1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

69 435 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 123,12 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

Trang 1

Lời nói đầu

Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một su thế tất yếu củamọi nền kinh tế trên thế giới Bởi vì, chỉ có sự hội nhập vào nền kinh tế thếgiới thì nền kinh tế của một quốc gia mới có thể phát huy hết những thế mạnhcủa mình, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới Và cùng vớisự hội nhập thì một điều tất yếu là các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với sựcạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài,điều đó đời hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới công nghệ, mở rộng quymô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ Do đó cần có một thị trường tàichính hiện đại để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp, cũngnhư các thành phần kinh tế khác Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc đẩymạnh vai trò của các ngân hàng trên thị trường tài chính là một điều tất yếu.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã đạt được nhữngbước phát triển rất mạnh mẽ, và đã trở thành một mắt xích quan trọng cấuthành sự vận động liên tục của nền kinh tế Cùng với các thành phần kháctrong thị trường tài chính hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai tròquan trọng trong việc tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kìm chế lạm phát,phát triển thị trường ngoại hối Trong những năm qua các ngân hàng thươngmại nước ta đã thực hiện huy đông được một lượng vốn đánh kể cho việc pháttriển kinh tế, từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánhNam Hà Nội là một chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam Ngay từ khi thành lập, ngân hàng đã không ngừng từng bướclớn mạnh bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đáp ứng nhucầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam Thấy được tầm quan trọng của côngtác huy động vốn đối với hoạt động của mình, chi nhánh đã đề ra rất nhiềunhững biệm pháp để tăng cường công tác huy động vốn Vì vậy, sau quá trình

Trang 2

thực tập tại chi nhánh em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác huy động vốntại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội”

Nội dung chuyên dề gồm có 3 chương:

Chương1 - Công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mạiChương2 - Thực trạng công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội

Chương3 - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại

NHNN&PHNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà NộiVì kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế, nên những vấnđề mà em xem xét trong nội dung chuyên đề thực tập còn rất nhiều thiếu gópý Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị, cô chútại NHNN&PHNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội để đề tài được hoànthiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáotiến sĩ Trần Đăng Khâm và toàn thể nhân viên NHNN&PTNT chi nhánh NamHà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.

Trang 3

CHƯƠNG 1:CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại

Hình thức sơ khai của các ngân hàng thương mại được hình thành vàphát triển từ hoạt động kinh doanh của thợ vàng trước đây Các thợ vàngtrước đây thường là những người giàu có, vì vậy họ có điều kiện về vốn đểthực hiện hoạt động cho vay để thu lãi Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu cất trữtiền, họ thường có két tốt để cất trữ tiền một cách an toàn Do yêu cầu cất trữtiền của các lãnh chúa, cũng như các nhà buôn… các thợ vàng cũng thực hiệnluôn việc cất trữ tiền hộ để thu các khoản phí Và chính hoạt động cất trữ hộđã làm tăng lượng tiền tạm có của các thợ vàng Thực tiễn cho thấy luôn cómột lượng tiền được gửi vào và một lượng tiền được rút ra, song tất cả ngườigửi tiền và người rút tiền đều không thực hiện cùng một lúc, đã tạo số dưthường xuyên trong két Do vậy, họ có thể sử dụng tạm thời khoản tiền này đểthực hiện hoạt động cho vay, từ đây bắt đầu hình thành các hoạt động tíndụng sơ khai của ngân hàng thương mại.

Mặt khác, với việc mỗi một quốc gia đều có một đồng tiền riêng đượcsử dụng trong hoạt động lưu thông trao đổi mua bán hàng hoá đã tạo điều kiệncho những người thợ vàng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ bằngcách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại Lợi nhuân thu được là chênh lệchgiữa giá mua và giá bán Đó là hoạt động mua bán ngoại tệ sơ khai, từ đó hínhthành lên hoạt động trao đổi mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cũng nhưcủa toàn bộ nền kinh tế thế giới, thì quá trình hoạt động kinh doanh trên thịtrường của các ngân hàng thương mại cũng đã có rất nhiều thay đổi quantrọng Ngày nay, các ngân hàng hoạt động dưới rất nhiều các hình thức khác

Trang 4

nhau để đáp ứng nhu cầu hoạt động riêng Quá trình gia tăng nguồn vốn đểđưa và kinh doanh đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của các ngân hàng cổphần Và để tăng cường khả năng kiểm soát, cũng như điều tiết kinh tế củanhà nước đã dẫn đến sự hình thành lên các ngân hàng quốc doanh, ngoài racác ngân hàng còn tồn tại dưới hình thức là các ngân hàng liên doanh, các tậpđoàn ngân hàng… Và song song với quá trình đó là quá trình đa dạng hoátrong hoạt động của các ngân hàng, nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới đangngày càng phát triển Ngân hàng thương mại từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn làchủ yếu đã đi đến cho vay trung và dài hạn, cho vay để đầu tư vào bất độngsản Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn tiến hành cho vay tiêu dùng, kinh doanhchứng khoán, cho thuê… Bên cạnh đó, các hình thức huy động vốn cũng trởlên ngày càng phong phú Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thốngnhư nhận tiền gửi, các ngân hàng còn mở rộng các hình thức đi vay như vayngân hàng trung ương, vay trên thị trường tín dụng.

Ngày nay, tuy hệ thống ngân hàng thương mại cũng như ngân hàngquốc doanh đã trở lên rất đa dạng và phong phú về loại hình hoạt động, cũngnhư các dịch vụ cung cấp, nhưng nhìn chung các hoạt động chủ yếu của cácngân hàng thương mại vẫn không thay đổi về bản chất, mà nó chỉ tiện lợi hơn,đa dạng hơn Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng ngay từ đầuđã luôn đóng vai trò quan trọng là thước đo, là huyết mạch và còn là thước đocho sự hoạt động của một nền kinh tế.

Tóm lại, ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nềnkinh tế Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ,hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế Thực tế, rất nhiều tổ chứctrung gian tài chính- bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, côngty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đềuđang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng Ngược lại, ngân hàng cũngđang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng

Trang 5

khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiệnnhiệm vụ môi giới khác.

Mặc dù đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhưng cho đến nay kháiniệm về cụ thể về Ngân hàng thương mại vẫn chưa được thực sự thống nhất,mà vẫn còn có nhiều các khái niệm khác nhau Theo cách tiếp cận trênphương diện các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì cho rằng: “

Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danhmục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanhtoán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế”

Cũng có một quan điểm khác cho rằng: “ Ngân hàng thương mại làmột loại hình doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ vàtín dụng “

Và theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam được Quốc hội khoá X ( kỳ họp thứ hai, từ ngày 21 tháng 11 đến

ngày 12 tháng 12 năm 1997) thông qua thì “ Hoạt động ngân hàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụthanh toán”.

Như vậy, ta có thể thấy có rất nhiều những quan điểm cũng như nhữngcách nhìn nhận khác nhau về khái niệm ngân hàng thương mại Các quanđiểm nhìn nhận về khái niệm ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào từng quốcgia, từng khu vực, cũng như từng khía cạnh Tuy nhiên nhìn chung thì cácquan niệm này đều cho thấy các hoạt động và các dịch vụ mà các ngân hàngcung cấp.

Đặc điểm

Đặc điểm đầu tiên phải kể đến của các ngân hàng thương mại chính lànó có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế Bởi vì, ngânhàng là tổ chức huy động tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế.

Trang 6

Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xãhội đều gửi tiền trong ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹcủa toàn xã hội Thu nhập từ ngân hàng là thu nhập quan trọng của nhiềungân hàng Ngoài ra ngân hàng còn là tổ chức cho vay chủ yếu đối với cácdoanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước ( thành phố,tỉnh ) Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng là tổ chức cung cấp hệ thống tíndụng để phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà máy, muahàng hoá dự trữ Khi doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng phải thanh toán chocác khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻtín dụng hay tài khoản điện tử… Và khi cần thông tin tài chính hay lập kếhoạch tài chính, họ thường đến các ngân hàng để được tư vấn Các khoản tíndụng của ngân hàng cho Chính phủ ( thông qua mua chứng khoán Chínhphủ ) là nguồn tài chính qua trọng cho đầu tư và phát triển Ngân hàng thựchiện các chính sách về kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là công cụquan trong trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm phát triển kinh tếbền vững Do đó vấn đề nghiên cứu và hiểu một cách cặn kẽ về loại hình tổchức này để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các phương thức vận hành và quảnlý nó một cách hiệu quả là một điều hết sức cần thiết.

Trong thị trường tài chính thì các ngân hàng thương mại đóng vai trò làmột trung gian tài chính Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính vớihạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp súc với hailoại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế là các cá nhân và tổ chức tạm thờithâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập vàvì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và thứ hai là các cá nhân và tổchức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn cáckhoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm Sự tồntại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng Điềutất yếu sẽ chuyển tiền từ nhóm thứ hai đến nhóm thứ một nếu cả hai cùng cólợi Tuy nhiên quan hệ trực tiếp nhiều giới hạn do sự không phù hợp về quy

Trang 7

mô thời gian và không gian… Điều này cảm trở quan hệ trực tiếp phát triểnvà là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính Do chuyên môn hoá các trunggian tài chính sẽ giảm được các chi phí giao dịch Mặt khác, các ngân hàngsẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành cácloại chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền Thực tế ngân hàng đã tham giavào kinh doanh rủi ro.

Đặc điểm tiếp theo phải kể đến là ngân hàng thương mại đóng vai tròtạo ra các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế Tiền có một vai trò quantrọng là lam phương tiện thanh toán Giấy nợ do ngân hàng phát hành với ưuđiểm nhất định đã đựơc sự chấp nhân rộng rãi Như vậy, ban đầu các ngânhàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số tiềnkim loại đang nắm giữ Với nhiều ưu thế , dần dần giấy nợ của ngân hàng đãthay thế cho tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phươn tiện cất trữ nótrở thành tiền giấy Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, cáckhách hàng nhận thấy họ có số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán, họ có thểchi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu Theo quan điểm hiệnđại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận Thứ nhất là tiền giấy trong lưuthông, thứ hai là số dư tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tạingân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các khoản tài khoản gửi tiết kiệm và tiền gửicó kỳ hạn… Khi ngân hàng cho vay, số dư tiền gửi trên tài khoản của kháchhàng tăng lên, khách hàng có thể dùng mua hàng hoá hay dịch vụ Do đó bằngviệc cho vay, các ngân hàng đã tạo ra phương tiên thanh toán Toàn bộn hệthống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửiđược mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Khikhách hàng sử dụng một khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo lên một khoản thu( tức làm tăng số dư tiền gửi ) của một khách hàng khác tại một ngân hàngkhác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới Trong khi không một ngân hàng nàocó thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể toạra một khối lượng tiền gửi gấp bội thông qua hoạt động cho vay

Trang 8

Ngoài ra các ngân hàng thương mại còn đóng vai trò của trung gianthanh toán Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán hiện nay ở hầu hết cácquốc gia Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hànghoá dịch vụ Để việc thanh toán được nhanh chóng và thuận tiện, đồng thờitiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra nhiều hình thức thanh toán khác nhau nhưthanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạnglưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàngcần Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ thông qua ngân hàngTrung ương hoặc thông qua các trung gian thanh toán

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

Cùng với sự phát triển của kinh tế, thì các hoạt động của ngân hàngthương mại cũng dần dần được mở rộng và trở lên đa dạng hơn Các ngânhàng thương mại ngày nay là một doanh nghiệp cung cấp rất nhiều các dịchvụ khác nhau cho công chúng và doanh nghiệp Thành công của một ngânhàng phụ thuộc vào năng lực cung cấp và xác định các dịch vụ tài chínhàm xãhội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả Dưới đây làmột số những dịch vụ mà các ngân hàng thương mại thường hay cung cấp chokhách hàng.

Mua bán ngoại tệ

Dịch vụ mau bán, trao đổi ngoại tệ là một trong những dịch vụ đầu tiênmà ngân hàng thực hiện Với dịch vụ này, các ngân hàng thương mại sẽ đứngra mua một loaị ngoại tệ này để đổi lấy một loại ngoại tệ khác, từ đó thu vềchênh lệch và hưởng phí giao dịch Hiện nay điều này trở lên rất quan trọngđối với thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với ngành du lịch Đồng thời, dịchvụ này còn là một kênh huy động vốn cho ngân hàng, cho vay ngoại tệ.

Nhận tiền gửi

Cho vay được coi là một hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàngđã tìm mọi cách để huy động tiền Và một trong những nguồn quan trọng nhấttrong việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại đó là các khoản tiền

Trang 9

gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng Ngân hàng mở dịch vụ tiền gửi đểbảo quản hộ người có tiền với cam kết trả đúng hạn Trong cuộc cạnh tranh đểgiành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho khoản tiền gửinhư một phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu chitiêu trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời số tiền này để đưa vàokinh doanh

Cho vay

Hoạt động cho vay cũng là một trong những hoạt động đầu tiên của cácngân hàng thương mại Hiện nay, các ngân hàng thương mại có các hình thứccho vay như sạu:

- Cho vay thương mại và chiết khấu thương phiếu: Ngay ở thời kỳ đầu,các ngân hàng thương mại đã chiết khấu thương phiếu mà thực ra là cho vayđối với người bán ( người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng đểlấy tiền trước) Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng ( làngười mua ), giúp họ có vốn để mua hàng hoá để mở rộng sản xuất kinhdoanh.

- Cho vay tiêu dùng:Trong giai đoạn đầu thành lập, các ngân hàngthương mại đều không tích cực với hoạt động cho vay đối với cá nhân và hộgia đình trong việc tiêu dùng, bởi vì họ tin rằng hoạt động cho vay tiêu dùnghàm chứa rủi ro cao, rất dễ dẫn đến phá sản Tuy nhiên sau đó, cùng với sựphát triển không ngừng của các nền kinh tế, kéo theo sự tăng kên của thunhập cá nhân, nhu cầu cho tiêu của cá nhân, cũng như hộ gia đình tăng caohoạt động cho vay tiêu dùng cũng theo đó mà trở thành một hoạt động sinhlới cao Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nềnkinh tế thị trường ngày càng trở lên khốc liệt trong việc huy động vốn, điềunày đã buộc các ngân hàng phải hướng đến các cá nhân và hộ gia đình nhưmột khách hàng tiềm năng Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêudùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhấtở các nước có nền kinh tế phát triển Mặc dù hiện nay tốc độ đã chậm lại do

Trang 10

cành tranh tín dụng ngày càng lớn trong khi nền kinh tế phát triển chậm lại.Tuy nhiên cho vay tiêu dùng vẫn luôn là một hoạt động quan trong của cácngân hàng thương mại.

-Cho vay tài trợ cho các dự án: Ngày nay, ngoài các hoạt động mangtính truyền thống như là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng thương mại còntham gia vào các hoạt động tài trợ và đồng tài trợ cho các dự án như xâydựng nhà máy , phát triển công nghệ cao, một số ngân hàng còn tham gia vàohoạt động cho vay để đàu tư vào đất Hoạt động cho vay tài trợ cho các dự ánnói chung thường hàm chứa rủi ro cao Do vậy, hoạt động này thường đượcthực hiện với một công, hoặc một số công ty đầu tư, các thành viên của côngty sở hữu ngân hàng, cùng với sự hợp tác của các công ty khác để chua sẻ rủiro Ngoài ra, các ngân hàng còn tham gia vào việc tài trợ cho các chương trìnhvăn hoá xã hội, các chương trình thể thao, các trương trình văn hoá xã hội…

Bảo quản tài sản hộ

Các ngân hàng thực hiệc việc lưu giữ vàng, các giấy tời có giá và cáctài sảm khác cho khách hàng trong két (vì vậy còn gọi là dịch vụ cho thuêkét) Ngân hàng thường giữ hộ các tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặcnhững giấy tờ quan trọng khác của khách hàng với nguyên tắc an toán bí mậtvà thuận tiện Dịch vụ này phát triển cùng với nhiều dịch vụ khác như maubán hộ các giấy tờ có giá khác cho khách, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ… Mặtkhác, các giấy chứng nhận do ngân hàng ký và phát cho khách hàng (ghi nhậnvề tái sản đang được lưu giữ ) có thể trao đổi mau bán như một loại tiền vàđây là nền tảng cho việc hình thành các loại hình thanh toán hiện nay như séc,các loại thẻ…

Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ thực hiệnbảo quản mà còn thay mặt khách hàng thực hiện các hoạt động chi trả hộkhách hàng Và quá trình thanh toán thông qua ngân hàng đã mở đầu cho việcthanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến

Trang 11

ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng, sau đókhách hàng chỉ việc mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền Phươngthức thanh toán không dùng tiền mặt có rất nhiều những tiện ích như : antoán, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí… đã góp phần rút ngắn thờigian kinh doanh và tiết kiệm cho phí cho khách hàng, thông qua đó cũng phầnnào nâng cao thu nhập cho khách hàng Khi ngân hàng mở chi nhánh, phạmvi thanh toán của ngân hàng được mở rộng, càng toạ ra nhiều tiện ích hơn.Điều này khuyến khích việc gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanhtoán hộ Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, bên cạnh các thểthức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi , nhờ thu, đã phát triển hình thức thanhtoán mới bằng thẻ…

Quản lý ngân quỹ

Các ngân hàng mở tài khoản và tiền gửi của phần lớn các doanhnghiệp và cá nhân Nhờ đó, các ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ vớinhiều khách hàng Đó cũng là điều kiện để ngân hàng có nhiều kinh nghiệmtrong việc quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngânhàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong dó ngânhàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầutư phần thặn dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụngngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ

Các hoạt động của ngân hàng thương mại luôn có tác động cũng nhưảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế Vì vậy, ngay từ khiđược thành lập các ngân hàng đã phải hoạt động theo những quy định chungcủa chính phủ các nước Mặt khác, ngân hàng thương mại có một khả nănghuy động vốn vay rất lớn Do đó, các ngân hàng thương mại đã trở thànhtrọng tâm chú ý của chính phủ Do nhu cầu chi tiêu của chính phủ thường làlớn và cấp bách trong khi các nguồn thu không đủ, nên chính phủ các nướcđều muốn tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng Ngày nay m chính phủ

Trang 12

các nước đều giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng.Các ngân hàng được cấp phép thành lập với cam kết họ phải cam kết thựchiện với mức độ nào đó các chinh sách của chính phủ và tài trợ cho chínhphủ Các ngân hàng thường mua trài phiếu chính phủ theo một tỷ lệ nhất địnhtrên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được

Bảo lãnh

Do khả năng thanh toán của một ngân hàng cho một khách hàng là rấtlớn và do ngân hàng năm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uytín trong bảo lãnh cho khách hàng Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảolãnh ngày càng trở lên đã dạng và phát triển mạnh Ngân hàng thường bảolãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá, trang thiết bị, phát hànhchứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác…

Cho thuê thiết bị trung và dài hạn

Nhằm đẻ bán được các thiết bị, đặn biệt alf các thiết bị có giá trị lớn,nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê Cuối hợp đồng thuê kháchhàng có thể mua ( do vậy còn gọi là lợp đồng thuê mua ) Rất nhiều các ngânhàng tích cực cho khách hàng lựa chọn quyền thuê các thiết bị, máy móc cầnthiết thông qua các hợp đồng thuê mua, trong đó các ngân hàng mua thiết bịvà cho khách hàng thuê với điều kiện khách hàng phải trả tới hơn 70% hoặc100% giá trị của tài sản cho thuê Do vậy cho thuê của ngân hàng có nhiềuđiểm giống như cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.

Cung cấp dịch vụ uỷ thác tư vấn

Hoạt động của ngân hàng chính là hoạt động đặc chưng của một tổchức tài chính, do đó điều tất yếu là ngân hàng phải có rất nhiều chuyên giavề lĩnh vực tài chính giàu kinh nghiệm cũng như chuyên môn Và đó cũng làlý do mà rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhớ ngân hàng quản lý tài sản vàquản lý hoạt động tài chính hộ Khi khách hàng có nhu cầu thì ngân hàng sẽtiến hành các tư vấn về đầu tư,về quản lý, về thành lập, tách gộp công ty, haymua bán chứng khoán Thậm chí các ngân hàng còn tiến hành các dịch vụ như

Trang 13

uỷ thác di chúc, quản lý tài sản của khách hàng đã qua đời bằng cách công bốtài sản, bảo quản các tài sản có giá Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng nhưmột chuyên gia tư vấn về tài chính

Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Cùng với sự phát triển không ngừng của các nền kinh tế trên thế giới,thì cùng với nó là sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các doanh nghiệpnói chung và giữa các ngân hàng nói riêng, đã buộc các ngân hàng phải ngàycàng lỗ lực trong việc thực hiện cung cấp ngầy càng đầy đủ các dịch vụ chokhách hàng, nhằm thoả mãn mọi nhu cầu cho khách hàng Và đây cũng là mộttrong những ly do khiến các ngân hàng bán các dịch vụ môi giới chứngkhoán, cung cấp cho khách hàng mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoánkhác Hiện nay, các ngân hàng còn thành lập ra các công ty chứng khoán hoặccác công ty môi giới chứng khoán đẻ cung cấp các dịch vụ về chứng khoáncho khách hàng.

Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

Ngày nay hoạt động của các ngân hàng đã lan sang cả lĩnh vực bảohiểm Các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việchoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế do gặp rủi ro tronghoạt động mất khả năng thanh toán Ngoài ra ngân hàng còn liên doanh vớicác công ty bảo hiểm, hoặc tổ chức ra các công ty bảo hiểm con, ngân hàngcung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệmhưu trí…

Cung cấp các dịch vụ đại lý

Do nhiều yếu tố khác nhau lên nhiều ngân hàng không thể thiêt lập cácchi nhánh và văn phòng đại diện ở khắp mọi nơi Vì vậy một nhu cầu tất yếusinh ra đó là nhu cầu về dịch vụ đại lý Chính vì vậy, mà các ngân hàng lớn cókhả năng sẽ cung cấp các dịch vụ đại lý cho các ngân hàng khác không cóđiều kiện Các dịch vụ đó có thể là thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉtiền gửi, làm ngân hàng đầu mối cho đồng tài trợ…

Trang 14

1.1.3.Vai trò của công tác huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, chovay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Vì vậy công tác huy động vốn- hoạtđộng tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại đóng một vai trò hết sức quantrọng

Hoạt động của các ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cácthành phần trong nền kinh tế, bởi vì các ngân hàng nắm giữ một lượng vốn rấtlớn của các khách hàng, và cũng từ đó các hoạt động của ngân hàng sẽ có tácđộng rất lớn đến sự phát triển của một nền kinh tế nói chung Vì vậy luất phápcủa các quốc gia luôn buộc các ngân hàng phải duy trì một lượng vốn lớn Đósẽ là yếu tố đảm bảo một phần cho các rủi ro có thể xảy ra Đó cũng là lý dokhiến cho việc huy động vốn là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hoạtđộng của ngân hàng.

1.2 Công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên cần thiết cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại, luật pháp của mỗi quốc gia đều quy địnhmức vốn tối thiểu mà ngân hàng phải có ngay từ khi thành lập Mặt kháctrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, các ngân hàngcó thể huy động thêm vốn từ nhiều nguồn khác nhau Nguồn vốn của ngânhàng thương mại có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như:

Vốn chủ sở hữu: Để bắt đầu hoạt động (được pháp luật cho phép ) chủngân hàng phải có một lượng vốn nhất định Đây là loại vốn ngân hàng có thểsử dụng lâu dài, hình thành lên trang thiệt bị, nhà cửa cho ngân hàng Nguồnhình thành và nghiệp vụ hình thành của loại vốn này rất đa dạng tuỳ theo tínhchất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triểncủa thị trường.

Trang 15

- Nguồn vốn hình thành ban đầu: Tuỳ theo tính chất của mỗi loại ngânhàng mà nguồn gốc hình thành ban đầu khác nhau Nếu là ngân hàng thuộc sởhữu nhà nước, ngân hàng Nhà nước cấp vốn ( vốn Nhà nước ) Nếu là ngânhàng cổ phần, các cổ đông góp vốn thông qua mua cổ phiếu hoặc cổ phần.Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh tham gia góp vốn, ngân hàng thưnhân là thuộc sở hữu tư nhân.

- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạtđộng các ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhautuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể Nguồn từ lợi nhuận, trong điều kiện thu nhậpdòng lớn hơn không, chủ ngân hàng có su hướng gia tăng vốn của chủ bằngcách chuyển một phần thu nhập dòng thành vốn đầu tư Tỷ lệ tích luỹ tuỳthuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ và tiêu dùng Những ngânhàng lâu năm, thu nhập dòng lớn hơn, nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ caosơ với vốn của chủ hình thành ban đầu Nguồn vốn bổ sung từ quá trình pháthành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động,hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu tăng vốn của chủ Đặcđiểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngânhàng có được lượng vốn sở hữu lớn vào lúc cần thiết.

- Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ Mỗi quỹ có một mục đích riêng.trước tiên là dự phòng tổn thất Quỹ này được trích lập hàng năm và được tíchluỹ lại nhằm bù đắp lại những tổn thất có thể xảy ra Quỹ bảo toàn vốn mụcđích bù đắp sự hao mòn của vốn dưới tác động của lạm pháp Quỹ thặng dư làphần đánh giá lại tài sản của khách hàng và chênh lệnh giữa thị giá và mệnhgiá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới Tuỳ theo quy định của từng nước,các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng quỹ giám đốc…

Các quỹ của ngân hàng thuộc chủ sở hữu của chủ ngân hàng Nguồnhình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng Tuy nhiên một số quỹngân hàng không thể sử dụng lâu dài.

Trang 16

- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần: Các khoản vay trungvà dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốncổ phần có thể coi là bộ phận của vốn sở hữu của ngân hàng ( vốn bổ sung )do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhàcửa, đất đai, và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.

Vốn nợ

Vốn nợ chính là nguồn vốn mà ngân hàng thương mại huy động đượctrên thị trường trong quá trình hoạt động kinh doanh Vì nguồn vốn chủ sởhữu là có hạn, mà hoạt động của ngân hàng thương mại đòi hỏi cần một lượngvốn lớn, do đó các ngân hàng thường xuyên có các kênh huy động vốn Cácnguồn này bao gồm : tiền gửi của khách hàng, tiền vay.

Công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn theo nhiều phương thứckhác nhau, tuy nhiên có thể chia các nguồn huy động vốn của ngân hàngthương mại như sau

Theo đối tượng huy động

- Nguồn vốn huy động từ dân cư: một trong những kênh huy động vốnrất quan trọng đối với ngân hàng, đó là nguồn vốn nhàn dỗi từ trong dân cư.Trên thực tế, trong dân cư luôn tồn tại một nguồn vốn rất lớn mà chưa sửdụng đến, do đó các ngân hàng thương mại có thể tiến hành huy động nguồnvốn này thông qua các hình thức như: tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, uỷ thácđầu tư Đặc điểm của nguồn vốn này là tương đối ổn định, các khoản chi phícho giao dịch đối với nguồn này tương đối thấp.

- Huy động từ các doang nghiệp: trong nền kinh tế mỗi một doanhnghiệp, mỗi một tổ chức thường hoạt động theo một chu kỳ nhất định Và vìvậy, vào mỗi một thời điểm khác nhau thì doanh nghiệp cũng có nhu cầu vềvốn khác nhau Do đó, trên cơ sở nắm bắt được chu kỳ kinh doanh của doanhnghiệp, chu kỳ hoạt động của các tổ chức, mà ngân hàng có thể huy động vốntuỳ theo thảo thuận với các doanh nghiệp.

Trang 17

- Huy động từ các tổ chức tín dụng: trong qua trình hoạt động trên thịtrường tài chính sẽ có thời điểm các ngân hàng thương mại xảy ra tình trạngthiếu hụt vốn tạm thời để thanh toán cho khách hàng, hoặc trong trường hợpthiếu hụt dự trữ bắt buộc theo quy đinh của Ngân hàng nhà nước, hoặc để đápứng các nhu cầu bất khả kháng Khi đó, ngân hàng sẽ tiến hành vay vốn từcác tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cẩu trước mắt Tuy nhiên, nguồnnày thường có tỷ trọng rất thấp, tính ổn định không cao và không thườngxuyên Các ngân hàng thường rất hạn chế sử dụng tới nguồn huy động này.

Theo mục đích gửi tiền:

- Tiền gửi tiết kiệm: đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổngnguốn vốn huy động của ngân hàng Theo tình hình cụ thể của bản thân ngânhàng, cũng như tình hình thực tế trên thị trường, mà các ngân hàng thươngmại sẽ có những chính sách phù hợp để huy động nguồn vốn thông qua tiếtkiệm Công cụ chính mà các ngân hàng sử dụng để huy động tiền gửi tiếtkiệm chính là lãi suất, thông qua lãi suất các ngân hàng sẽ thu hút khách hànggửi tiền vào ngân hàng.

- Tiền gửi thanh toán: nguồn tiền này thường có mục đích là phục vụcho việc thanh toán thường xuyên hay tiêu dùng hàng ngày của khách hàng.Do vậy nó có tính ổn định không cao, tuy nhiên ngân hàng có thể sử dụngmột phần nguồn này để phục vụ cho các mục đích nhất định trên cơ sở tínhtoán hợp lý quy luật biến động của loại tiền gửi này.

- Tiền gửi uy thác đầu tư: hiện tại có nhiều doanh nghiệp có lượng vốnđể đưa vào hoạt động đầu tư, tuy nhiên họ lại thiếu kinh nghiêm trong lĩnhvực tài chính, hoặc thiếu thông tin trên thị trường Khi đó họ có thể uỷ thácđầu tư cho ngân hàng theo thoả thuận Hoặc có những doanh nghiệp hay tổchức không được phép gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, nên họ biến tướngdưới hình thức uỷ thác đầu tư

Các nguồn vay khác như phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu…

Trang 18

1.2.2.Các phương pháp huy động vốn của ngân hàng thương mại

Tiền gửi : Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của

ngân hàng thương mại Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệpvụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ chokhách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiêng của các doanhnghiệp, các tổ chức và của dân cư.

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồntiền của ngân hàng Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để cónguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiệnnhiều hình thức huy động khác nhau.

- Tiền gửi thanh toán ( tiền gửi giao dịch, hoặc tiền gửi thanh toán ) Đểđáp ứng nhu cầu chi trả cho các hoạt động thanh toán, giao dịch, các cá nhânvà tổ chức sẽ gửi tiền vào ngân hàng, và trong phạm vi số dư cho phép, cácnhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đề được ngân hàng thực hiện.Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đề có thể được nhậpvào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền nàyrất thấp ( hoặc bằng không ), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởngcác dịch vụ của ngân hàng với mức phí thấp Hiện nay, với sự cạnh tranhngày càng trở lên khốc liệt trên thị trường, các ngân hàng luôn lỗ lực rút ngắnthời gian, thủ tục một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất Ngoài ra, để thuhút khách hàng các ngân hàng còn kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán vớitài khoản cho vay ( thấu chi – chi trội hơn số dư tài khoản tiền gửi thanhtoán) Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức biến tướng của thanh toánđể nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụngkhác.

- Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội : Nhiềukhoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trảtrong một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện trong hoạtđộng thanh toán song lãi suất lại thấp Để đáp ứng như cầu tăng thu của người

Trang 19

gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra các hình thức gửi tiền có kỳ hạn Người gửikhông được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán đểáp dụng đối với loại tiền gửi này Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngânhàng để rút tiền ra Tuy không thuận tiện cho tiêu dùng bằng hình thức tiềngửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theođộ dài của kỳ hạn Đây là một yếu tố thu hút được nhiều nguồn tiền nhán dỗitrong dân cư cũng như các tổ chức khác.

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư : Các tầng lớp dân cư đều có các khoảnthu nhập tạm thời chưa sử dụng ( các khoản tiết kiệm ) Trong điều kiện cókhả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiệncác mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với tài khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhucầu bảo toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đềucố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhàbằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đadạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn ( ví dụ như tiền gửi với các kì hạn khácnhau, tiết kiệm nhiều trương mục tiết kiệm ( hoặc là sổ tiết kiệm ) cho mỗi kỳhạn và mỗi lần gửi khác nhau Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiềnhàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng chophép.

- Tiền gửi của các ngân hàng khác : Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộvà một số mục đích khác, ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngânhàng khác Tuy nhiên, quy mô nguồn này thường không lớn.

Tiền vay : Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Tuynhiên, khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm Tại nhiều nước, ngân hàngTrung ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ.Do vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm đểđáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế Các nguồn màngân hàng có thể huy động nguồn tiền vay là:

Trang 20

- Vay ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầucấp bách trước mắt trong chi trả của ngân hàng thương mại Trong trường hợpthiếu hụt dự trữ ( thiếu dự trứ bắt buộc, dự trữ thanh toán ), ngân hàng thươngmại thường vay ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vay chủ yếu của ngânhàng Nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn ) Các thương phiếu đãđược ngân hàng thương mại chiết khấu ( hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sảncủa họ Khi cần tiền, các ngân hàng thương mại mang những thương phiếunày lên tái chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước Nghiệp vụ này làm cho thươngphiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ ( tiền mặt hoặc tiền gửi tạingân hàng Nhà nước) tăng lên Ngân hàng Nhà nước điều hành vay mượn nàymột cách chặt chẽ, ngân hàng thương mại phải thực hiện cácđiều kiệm đảmbảo và kiểm soát nhất định Thông thường Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiếtkhấu cho những thương phiếu có chất lượng ( thời gian đáo hạn ngắn, khảnăng trả nợ cao ) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà nước vào từngthời kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng Nhà nước cho ngânhàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhấtđịnh.

- Vay các tổ chức tín dụng khác : Đây là nguồn vay mượn lẫn nhau vàcay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngânhàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoảntiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay đểtím kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ cónhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản Như vậy nguồn vaymượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp báchvà trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn bổ sung từngân hàng Nhà nước Quá trình vay mượn rất đơn giản Ngân hàng vay chỉcần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý( hoặc ngân hàng Nhà nước ) Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc

Trang 21

được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc Kết quả là dự trữ của ngânhàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.

- Vay trên thị trường vốn : Giống như các doanh nghiệp khác, các ngânhàng cũng vay mượn bằng cách phát hành thêm giấy nợ ( kỳ phiếu, tín phiếu,trái phiếu ) trên thị trường vốn Rất nhiều ngân hàng thương mại thiếu nguốntiền trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung vàdài hạn Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho nguồn tiềngửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn Thông thướng đâylà khoản vay không có đảm bảo Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suấtcao sẽ vay mượn được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vay trựctiếp bằng cách này, họ thương phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặcđược sự bảo lãnh của ngân hàng Đầu tư Khả năng vay mượn còn phụ thuộcvào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cáccông cụ nợ dài hạn của ngân hàng Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp.Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãisuất và thời hạn vay mượn thích hợp Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnhlãi suất , bảo quản bộ… cũng được ngân hàng quan tâm.

Các nguồn khác :

- Tiền uỷ thác : Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thácnhư uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân vàthu hộ…Các dịch vụ này tạo lên nguồn vốn uỷ thác tại ngân hàng Ngày nay,cùng với sự phát triển của các quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinhtế, xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính,đã sử dụng ngân hàng như là một kênh dẫn vốn tới các mục tiêu Và kết quảlà hình thành nguồn vốn uỷ thác, làm tăng nguồn vốn của ngân hàng.

- Nguồn trong thanh toán : Các hoạt động thanh toán không dùng tiềnmặt có thể hình thành các nguồn trong thanh toán ( séc trong quá trình chi trả,tiền ký quỹ để mở L/C …) Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong

Trang 22

đồng tài trợ có số kêt dư của ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiệncho vay…

- Tiền khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả…

1.2.3.Tổ chức công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.3.1.Các căn cứ khi tổ chức công tác huy động vốn của ngân hàngthương mại

Khi tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường, mỗi một ngân hàngthương mại đều có một cách thức tổ chức huy động vốn riêng, tuỳ thuộc vàotình hình thực tế về điều kiện của mỗi ngân hàng, vào thực trạng của nền kinhtế, và chính sách cũng như mục tiêu của từng ngân hàng Chính vì thế mà khitổ chức công tác huy động vốn thì các ngân hàng phải căn cứ vào nhiều yếu tốkhác nhau như;

- Tình hình thực tế của kinh tế xã hội: Yếu tố vể dự phát triển kinh tế vĩmô của toàn xã hội luôn có những tác động trực tiếp đến công tác huy độngvốn của các ngân hàng thương mại Khi một nền kinh tế phát triển bền vữngthì các thành phần kinh tế mới gia tăng được thu nhập, doanh thu, đồng thờiyên tâm gửi tiền vào ngân hàng Hoặc ngược lại, trong thời kỳ mà kinh tế cónhiều biến động, lam phát cao, thì mọi người có su hướng giữ tiền trong mìnhđể đảm bảo an toàn.

- Chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nươc, cũng như các quyđịnh cụ thể trong lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng Do đặc trưng hoạtđộng của ngân hàng thương mại trên thị trường tài chính, mà tầm ảnh hưởngcủa các ngân hàng đến sự phát triển kinh tế là rất lớn Chính vì vậy, mà Chínhphủ các quốc gia luôn kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động của ngân hàngthương mại Các hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại sẽ đượcđiều chỉnh kiểm soát chặt chẽ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Và cuối cùng là tình hình thực tế của ngân hàng mà có thể đưa ra cáccách tổ chức huy động vốn thích hợp Một ngân hàng lớn , với mạng lưới chinhánh rộng có nhiều khả năng huy đông được lượng vốn lớn.

Trang 23

1.2.3.2.Tổ chức công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

Trong thực tế, khi một doanh nghiệp muốn thành lập và đi vào hoạtđộng thì yếu tố đầu tiên không thể thiếu là yếu tố về vốn Đó sẽ là cơ sở đầutiên để doanh nghiệp mau sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, muanguyên vật liệu Đặc biệt, hoạt động của các ngân hàng trên thị trường chủyếu là kinh doang tiền tệ nên điều tất yếu là phải có một lượng vốn ban đầulớn Mặt khác, do hoạt động đặc thù của các ngân hàng là kinh doanh mộtlượng tiền rất lớn, do vậy việc huy động vốn đòi hỏi phải diễn ra liên tục Cóthể nói hoạt động huy động vốn trên thị trường là một yếu tố rất quan trọngquyết định đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên thị trường.

Do công tác huy động vốn của các ngân hàng luôn đóng vai trò hết sứcquan trọng, lên việc tổ chức công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ tuỳthuộc vào quy mô, chức năng, nhiệm vụ của từng ngân hàng mà được tổ chứcdưới các hình thức khác nhau Nhưng nhìn chung, việc tổ chức công tác huyđộng vốn trong các ngân hàng sẽ được giao cho bộ phận có chức năng soạnthảo, và phải được người có thẩm quyền thông qua Tuy nhiên, quá trình thựchiện công tác huy động vốn sẽ do nhiều bộ phận khác nhau cúng tham giaphối hợp thực hiện

Các vấn đề cần quan tâm trong công tác huy động vốn

- Điều đầu tiên cần phải nhắc đến khi huy động vốn đó là để đáp ứngnhu cầu cho vay và đầu tư Ngay từ, khi mới thành lập thì hoạt động cho vayđã là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại, đó cũng là hình thứckinh doanh chủ yếu của ngân hàng Hoạt động đặc trưng của các ngân hàngđó là hoạt động cho vay để thu được lãi suất Nhưng ngày nay, cùng với sựphát triển không ngừng của kinh tế, thì hoạt động của các ngân hàng khôngchỉ còn đơn thuần là hoạt động cho vay để thư lãi, mà nó còn mở rộng ra cáclĩnh vực đầu tư Hoạt động đầu tư của các ngân hàng sẽ tận dụng được cáckhoản tiền nhàn dỗi, đồng thời tận dụng được các kinh nghiệm cũng như khảnăng trên thị trường tài chính Do vậy yếu tố đầu tiên phải xem xét khi huy

Trang 24

động vốn là phải cân đối với hoạt động cho vay và đầu tư Đó cũng chính làmục đích huy động vốn của các ngân hàng.

- Quá trình huy động vốn cần phải đảm bảo rằng tính chất nguồn huyđộng phải phù hợp với tính chất sử dụng Điều này đóng một vai trò hết sứcquan trọng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị thường Khi tổ chứccông tác huy động vốn trên thị trường ngân hàng cần căn cứ vào nhu cầu sửdụng của mình là gì, đó có thể là các khoản tín dụng dài hạn, trung hạn, hoặclà ngắn hạn Sự phù hợp giữa tính chất của nguồn huy động và tính chất sửdụng sẽ giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh củamình, đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh, tăng thời gian quayvòng vốn Tính chất sử dụng vốn của các ngân hàng không chỉ thời hạn củakhoản tín dụng, mà còn là phương thức thanh toán trong nước hay quốc tế

- Điều tiếp theo cần phải kể đến là vấn đề an toàn về vốn trong công táchuy đông vốn Hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường tàichính luôn hàm chứa rất nhiều những rủi ro, do vậy vấn đề đảm bảo các điềukiện an toàn về vốn là một việc hết sức cần thiết Sự an toàn trong công táchuy động vốn có thể thể hiện ở tính thanh khoản của khoản vốn Bởi vì, trongquá trình kinh doanh các khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, do vậy cáckhoản vốn mà ngân hàng huy động được cần phải bảo đảm tính thanh khoảnsong song với việc sinh lãi.

- Chi phí thấp, cơ cấu vốn phù hợp Hoạt động kinh doanh của các ngânhàng thương mại là vì mục tiêu lợi nhuận, vì thế yếu tố chi phí cho hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng Nó sẽquyết định đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng, cũng như vấn đề về lợinhuận của ngân hàng Ngoài ra cơ cấu của nguồn vốn cũng có ảnh hưởng rấtlớn tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng Quản lý cơ cấu củanguồn huy động phải đảm bảo các nội dụng sau:

 Thống kê đầy đủ và kịp thời các thay đổi về các loại nguồn vốnhuy động, tốc độ quay vòng của mỗi loại.

Trang 25

 Phân tíc kỹ lưỡng các nhân tốc gắn liền với thay đổi đó.

 Lập kế hoạch phù hợp cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sửdụng.

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngânhàng thương mại

Trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại vứa đóng vai trò là mộtnơi tập trung vốn, vừa là nơi phân phân phối vốn trong xã hội, vì vậy mà hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng thương mại không tồn tại một cách độclập, mà nó luôn có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác Có thể nói hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng thương mại, chịu sự tác động của rất nhiềunhững yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, các yếu tố này đều trực tiếp,hoặc gián tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

1.3.1.Nhân tố chủ quan

Nhân tố khách quan là các nhân tố bên trong nội tại các ngân hàng, làcác nhân tố ngân hàng hoàn toàn có thể thay đổi Các nhân tố này có tác độngđến tất cả các hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động huy động vốncủa ngân hàng Các yếu tố chủ quan này bao gồm:

- Yếu tố đầu tiên phải kể đến đó chính là năng lực cạnh tranh của ngânhàng Năng lực cạnh tranh của ngân hàng có thể là ở quy mô, ở thươnghiệu…Các yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trong trong việc huy độngvốn của ngân hàng, bởi vì nó thể hiện uy tín, lòng tin vào ngân hàng củakhách hàng, là sức mạnh trong cạnh tranh của ngân hàng Đặc biệt trong thờiđại như ngày nay, thì vấn để cạnh tranh giữa các ngân hàng lại càng trở lênquan trong hơn bao giờ hết Bởi vì, trong cơ chế thị trường, các doanh nhiệpđề có vai trò bình đẳng như nhau Do đó chỉ có doanh nghiệp nào khẳng địnhđược mình và vươn lên thì mới có thể tồn tại được.

- Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Trong mỗi một giai đoạnnhất định thì các ngân hàng thường đề ra một chiến lược kinh doanh nhất

Trang 26

định, chiến lược này phải phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng Đó sẽlà yếu tố quyết định đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Với mỗi mộtchiến lược kinh doanh khác nhau, thì ngân hàng đồng thời sẽ có một chiếnlược huy đông vốn khác nhau sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh củangân hàng Và tất nhiên là với một chiến lược kinh doanh thích hợp, thì côngtác huy động vốn sẽ đạt được những thành công.

- Nội dung chính sách huy động vốn mà ngân hàng đang áp dụng.Thông thường chính sách huy động vốn sẽ thường xuyên thay đổi theo mụctiêu cụ thể mà ngân hàng theo đuổi, cũng như chiến lược kinh doanh của ngânhàng Khi có nhu cầu về vốn lớn, ngân hàng thương mại có thể đưa ra nhiềuphương thức huy động vốn khác nhau như lãi suất , cung cấp dịch vụ…

- Nhận thức về công tác huy động vốn Đây là một yếu tố rất quantrọng đối với công tác huy động vốn của ngân hàng Bởi vì, nếu ngân hàngkhông có được những nhận thức đúng đắn về vai trò cũng như chức năng củacông tác huy động vốn thì vấn đề huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rấtnhiều khó khăn Và chỉ khi có được những nhận thức đúng đắn về công táchuy động vốn thì ngân hàng mới có thể đưa ra được các chính sách cũng nhưcác biệm pháp huy động vốn cho phù hợp, từ đó công tác huy động vốn sẽ đạtđược những thành công như mong muốn.

- Cùng với đó thì yếu tố về nhân sự của ngân hàng cũng đóng vai tròhết sức quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng Nguồn nhânlực bên trong ngân hàng chính là yếu tố quyết định đến khả năng, đến nănglực làm việc, cũng như khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa họccông nghệ thì năng lực của các nhận viên trong ngân hàng về khả năng nắmbắt các công nghệ mới sẽ có vai trò quyết định trong việc hội nhập với thịtrường tài chính quốc tế Do vậy, ngân hàng cần có các chính sách tuyển trọn,các chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút được nguồn nhân lực có chất lượngcao.

Trang 27

- Ngoài ra các yếu tố như: mạng lưới chi nhánh, kinh nghiệm cũng nhưkhả năng của đội ngũ nhân viên ngân hàng, yếu tố về thương hiệu… cũng sẽcó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.

1.3.2 Nhân tố khách quan

Bên cạnh các yếu tố chủ quan bên trong ngân hàng, thì công tác huyđộng vốn của ngân hàng thương mại còn chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cácyếu tố khách quan nằm bên ngoài sự kiểm soát của ngân hàng.

- Yếu tố tâm lý của khách hàng : Đây là một yếu tố có ảnh hưởngkhông nhoe đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Thông thường ở cácnước phát triển tiên tiến, người dân thường sử dụng các dịch vụ tiện ích củangân hàng, mà ít khi dùng tiền mặt, do vậy lượng tiền mặt lưu thông trongnền kinh tế là rất nhỏ, điều này sẽ tạo điều kiệm thuận lợi cho hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng thương mại Nhưng ngược lại, ở các nước đang pháttriển, người dân vẫn giữ thói quen tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán, vì vậyhoạt động huy động vốn của các ngân hàng tại đây sẽ gặp khó khăn.

- Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội Nền kinh tế có ổn định, phát triểnbền vững, thu nhập bình quân đầu người có cao, trình độ dân chí của dân cưcó cao, thì khả năng huy động vốn của ngân hàng mới có thể có điều kiệnphát triển tốt Bởi vì, chỉ khi người dân có thu nhập cao thì họ mới có thể cókhả năng chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và có nguồn vốn nhán dỗichưa sử dụng dến dư ra từ thu nhập Khi đó, họ sẽ nghĩ đến việc cất trữ trongngân hàng để nhằm mục đích thu lãi, và đảm bảo an toàn Và bên cạnh đó,người dân chỉ gửi tiền vào ngân hàng khi họ cảm thấu an toàn, tức là khi mànền kinh tế phát triển ổn định, cùng với sự ổn định về chính trị Ngược lại,nếu trong một nền kinh tế mà không ổn định, thu nhập, cũng như dân trí thấpthì tất yếu là tiết kiệm của xã hội cũng sẽ thấp, thêm vào đó là tâm lý ưu dùngtiền mặt, người dân chưa thấy hết được các tiện ích mà ngân hàng cung cấp,và điều này sẽ gây rất nhiều những khó khăn cho hoạt động huy động vốn của

Trang 28

ngân hàng Ngoài ra, hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố khác như tỷ lệ lạm phát, sự suy thoái của nền kinh tế, thậmchí là sự phát triển quá nóng của nền kinh tế.

- Môi trường pháp lý Nhà nước luôn đóng vai trò điều tiết vĩ mô toànbộ hoạt động kinh tế của một quốc gia, nhằm thúc đẩy sự phát triển của toànbộ nền kinh tế Đặc biệt, hoạt động của ngân hàng luôn có tác động rất lớnđến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, nên sẽ chịu sự điều tiết chặt chẽ củacác chế tài của pháp luật, và chịu sự điều tiết và quản lý từ phía Ngân hàngNhà nước Pháp luật của các quốc gia quy định, trong các trường hợp cầnthiết, các ngân hàng thương mại phải tiến hành mua trái phiếu chính phủ doChính phủ ( mà đại diện là kho bạc nhà nước ) phát hành Ngoài ra, tại nhiềuquốc gia, Ngân hàng Nhà nước còn quy định mức vốn tối đa được phép huyđộng theo một tỷ lệ nhất định nào đó so với vốn chủ sở hữu của các ngânhàng thương mại, để đáp ứng các mục tiêu an toàn và an ninh tiền tệ của quốcgia Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn chịu sự điều tiết của nhiềuchế tài pháp luật khác, nhiều cơ quan khác.

- Trình độ phát triển của thị trường tài chính Một thị trường tài chínhphát triển ở trình độ cao và hiện đại, thì việc động vốn sẽ có thể thực hiệntheo nhiều phương thức cũng như nhiều kênh khác nhau Ngoài ra, trong mộtthị trường tài chính hiện đại thì vấn đề thông tin đến với các doanh nghiệp sẽcó khả năng đầy đủ và kịp thời hơn Và đó sẽ là điều kiện rất tốt cho hoạtđộng huy động vốn của các ngân hàng.

- Môi trường cạnh tranh Quá trình cạnh tranh trong hoạt động của cácngân hàng thương mại được bắt đầu ngay từ khi ngân hàng được ra đời Đặcbiệt trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ như ngày nay thì vấn đề cạnh tranhcàng trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữacác ngân hàng mà còn bao gồm cả các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính,các công ty cho thuê tài chính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức khác

Trang 29

cung cấp Các yếu tố này sẽ có các tác động rất lớn tới hoạt động huy độngvốn của ngân hàng, điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có các chính sáchhuy động vốn phù họp với tình hình thị trường.

Như vậy, ta có thể thấy rằng hoạt động của các ngân hàng chịu sự tácđộng của rất nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm cả các yếu tố khác quan,cũng như các yếu tố chủ quan Các yếu tố này sẽ có các tác động ở nhiều mứcđộ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, tưng thời kỳ, cũng như tình hìnhcụ thể của thị trường Do vậy đòi hỏi các ngân hàng phảo có các chính sáchcũng như các biệm pháp huy động vốn cho phù hợp với điều kiện và tình hìnhcụ thể.

Trang 30

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐNCỦA NHNN&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

2.1 Khái quát về NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong nhữngnăm qua, nền kinh tế thế giới đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ Hoà vàocùng với sự phát triển đó, với những lỗ lực của mình, nền kinh tế Việt Namcũng đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể Và cùng với su thế hộinhập chung của thế giới, Việt Nam đang từng bước phát huy tối đa nội lực đểbắt nhịp với sự phát triển kinh tế của thế giới Sự hội nhập kinh tế thế giới đòihỏi thị trường tài chính trong nước, đặc biệt là ngành ngân hàng phải cónhững cải cách quan trọng cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trongthời kỳ mới.

Trong cơ chế kinh tế tập chung bao cấp, các ngân hàng trong nướcđược tổ chức theo mô hình của các ngân hàng chuyên doanh Bước sàng thờikỳ đổi mới kinh tế, để đáp ứng nhu cầu của thị trường các ngân hàng cần đadạng hoá các loại hình dịch vụ, đồng thời mở rộng thị trường trong nước vànước ngoài Đó sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho ngân hàng tồn tại và pháttriển trong sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước cũng như thếgiới Do vậy các ngân hàng tại Việt Nam cũng từng bước chuyển sang môhình ngân hàng đa năng, thực hiện cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng:các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở rộng cho vay xây dựng cơ bản, cho vaytrong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn…ngoài ra các ngân hàng còn thamgia vào lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán dưới hình thức thành lập các côngty con như: công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán Nhiều ngân hàng còntiến hành liên doanh với các ngân hàng nước ngoài để mở các chi nhánh tại

Trang 31

nhiều địa điểm khác nhau nhằm phát triển mạng lưới chi nhánh trong nướccũng như quốc tế.

Hoà nhập cùng với xu thế tất yếu đó, ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam đã không ngừng lỗ lực để nâng cao công nghệcũng như trình độ của cán bộ công nhân viên trong hệ thống, đồng thời mởrộng mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc Ban lãnh đạo ngân hàng nhận thấykhu vực phía Nam Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng, cho lên ban lãnhđạo ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ra quyếtđịnh 48/QĐ-HĐQT ngày 12/3/2001 về việc thành lập chi nhánh Nam Hà Nội,và được chinh thức khai trương vào đi vào hoạt động ngày 08/5/2001 với độingũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và đến nay là 95 cán bộ.

Chi nhánh có trụ sở tại khu nhà C3, phường Phương Liệt, quận ThanhXuân thành phố Hà Nội, phạm vi hoạt động chủ yếu là trên địa bàn quậnThanh Xuân và các quân nội thành Hà Nội.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện côngnghiệp háo hiện đại hoá nông thôn, trong những năm qua Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội đã có rấtnhiều đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn bằng các hìnhthức đầu tư tín dụng Trong những năm đầu thành lập, Chi nhánh mặc dù gặpkhông ít những khó khăn, nhưng vẫn đạt được những bước tiến quan trọng.Và trong thời gian tới, Chi nhánh vẫn không ngừng đổi mới và phục vụ ngàycàng tốt hơn cho sự nghiệp phát triển nông thôn và hội nhập kinh tế

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

2.1.2.1.Tổ chức biên chế bộ máy và cơ cấu cán bộ của Chi nhánh

Tổng số cán bộ đến ngày 31/12/2005của toàn Chi nhánh là 112 laođộng và được xếp theo sơ đồ sau:

Trang 32

Hội sở

Phòng thanh

toán quốc tế

Phòng kế toán

ngân quỹPhòng

thẩm định

Phòng hành chính nhân sựPhòng

tín dụngPhòng

nguồn vốn và

kế hoạch

tổng hợp

Tổ kiểm

tra thanh toán nội

PGD số 4

PGD số 5

PGD số 6CN

Tây ĐôCN

Giảng Võ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Nam Hà Nội

2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội

Chức năng: cũng như các ngân hàng thương mại khác NHNP&PTNT ViệtNam chi nhánh Nam Hà Nội cũng có các chức năng cơ bản sau đây:

 Là một tổ chức trung gian tài chính hoạt động chủ yếu là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư.

 Tạo phương tiện thanh toán Khi ngân hàng cho vay số dư tài khoảntiền gửi thanh toán của ngân hàng tăng lên, khách hàng có thể dùngđể mua hàng hoá dịch vụ.

Trang 33

 Đóng vai trò là trung gian thanh toán Thay mặt khách hàng, ngânhàng thanh toán giá trị hàng hoá dịch vụ Bên cạnh đó còn thực hiệnthanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặcthông qua các trung tâm thanh toán.

Nhiệm vụ: khai thác thị trường phía Nam Hà Nội và thực hiện chương trìnhcủa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.2.3.Nghiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh NamHà Nội thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau đây:

 Nhận tiền gửi Đây là một trong những hoạt động đầu tiên của các ngânhàng thương mại từ khi hình thành Trên cơ sở ngân hàng mở các tàikhoản nhận tiền gửi cho khách hàng với cam kết trả đúng hạn, và camkết trả cho khách hàng một khoản tiền lãi ( hay là chi phí đánh đổi choviệc sử dụng vốn ).

 Cho vay Ngân hàng có nhiều cách thức để huy động vốn khác nhau.Và khi đã huy động được vốn, thì một trong những phương thức đemlại lợi nhuận cho ngân hàng là cho vay Đó là hình thức mà ngân hàngsẽ cho các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu về vốn vay với một lãi suấtcao hơn chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn, từ đó ngân hàngsẽ thu được khoản chênh lệch về lãi suất Nghiệp vụ cho vay là nghiệpvụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại.

 Mua bán ngoại tệ Đây sẽ là hoạt động mang đầy tính tiềm năng chocác ngân hàng đặc biệt là trong su thế hội nhập như hiên nay Trongnghiệp vụ này, ngân hàng sẽ tiến hành sẽ mua một loại tiền này để đổilấy một loại tiên khác và hưởng khoản chênh lệch, cũng như phí dịchvụ.

 Bảo quản vật có giá Ngân hàng sẽ tiến hành giữ hộ khách hàng các vậtcó giá như vàng bạc và các tài sản có giá khác, và thu được các khoảnphí.

Trang 34

 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, mở vàthanh toán L/C phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.

 Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ

 Thực hiện các chương trình dự án của Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam

 Cung cấp các dịch vụ khác như: môi giới chứng khoán, bảo hiểm, dịchvụ đại lý, dịch vụ bảo lãnh…

2.1.3 Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2005.

2.1.3.1 Nguồn vốn.

Ngày đăng: 03/12/2012, 13:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1 Cơ cấu NV theo tiền 4.012132 100% 1,233,986 48.4% - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
1 Cơ cấu NV theo tiền 4.012132 100% 1,233,986 48.4% (Trang 36)
Bảng 2: Kết quả nguồn vốn của Chi nhánh - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 2 Kết quả nguồn vốn của Chi nhánh (Trang 36)
Bảng 3: Tình hình dư nợ của Chi nhánh - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 3 Tình hình dư nợ của Chi nhánh (Trang 38)
Bảng 4: Tình hình kinh doanh đối ngoại - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 4 Tình hình kinh doanh đối ngoại (Trang 40)
2.2.1.Tình hình chung về công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1. Tình hình chung về công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 41)
Bảng 7: Bảng cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động                                                                                          Đơn vị: Triệu đồng - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 7 Bảng cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động Đơn vị: Triệu đồng (Trang 46)
Bảng 8: Bảng cơ cấu phân theo nguồn hình thành                                                                                           Triệu đồng - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 8 Bảng cơ cấu phân theo nguồn hình thành Triệu đồng (Trang 49)
Bảng 9: Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 9 Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi (Trang 52)
Bảng 10: Mục tiêu huy động vốn của Chi nhánh trong những năm tới                                                                                                   Tỷ đồng - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 10 Mục tiêu huy động vốn của Chi nhánh trong những năm tới Tỷ đồng (Trang 63)
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 30 - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 30 (Trang 76)
2.1.3.4.Tình hình tiếp nhận dự án nước - Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.3.4. Tình hình tiếp nhận dự án nước (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w