II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY GIẦY THUỴ KHUÊ
1. Giải pháp từ phía Công ty.
1.1. Đối với ngân sách của Công ty.
Đối với các Công ty Việt Nam nói chung hiện nay vốn và ngân sách là vấn đề hết sức nan giải vì nó cần thiết cho việc hình thành và phát triển Công ty trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế ngoài các chi phí thông thường như: chi phí cho cơ sở hạ tầng máy móc, thiết bị, chi phí quản lý, lương cho CBCNV... còn phát sinh thêm các chi phí này nhiều khi khá lớn. Cùng với tình hình chung đó Công ty Giầy Thụy Khuê cũng đang trong tình trạng như vậy.
Chính vì thế, trước thực tế trên, để việc nghiên cứu tập tính hiện thực thói quen mua hàng của người tiêu dùng và để các hoạt động về chào bán hàng cá nhân và quảng cáo sản phẩm của Công ty Giầy Thụy Khuê không còn là những hạn chế những rào cản của Công ty trên con đường phát triển, thiết
nghĩ Công ty cần có biện pháp hữu hiệu. Tất nhiên là, Công ty cần nỗ lực cố gắng đầu tư thêm vào ngân sách hơn nữa cho hoạt động Marketing XK nói chung và hai vấn đề hạn chế nêu trên nói riêng của Công ty.
Vẫn biết là vậy song vấn đề ở chỗ là tiền ở đâu ra để tăng thêm. Từ đó, biện pháp có thể khắc phục là: Công ty có thể vay thêm vốn từ ngân hàng.
Song đồng thời, bên cạnh đó Công ty cũng cần cố gắng trong việc sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh sẵn có, quản lý vốn chặt chẽ hơn nữa, tránh nợ nần dây dưa gây ứ đọng, thất thoát vốn đảm bảo tốt cho hoạt động Marketing nói riêng và SXKD nói chung của Công ty. Chỉ có như vậy, Công ty mới yên tâm vững bước tiến vào những thị trường đầy tiềm năng và cũng đầy thách thức.
1.2. Đối với vấn đề đơn hàng XK của Công ty.
Ngoài những tồn tại đã nêu ở phần trên, chúng ta đã biết Công ty còn gặp những tồn tại: nghiên cứu tình hình cạnh tranh trên thị trường XK chưa có khả năng thực hiện, Công ty chưa có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng, rồi hình ảnh của Công ty chưa gây được ấn tượng với người tiêu dùng và cái nguyên nhân của nó đều là do phần lớn các đơn hàng XK của Công ty đều được xuất phát từ người đặt hàng. (khách hàng).
Trước tình trạng đặt ra như vậy, Công ty tất nhiên không thể một sớm một chiều khắc phục được điều đó có nghĩa là không thể hoàn toàn không phụ thuộc vào tình trạng bị động được, mà nó cần phải được tháo gỡ dần dần. Nên để có thể hạn chế tối đa sự phụ thuộc đó, Công ty có thể mở các đại lý, chi nhánh lớn và đại lý nhỏ ở một hoặc hai nước xem tình hình thế nào. Sau đấy, nếu thấy quả là hợp lý thì lúc đó có thể nhân rộng ra thêm. Từ các đại lý nhỏ
đó, Công ty có thể bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Và nếu như vậy, thì có thể gặp trực tiếp được người tiêu dùng và thu nhập được hết những thông tin phản hồi từ phía họ. Và cũng từ đây, Công ty có điều kiện nghiên cứu khá chi tiết, đầy đủ về thị trường XK. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải đưa ra nhãn hiệu riêng biệt cho những sản phẩm XK của mình nhằm nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng cuối cùng về Công ty cũng như là tạo điều kiện cho sự xác lập các chiến lược cạnh tranh trong tương lai của Công ty. Thế nhưng, cùng với việc mở đại lý ở nước ngoài đã nêu, Công ty cũng vẫn cần phải trực tiếp quan hệ bạn hàng với các tổ chức thương mại nước ngoài và bạn hàng khác... để mà đảm bảo cho công việc xâm nhập thị trường được tốt cũng như hoạt động SXKD không bị trì trệ. Dưới đây là sơ đồ phương thức thâm nhập mà Công ty nên lựa chọn nhằm hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào khách hàng.
Biểu đồ 4. Sơ đồ giải pháp cách thức thâm nhập mới của Công ty Giầy Thụy Khuê.
Và một điều đặc biệt mà Công ty hết sức lưu ý là, khi mở các đại lý ở Nhà nước, Công ty nên triển khai hệ thống thông tin ngay để đảm bảo việc
Công ty giầy Thụy Khuê Đại lý lớn ở nước ngo i à Đại lý nhỏ ở nước ngo i à Người tiêu dùng cuối cùng Các tổ chức thương mại nước ngo ià
cập nhật thông tin nhanh chóng chính xác, kịp thời và đồng thời tiện liên hệ với Công ty mẹ ở trong nước. Nếu điều đó có được Công ty có thể tự tin vào khả năng cạnh tranh cua rmình khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới.