đa số các doanh nghiệp không thể đáp

Trang 30

ứng nổi các điều kiện mà ngân hàng đưa ra thì ngân hàng không thể mở rộng chovay khi vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn tín dụng.

- Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả:

Khi cho khách hàng vay một khoản tín dụng thì ngân hàng mong muốn

sẽ thu hồi được nợ từ chính hiệu quả, lợi nhuận của hoạt động của dự án chứkhông phải từ cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố Điều này phụ thuộc vàohiệu quả và quản lý sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không của doanh nghiệp.Cón nhiều yếu tố để đảm bảo cho việc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả vànâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng

- Ý thức của khách hàng:

Đây là vấn đề có tính chất đạo đức, nếu một khách hàng có đạo đức tốt,

sử dụng vốn đúng mục đích, đạt được hiệu quả trong kinh doanh và hoàn trả vốn

và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng thì sẽ nâng cao chất lượng tín dụng ; ngượclại, nếu doanh nghiệp có đạo đức không tốt, có ý đồ lừa đảo ngân hàng, sử dụngvốn vay sai mục đích thì sẽ làm cho chất lượng tín dụng thấp, ảnh hưởng đến

sự tồn tại và phát triển của ngân hàng

- Tình hình kinh doanh của khách hàng:

Tuỳ vào tình hình kinh doanh của khách hàng thì sẽ ảnh hưởng đến việckhách hàng có trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không Nếu tình hình kinhdoanh tốt thì khách hàng sẽ trả nợ đúng hạn, làm cho chất lượng của khoản tíndụng đó tốt Ngược lại, nếu vì một lý do nào đó mà khách hàng làm ăn khônghiệu quả, dẫn đến không trả được nợ đúng hạn thì sẽ làm cho chất lượng củakhoản tín dụng đó thấp

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI

SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM 2.1 Khái quát về Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch.

Căn cứ vào quyết định số 76/QĐ - TCCB ngày 28/03/1991 của Tổnggiám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, về việc thành lập Sở giaodịch (SGD) Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN) Căn cứvào Điều lệ tổ chức, hoạt động của NHĐT&PTVN ban hành và quyết định 349/QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam Sởgiao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã được thành lập nhằm đápứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp kinh doanh vàchịu sự quản lý trực tiếp của NHĐT&PTVN, có trụ sở chính tại 53 QuangTrung, Hà Nội (Trụ sở chính của SGD đã chuyển về Trung tâm Thương mạiVINCOM – 191 Bà Triệu từ năm 2005)

Quá trình 15 năm hình thành và phát triển của SGD có thể chia làm làm

2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1991 – 1994: Đây là giai đoạn NHĐT&PTVN và SGD thực

hiện chức năng của một ngân hàng đầu tư phát triển, chủ yếu cấp phát và chovay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước Trong giai đoạn này, SGD

là một đơn vị trực thuộc NHĐT&PTVN, có nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp vớicác khách hàng thuộc kinh tế Trung ương, có trụ sở tại Hà Nội, hoạt động kinhdoanh trong toàn quốc Khách hàng của SGD trong giai đoạn này chủ yếu là cácTổng công ty, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp Trong giai đoạn này,

Trang 32

SGD hoạt động đối nội như một phòng ban của NHĐT&PTVN, đối ngoại nhưmột chi nhánh.

* Giai đoạn từ 1995 đến nay: Năm 1995 đánh dấu sự thay đổi cơ bản

của NHĐT&PTVN cả về chức năng và mô hình tổ chức với việc chuyển giaonhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách sang Tổng cục đầu tư (tách ra từNHĐT&PTVN) SGD bắt đầu hoạt động hoàn toàn như một ngân hàng thươngmại kinh doanh đa năng về lĩnh vực tài chính ngân hàng, cung cấp các sản phẩmdịch vụ và tiếp tục thực hiện chức năng của ngân hàng phát triển: Đầu tư vào cơ

sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Trong giai đoạn này hoạt động củaSGD trải qua các thời kỳ sau:

- Từ năm 1995 – 1998: Đây là thời kỳ mới bước vào thị trường, bắt đầuthực hiện và đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ của một NHTM, nhất là huyđộng vốn của dân cư bằng các hình thức tiết kiệm, thử nghiệm các hình thức huyđộng vốn mới, mở rộng cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn thương mạisong song với cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước, mởrộng cho vay kinh tế tư nhân

- Từ năm 1998 đến nay: Cho đến nay, theo quy định về hoạt động cũngnhư việc được hạch toán độc lập của mình, SGD hoạt động như là một chi nhánhcủa NHĐT&PTVN với đầy đủ các chức năng của một đơn vị thanh viên lớntrong hệ thống, thực hiên đầy đủ các nhiệm vụ đặc biệt của mình, thử nghiệmcác sản phẩm, công nghệ mới Hoạt động của SGD được đa dạng hoá với nhiềuloại hình dịch vụ ngân hàng, luôn được đổi mới, nâng cao chất lượng, đã tạo nên

sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao trong thời kỳ này

Trang 33

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD:

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của SGD như sau:

Nhiệm vụ cơ bản của các phòng trong SGD hiện nay như sau:

- Phòng tín dụng I, II, III: Phòng tín dụng có nhiệm vụ quan hệ trực tiếpvới các khách hàng có nhu cầu tín dụng, nắm giữ các dự liệu và các khoản tíndụng, đảm bảo cơ sở về khách hàng cũng như các khoản tín dụng

- Phòng thanh toán quốc tế: Phòng thanh toán quốc tế có nhiệm vụ thựchiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toánxuất nhập khẩu cho khách hàng; Mở các L /C có ký quỹ 100% vốn của kháchhàng, thực hiện đối ngoại với khách hàng nước ngoài và là đầu mối cung cấp cácthông tín đối ngoại

Giám đốc

CácPhó Giám đốc

Phóng điện toán

Phòng tài chính

- kế toán

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng dịch vụ khách hàng DN

Phòng dịch

vụ KH cá nhân

Phòng thẩm định - quản

lý TD

Phòng giao dịch II (Bạch Mai)

Phòng giao dich I (Bà Triệu)

Phòng tiền tệ

- kho quỹ

Trang 34

- Phòng Tiền tệ - kho quỹ: Phòng Tiền tệ – Kho quỹ có nhiệm vụ thựchiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chitiền mặt; Quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; Quản lý chứng chỉ có giá, hồ

sơ tài sản thế chấp; thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiềnmặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng

- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Phòng dịch vụ khách hàngdoanh nghiệp có chức năng xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanhnghiệp và các tổ chức khác

- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Phòng dịch vu khách hàng cácnhân có trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các nhân : muabán ngoại tệ ngay với khách hàng, mở tài khoản tiền gửi cá nhân

- Phòng kế hoạch nguồn vốn: Phòng kế hoạch nguồn vốn chịu tráchnhiệm tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trườngkinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chínhsách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy độngvốn… ;Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựngchương trình hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch; Tổchức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của SGD,nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn

- Phòng Thẩm định - quản lý tín dụng: Có nhiệm vụ thẩm định các dự áncho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mứcphán quyết của Trưởng phòng Tín dụng; tham gia ý kiến về quyết định cấp tíndụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mứcphán quyết của Trưởng phòng Tín dụng

- Phòng Tài chính - Kế toán: Phòng tài chính – Kế toán có nhiệm vụ: Tổchức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hoạch toán kế toán và chế độbáo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc; Hậu kiểm các chứng từthanh toán của các phòng tại SGD; Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kếtoán của SGD; Cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh

Trang 35

khoản của Sở giao dịch; Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh củacác phòng, các đơn vị trực thuộc và toàn SGD; Thực hiện nộp thuế, trích lập vàquản lý sử dụng các quỹ; Thực hiện kế hoạch chi tiêu nội bộ;Tham mưu choGiám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế toán.

- Phòng điện toán: Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập,kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tinhọc tại Sở giao dịch, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của Sở giaodịch; Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch vận hành hệthống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của Sở giao dịch

- Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểmtoán nội bộ tại trụ sở Sở giao dịch và tất cả các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch theoquy chế hoạt động Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ; Kiểm tra việc thực hiện các quychế, chế độ tại Sở giao dịch; Kiểm tra và đôn đốc việc tuân thủ Pháp luật và đề xuấtcác biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm Pháp luật trong Sở giaodịch

- Phòng Giao dịch I, II : Hiên nay phòng giao dịch I tại 191 Bà Triệu vàPhòng Giao dịch II tại Bạch Mại, Hà nội Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giaodịch: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và cácTCKT khác; Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lýcác yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới; Thực hiện giaodịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ, thực hiện cho vay phát hành bảolãnh trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc; thực hiện thu theo quy định; xử lý giahạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biệnpháp thu nợ; các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với các kháchhàng theo thẩm quyền được Giám đốc giao; các giao dịch thanh toán, chuyển tiền,bán thẻ ATM, thẻ tín dụng,… cho khách hàng; Tiếp nhận các thông tin phản hồi từkhách hàng; duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng; tiếp thị sảnphẩm dịch vụ đối với khách hàng

- Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhậnxét cán bộ nhân viên, các chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên;

tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan; Xây dựng

và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Sở giao dịch, bố trí cán bộ nhân viêntham dự các khoá đào tạo theo quy định; Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫncán bộ thực hiện các chế độ chính sách, việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp

Trang 36

với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của mỗi người và yêu cầu của Sở giao dịch; lập

kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của hoạt động Sở giao dịch;thay mặt Giám đốc trong phạm vi được uỷ quyền

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD NHĐT&PTVN.

Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, củaBan lãnh đạo NHĐT&PTVN, sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng và sự nỗ lực

cố gắng của các cán bộ công nhân viên, SGD đã đạt được những kết quả khảquan SGD NHĐT&PTVN cũng giống như các NHTM quốc doanh khác, hoạtđộng đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc Hiện nay, SGD đangthực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: Nhận tiền gửi và thanhtoán; tín dụng bảo lãnh; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế; bảo hiểm;chứng khoán; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp; các dịch vụ khác (Rút tiền tựđộng ATM, Thẻ tín dụng, Home – Banking…) SGD là đơn vị luôn dẫn đầu hệthống NHĐT&PTVN trong nhiều năm qua

2.1.2.1.Tình hình huy động vốn:

Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản đạt 11.180.720 triệu đồng, tăng so vớinăm 2004 là 229.740 triệu đồng (tăng 2,1%) Tình hình huy động vốn có nhiềukhởi sắc hơn năm 2004, với tổng huy động đạt 7.569.500 triệu đồng, tăng so vớinăm 2004 là 461.050 triệu đồng (tăng 6,49%) Thị phần huy động vốn trên địabàn vẫn được giữ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa cácngân hàng trên cùng địa bàn Kết quả huy động vốn như sau:

Trang 37

Bảng 1 : Kết quả hoạt động huy động vốn của SGD qua các nă m

Đơn vị: triệu đồng.

Tỷ lệ tăng trưởng((%) 2005/03 2005/04

1 Tiền gửi TCKT 2.771.700 3.705.456 4.407.585 59,02% 18,9%+ Tiền gửi không kỳ hạn 556.410 1.019.978 844.839 51,84% -17,17%+ Tiền gửi có kỳ hạn 2.215.290 2.685.478 3.562.746 60,83% 32,67%

2 Tiền gửi trong dân cư 5.165.807 3.317088 3.048.831 -40,98% -8,09%

+ Tiết kiệm 2.404.572 2.208.801 2.168426 -9,82% -1,83%+ Kỳ phiếu 1.688.811 461.017 230.878 -86,33% -49,92%+ Trái phiếu 1.072.424 647.270 649.527 -39,43% 0,35%

3 Huy động khác 470.793 85.906 113.084 -75,98% 31,64%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)

* Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Bước vào năm 2005, trước những thuận lợi cũng như những khó khăn

và thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, SGD vẫn giữ vững được vịthế của mình trên địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn, mặc dù SGDphải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn.Nguồn tiền gửi TCKT tăng trưởng qua các năm, năm 2005 đạt 4.407.585 triệuđồng, tăng 702.129 triệu đồng so với năm 2004 (tăng 18,9%); tăng 1.635.885triệu đồng so với năm 2003 (tăng 59,02%) Trong đó nguồn tiền gửi không kỳhạn của TCKT năm 2005 đạt 884.839 triệu đồng, giảm 175.139 triệu đồng so vớinăm 2004, tăng 51,84% so với năm 2003 (556.410 triệu đồng) Nguồn vốn huyđộng từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của TCKT cũng tăng qua các năm, năm 2005

Ngày đăng: 03/12/2012, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của SGDI năm 2003,2004,2005 Khác
2. Báo cáo tổng hợp của SGDI năm 2005 Khác
3. Giáo trình ngân hàng thương mại - Trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
4. Giáo trình Tín dụng ngân hàng - Trường Học viện ngân hàng Khác
5. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose Khác
6. Các tạp chí: Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính các năm 2002,2003,2004 và 2005 Khác
11. Các Website: www.bidv.com.vn, www.vneconomy.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng của các DNNQD tại SGD (Trang 48)
Bảng 4: Dư nợ các DNNQD theo thời gian tại SGD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 4 Dư nợ các DNNQD theo thời gian tại SGD (Trang 50)
qua bảng sau: - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
qua bảng sau: (Trang 52)
Bảng 6: Doanh số cho vay đối với DNNQD tại SGD. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 6 Doanh số cho vay đối với DNNQD tại SGD (Trang 53)
2.2.2.2. Tình hình thu nợ và nợ quá hạn đối với các DNNQD tại SGD. Để có thể tiến hành tăng cường cho vay đối với các DNNQD, nâng cao  chất lượng tín dụng đối với khu vực này thì SGD cần phải đánh giá tình hình trả   nợ, nợ quá hạn của loại hình doanh ngh - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
2.2.2.2. Tình hình thu nợ và nợ quá hạn đối với các DNNQD tại SGD. Để có thể tiến hành tăng cường cho vay đối với các DNNQD, nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực này thì SGD cần phải đánh giá tình hình trả nợ, nợ quá hạn của loại hình doanh ngh (Trang 54)
Bảng 7: Tình hình thu nợ qua các năm của SGD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 7 Tình hình thu nợ qua các năm của SGD (Trang 54)
Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn qua các năm của SGD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 8 Tình hình nợ quá hạn qua các năm của SGD (Trang 55)
Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn qua các năm của SGD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Bảng 8 Tình hình nợ quá hạn qua các năm của SGD (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w