1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing XK tại Công ty Giầy Thụy Khuê.DOC

67 659 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Xuất Khẩu Tại Công Ty Giầy Thụy Khuê
Trường học trường đại học
Chuyên ngành marketing
Thể loại đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 314,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing XK tại Công ty Giầy Thụy Khuê.DOC

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm cuối cùng của thế kỷ này, nước ta đã có những bướctiến quan trọng trong vấn đề hội nhập ASEAN (năm 1995) APEC (năm 1998cùng với việc đang xúc tiến đàm phán ra nhập AFTA, WTO và Hiệp địnhthương mại Việt Nam – Hoa kỳ Trong quá trình hội nhập đó, Đảng và Nhànước ta đặc biệt rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu.

Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, chúng ta không thể thâm nhập thịtrường đặc biệt là thị trường thế giới bằng những mặt hàng manh mún, côngnghệ thấp chất lượng kém và càng không thể chủ quan áp đặt những mặt hàngsẵn có trên thị trường Chính vì lý do đó, để thành công trên con đường kinhdoanh quốc tế nó đòi hỏi tất cả các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam phảikhông ngừng tìm tòi, học hỏi, nắm bắt được những cơ hội của thị trường.

Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây, để hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu có hiệu quả, các công ty xuất nhập khẩu của Việt Namđã và đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để từ đó mà vậndụng các chiến lượcMarketing – xuất nhập khẩu ở nhiều mức độ khác nhau.Và trong số đó có Công ty Giầy Thụy Khuê.

Công ty giầy Thụy Khuê là một đơn vị chuyên sản xuất - kinh doanh mặthàng Giầy dép Hàng năm Công ty đóng góp một phầ không nhỏ vào tổngkim ngạch xuất khẩu mặt hàng Giầy dép của nhà nước Song vài năm gần đâydo chịu nhiều tác động của các nhân tố khách quan, chủ quan hoạt động xuấtkhẩu của Công ty xuất hiện những vấn đề cần đổi mới, như tầm quan trọngcủa hoạt động Marketing xuất khẩu.

Trang 2

Xuất phát từ những điều trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Giầy

Thụy Khuê tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạtđộng Marketing xuất khẩu tại Công ty Giầy Thụy Khuê” làm đề tài

chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Mục đích nghiên cứu của đề tài đó là: Vận dụng tổng hợp cơ sở lý luận,kết hợp với phân tích điều kiện kinh doanh thực tại ở Công ty, trên cơ sở đóchỉ ra ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại cùng nguyên nhân gây ra để đề xuấtnhững biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – xuất khẩu ở Côngty.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài do hoạt động kinh doanh thương mại quốctếlà một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hoạt động Marketing – xuất khẩu còn khámới mẻ, đầy phức tạp và thách thức cho nên với năng lực của một sinh viêntôi không thể nghiên cứu tất cả các nội dung của đề tài mà chỉ tập trungnghiên cứu những nội dung cơ bản để giải quyết những vấn đề về Marketing– xuất khẩu tại Công ty Giầy Thụy Khuê.

Phương pháp nghiên cứu đề tài: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã cốgắng vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logic, lịch sử kết hợp vớiphương pháp tiếp cận thực tiễn các vấn đề lý luận để nghiên cứu.

Với mục đích, giới hạn và phương pháp nêu trên tôi chia luận văn thànhba phần chính:

Phần I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Marketing – xuất

Phần II: Thực trạng hoạt động Marketing – xuất khẩu tại Công ty Giầy

Thụy Khuê.

Trang 3

Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing – xuất

khẩu tại Công ty Giầy Thụy Khuê.

Trang 4

Phần I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNGMARKETING – XUẤT KHẨU.

I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA MARKETING QUỐC TẾ.

1 Khái niệm Marketing Quốc tế.

Marketing quốc tế là việc thực hiện các hoạt động nhằm định hướng,nắm bắt nhu cầu thị trường nước ngoài để xác lập các biện pháp thỏa mãn tốiđa nhu cầu đó, qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Như vậy ta thấy thực chất Marketing quốc tế chỉ là sự vận dụng nguyênlý, nguyên tắc các phương pháp và kỹ thuật tiến hành của Mareking trongđiều kiện thị trường nước ngoài Sự khác biệt của Marketing quốc tế vàMarketing nói chung chỉ ở chỗ là hàng hoá và dịch vụ được tiêu thụ khôngphải trên thị trường nội địa mà là ở thị trường nước ngoài Sự khác biệt nàychỉ là thứ yếu và càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Marketing trongnhững điều kiện mới.

Việc nghiên cứu Marketing quốc tế là chìa khóa để đạt được các mụctiêu của doanh nghiệp của doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp ở đây cóthể là mua bán hay đầu tư sản xuất tại các thị trường nước ngoài mà doanhnghiệp muốn nắm bắt Và khi mà chúng ta nghiên cứu Marketing quốc tếtrong trường hợp chỉ áp dụng cho các sản phẩm được sản xuất trong nướcnhưng được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài thì đó chính là Marketing – xuấtkhẩu.

2 Vai trò và chức năng của Marketing quốc tế.

Trang 5

Với vai trò làm thích ứng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpvới điều kiện của môi trường quốc tế, xuất phát từ sự khác biệt to lớn giữa thịtrường nước ngoài với thị trường nội địa và giữa thị trường nước ngoài vớinhau, để đảm bảo lợi nhuận tôi đa cho doanh nghiệp, Marketing quốc tế thựchiện được những chức năng cơ bản:

- Thiết lập một hệ thống quan sát hữu hiệu tập hợp các thị trường đểnhận biết một cách nhanh chóng các biến động thị trường và nếu có thể thì dựbáo trước các biến động đó.

- Xác lập khả năng phản ứng nhanh đối với các điều kiện đặc biệt vàđồng thời với nó là khả năng thiết ghi nhanh chóng từ phía dịch vụ hànhchính.

- Thiết lập một hệ thống theo dõi kết quả và kiểm tra hiệu quả của cáchoạt động đã cam kết bất chấp những khó khăn sinh ra do sự khác biệt về môitrường kế toán, sự biến động về tiền tệ và sự khác biệt về “văn hoá” trongquản lý doanh nghiệp.

- Hình thành khả năng sáng tạo và áp dụng những thay đổi trong kỹ thuậtthu nhập thông tin và kỹ thuật hoạt động trên thị trường để bao quát được mọitrường hợp riêng biệt.

Thực hiện được những chức năng trên là điều kiện cần thiết cho sự pháttriển quốc tế lâu dài và có hiệu quả của doanh nghiệp.

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỌNG MARKETING – XK.

Bao gồm:

1 Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu.

a Nghiên cứu khái quát thị trường xuất khẩu.

Trang 6

* Nghiên cứu cơ cấu, quy mô của thị trường:

Việc xác định cơ cấu, quy mô của thị trường rất có ích cho các công tyxuất khẩu khi họ tham gia vào thị trường hoàn toàn mới, vì qua việc nghiêncứu này giúp cho công ty xác định được tiềm năng của thị trường đó thôngqua các nội dung:

+ Số lượng người tiêu thụ, người sử dụng.+ Khối lượng hiện vật hàng hóa tiêu thụ.+ Doanh số bán thực tế.

+ Phần thị trường mà công ty có thể cung ứng và thoả mãn.* Nghiên cứu khái quát xu thế vận động của thị trường:

Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp công ty xác định được quy luật biếnđộng cũng như triển vọng của thị trường đó, trên cơ sở ấy giúp công ty đưa ranhững quyết định Marketing có hiệu quả nhất cho hoạt động sản xuất kinhdoanh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.

* Nghiên cứu các yếu tố môi trường ở nước ngoài:

Khi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh ở một nước không phảinước nhà họ sẽ gặp phải nhiều vấn đề phức tạp hơn nhiều Sự phức tạp đó domôi trường cạnh tranh, đặc điểm của các thị trường có sự khác biệt đối với thịtrường trong nước Mặt khác các khía cạnh tác nghiệp của các hoạt độngMarketing sự hiện diện của thị trường của công ty với độ rộng, chiều sâu củacác sản phẩm chào bán của nó và sự sẵn có của các hãng nghiên cứuMarketing và quảng cáo cũng có sự khác biệt với thị trường trong nước Dođó việc nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường nước ngoài là vô cùng cầnthiết.

Trang 7

* Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường kinh tế quốc tế:

Sự ổn định hay bất ổn định về kinh tế, chính sách kinh tế của các quốcgia trong khu vực và thế giới nói chung hay một quốc gia nói riêng có tácđộng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả của công ty trên thị trường nướcngoài Trong môi trường môi trường kinh tế các công ty XNK tập trungnghiên cứu các vấn đề sau:

+ Cấu trúc công nghiệp nước sở tại: Định hình các nhu cầu vể sản phẩm,dịch vụ, mức lợi tức và mức độ sử dụng nhân lực Có bốn loại cấu trúc côngnghiệp:

- Nền kinh tế tự cấp tự túc.

- Nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu thô.- Nền kinh tế đang công nghiệp hoá.- Nền kinh tế côn nghiệp hoá.

+ Sự phân bổ thu nhập: Thu nhập phản ánh khả năng thanh toán và sửdụng của người tiêu dùng nên cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước nhập khẩu Điều này ảnh hưởngđến tổng mức nhu cầu và tổng mức nhập khẩu sản phẩm hàng hoá của nướcđó Nó được biểu hiện qua GNP, GDP bình quân trên đầu người, sự ổn địnhđồng tiền, khả năng thanh toán

+ Xu thế phát triển và hội nhập kinh tế vùng và trên thế giới: Mang lại sựphụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giảm bớt hàng rào thương mại giữa cácquốc gia thành viên, thúc đẩy các di chuyền trên thị trường quốc tế các nhântố đầu vào và các chính sách kinh tế, tài chính, tỷ giá hối đoái Hội nhậpcũng có ảnh hưởng đến lợi ích các quốc gia tham gia khối kinh tế ảnh hưởng

Trang 8

tích cực là tạo ra buôn bán trao đổi, còn tiêu cực là làm chệch hướng trao đổi.Bên cạnh đó nó còn có thể đưa đến thay đổi quan trọng trong cấu trúc của cácquốc gia thành viên Cạnh tranh lớn hơn, lợi ích kinh tế theo quy mô do tiếpcận các thị trường lớn hơn và đầu tư, đổi mới nhiều hơn Từ đó dẫn đến việcsử dụng nguồn lực hữu hiệu hơn và phát triển kinh tế nhanh hơn ở các quốcgia thành viên

* Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường tài chính quốc tế:

Môi trường này có tác động lớn đến hoạt động XNK của các Công tyXNK nên những sắp đặt về tài chính tiền tệ quốc tế có vai trò quan trọng đốivới môi trường hoạt động quốc tế Sự vận hành các thị trường ngoại hối làmối quan tâm trực tiếp của hầu hết các Công ty khi tham gia kinh doanh quốctế Trong môi trường này Công ty cần nghiên cứu: Sự biến động trong tỷ giáhối đoái , thị trường vốn quốc tế, các rào cản quan trọng đối với tính linh hoạtcủa vốn đó là: Các kiểm soát hối đoái do chính phủ đặt ra ở nhiều quốc gia,rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro về chủ quyền.

* Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường luật pháp chính trị quốc tế:Môi trường luật pháp chính trị quốc tế có vai trò quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh quốc tế Sẽ là thuận lợi nếu công ty kinh doanh trong mộtquốc gia ổn định về chính trị và ngược lại Nghiên cứu về môi trường nàythường thông qua các vấn đề sau:

+ Vai trò của chính phủ: Đây là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinhdoanh quốc tế được chia ra làm ba nhóm:

- Nhóm xúc tiến đẩy hoạt động thương mại quốc tế.

Trang 9

- Nhóm cạnh tranh hay thay thế sự quản lý xuất khẩu bằng những hãngtư nhân.

Một số hiệp định thoả thuận được các quốc gia tuân thủ có ảnh hưởngsâu rộng đến hoạt động kinh doanh quốc tế, bao gồm các hiệp định songphương Hiện nay Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định thương mại songphương với Mỹ.

+ Vấn đề giải quyết xung đột: Do không có một thế chế thi hành luật nàotồn tại nên các công ty thường giới hạn trong các luật pháp của nước nhà vànước chủ nhà Vấn đề đặt ra khi có tranh chấp là giải quyết các bất đồng luậtpháp của các bên từ các quốc gia khác nhau như thế nào: “Loại luật nào đượcvận dụng?” và “Loại toà án nào sẽ theo đuổi việc kiện tụng”.

* Nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường văn hoá - xã hội quốc tế:Văn hoá định hình những hành vi mua sắm và tiêu dùng có thể chấpnhận được cho cả người tiêu dùng và nhà kinh doanh Vấn đề đặt ra cho cácnhà Marketing là phải có sự nghiên cứu về văn hoá - xã hội để đưa ra các

Trang 10

quyết định Marketing – mix phù hợp Do khía cạnh của văn hoá có ảnh hưởngđến quyết định kinh doanh của các công ty đó là:

+ Giao tiếp ngôn ngữ: Ngôn ngứ là một phương tiện của giao tiếp Ngônngữ có hai loại là ngôn ngữ bằng lời và không lời (điệu bộ, vẻ mặt, dáng điệuvà kiểu cách).

+ Quá trình tư duy nhận thức: Có khác nhau giữa các quốc gia nên dễgây nên sự hiểu lầm trong giải thích các thông điệp.

+ Giá trị và quy tắc: Giá trị là những quan điểm lý tưởng sâu sắc làm nềntảng cho các quy tắc hướng đạo đời sống xã hội Qui tắc: Là những quy địnhtiêu chuẩn và mô hình ứng xử được thừa nhận.

+ Ý thức về bản thân và không gian: Nền văn hoá có tác động đến sựthoả mãn của con người với bản thân mình Sự tự nhận biết bản thân và tựđánh giá có thể khác nhau giữa các quốc gia.

+ Phần thưởng và sự công nhận: Cách thức và phương pháp ca gợi đốivới kết quả thực hiện và thành tựu là một phương cách quan sát nền văn hoákhác Các phần thưởng giấy mời ăn tối, các tài khoản chi tiêu danh hiệu vàtiền được sử dụng rất khác nhau theo khung cảnh văn hoá Địa vị và nghềnghiệp hay động cơ mà con người theo đuổi mục đích cũng khác nhau, hàilòng với các phần thưởng cũng khác nhau giữa các nền văn hoá.

+ Niềm tin và thái độ: Được thể hiện ở tôn giáo có ảnh hưởng lớn đếnsuy nghĩ và hành động của từng người mua do đó cũng ảnh hưởng đến môhình tiêu thụ sản phẩm.

Trang 11

+ Các mối quan hệ: Mỗi nền văn hoá thiết lập mối quan hệ con người vàtổ chức theo nhiều cách khác nhau và quyết định quyền lực trong mối quan hệnày.

+ Thời gian và ý thức thời gian: Những khác biệt về thời gian và ý thứcthời gian có ảnh hưởng đến tính thời vụ của sản phẩm chào bán và chiến dịchquảng cáo Có hai quan điểm về thời gian đó là: Đó là thời gian là tuyến tínhvà thời gian là chu trình.

+ Trang phục và diện mạo: Cũng có sự khác biệt về nền văn hoá Thậmchí cả màu sắc và sự phối hợp về màu sắc cũng bị văn hoá chế định.

+ Thực phẩm và thói quen thực phẩm.

* Nghiên cứu các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh quốc tế: Bất kỳcông ty nào khi tham gia vào thị trường quốc tế đều phải đối mặt với cạnhtranh Cạnh tranh được ví như con dao hai lưỡi, nó có thể tạo ra cơ hội nhưngcũng có thể tạo ra nguy cơ đối với công ty Do đó để giành thắng lơị trongđiều kiện kinh doanh hiện nay các nhà kinh doanh cần nắm bắt được các vấnđề:

+ Cơ cấu cạnh tranh.

+ Số lượng và loại đối thủ cạnh tranh và những hoạt động của chúng.+ Các nhân tố tác động lên cạnh tranh.

b Nghiên cứu chi tiết thị trường xuất khẩu.

Một Công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu dự định tham giavào một thị trường mời họ cần phải nắm bắt được các thông tin chi tiết về thịtrường thông qua các vấn đề sau:

Trang 12

* Nghiên cứu tập tính hiện thực và thói quen mua sắm của người tiêudùng: Thông tin thu được sẽ giúp cho công ty xuất khẩu xác định: Thị trườngcần hàng gì? Chất lượng như thế nào? Khi nào mua? Mua như thế nào? Tuynhiên đây là việc nghiên cứu vô cùng khó khăn và phức tạp nhất là đối vớicác công ty của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

* Nghiên cứu tập tính tinh thần của người tiêu dùng nước ngoài: Tập tínhtinh thần của người tiêu dùng là những vấn đề mà con người suy nghĩ Nghiêncứu vấn đề này bao gồm: Nghiên cứu nhu cầu động cơ, hình ảnh của sảnphẩm trong khách hàng, thái đọ của người tiêu dùng nước ngoài đối với hànghoá nhập ngoại

* Nghiên cứu giá cả thị trường nước ngoài: Việc nghiên cứu này rất quantrọng đối với công ty xuất khẩu khi đưa ra quyết định giá xuất khẩu của mình.Các vấn đề nghiên cứu bao gồm: giá bán buôn, giá bán lẻ, giá nhập khẩu, cácnhân tố ảnh hưởng và xu hướng biến động của giá.

* Nghiên cứu bán hàng ( nhà xuất khẩu).

Hợp đồng chỉ được thực hiện khi cả hai bên ký kết cùng tích cực thúcđẩy công việc thuộc trách nhiệm của mình Thực tế cho thấy khi tranh chấpxảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng hợp đồng Vì vậy, trướckhi tiến hành quan hệ buôn bán trao đổi với một bạn hàng, đặc biệt là bạnhàng nước ngoài ta phải nghiên cứu chi tiết về bạn hàng Các vấn đề cầnnghiên cứu là:

+ Khả năng thanh toán của bạn hàng.+ Chức năng quyền hạn của bạn hàng.+ Uy tín trên thị trường.

Trang 13

+ Tinh thần thiện chí.+ Quan điểm lợi nhuận.

* Nghiên cứu tình hình cạnh trạnh ở thị trường xuất khẩu.

Ở đây nhiệm vụ của các nhà xuất khẩu là phải tìm hiểu điểm mạnh, điểmyếu của đối thủ cạnh tranh để có biện pháp cạnh tranh phù hợp Tuy nhiên,đối với các công ty của Việt Nam việc nghiên cứu này gặp rất nhiều khó khănbởi các yếu tố khách quan và chủ quan: Thiếu thông tin chính xác, khả năngtrình độ còn hạn chế Các vấn đề còn nghiên cứu đó là:

+ Nghiên cứu mức độ cạnh trạnh.+ Nghiên cứu sản phẩm cạnh tranh.

+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và giải pháp cạnh tranh chủ yếu củacác đối thủ.

c Lựa chọn thị trường xuất khẩu trọng điểm.

+ Các cách tiếp cận trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Khi lựa chọn thị trường nước ngoài để quốc tế hoá hoạt động của doanhnghiệp có thể có hai cách tiếp cận khác nhau là cách tiếp cận chủ động và thụđộng.

i Cách tiếp cận thụ động.

Cách tiếp cận thụ động là việc doanh nghiệp đã chỉ phản ứng lại yêu cầucủa thị trường nước ngoài một cách không có kế hoạch Một nhà xuất khẩutrong nước, một nhà nhập khẩu nước ngoài hay một chính quyền nước ngoàikhởi xướng các đơn đặt hàng và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các đơn đặthàng đó Cách tiếp cận này thường nảy sinh từ các cuộc điều tra từ các doanh

Trang 14

nghiệp nước ngoài, thông qua những mối quan hệ đã được thiết lập bởi cáctrung gian gián tiếp hoặc qua các hội chở triển lãm trong nước và quốc tế.

ii Cách tiếp cận thụ động

Đây là cách tiếp cận mà doanh nghiệp tự mình đặt ra mục tiêu quốc tếhoá hoạt động của mình và chủ động lựa chọn thị trường cũng như cách thứcthâm nhập vào các thị trường đó Các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn cáchtiếp cận này để đảm bảo những bước đi chắc chắn hơn, theo một kế hoạchđược dự kiến trước do đó sẽ đảm bảo được sự thâm nhập chắc chắn và lâu dàivào các thị trường mới Trong trường hợp này chi phí bỏ ra sẽ cao hơn và cácdoanh nghiệp theo đuổi những lợi nhuận dài hạn hơn là những lợi nhuận ngắnhạn.

+ Các chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu.

Có hai loại chiến lược khác nhau trong mở rộng thị trường nước ngoài làchiến lược tập trung và chiến lược phân tán.

i Chiến lược tập trung:

Chiến lược tập trung là chỉ thâm nhập sâu vào một số ít thị trường nên dễtập trung được các nguồn lực của doanh nghiệp, việc chuyên môn hoá sảnxuất và tiêu chuẩn hoá sản phẩm đạt được mức độ cao hơn hoạt động quản lýtrên các thị trường đó cũng hoạt động dễ dàng hơn Mặt khác do tập trungđược nguồn lực của doanh nghiệp nên tạo được ưu thế cạnh tranh cao hơn tạicác thị trường đó.

ii Chiến lược phân tán.

Chiến lược này được đặc trưng bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp cùng một lúc sang nhiều thị trường nước ngoài khác nhau.

Trang 15

Chiến lược này có ưu điểm chính là tính linh hoạt trong kinh doanh cao hơn,hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh song do hoạt động kinh doanh bịdàn trải nên khó thân nhập sâu và hoạt động quản lý cũng phức tạp hơn, chiphí thâm nhập lớn hơn.

+ Thủ tục và phương pháp lựa chọn thị trường xuất khẩu. Thủ tục lựa chọn:

i Thủ tục mở rộng: Thủ tục lựa chọn thị trường này thường dựa vào sự

tương đồng giữa các cơ cấu thị trường của khu vực thị trường nước ngoài vềđặc điểm chính trị, xã hội, kinh tế hoặc văn hoá để mở rộng thị trường củadoanh nghiệp sang các khu vực thị trường có mức độ tương đồng cao nhất vớithị trường nội địa quen thuộc của doanh nghiệp Đây là dạng lựa chọn thịtrường dựa vào kinh nghiệm.

ii Thủ tục thu hẹp:

Thủ tục thu hẹp được sử dụng khi việc lựa chọn thị trường nước ngoàiđược bắt đầu từ tổng số các thị trường quốc gia hoặc liên kết khu vực hiện có.Phương pháp này được tiến hành một cách có hệ thống hơn và đảm bảokhông bỏ sót mọi cơ hội thị trường của doanh nghiệp Thủ tục này được tiếnhành qua các bước tuần tự:

- Đánh giá tổng quát thị trường.- Phân tích khả năng doanh nghiệp.- Lựa chọn thị trường nước ngoài.- Phân đoạn thị trường.

 Phương pháp lựa chọn:

Trang 16

i Phương pháp phân chia: Trong phương pháp này người ta dựa vào các

tiêu thức đã xác định để phân chia thị trường thành nhiều đoạn tương ứng vớitừng tiêu thức, sau đó kết hợp với tiêu thức đó vào từng đoạn thị trường.Phương pháp này đòi hỏi phải lựa chọn được tiêu thức trung tâm và tiêu thứcbổ sung.

ii Phương pháp tập hợp: Trong phương pháp này người ta lập thành

từng nhóm một các cá nhân trong toàn bộ thị trường theo sự giống nhau củađặc điểm tiêu dùng và thị hiếu để hình thành các đoạn thị trường riêng biệt Ởđây các chỉ tiêu cơ cấu giới tính, lứa tuổi không có ảnh hưởng nhiều mà chủyếu là tập tính, thái độ của khách hàng đối với sản phẩm lại có vai trò quyếtđịnh.

2 Nghiên cứu các phương thức thâm nhập thị trường xuất khẩu.

2.1 Khái niệm về phương thức thâm nhập.

Khi doanh nghiệp đã lựa chọn được một số thị trường nước ngoài làmmục tiêu mở rộng hoạt động của mình thì doanh nghiệp phải tìm ra mộtphưong thức tốt nhất để thâm nhập vào thị trường đó Chiến lược thâm nhậpvào một thị trường nước ngoài phải được xem như một kế hoạch toàn diện.Nó đặt ra trước doanh nghiệp những mục tiêu, biện pháp và chính sách đểhướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian dài Vì thế chúngta có thể đưa ra khái niệm cho chiến lược thâm nhập:

Phương thức thâm nhập thị trườnglà việc lựa chọn các kênh phân phối,các trung gian phân phối thích hợp, đồng thời thiết lập và kiểm soát mối liênhệ và hoạt động của các kênh phân phối đó.

Trang 17

2.2 Nội dung phương thức thâm nhập.

2.2.1 Các phương thức thâm nhập.

a Xuất khẩu.

- Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụcủa các tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩusản phẩm của mình ra nước ngoài Hình thức xuất khẩu gián tiếp khá phổ biếnở những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế Hình thức này cóưu điểm là ít phải đầu tư Doanh nghiệp không phải triển khai một lực lượngbán hàng ở nước ngoài cũng như các hoạt động giao tiếp – khuyếch trương ởnước ngoài và thêm vào đó là hạn chế được các rủi ro.

Tuy nhiên hạn chế là giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻvới các tổ chức tiêu thụ và không nắm băt được các thông tin về thị trườngnước ngoài.

Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung gian phânphối sau:

Hãng buôn xuất khẩu Công ty quản lý xuất khẩu Đại lý xuất khẩu.

Khách vãng lai.

Các tổ chức phối hợp.

- Xuất khẩu trực tiếp: Hầu hết các nhà sản xuất chỉ sử dụng các trunggian phân phối trong các điều kiện cần thiết Khi đã phát triển đủ mạnh đểtiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình để có thể kiểm soát trực

Trang 18

tiếp thị trường thì họ thích sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp hơn Tronghình thức này nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoàithông qua tổ chức của mình.

Các tổ chức bán hàng trực tiếp của nhà snả xuất gồm: Cơ sở bán hàng trong nước

Đại diện bán hàng xuất khẩu

Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài Tổ trức trợ giúp ở nước ngoài Đại lý nhập khẩu.

Nhà thương lượng quốc tế mua và bán với tên riêng của người đó Chuyển giao hoặc xuất khẩu bí quyết công nghệ.

Trợ giúp kỹ thuật Hợp đồng quản lý.

b Đầu tư trực tiếp.

- Phương thức mở rộng hoạt động cao hưon của doanh nghiệp ra thịtrường nước ngoài là đầu tư trực tiếp để xây dựng các xínghiệp đặt ra tại thịtrường đó Khi một doanh nghiệp đã có được kinh nghiệm về xuất khẩu vànếu thị trường nước ngoài đủ lớn thì các cơ sở sản xuất đặt tại nước đặt tạinước ngoài có những ưu điểm nổi trội.

Phương thức đầu tư trực tiếp có những hình thức sau: Xí nghiệp chìa khoá trao tay.

Chi nhánh chung hay xí nghiệp liên doanh.

Trang 19

Xí nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài.

2.2.2 Những cách tiếp cận trong lựa chọn phương thức thâm nhập.

a Cách tiếp cận đơn giản: Doanh nghiệp sẽ đi theo cách tiếp cận này khinó chỉ cân nhắc một phương thức duy nhất để thâm nhập vào thị trường nướcngoài Chẳng hạn luôn xuất khẩu thông qua các đại lý ở nước ngoài Cách tiếpcận này tất nhiên không tính đến sự phức tạp và đa dạng của thị trường nướcngoài khác nhau và những điều kiện thâm nhập.

b Cách tiếp cận thực dụng: Doanh nghiệp đi theo cách tiếp cận này khinó bắt đầu việc kinh trên thị trường nước ngoài bằng một phương thức quenthuộc nhấp với nó hoặc với một phương thức đảm bảo độ rủi ro thấp nhất Chỉkhi thực tế cho thấy là cách thức đã dùng thực tế ban đầu không thể thực hiệnđược hoặc không có lợi thế thì doanh nghiệp mới tìm một cách thức thâmnhập khác để thực hiện.

c Cách tiếp cận chiến lược: Mục tiêu của cách tiếp cận này là tìm racách thức thâm nhập thích hợp nhất đối với doanh nghiệp Nó đòi hỏi phảiước lượng được tất cả những cách thức thâm nhập có thể có và sau đó so sánhchúng với nhau để ra quyết định.

3 Chính sách về sản phẩm xuất khẩu.

3.1 Khái niệm về sản phẩm xuất khẩu và chính sách sản phẩm.

Sản phẩm xuất khẩu là mọi thứ có thể thoả mãn được nhu cầu và mongmuốn của khách hàng nước ngoài

Với khái niệm như trên, sản phẩm xuẩt khẩu rất đa dạng về hình thức.Nó có thể là những sản phẩm vật chất cũng như các thứ mà khách nước ngoàivà người tiêu dùng nhận thức được như là vai trò của sản phẩm có thể thoả

Trang 20

mãn được những cái mà họ mong muốn và do đó có thể bán được.Với mỗisản phẩm, các thành phần chất lượng của nó được biểu hiện thông qua cáckhía cạnh:

- Giá trị sử dụng của sản phẩm.- Đóng gói sản phẩm.

- Các dịch vụ hỗ trợ.

Ta chú ý rằng tính thay thế được của sản phẩm rất rộng, mỗi nhu cầu củakhách hàng có thể thoả mãn bằng nhiều sản phẩm khác nhau và ngực lại mỗisản phẩm có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau Do đó khi xây dựng mộtchính sách sản phẩm nói chung và thiết kế một sản phẩm nói riêng phải chú ýđến điều đó Từ đó ta có thể đưa ra khái niệm về chính sách sản phẩm:

Chính sách sản phẩm là việc duy trì, cải tiến hoặc thải loại sản phẩmhiện có và phát triển sản phẩm mới.

3.2 Nội dung của chính sách sản phẩm xuất khẩu.

3.2.1 Kế hoạch hoá và phát triển sản phẩm.

+ Các dạng chủ yếu của phát triển sản phẩm trong Marketing – mix:- Bổ sung phát triển sản phẩm mới: là một dạng thức mà theo đó công tycó thể bổ sung một sản phẩm mới vào loại sản phẩm hiện tại đang được bántrên thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu.

- Cải tiến hoặc thay đổi những sản phẩm hiện tại:

Để sản phẩm thích ứng với thị trường nước ngoài và có thể kéo dàichu kỳ sống của nó Một công dụng mới của sản phẩm cũng đòi hỏi nhữngthay đổi nhất định từ phía sản phẩm.

Trang 21

- Thải loại sản phẩm: Điều này là tất yếu trong quá trình kinh doanh vìnếu duy trì những sản phẩm giá yếu trong tuyến sản phẩm bị mất cấn đối vàdo đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của công ty Dấu hiệu thải loạisản phẩm chỉ khi kim ngạch sản phẩm đó giảm mạnh.

3.2.2 Quyết định chủng loại sản phẩm xuất khẩu.

Chính sách chủng loại sản phẩm là một bộ phận của chính sách quốc tếchung về sản phẩm Nó giải quyết những vấn đề liên quan đến quyết định vềbề rộng, bề sâu, của chủng loại sản phẩm công ty định đưa bán ở thị trườngnước ngoài Quyết định về chủng loại sản phẩm chịu tác động bởi các yếu tốbên trong và bên ngoài công ty.

3.2.3 Quyết định về thuộc tính công năng của sản phẩm xuất khẩu:

Bao gồm các quyết định.

+ Quyết định về mức chất lượng: Tuỳ theo khả năng và mục đích củamình công ty lựa chọn chiến lược sản phẩm, duy trì chất lượng hay giảm dầnchất lượng Đồng thời cũng phải quan tâm xem xét đến mối tương quan giữamức chất lượng và khả năng sinh lời của sản phẩm.

+ Quyết định lựa chọn đặc tính nổi trội: Đặc tính nổi trội của sản phẩmkhông những có ý nghĩa quan trọng trong công tác chào hàng và giới thiệusản phẩm mà còn là công cụ cạnh tranh hữu hiệu Nó tạo ra sự khác biệt giữasản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

+ Quyết định lựa chọn phong cách mẫu mã mặt hàng xuất khẩu: Phongcách mẫu mã cũng góp phần tạo nên sự khác biệt, ảnh hưởng đến sức cạnhtranh của sản phẩm Để có một phong cách mẫu mã tốt, công ty phải luôn cócác thông tin phản hồi từ khách hàng bạn hàng để có những thay đổi phù hợp.

Trang 22

3.2.4 Các quyết định về bao bì và nhãn mác hàng xuất khẩu.

- Bao bì: Ngày nay bao bì được xem là một phần chất lượng sản phẩmchi phí bao bì cũng là một phần giá thành sản phẩm Nhiều nhà Marketing coibao bì có vai trò như chữ thứ 5 cùng với 4P của Marketing – mix, bởi nó làcách rẻ, nhanh và dễ nhớ nhất cho việc thích ứng sản phẩm với nhu cầu thịtrường nói chung và thị trường xuất khẩu nói riêng Để đảm bảo các chứcnăng bảo vệ, thông tin và quảng cáo sản phẩm và cũng để thích ứng với nhucầu thị trường nước ngoài, việc thiết kế bao bì phải: Phù hợp với điều kiện tựnhiên, văn hoá - xã hội của từng quốc gia, hấp dẫn, đẹp mắt, từ đó tạo sự chúý và tin tưởng khách hàng.

- Nhãn mác: Là cơ sở tạo sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại củacác công ty khác nhau Nhãn hiệu có vai trò như một công cụ cạnh tranh, mộtđặc điểm chính yếu tác động đến quảng cáo và bán sản phẩm Đồng thời nócũng góp phần tạo ra lợi nhuận trong quyết định giá của công ty.

Nhãn hiệu có thể được biểu tượng bằng hình ảnh, chữ viết, Song trongđiều kiện hiện nay nó phải đảm bảo các yếu tố: Phù hợp với từng loại sảnphẩm dễ đọc, dễ nhận biết, dễ nhớ, độc đáo Một điều hết sức quan trọng kháclà nó phải dễ dịch sang tiếng nước ngoài và tuân thủ theo luật bảo vệ nhãnhiệu quốc tế.

3.2.5 Quyết định về các dịch vụ bao hỗ trợ.

Thông thường các dịch vụ này bao gồm: Bảo hành lắp đặt, hướng dẫn sửdụng, dịch vụ trước, sau bán và trong bán, các dịch vụ sinh hoạt, các điều kiệngiao hàng, thanh toán Các công ty thành công thường sử dụng tốt các dịchvụ này.

Trang 23

3.2.6 Quyết định về chuẩn hoá và thích ghi văn hoá sản phẩm xuấtkhẩu.

+ Quyết định về tiêu chuẩn hoá sản phẩm xuất khẩu: Được hiểu là việccông ty bán ra thị trường ngoài nước những sản phẩm giống nhau hoặc đồngnhất về các yếu tố vật chất như kích cỡ, màu sắc, đáp ứng các tiêu chuẩn củangười tiêu dùng.

+ Quyết định về thích nghi hoá sản phẩm xuất khẩu: Được hiểu là sựthay đổi hoặc điều chỉnh để thích nghi với môi trường nước ngoài Thích nghihoá có thể uỷ thác hay tự nguyện.

Thông thường các quyết định về sản phẩm có sự pha trộn giữa hai chiềuhướng tiêu chuẩn và thích nghi hoá.

4 Các chính sách về giá xuất khẩu.

4.1 Khái niệm chính sách giá xuất khẩu:

Chính sách giá xuất khẩu là việc xác định mức giá cho một loại sảnphẩm xuất khẩu trong điều kiện thương mại nhất định.

Về thực chất thì chính sách giá xuất khẩu là một thành phần của chínhsách Marketing quốc tế thực hiện một cách trực tiếp nhất sự tăng trưởng củalượng bán và lợi nhuận Mọi sai lầm trong lĩnh vực này đều ảnh hưởng nhanhchóng đến kết quả Sở dĩ như vậy vì giá cả có một vị trí đặc biệt trong quátrình tái sản xuất Nó là khâu kết thúc và thể hiện kết quả của các khâu khác.

4.2 Nội dung của chính sách giá xuất khẩu.

4.2.1 Các chính sách giá cơ sở.

Trang 24

a Chính sách giá “hớt váng sữa”.

 Chính sách này chủ trương quy định mức giá cao nhất có thể có chosản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm để bù đắpcho một thị phần hạn chế Mức giá này thường được nhằm vào các đoạn thịtrường cao cấp và sau khi đã khai thác hết đoạn thị trường này thì có thể hạdần mức giá bán để mở rộng dần sang các đoạn thị trường khác Chính sáchgiá “hớt váng sữa” có các hình thức chủ yếu:

- Lướt nhanh qua thị trường:

Mục tiêu đơn giản là thu được lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn vàrút lui nhanh khỏi thị trường.

- Trược xuống theo đường cầu:

Chính sách này cũng giống như trên, chỉ khác là doanh nghiệp giảm giánhanh hơn để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

b Chính giá “thấm dần”.

Chính sách này chủ trương định giá thấp để nhanh chóng chiếm lĩnh mộtphần quan trọng của thị trường nước ngoài và làm nhụt chí các đối thủ cạnhtranh.

Các hình thức chủ yếu của chính sách giá này là:

+ Giá bành trướng: Định mức giá thật thấp để tăng thêm tỷ lệ kháchhàng tiềm năng ở mức giá thấp Nó được áp dụng khi độ co dãn của nhu cầutheo giá rất nhiều và chi phí giảm mạnh theo sản lượng.

Trang 25

+ Giá ưu đãi: Xác định giá ở mức đủ thấp để làm nản chí các đối thủcạnh tranh Với mục tiêu này giá cả sẽ gần bằng chi phí toàn bộ tính cho mộtđơn vị sản phẩm hoặc thậm chí ở mức chi phí tới hạn.

+ Giá tiêu diệt: Mức giá này được các doanh nghiệp lớn với chi phí thấpsử dụng như một phương tiện để loại các doanh nghiệp yếu hơn ra khỏi ngànhsản xuất đó Nó tạo ra sự độc quyền trên thị trường.

4.2.2 Quan hệ giữa chính sách giá tại các thị trường.

a Mối quan hệ giữa giá nội địa và giá xuất khẩu.

Trong sự tương quan giữa các nội địa và giá xuất khẩu của sản phẩm cóthể có ba loại quyết định:

+ Giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa: Quyết định này dựa trên căn cứ:Thứ nhất là sản phẩm xuất khẩu còn xa lạ với thị trường nước ngoài Thứ hailà do các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài có thể sản xuất với chi phí thấp hơnhoặc có thể được hưởng trợ cấp của chính phủ Thứ ba là nhà sản xuất nêngánh chịu các chi phí cho giai đoạn đầu của xuất khẩu và không nên tính cácchi phí vào giá xuất khẩu.

+ Giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa: Quyết định này dựa trên cơ sở làchi phí ban đầu cho việc tổ chức thâm nhập thị trường tăng lên đáng kể, chiphí bán hàng có thể cao hơn thị trường nội địa Để thích nghi sản phẩm cần cósự đầu tư thêm.

+ Giá xuất khẩu ngang bằng giá nội địa: Chính sách này áp dụng giá nộiđịa với thị trường xuất khẩu, đặc biệt có ý nghĩa đối với những người xuấtkhẩu lần đầu tiên và chưa có hiểu biết tỷ mỷ các điều kiện của thị trường nướcngoài.

Trang 26

b Mối liên hệ giữa các mức giá tại thị trường nước ngoài.

Một khía cạnh khác của vấn đề là do những điều kiện thị trường khácnhau nên mức giá của cùng một sản phẩm lại khác nhau tại các thị trường đó.Lúc đó có thể nảy sinh những tác động tiêu cực khi các chi nhánh hay đại lýcủa doanh nghiệp ở nước ngoài tiếp xúc với cùng một khách hàng.

4.2.3 Giá chu chuyển nội bộ

Đây là mức giá đối với sản phẩm, bán sản phẩm chi tiết sản phẩm haycác loại dịch vụ khác mà doanh nghiệp chuyển đến các chi nhánh hoạt động ởthị trường nước ngoài Như vậy đây là các mức giá cho những hoạt độngdoanh nghiệp nắm quyền sở hữu toàn bộ hoặc từng phần Các vấn đề của việcthiết lập chính sách giá chu chuyển nội bộ của doanh nghiệp trên phạm viquốc tế là rất rộng và phức tạp.

5 Các chính sách về giao tiếp - khuyếch trương.

5.1 Khái niệm chính sách giao tiếp khuyếch trương.

Chính sách về giao tiếp khuyếch trương được hiểu là việc xác định sửdụng các phương tiện các công cụ nào trong chương trình giao tiếp khuyếchtrương của công ty.

Trong đó giao tiếp hướng vào việc chào hàng chiều khách và xác lập mốiquan hệ giữa công ty với tập khách hàng trọng điểm Còn khuyếch trương làmột hệ thống các hoạt động, nhằm mở rộng tư duy, sự hiểu biết của kháchhàng về sản phẩm, kích thích và thu hút các khách hàng tiềm năng đẩy mạnhhiệu lực bán hàng, tăng chất lượng và uy tín về hình ảnh của công ty trên thịtrường mục tiêu.

5.2 Nội dung chính sách giao tiếp - khuyếch trương.

Trang 27

5.2.1 Quảng cáo.

- Khái niệm: Là hình thức giới thiệu và khuyếch trương sản phẩm xuấtkhẩu một cách gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, được tiếnhành bởi một tổ chức nhất định.

- Mục đích: Thu hút sự chú ý của cá nhân hay tổ chức nước ngoài ở thịtrường xuất khẩu mục tiêu nhằm thuyết phục họ về lợi ích, sự hẫp dẫn vànhững thuận lợi của sản phẩm xuất khẩu.

- Các nhân tổ ảnh hưởng đến quảng cáo:

+ Hội trường quảng cáo: là toàn bộ các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội Thông qua môi trường này tác động mạnh đến khả năng tiếp cậnmức độ đánh giá, sự phản ứng của người tiêu dùng đối với những chươngtrình quảng cáo.

+ Phương tiện quảng cáo: Là những phương tiện thông tin nhằm tuyêntruyền các thông điệp của nhà quảng cáo đến khách hàng tiềm năng của mình,số lượng, chủng loại và đặc điểm của các phương tiện cũng có sự khác biệtgiữa các quốc gia.

5.2.2 Bán hàng cá nhân:

Đây là hình thức giới thiệu bằng miệng của nhân viên bán hàng, đượcthực hiện dưới hình thức các cuộc hội thảo, gặp gỡ với 1 hay một số kháchhàng tiềm năng nhằm mục đích bán được sản phẩm sự thành công của công tyở đây phụ thuộc vào phẩm chất tư cách của cá nhân nên nhân viên bán hàngđược lựa chọn tốt sẽ có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng lượng bán và vịthế của công ty.

5.2.3 Xúc tiến bán:

Là những biện pháp kích thức nhất thời (ngắn hạn) nhằm khuyến khíchhành động mua của sản phẩm Xúc tiến bao gồm các phương thức:

Trang 28

+ Hàng mẫu: Được gửi trực tiếp đến khách hàng, nhà bán buôn hay đạilý, chi nhánh ở nước ngoài nhằm giới thiệu cho người mua về hình dáng, chấtlượng một cách chân thực nhất.

+ Catalogue: Là công cụ rất phổ biến có ý nghĩa lớn khi khách hàng ở xabằng việc cung cấp những thông tin cần thiết từ kích cỡ, mầu sắc, số lượng,giá cả, hình thức thanh toán, tới khách hàng nước ngoài làm giảm bớtkhoảng cách của công ty và khách hàng Mục đích là tạo ra sự quan tâm, thuhút khách hàng phản ánh khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của công ty,

+ Xuất bản ấn phẩm về công ty hay tổ chức xuất khẩu: việc này khôngchỉ giới hạn về việc mô tả sản phẩm mà còn giới thiệu về công ty

+ Triển lãm và hội chợ thương mại là nơi công ty tiếp cận với kháchhàng qua đó có thể tiến hành ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp sản phẩm củacông ty.

+ Phim ảnh: Công ty có thể xây dựng các cuốn phim video để giới thiệuvề sản phẩm xuất khẩu và về công ty

+ Các tài liệu về điểm mua: Có tác dụng cung cấp cho người mua biết vềđịa điểm mua hàng và thu hút khách hàng.

Trang 29

Năm 1992, xí nghiệp chuyển lên thành công ty Giầy Thụy Khuê Khimới tách ra, công ty có 650 cán bộ công nhân viên, giá trị tài sản khoảng 0,5tỷ đồng Trong những năm đầu tiên việc sản xuất và kinh doanh của công tygặp rất nhiều khó khăn và thử thách Sản xuất ở trong nước trì trệ, thị trườngtrong nước lại quá nhỏ bé dẫn đến sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển vươn lên trong cơ chế mới phải nhạibén, năng động, đầu tư thiết bị về công nghệ mới trong sản xuất Chất lượngsản phẩm phải nâng cao ngang tầm Quốc tế và có thị trường tiêu thụ Đó lànhững suy nghĩ của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty Một

Trang 30

trong những quyết định hết sức táo bạo, sáng suốt là công ty đã di chuyểntoàn bộ cơ sở sản xuất từ nội thành ra ngoại thành.

Cơ sở mới này gồm 3 xưởng sản xuất chính, khối phòng ban phụ trợ,kho tàng, nhà ăn với gần 20.000m2 nhà xưởng và đường nội bộ trên một khuđất hơn 30.000m2 tại khu A2 Phú Diễn - Từ Liêm - Hà Nội.

Song với nhiệm vụ xây dựng va di chuyển tới địa điểm mới các chỉ tiêukinh tế xã hội hàng năm được thực hiện tốt, hiện tại sản xuất năm sau cao hơnnăm trước Công ty đã có nhiều giải pháp để sản xuất liên tiếp hợp tác và ápdụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất.

Năm 1992 - 1993 Công ty hợp tác với Công ty P.D G của Thái Lan mởthêm dây truyền sản xuất giầy dép nữ thời trang xuất khẩu và tuyển thêm 250lao động ngoài xã hội vào làm việc.

Năm 1994, công ty ký với công ty Chiakmings, Đài Loan để mở thêmdây truyền thứ 3 sản xuất giầy cao cấp xuất khẩu Công ty tuyển thêm 350 laođộng mới ngoài xã hội vào làm việc Doanh thu mă, 1994 đạt 20 tỷ, bằng135% năm 1993.

Năm 1995, công ty lại ký với công ty Ase của Hàn Quốc với giá trị đầutư 7 tỷ đồng.

Công ty thường xuyên cải tiến sản phẩm hạ giá sản phẩm Đến nay sảnphẩm của công ty đã có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau với hơn 80% là xuấtkhẩu.

Tháng 10/1994, Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương laođộng hạng 3, năm 1995 là đơn vị quản lý giỏi xuất sắc của Sở công nghiệp HàNội.

Trang 31

Năm 1996, Công ty hợp tác với Công ty Yen Kee Đài Loan với vốn đầutư 6,5 tỷ đồng, thu hút thêm 350 lao động xã hội vào làm việc.

Năm 1998, do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á,Công ty sắp xếp lại bộ máy sản xuất Cùng lúc đó, công ty đầu tư dây truyềngiầy nữ thời trang với lượng đầu tư 8,5 tỷ đồng, thu hút thêm 320 lao độngvào làm việc.

Ngày 12/5/1999 Công ty đã được tổ chức PSP của Singapo và tổ chứcQuacert của Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam cấp chứng chỉ ISo -9002.

Nhìn lại sau hơn 10 năm hoạt động công ty tự hào với kết quả đạt được,nhanh chóng thích ứng chuyển hướng kịp thời trong sản xuất kinh doanh, pháthuy tính năng động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết nhất trí cao của tập thể cánbộ công nhân viên để phát triển doanh nghiệp chính do những thành tích đómà Công ty đã được nhận rất nhiều các giải thưởng như: Huân chương laođộng hạng 2 (1997), nhiều bằng khen, cờ thưởng thi đua xuất sắc của CP, Bộcông nghiệp Bộ KHCNMT, UBNDTP, Sở công nghiệp Hà Nội sản phẩm củacông ty liên tục được công nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt Toptencủa 1/10 sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích.

Cúp bạc 1997, Cúp vàng 1998 và nhiều các huy chương vàng, bạc kháctại các Hội trợ Quốc tế hàng Công nghiệp.

2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Giầy Thụy Khuê.

- Chức năng: Công ty có chức năng là sanả xuất và kinh doanh xuất khẩucác mặt hàng về giầy dép đồng thời nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụcho sản xuất.

Trang 32

Nhiệm vụ: Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cáchpháp nhân có tài sản riêng Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình công ty có nhiệm vụ:

+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao và nộp ngân sách Nhànước.

+ Thực hiện chế độ thu chi hoá đơn chứng từ theo chế độ hạch toán củaNhà nước.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước trong quá trình sảnxuất - kinh doanh và đường lối của Đảng, sản xuất - kinh doanh trong ngànhnghề cho phép Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ bảo vệ lao động và ô nhiễmmôi trường

3 Mạng lưới kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty GiầyThụy Khuê.

Địa chỉ của công ty đặt ở 2 nơi - Văn phòng giao dịch ở số152 phố ThụyKhuê - Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội.

- Cơ sở sản xuất tại tại xã Phú Diễn - Huyện Từ Liêm - Hà Nội.

Hiện nay tổng số lao động của công ty đã lên tới 2100 cán bộ công nhânviên công ty đã cải tạo và xây dựng trên 20.000m2 đất với 7 dây truyền sảnxuất hoàn chỉnh, khép kín bằng thiết bị hiện đại, sản lượng 3,5 - 4 triệuđôi/năm Sản phẩm xuất khẩu trên 20 nước trên thế giới, với tỷ trọng xuấtkhẩu 80 - 90 % doanh thu sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ tăngtrưởng cao, năm sau cao hơn năm trước.

Bên cạnh đó công ty còn chú trọng đến nguồn nhân lực của mình vì côngty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh,

Trang 33

nếu đảm bảo được số lượng và chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả caotrong hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suấtlao động hiệu quả sử dụng máy móc của công ty Do đó mấy năm qua lựclượng lao động của công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chấtlượng.

Hiện nay tổng số lao động của công ty là 2100 người tăng so với nhữngnăm đầu thành lập là 1550 người, trong đó có 85% lực lượng lao động trẻkhoẻ có kiến thức văn hoá, có khả năng tiếp thu công nghệ sản xuất tiên tiến,hiện đại.

Trong những năm gần đây công ty không ngừng nâng cao và cải thiệnđiều kiện làm việc Đối với các phòng nghiệp vụ, nhân viên phải làm việctrong điều kiện khá tốt, có đầy đủ thiết bị văn phòng hệ thống thông tin liênlạc hiện đại Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, được làm việc trong môitrường an toàn, thông thoáng, đủ ánh sáng, máy móc chuyên dùng hiện đạigiúp giảm bớt các thao tác nặng nhọc

Sản phẩm của công ty từ chỗ chỉ là các mặt hàng giầy dép, phân cấp thấpđến nay đã đa dạng phong phú về màu sắc, mẫu mã, chủng loại, và chất lượngđược nâng cao, có tín nhiệm với khách hàng Đến nay sản phẩm đã có mặt tạiBắc Mỹ, Eu, Úc … và một số các nước Châu Á khác.

Đến năm 1999, công ty đã triển khai quản lý chất lượng sản phẩm theotiêu chuẩn ISO 9002 kết hợp với công tác quản lý chất lượng đồng bộ nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế tối đa chất lượng hỏng.

4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty

Cùng với sự phát triển của mình, công ty đã không ngừng hoàn thiện bộmáy tổ chức quản lý Đến nay bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của công tyđược chia ra làm 3 cấp: Công ty, xí nghiêp, thành viên các phân xưởng

Trang 34

Hệ thống lãnh đạo của công ty bao gồm : Ban giám đốc, các phòng bangiúp việc cho giám đốc trong công việc điều hành sản xuất kinh doanh và chỉđạo quản lý.

Ban giám đốc gồm:+ Tổng giám đốc

+ Phó tổng giám đốc phụ trách về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ+ Phó tổng giám đốc phụ trách về kinh doanh

Hệ thống phòng ban+ Phòng hành chính+ Phòng hành tổ chức+ Phòng hành tài vụ+ Phòng KHXNK+ Phòng kinh doanh+ Phòng cơ năng

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 dưới đây cho thấy tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh  doanh của công ty giầy Thụy Khuê hiện nay - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing XK tại Công ty Giầy Thụy Khuê.DOC
Bảng 1 dưới đây cho thấy tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thụy Khuê hiện nay (Trang 34)
Sơ đồ bộ máy công ty (trang bên) - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing XK tại Công ty Giầy Thụy Khuê.DOC
Sơ đồ b ộ máy công ty (trang bên) (Trang 34)
Bảng 2. Cơ cấu sản phẩm của công ty Giầy Thụy Khuê - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing XK tại Công ty Giầy Thụy Khuê.DOC
Bảng 2. Cơ cấu sản phẩm của công ty Giầy Thụy Khuê (Trang 37)
Biểu đồ 4. Sơ đồ giải pháp cách thức thâm nhập mới của Công ty  Giầy Thụy Khuê. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing XK tại Công ty Giầy Thụy Khuê.DOC
i ểu đồ 4. Sơ đồ giải pháp cách thức thâm nhập mới của Công ty Giầy Thụy Khuê (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w