1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc

94 524 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 523 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động ngoại thương góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng củanền kinh tế Việt Nam trong những năm qua Tuy nhiên cán cân ngoại trưởngcủa chúng ta cho đến nay hầu như chưa được cân đối, phải thường xuyênnhập siêu có nghĩa là trị giá nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu Điều nàykhông hẳn là sự tác động xấu đến nền kinh tế Đối với đất nước ta đang trongthời kỳ đầu mở cửa nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tếthị trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn, khoa học công nghệ lạchậu Nhập khẩu là một giải pháp để khắc phục bổ sung những khiếm khuyếtđó, tạo nên bước đột phá đưa nền sản xuất của nước nhà dần theo kịp cácnước trong khu vực và thế giới, là bước đệm tạo tiền đề cho xuất khẩu hànghoá dịch vụ trong tương lai.

Thực tế kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của các công ty Việt Nam hiệnnay chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn Có nhiều vướng mứcxuất phát từ bản thân doanh nghiệp và nhà nước cần phải khắc phục kịp thời.

Nhận thấy được vai trò của hoạt động nhập khẩu nên trong thời gianthực tập ở công ty MESCO tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằmhoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO" với kiến thức và sựhiểu biết còn hạn hẹp nhưng tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng gópcủa mình với mong muốn hoạt động nhập khẩu của công ty ngày càng đượchoàn thiện, hoạt động có hiệu quả đạt được mục tiêu của công ty hoàn thànhkế hoạch Bộ đã giao cho.

Trang 2

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU1 Khái niệm

Thương mại quốc tế là một trong những hình thức chủ yếu của hoạtđộng kinh doanh quốc tế Đó là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụvượt qua biên giới của một quốc gia Nó gồm có hai bộ phận cơ bản cấu thànhlà nhập khẩu và xuất khẩu Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết bổ sunglẫn nhau nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa chúng mà thương mại quốc tế mởra những cơ hội mới cho tất cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toànthế giới Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn lớn hơn đối với các hàng hoádụch vụ ngoài ra nó còn là nhân tố quan trọng tạo ra công ăn việc làm ở nhiềunước Trong đó nhập khẩu được hiểu là quá trình hàng hoá, dịch vụ của các tổchức nước ngoài được một nước mua nhằm phục vụ quá trình sản xuất, tiêudùng hoặc tái xuất khẩu nhằm mục tiêu thu lợi nhuận.

2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Nghị quyết hội nghị lần thứ IX của Ban cháp hành trung ương Đảngkhóa IX đã xác định: tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện có hiệu quả cáccam kết và lộ trình hội nhập kinh tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước đểsớm gia nhập WTO Để thực hiện tốt chủ trương này, một mặt phải biết pháthuy cao độ tiềm năng và lợi thế trong nước, tranh thủ mọi nguồn ngoại lực đểnâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam,mặt khác cũng hết sức quan trọng đó là hoàn thiện các biện pháp quản lý nhập

Trang 3

khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu sớm gia nhập WTO Điều này cho thấyvai trò của nhập khẩu hàng hoá rất quan trọng đối với sự phát triển của mộtquốc gia điều này được thể hiện cụ thể qua những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất nhờ có hoạt động nhập khẩu mà người tiêu dùng trong nướccó đựa sự lựa chọn lớn hơn đối với hàng hoá dịch vụ, nó bổ sung những thiếuhụt về cầu do sản xuất trong nước không có khả năng sản xuất từ đó đáp ứngđược nhu cầu của thị trường nội địa, nâng cao mức sống của người dân, đadạng hoá mặt hàng về chủng loại.

Thứ hai, nhập khẩu sẽ phá vỡ tình trạng độc quyền trong nước, phần lớncác mặt hàng nhập khẩu thường có tính cạnh tranh cao về chất lượng sảnphẩm, kiểu dáng, giá cả… vì vậy các nhà sản xuất trong nước muốn tồn tạiđược cần phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giáthành để tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, từ đó tình trạng độcquyền bị xoá bỏ và người hưởng lợi chính là người tiêu dùng trong nước.Nhập khẩu cũng là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tếthế giới, nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.Nó là một trong những công cụ hữu hiệu giúp chúng ta xoá bỏ nền kinh tế tựcung tự cấp để tiến tới nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, nhập khẩu giúp các nước nâng cao được trình độ khoa học côngnghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước công nghiệp trên thế giới Vì nhập khẩuthường xảy ra đối với các nước kém phát triển có trình độ khoa học kỹ thuậtthấp kém, không có khả năng sản xuất được các mặt hàng có hàm lượng chấtxám cao, hoặc do trình độ thiết bị máy móc lạc hậu nên sản xuất với chi phícao Trước thực trạng đó họ phải tiến hành nhập khẩu Thông qua hoạt động

Trang 4

nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, các sáng kiến kỹ thuật được chuyển giaogiữa các quốc gia nhờ vậy mà các nước kém phát triển có thể bắt kịp trình độcông nghệ tiên tiến trên thế giới góp phần vào hoạt động sản xuất trong nướcphát triển.

Thứ tư, nhập khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Thông qua hoạt độngnhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại được nhập về, các nguyên liệu có chiphí thấp Các yếu tố này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượngsản phẩm, hạ giá thành sản phẩm qua đó tăng ưu thế cạnh tranh không nhữngtrên thị trường nội địa mà còn ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu Đặc biệt làđối với các nước kém phát triển có giá nhân công rẻ như Việt Nam đây là mộtlợi thế lớn.

Thứ năm, nhập khẩu nó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của mộtnước diễn ra nhanh hơn Vì nhập khẩu sẽ làm cho môi trường cạnh tranh diễnra gay gắt, các chủ thể kinh tế phải luôn tự đổi mới hoàn thiện mình mớimong đứng vững trên thị trường Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể yếukém sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, chỉ có chủ thể mạnh áp dụng công nghệ kỹthuật tiên tiến mới tồn tại được điều này nó kéo theo sự phát triển của xã hội.

Thứ sáu, thông qua hoạt động nhập khẩu các chủ thể kinh tế giữa cácquốc gia có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau, tạo điều kiện choquá trình phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng phát triểnđồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia Vì mỗi quốc giađều có lợi thế so sánh nên hoạt động nhập khẩu nó tạo điều kiện thuận lợi chocả hai bên trên cơ sở hợp tác hoá cùng có lợi.

Trang 5

Thứ bảy, nhập khẩu nó đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của ngườitiêu dùng trong nước, góp phần làm cho quá trình sản xuất và tiêu dùng trongnước diễn ra thường xuyên và ổn định vì không phải lúc nào thị trường trongnước cũng cung cấp được các yếu tố đầu vào đáp ứng cho sản xuất trong nướcdiễn ra Ví như Việt Nam phải nhập khẩu phôi thép nên không có nhập khẩusản xuất trong nước sẽ trì trệ Mặt khác nhu cầu tiêu dùng trong nước ngàycàng tăng vì vậy nhập khẩu sẽ khắc phục được hiện tượng mất cân đối giữacung và cầu trong nước.

Nói tóm lại hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sựphát triển nền kinh tế của một quốc gia Thông qua hoạt động nhập khẩu quanhệ hợptác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, góp phần tăng năng suấtlao động, trình độ phân công lao động ngày càng cao, đời sống người dânđược nâng cao về vật chất lẫn tinh thần Điều này được thể hiện rõ ở các nướckém và đang phát triển điển hình như Việt Nam Chúng ta đã chủ động tiếnhành hoạt động nhập khẩu để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước; thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp, tác động đẩy mạnh thuỷ lợihoá, sinh học hoá, phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản để nângcao chất lượng phục vụ cho xuất khẩu Thúc đẩy sự ra đời của ngành côngnghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp may mặc… tạo ra những sản phẩm có giátrị cao.

3 Các hình thức nhập khẩu

Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu khá phổ biến đối với cácdoanh nghiệp nhưng do trình độ phát triển ngày càng cao, do sự tác động củađiều kiện kinh doanh, điều kiện môi trường nên các doanh nghiệp đã sáng tạo

Trang 6

ra nhiều hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với khả năng của doanhnghiệp Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo điều kiện của mình là lựa chọn hình thứcphù hợp Sau đây là một số hình thức nhập khẩu mà doanh nghiệp Việt Namthường áp dụng.

3.1 Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động độc lập của công ty, khi tiến hànhnhập khẩu theo phương thức này doanh nghiệp phải tự mình nghiên cứu thịtrường trong và ngoài nước, tính toán chi phí, đảm bảo kinh doanh nhập khẩucó lợi nhuận Tuân thủ theo chính sách pháp luật quốc gia và quốc tế Hìnhthức nhập khẩu trực tiếp hai bên (bên nhập khẩu và bên xuất khẩu) trục tiếpgiao dịch với nhau, việc mua bán không ràng buộc lẫn nhau Trong đó bênnhập khẩu phải:

- Phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động, phải tự nghiên cứuthị trường, chịu mọi chi phí giao dịch, giao nhận, lưu kho, chi phí quảng cáo,chi phí tiêu thụ hàng hoá và thuế giá trị gia tăng.

- Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp được tính hạn ngạch nhập khẩu vàkhi tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu sẽ được tính vào doanh số và phải chịu thuếgiá trị gia tăng.

- Để tiến tới ký kết hợp đồng hai bên thường phải qua một quá trìnhgiao dịch, thương lượng với nhau về điều kiện giao dịch.

- Độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu này thường cao hơn các hoạt độngnhập khẩu khác nhưng lợi nhuận lại cao hơn.

Trang 7

3.2 Nhập khẩu uỷ thác

Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu phải thông qua trung gian.Bên trung gian nhận sự uỷ thác của doanh nghiệp tiến hành giao dịch, đàmphán với đối tác nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷthác Nhập khẩu uỷ thác có những đặc điểm chủ yếu sau:

Bên nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, khôngphải nghiên cứu thị trường công việc này thuộc bên uỷ thác Bên nhận sự uỷthác chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với bên đối tácnước ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng, thay mặt bên uỷ tháckhiếu kiện, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có sự vi phạm hợp đồnggây thiệt hại.

Quyền lợi mà bên nhận uỷ thác có được từ bên uỷ thác là phí uỷ thác.Thông thường doanh nghiệp nhận uỷ thác được hưởng một khoản thù lao trịgiá 0,5% đến 1,5% tổng giá trị hợp đồng và phải nộp thuế thu nhập trênnguồn thu này, khi tiến hành nhập khẩu doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ tínhkim ngạch xuất nhập khẩu chứ không tính vào doanh số và nộp thuế giá trị giatăng.

Việc sử dụng trung gian giúp cho doanh nghiệp giảm được mức độ rủiro do những người trung gian thường hiểu biết về thị trường, pháp luật và tậpquán địa phương Do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán tránh bớtrủi ro cho người uỷ thác Mặt khác các nhà trung gian thwongf có cơ sở vậtchất nhất định nên khi sử dụng họ, người uỷ thác đó phải đầu tư trực tiếp ranước ngoài Tuy nhiên khi sử dụng doanh nghiệp uỷ thác họ bị chia rẽ lợinhuận, mất sự liên lạc trực tiếp với thị trường

Trang 8

3.3 Nhập khẩu song song

Đề cập đến nhập khẩu song song là đề cập đến hoạt động thương mạigắn liền với hàng hoá chứa đựng đối tượng SHCN (Sở hữu công nghiệp) đượcbảo hộ, nhập khẩu song song được hiểu là một nhà nhập khẩu không có mốiliên hệ nào với chủ đối tượng SHCN, tiến hành hành vi nhập khẩu một hànghoá nhất định chứa đựng đối tượng SHCN nói trên đã được cung cấp bởimột nhà phân phối được cấp licence hoặc chủ đối tượng SHCN Như vậy, mộtloại hàng hoá chứa đựng đối tượng SHCN sẽ được ít nhất hia nhà khác nhaucung cấp trên một thị trường và chỉ có một trong các nhà phân phối này đượcđồng ý chủ sở hữu đối tượng SHCN về việc thực hiện hành vi thương mại đốivới đối tượng SHCN đó.

Đặc điểm của nhập khẩu song song:

- Chủ SHCN và nhà nhập khẩu không có mối liên hệ nào.

- ít nhất có hai nhà phân phối cung cấp trên một thị trường được chỉđịnh bở CSHCN

- Liên quan trực tiếp đến hai mảng quan trọng của thương mại hiện đạiđó là: tự do thương mại và việc bảo hộ quyền SHCN.

Nhập khẩu song song làm xuất hiện xung đột lợi ích giữa các bên liênquan Do có hành vi nhập khẩu song song mà bên có quyền với đối tượngSHCN không khai thác hết được quyền của mình đối với đối tượng SHCN.Nhưng nhập khẩu song song mang lại lợi ích rất thiết thực đối với thị trường:Khuyến khích tự do cạnh tranh, vì vậy việc cho phép nhập khẩu song songhay không sẽ dẫn đến khả năng bắt buộc phải lực chọn giữa việc bảo hộnguyên tắc tự do cạnh tranh và việc bảo hộ quyền SHCN Đây là một mảng

Trang 9

của thương mại hiện đại, đối mặt với vấn đề này mỗi quốc gia đều đưa raquan điểm của mình Nhìn chung vấn đề nhập khẩu song song được giải quyếtlinh hoạt ở các nước khác nhau.

3.4 Nhập khẩu đối lưu

Nhập khẩu đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đónhập khẩu gắn liền với xuất khẩu Thanh toán không bằng tiền mặt mà dùnghàng hoá có giá trị tương đương để trao đổi hay còn gọi nhập khẩu theophương thức hàng đổi hàng.

Loại hình nhập khẩu này có những đặc điểm sau:

- Trong mỗi hợp đồng có những điều kiện ràng buộc lẫn nhau khiến chongười nhập khẩu cũng đồng thời là người xuất khẩu.

- Điều kiện cân bằng phải cân bằng về mặt hàng, về giá cả, cân bằng vềmặt tổng giá trị hàng giao cho nhau và cân bằng về điều kiện giao hàng.

- Người nhập khẩu cùng một lúc thu lãi từ hai hoạt động: nhập khẩu vàxuất khẩu điều này làm lợi cho cả hai bên.

- Trong quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ hai bên phải quy định thốngnhất lấy một đồng tiền làm vật ngang giá chung cho quá trình trao đổi.

3.5 Nhập khẩu tái xuất

Nhập khẩu tái xuất là hoạt động mua hàng hoá từ nước ngoài về nhưngmục đích không phải để tiêu dùng trong nước mà xuất khẩu sang nước thứ banhằm thu một khoản ngoại tệ lớn hơn Mặt hàng này chưa qua chế biến ởnước mình mà được xuất khẩu trực tiếp sang nước thứ ba Như vậy, hoạt độngnhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất vànước nhập khẩu.

Trang 10

Đặc điểm của hoạt động tái xuất:

- Người kinh doanh tái xuất phải ký hai hợp đồng một hợp đồng nhậpkhẩu và một hợp đồng xuất khẩu không chịu thuế XNK

- Hàng hoá có thể chở thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩunhưng nước tái xuất nhận tioền từ nước nhập khẩu và thanh toán tiền chonước xuất khẩu.

- Về mặt thanh toán, nhiều hợp đồng tái xuất quy định dùng phươngthức thư tín dụng giáp lưng Kinh doanh theo hình thức này đòi hỏi sự nhạybén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong hợp đồngmua bán.

3.6 Nhập khẩu gia công

Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu trong đó bên nhập khẩunhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến rathành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao

Đặc điểm của hình thức này:

- Hoạt động nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất

- Cả hai bên cùng có lợi: bên đặt gia công giúp họ tận dụng đượcnguyên liệu và gia công rẻ của nước nhận gia công Đối với bên nhận giacông giúp tạo công ăn việc làm trong nước, tiếp nhận được thiết bị công nghệmới.

- Bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá tình sản xuất giacông.

- Hoạt động này về phương thức thanh toán người ta có thể áp dụngnhiều phương thức thanh toán như: nhờ thu, thành toán bằng thư tín dụng

Trang 11

Trên đây ta xét một số hình thức nhập khẩu cơ bản Trong đó nhập khẩutrực tiếp là hoạt động phổ biến nhất và tồn tại lâu đời nhất Trải qua nhiềubiến đổi của xã hội hoạt động nhập khẩu có nhiều hình thức được sáng tạo ranhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi đó Việc áp dụng hình thức nào là tuỳ thuộcvà điều kiện và trình độ cũng như năng lực của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốcgia Đứng trước thực trạng đó mỗi quốc gia mỗi tổ chức quốc tế đều đưa raquan điểm của mình Bởi đây là một vấn đề nhạy cảm liên quan đến thươngmại của mỗi quốc gia, cho nên không phải quốc gia nào cũng có được quanđiểm rõ ràng nhất quán Nhìn chung vấn đề nhập khẩu được giải quyết hếtsức linh hoạt ở các nước khác nhau.

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

Hoạt động thương mại nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đềuchịu ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như: kinh tế, chính trị, luật phápvăn hoá, xã hội… Các yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đếnhiệu quả kinh doanh Nhìn chung ta có thể chia nhóm ảnh hưởng đến hoạtđộng nhập khẩu là nhóm chủ quan và nhóm khách quan.

4.1 Các yếu tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan tự bản thân doanh nghiệp có thể điều chỉnh khắcphục được, nó thuộc bản thân doanh nghiệp Các nhân tó này có tác động tíchcực hay tiêu cực đến hoạt động kinh doanh, hoạt động nhập khẩu điều nàyphụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn, nguồn nhân lực, về xây dựng thể chiếchính sách phát triển thị trường, về kết cấu hạn tầng thương mại, về hìnhthành kênh phân phối lưu thông, hoạt động sản xuất kinh doanh và về tổ chứcdoanh nghiệp.

Trang 12

Doanh nghiệp cần phải tự đánh giá đùng khả năng của mình để đề ranhững mục tiêu phù hợp cần đạt tới và cách thức để mục tiêu đó Một kếhoạch chiến lược được thiết lập và phát triển cho toàn bộ các hoạt động củadoanh nghiệp nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy là cơ sở đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinhdoanh có hiệu quả Sự phối hợp giữa các bộ phận sẽ diễn ra nhịp nhàng thôngsuốt nếu bộ máy tổ chức có cơ cấu hợp lý Trong đó yếu tố con người đóngvai trò quan trọng đối với sự thành bại của một doanh nghiệp Một đội ngũcán bộ có trình độ có kỷ luật nghiệp vụ thành thạo, có nhiều kinh nghiệmtrong hoạt động xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp tránh được nhiều thiếusót trong quá trình tiến hành thủ tục nhập khẩu, dự kiến trước được tình hìnhbiến đổi trên thị trường xuất nhập khẩu để đề ra biên pháp, chính sách xuấtnhập khẩu phù hợp.

Một hệ thống kênh phân phối tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệmđược chi phí, hàng hoá tiệu thụ nhanh và kịp thời đến khách hàng Điều nàyảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp Vì khi hàng hoá tiêu thụmạnh có nghĩa là sản xuất sẽ được mở rộng doanh nghiệp vì vậy mà nhu cầunhập khẩu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng tốt hơn.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều cần đến vốn.Nguồn vốn mà doanh nghiệp có được bằng nhiều cách: vốn tự có, vốn góp vàvốn vay hoặc lợi nhuận tái đầu tư Quy mô sản xuất kinh doanh ít nhiều phụthuộc vào nguồn vốn mà doanh nghiệp có được nó là cơ sở để đảm bảo khảnăng thanh toán đối với lượng hàng hoá nhập khẩu.

Trang 13

Kết cấu hạ tầng thương mại đảm bảo cho hàng hoá giữ được phẩmchất Nếu doanh nghiệp có kết cấu hạ tầng thương mại tố sẽ giúp cho doanhnghiệp tránh được những thiệt hại, rủi ro sẽ diễn ra đối với hàng hoá như: đổvỡ, sự tác động của môi trường tự nhiên…

4.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp điềunày buộc doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi hoặc tuân thủ các nguyên tắcvà quy luật Các yếu tố khách quan cơ bản gồm có những yếu tố sau:

* Yếu tố thuộc về môi trường chính trị như: Tác động của hệ thống luậtpháp, hệ thống các công cụ chính sách của nhà nước, cơ chế điều hành củachính phủ.

Một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế phải chịusự điều chỉnh của hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế nhằm điềuchỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp Tất cả các văn bản luật chỉ rõdoanh nghiệp được kinh doanh hàng hoá gì? Cấm kinh doanh hàng hoá gì?Chất lượng hàng hoá phải đảm bảo gì? Có bị kiểm soát hay không?

Hệ thống công cụ chính sách của nhà nước tác động không nhỏ tới hoạtđộng XNK của doanh nghiệp Công cụ chính sách rất nhiều bao gồm nhữngcông cụ chính sách chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các chính sáchđặc thù về từng lĩnh vực Các chính sách điển hình có: chính sách tài chính,chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách XNK, chính sách pháttriển thị trường Tất cả các chính sách đó đều liên quan đến khuyến khích hay

Trang 14

hạn chế hoạt động XNK của doanh nghiệp do đó chúng buộc các doanhnghiệp phải tính đến khi ra các quyết định XNK.

Cơ chế điều hành của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Cơ chế điều hành của chính phủ sẽ liên quan trựctiếp tới tính hiệu lực của luật pháp và chính sách kinh tế Nếu một chính phủmạnh, điều hành chuẩn mực và tốt sẽ khuyến khích kinh doanh chính đáng.Nếu không điều hành tốt hoạt động XNK sẽ mất phương hướng thí dụ như sốlượng, thời điểm, giá cả… Hàng hoá nhập khẩu không được điều hành tốt cóthể làm cho thị trường trong nước biến động và gây khó dễ cho kinh doanh.

* Đối thủ canh tranh

Doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh phải đối mặt với nhiều đói thủcạnh tranh trong và ngoài nước Cùng với sự lớn mạnh của nền sản xuất trongnước khoảng cách giữa các doanh nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều sảnphẩm, ngành lĩnh vực có chất lượng cao có khả năng đáp ứng được nhu cầutiêu dùng trong nước, hàng hoá trong nước có khả năng thay thế hàng ngoạinhập Trước thực trạng đó doanh nghiệp phải tính đến đến sự lớn mạnh củasản xuất trong nước để xem xét khả năng nhập khẩu chủng loại hàng hoá đócó thực sự cạnh tranh với hàng hoá trong nước hay không Không phải mặthàng nào nhập khẩu đều có thể chiếm ưu thế cạnh tranh với hàng nội ở ViệtNam tính từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu thấp hơn tốcđộ tăng trưởng của xuất khẩu, nếu so sánh trên cùng một mặt hàng của một sốmặt chủ yếu thì tốc độ xuất khẩu thành phẩm cao hơn tốc độ xuất khẩunguyên liệu bán thành phẩm, nếu loại trừ mặt hàng tạo nên tăng đột biến kimngạch nhập khẩu thì nhập khẩu tăng 18,6% thấp hơn so với tăng xuất khẩu là

Trang 15

27,3% còn nếu lại bỏ yếu tố biến động giá cả bất thường thì kim ngạch nhậpkhẩu tăng 11,9% thấp 2 lần so với tốc độ tăng nhập khẩu Tất cả các yếu tốtrên đây phản ánh nội lực kinh tế đất nước ngày càng phát triển.

* Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế trước hế phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tếchung về cơ cấu ngành kinh tế, cơ cầu vùng Tình hình đó tạo nên sự hấp dẫnvề thị trường đối với các thị trường khác nhau Nhập khẩu thực tế của doanhnghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong nước và quốc tế Khi nềnkinh tế ở vào giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cũng như thuế kháo tăngbuộc các doanh nghiệp phải đắn đo khi đưa ra các quyết định nhập khẩu haykhông vì nó sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra, có thể sẽ làm tăng giá thành sảnphẩm tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh Tình hình sẽ trái ngược lạikhi mà nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng.

* Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởngnhiều mặt tới nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà hoạt động sản xuấtkinh doanh Sự thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu thô, sự gia tăng chi phí nănglượng ngày càng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải tập trungsử dụng nguồn nguyên liệu thay thế Chất thải công nghiệp, chất thải rắn, chấtthải không được tái chế đang là vấn đề nan giải cho hoạt động sản xuất kinhdoanh Cùng với quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường đòi hỏi các doanhnghiệp tìm kiếm đầu vào từ các nước khác làm ảnh hưởng tới hoạt động nhậpkhẩu của các doanh nghiệp.

* Môi trường công nghệ kỹ thuật

Trang 16

Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các nhân tố gây tác động ảnhhưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường, nó là nhântố quan trọng nhất tạo ra thời cơ và đe doạ các doanh nghiệp Công cuộc cạnhtranh về kỹ thuật công nghệ mới không chỉ cho phép các công ty chiến thắngtrên phạm vi toàn cầu mà làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh Bởi vì nótác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất, năng suất lao động, ảnh hưởng đếncác biện pháp cụ thể của hoạt động thương mại nói chung và nhập khẩu nóiriêng Các nhà hoạt động kinh doanh phải nắm bắt và hiểu rõ được bản chấtcủa những thay đổi trong môi trường công nghệ kỹ thuật cùng nhiều phươngthức khác nhau mà mỗi công nghệ mới có thể phục vụ cho đòi hỏi sản xuấtcủa công ty đồng thời cảnh giác các khả năng xấu có thể xảy ra.

* Hệ thống tài chính ngân hàng

Hệ thống tài chính ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên phạmvi toàn cầu nó can thiệp sâu vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp chiphối tới hoạt động này Nó là cơ sở là chỗ dựa cho doanh nghiệp tiến hànhsản xuất kinh doanh; cung cấp vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năngthanh toán cho doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, tạo điều kiệncho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh ngoài ra với hệ thống ngânhàng tài chính đủ mạnh sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với các bạnhàng

II NỘI DUNG CỦA NHẬP KHẨU1 Nghiên cứu thị trường

Trang 17

Khái niệm thị trường có thể xét nhiều góc độ khác nhau, từ có có địnhnghĩa khác nhau Theo quan điểm của kinh tế học thì thị trường là tổng thểcung và cầu đối với 1 lại hàng hoá nhất định trong một thời gian và khônggian cụ thể Theo định nghĩa này giả thiết cơ sở là tổng cung và cầu về 1 loạihàng hoá trên thị trường vận động theo những quy luạt riêng và điều tiết thịtrường thông qua quy luật cung cầu Nếu đứng trên giác độ quản lý 1 doanhnghiệp, khái niệm thị trường phải được gần với các tác nhân kinh tế tham giavào thị trường như người mua, người bán, người phân phối… Với nhữnghành vi cụ thể của họ Vậy so sánh hai khái niệm trên đây thì khái niệm trênmang nặng tính lý thuyết còn khái niệm dưới giác độ doanh nghiệp khôngphải bao giời cũng tuân theo quy luật cứng nhắc dựa trên lý thuyết vì hành vicủa người mua và người bán chịu tác động của yếu tố tâm lý và điều kiện giaodịch Vậy đứng trên giác độ doanh nghiệp thì "thị trường là tập hợp nhữngkhách hàng tiềm năng của doanh nghiệp".

Từ khái niệm trên ta có thể đưa ra khái niệm thị trường quốc tế củadoanh nghiệp "thị trường quốc tế của doanh nghiệp là tập hợp những kháchhàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó" Theo khái niệm này thì sốlượng và cơ cấu nhu cầu của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm củadoanh nghiệp cũng nhưng sự biến động của các yếu tố đó theo không gian vàthời gian là đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế của doanh nghiệp Sốlượng và cơ cấu nhu cầu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủquan, vĩ mô và vi mô đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu một cách tỷmỉ Thị trường quốc tế nó phức tạp hơn nhiều so với thị trường nội địa do cósự khác biệt về hệ thống chính trị - văn hoá- luật pháp và các yếu tố do môi

Trang 18

trường địa lý quy định do đó nó chứa định rủi ro cao hơn đối với hoạt độngkinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, vì vậy đòi hỏidoanh nghiệp phải am hiểu luật pháp, văn hoá và hệ thống chính trị nhằm hạnchế những thiệt hại có thể gặp phải.

Doanh nghiệp tiến hành kinh doanh hàng hoá XNK ngoài phải nghiêncứu thị trường nội địa cần phải nghiên cứu thị trường nước ngoài Vì vậy nộidung nghiên cứu thị trường gồm có thị trường trong nước và thị trường quốctế

1.1 Nghiên cứu thị trường nội địa

Khi tiến hành nghiên cứu thị trường nội địa các doanh nghiệp phải tiếnhành nghiên cứu các khía cạnh sau:

* Nghiên cứu nhu cầu của thị trường

Doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu tiêu dùng hàng hoá trongnước, dự kiến mua hàng của khách hàng, nghiên cứu xem khách hàng cầnnhững đặc tính nào và đánh giá như thế nào đối với từng đặc tiếnh của hànghoá Chừng nào mà nhà kinh doanh hiểu rõ được khách hàng sẽ cần loại hànghoá gì? hàng hoá đó phải có những đặc điểm gì? Điều đặc trưng quan trọngnhất? Để tạo ra nó phải tốn chi phí bao nhiêu? Tương ứng với nó là mức giánào? Thì khi đó họ mới hy vọng kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợinhuận.

* Nghiên cứu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Việc nghiên cứu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu là rất cần thết đối vớidoanh nghiệp tiến hành kinh doanh nhập khẩu Khi nghiên cứu vấn đề nàycần xem xét thực trạng mặt hàng hiện tại trong nước như thế nào về khía

Trang 19

cạnh: tình hình tiên dùng mặt hàng đó, số lượng các nhà cung ứng nướcngoài, tình hình sản xuất trong nước, chính sách mà nhà nước áp dụng chocác mặt hàng nhập khẩu đó để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có khả năng hấpdẫn khách hàng nhất.

* Nghiên cứu giá hàng

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá nhập khẩu Vấnđề giá cả rất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệpđến quyết định mua hàng của khách hàng Nó chịu tác động của nhiều yếu tốbao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, trở thành công cụ hữu hiệu chomục tiêu kinh doanh hàng hoá nhập khẩu phục vụ đắc lực cho chiến lược kinhdoanh của công ty.

* Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Ảnh hưởng của cạnh tranh có thể xem xét phân tích khía cạnh sau:- Tương quan so sánh giữa giá thành giữa công ty và đối thủ cạnh tranhtrong cùng lĩnh vực hoạt động

- Mức độ ảnh hưởng của đối thủ và hàng hoá cung ứng sẽ áp dụng cácchính sách, chiến lược như thế nào?

- Luôn theo dõi sát sao các động thái kinh doanh của đối thủ nhằm cósách lược đối phó kịp thời với những thay đổi đó của đối thủ, biết được họđang kinh doanh ở thị trường nào?

1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài

Thị trường nước ngoài phức tạp hơn nhiều đối với thị trường nội địa docó sự khác biệt về hệ thống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - luật pháp vàphong tục tập quán Điều này đòi hỏi những người làm công tác nghiên cứu

Trang 20

thị trường phải hiểu sâu sắc về các yếu tố trên điều quan trọng là phải thôngthạo nghiệp vụ Thông thường khi nghiên cứu thị trường nước ngoài thườngtập trung vào các vấn đề trọng tâm sau:

* Nghiên cứu khả năng cung ứng của thị trường nước ngoài: Đây là chỉtiêu quan trọg tác động đến sự ổn định kinh doanh của doanh nghiệp trongquá trình kinh doanh Mỗi nhà cung ứng nước ngoài không bao giời là mộtnhà cung ứng thuần nhất doanh nghiệp không nên lựa chọn 1 nhà cung ứngduy nhất mà nên tìm nhiều nhà cung ứng nhằm phân tác rủi ro trong quá trìnhnhập khẩu, đa dạng hoá nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo khả năng cungứng nguồn đầu vào ổn định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn rathông suốt không bị gián đoạn Một khía cạnh quan trọng cần được nghiêncứu là sự biến động theo thời gian của các nhà cung ứng biểu hiện qua sốlượng tăng giảm, giá cả hàng hoá nk của hàng hoá đó Nó đã phản ánh triểnvọng phát triển của các nhà cung ứng trong tương lai để doanh nghiệp có thểxác định sự thích ứng trong lượng cung cấp và các chính sách thương mại hợplý.

* Nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường kinh tế - chính trị - luậtpháp - văn hoá và phong tục tập quán của mỗi quốc gia

Khi nghiên cứu thị trường của các nhà cung ứng nước ngoài doanhnghiệp phải tiến hành nghiên cứu các nhân tố trên Vì mỗi nước có luật pháp,hệ thống văn hoá kinh tế chính trị riêng áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩunhằm khuyến khích hay hạn chế hàng hoá xuất khẩu đó nó ảnh hưởng đếnquan hệ giao dịch giữa các bên.

Trang 21

Sự khác biệt về văn hoá sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch sẽ đượctiến hành thí dụ như một số nước trong giao dịch thanh toán bằng tiền mặt,một số nước thanh toán bằng thẻ… Điều này sẽ gây cản trở cho hoạt độngXNK và doanh nghiệp cần phải thích nghi với môi trường văn hoá mà địnhtiến hành nhập khẩu.

Nhân tố thuộc môi trường chính trị - luật pháp cần phải tập trung vàomột số vấn đề chủ yếu sau:

- Sự ổn định chính trị: Mỗi một quốc gia khi thay đổi thể chế chính trịcó thể kéo theo mọi sự thay đổi khác như áp dụng chính sách thương mại mớihay mức thuế mới.

- Sự điều tiết về tiền tệ: Những quy định về quản lý ngoại hối sẽ gâykhó khăn cho hoạt động XNK nói riêng và hoạt động thương mại nói chung.

- Tính hiệu lực của bộ máy chính quyền: Tức là mức độ mà chínhquyền nước xuất khẩu điều hành hệ thống hữu hiệu để hỗ trợ các doanhnghiệp tiến hành xuất khẩu.

- Các quy định mang tính chất pháp lý bắt buộc và quản lý cần phảiđược xem xét kỹ lưỡng như: Cấm đoán hoặc kiểm soát đối với một số hànghoá và dịch vụ, cấm một số phương thức hoạt động thương mại, cấm kiểukiểm soát giá cả…

* Nghiên cứu giá cả hàng hoá quốc tế

Doanh nghiệp tiến hành kinh doanh mục tiêu là lợi nhuận đạt được.Nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận có nhiều trong đó giá cả hàng hoá Nếudoanh nghiệp nhập hàng với giá cao đồng nghĩa với chi phí sẽ tăng lên phần

Trang 22

lợi nhuận sẽ giảm xuống Khi đó muốn có lãi doanh nghiệp phải nâng giá bánđiều này làm giảm khả năng cạnh tranh.

Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải nghiên cứu tình hình biếnđộng giá cả hàng hoá trên thế giới để đưa ra mức giá nhập khẩu phù hợp,tránh tình trạng nâng giá cao quá mức so với giá cả thị trường Các nhân tốảnh hưởng tới hàng hoá quốc tế gồm có các nhân tố cơ bản sau:

- Cung về cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới: Đây là yếu tố lớnảnh hưởng đến giá cả hàng hoá Nếu cầu thị trường lớn trong khi nguồn cunglại khan hiếm sẽ đẩy mức giá lên cao theo quy luật cung cầu.

- Cạnh tranh: Trạng thái cạnh tranh trên thị trường cung ứng giúp choviệc xác định mức giá, nó ảnh hưởng đến lượng bán của nhà cung ứng vì vậytuỳ theo mức độ cạnh tranh đến đâu mà giá cả sẽ được quy định.

- Trong điều kiện địa lý khác nhau, đồng tiền thanh toán khác nhau vàphương thức thanh toán khác nhau… đều ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá Đặcbiệt là sự suy yếu của một số ngoại tệ mạnh như USD làm ảnh hưởng tới mậudịch toàn cầu.

- Lạm phát: Lạm phát ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá của một quốc giathể hiện sự mất giá của đồng tiền quốc gia đó.

- Luật pháp và chính trị: Một số quốc gia nhằm khuyến khích xuất khẩuhàng hoá ra nước ngài họ sẽ tiến hành hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước.Khi chính phủ can thiệp vào thị trường tiền tệ thì tình hình cạnh tranh cũngthay đổi mặt khác biểu thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ khác nhau giữa các quốcgia điều này ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá sản phẩm giữa các nước.

Trang 23

Nói tóm lại doanh nghiệp khi nghiên cứu giá cả hàng hoá quốc tế cầnphải biết kết hợp các nhân tố của thị trường quốc tế và mục tiêu của doanhnghiệp nhằm tìm ra một mức giá tối ưu đối với loại sản phẩm hàng hoá dịchvụ đó.

2 Lập phương án kinh doanh

Sau khi đã tiến hành nghiên cứu thị trường trong nước và thị trườngquốc tế doanh nghiệp đã nắm được tình hình thực tế của thị trường và bảnthân doanh nghiệp trên cơ sở đó lập ra phương án kinh doanh nhằm thực hiệnmục tiêu kinh doanh của mình Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp cầnlập ra phương án tối ưu nhất để đạt được trạng thái mong muốn.

Công việc cần làm trong khâu này là:

+ Phân tích đánh giá tình hình thị trường và nhà cung ứng nước ngoài.Mục tiêu của bước này là thông qua so sánh nhiều thị trường nhà cung ứng đểchọn ra một số nhà cung ứng hấp dẫn đối với doanh nghiệp Trước hết để tiếtkiệm thời gian và chi phí cần giới hạn việc đánh giá bằng cách loại bỏ ngaymột số thị trường hiển nhân là không hấp dẫn đối với doanh nghiệp vì nhiềunguyên nhân thuộc về bản thân sản phẩm cũng là tiêu chuẩn loại bỏ ngay mộtsố thị trường cung ứng.

Sau khi loại bỏ những thị trường cung ứng hoàn toàn không có triểnvọng, các nhà cung ứng còn lại được đánh giá một cách khái quát theo nhữngkhía cạnh sau:

- Môi trường chính trị

- Môi trường kinh tế - môi trường văn hoá- Môi trường cạnh tranh

Trang 24

* Phân tích khả năng của doanh nghiệp

Đứng trước đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần thiết lập được bảnđánh giá tương đối về điểm mạnh và điểm yếu của mình Một mặt doanhnghiệp có năng lực nào vượt trội, tình trạng hiện tại hoặc tiềm năng của doanhnghiệp như thế nào, nguồn lực mà doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh có thểhuy động từ bản thân hoặc từ nguồn nào khác bên ngoài doanh nghiệp.

* Sau khi phân tích khả năng nhà cung ứng và khả năng doanh nghiệpbước tiếp theo là lựa chọn mặt hàng nhập khẩu phù hợp với điều kiện kinhdoanh Mặt hàng này phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đề ra mà hai bênthoả thuận: giá cả, chất lượng, bao bì đóng gói…

* Xác định đối tượng tiến hành giao dịch bao gồm:- Địa điểm và thời gian giao dịch

- Tên công ty đại diện giao dịch- Khối lượng và giá cả giao dịch

- Hình thức giao hàng và phương thức thanh toán* Xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là tổng thể luôn gồm một số lượng rất lớn các khách hàngvới những nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài chính rất khác nhau vì vậydoanh nghiệp cần xác định đoạn thị trường để tiêu thụ sản phẩm sao cho cóhiệu quả nhất cần chú ý các điểm sau:

- Khách hàng mà doanh nghiệp nhằm vào phải rõ ràng cụ thể

- Phải đo lường được có nghĩa là quy mô và hiệu quả của thị trườngphải đo lường được tính khả thi,

Trang 25

- Doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ đoạn thị trường đã phân chiatheo tiêu thức nhất định.

* Xác định giá giao dịch

Giá cả hàng hoá nhập khẩu do hai bên tự thoả thuận Nhưng bên nhậpkhẩu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây để đưa ra mức giá tối thiểu nhằm tốiđa hoá lợi ích:

- Phân tích giá hàng hoá cùng chủng loại trên thị trường trong nước vàquốc tế tại thời điểm hiện tại hoặc giá cả có thể tham khảo của đối thủ cạnhtranh đã nhập về.

- Giá phải đảm bảo được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra như: mục tiêulợi nhuận đạt được sau khi trừ các khoản chi phí, thuế…

* Đánh giá hiệu quả mang lại và khắc phục những hạn chế làm giảmhiệu quả kinh doanh

Hàng hoá nhập về kinh doanh trên thị trường kết quả thu được có thể lỗhoặc lãi do có nhiều yếu tố phát sinh trong quá trình kinh doanh Sau khi tiêuthụ hàng hoá cuối kỳ cần tổng kết đánh giá hiệu quả kinh doanh, tìm ra nhữngnguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đề racác biện pháp khắc phục.

3 Tổ chức tiến hành nhập khẩu hàng hoá 3.1 Giao dịch và đàm phán

Về vấn đề giao dịch doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức giaodịch cao cho phù hợp với khả năng của chính bản thân doanh nghiệp Tronghoạt động ngoại thương các doanh nghiệp thường áp dụng các phương thứcgiao dịch sau đây:

Trang 26

* Giao dịch thông thường: Tức là những phương thức bán phổ biếnnhất, thường thấy nhất Được chia làm hai loại trực tiếp và qua trung gian.

- Giao dịch trực tiếp: Bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau,việc mua và việc bán không ràng buộc lẫn nhau.

- Giao dịch qua trung gian: Mọi việc thiết lập mối quan hệ giữa ngườimua và người bán phải thông qua người thứ ba gọi là trung gian gồm có đại lývà môi giới.

* Buôn bán đối lưu: Là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá,trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời làngười mua Mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ màthu về một lượng hàng có giá trị tương đường.

* Các phương thức giao dịch đặc biệt:

- Đấu giá quốc tế: Đây là phương thức giao dịch đặc biệt được tổ chứccông khai tại một nơi nhất định, tại đó sau khi xem trước hàng hoá, nhữngngười đến mua và cạnh tranh giá cả và cuối cùng hàng hoá sẽ được bán chongười nào đó trả giá cao nhất.

Trong buôn bán quốc tế, những mặt hàng đem ra đấu giá thường lànhững mặt hàng khó tiêu chuẩn hoá.

- Đấu thầu quốc tế: là phương thức giao dịch đặc biệt trong đó ngườimua (người gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán(người dự thầu) báo giá cả và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chọnmua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn với nhữngđiều kiện mà người mua đã nêu.

* Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hoá

Trang 27

Sở giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua nhữngngười môi giới do Sở giao dịch chỉ định, người ta mua các loại hàng hoá cókhối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế đượcnhau.

Sở giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về mặt hànggiao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định.

* Giao dịch tại hội chợ và triển lãm

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thờigian và ở vào một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó ngườibán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kếthợp đồng mua bán.

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nềnkinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật…

b) Đàm phán

Đàm phán là một cuộc đối thoại giữa 2 hoặc nhiều bên về một vấn đềliên quan đến các bên cả quyền lợi và nghĩa vụ đạt đến sự nhất trí giữa cácbên Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức đàm phán sau:

- Đàm phán qua thư tín- Đàm phán qua điện thoại- Đàm phán trực tiếp

Khi tiến hành đàm phán thông thường các doanh nghiệp phải trải quacác giai đoạn sau:

- Giai đoạn chuẩn bị: giai đoạn này có vai trò hết sức quan trọng nóquyết định quá nửa của cuộc đàm phán Các công việc phải làm là:

Trang 28

+ Chuẩn bị mục đích

+ Chia các mục tiêu ra các mục tiêu bộ phận+ Lựa chọn địa điểm đàm phán, thời gian+ Dự kiến được chương trình đàm phán+ Đưa ra các kịch bản khác nhau

+ Tìm hiểu điểm mạnh điểm yếu của đối phương + Lựa chọn thành viên của đoàn đàm phán

- Giai đoạn thảo luận

Đây là giai đoạn các bên trao đổi ý kiến với nhau về vấn đề quan tâm.Giai đoạn này gồm các công việc sau:

+ Bố trí chỗ ngồi đàm phán+ Tóm tắt lý do và trao đổi ý đồ

+ Tìm hiểu ý đồ và mục tieu của đối phương

+ Cần xác định người có thực quyền trong đàm phán

+ Trình bày yêu cầu để đối tác hiểu và ghi lại nội dung cuộc đàm phán- Giai đoạn đề xuất

Đây là giai đoạn các bên đưa ra đề xuất theo mục tiêu của cuộc đàmphán Các đề xuất này thường có điều kiện khác nhau và các bên thươnglượng với nhau theo từng phần từng điểm nhằm đi đến thống nhất Nội dungcủa giai đoạn này là đề xuất theo điều kiện Các đề xuất có liên quan vớinhau.

- Giai đoạn thoả thuận

Trang 29

Giai đoạn này các bên nếu thống nhất được các vấn đề thì ký kết hợpđồng nếu không thoả thuận được thì các bên nghỉ ngơi, giải trí để tạo khôngkhí thân thiện các công việc có thể làm trong thời gian nghỉ ngơi là:

+ Đưa ra một số cách tiếp cận mới+ Thay đoàn làm phán.

- Trình tự ký kết hợp đồng: Chia ra 2 trường hợp:

+ Các bên gặp gỡ trực tiếp: Diễn ra ngắn gọn, đơngiản sau khi đàmphán xong ký vào bản dự thảo hợp đồng thì hợp đồng được coi là đã ký kết.

+ Các bên không gặp gỡ trực tiếp phải trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng giai đoạn này bên đề nghị ký kếtphải có đơn đề nghị ký kết hợp đồng Nội dung đơn không vi phạm các điềucấm của luật pháp.

Giai đoạn chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng: giai đoạn này đòi hỏi cácbên phải lưu ý một số quy định của hệ thống hoạt động của các nước Cácđiều khoản ra trong hợp đồng cần phải rõ ràng chặt chẽ như: ngôn ngữ sửdụng trong hợp đồng phải được sự thoả thuận giữa hai bên, điều khoản về giácả, chất lượng, điều khoản giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng…

3.3 Thực hiện hợp đồng

Trang 30

Kể từ khi hợp đồng mua bán hàng hoá nhập khẩu được ký kết các bênphải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đúng như các điều khoản quy định tronghợp đồng Xét dưới góc độ là người nhập khẩu doanh nghiệp phải tiến hànhcác bước sau:

* Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là biện pháp để nhà nước quản lý hàng nhập khẩu.Vì thế sau khi ký kết hợp đồng doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩuchuyến để thực hiện hợp đồng đó Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàngkinh doanh nhập khẩu một số hàng nhất định Đơn xin phép phải được chuyểnđến phòng cấp giấy phép của Bộ Thương mại.

* Tiến hành thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C Hành vi này phải đượcthực hiện phù hợp với hợp đồng đã quy định và trước thời hạn giao hàngkhoảng 15 ngày đến 20 ngày, đảm bảo L/C đến tay người bán kịp thời và tạođiều kiện cho người bán có thời gian tiến hành làm thủ tục giao hàng.

* Thuê tàu lưu cước: Việc thuê tàu lưu cước được tiến hành dựa vào 3căn cứ sau:

- Những điều khoản của hợp đồng.

- Đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải

Việc thuê tàu lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tinvề tình hình thị trường và tinh thông các điều kiện thuê tàu Vì vậy, các côngty thường uỷ thác việc thuê tàu lưu cước cho một công ty hàng hải Nếu nghĩavụ thuê tàu thuộc bên nhập khẩu thì phải căn cứ vào khả năng thực tế để thuêtàu đảm bảo tàu đến địa điểm bốc hàng đúng giờ quy định.

* Mua bảo hiểm

Trang 31

Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất Vì vậydoanh nghiệp nên cân nhắc tới việc mua bảo hiểm hàng hoá nhằm ngăn ngừaviệc phải gánh chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển Để ký kết hợp đồngbảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm A

Điều kiện bảo hiểm BĐiều kiện bảo hiểm C- Làm thủ tục hải quan

Hàng hoá khi đi qua biên giới quốc gia để XNK phải tiến hành làm thủtục hải quan Gồm 3 bước:

- Khai báo hải quan

+ Khai báo chi tiết về hàng hoá lên tờ khai

+ Nội dung tờ khai: loại hàng, tên hàng, khối lượng, giá trị, tên công cụvận tải…

* Kiểm tra hàng hoá:

Trang 32

Nhận hàng là bước đầu còn việc thừa nhận hàng chỉ có thể xảy ra saukhi đã tiến hành kiểm tra hàng hoá Về mặt pháp lý nhận hàng không có nghĩalà đã thừa nhận hàng đó Do đó người mua có trách nhiệm kiểm tra hàng cóphù hợp với hợp đồng hay không Việc kiểm tra hàng hoá phải được kiểm trakhẩn trương và chi tiết ngay khi tàu đến và dỡ hàng khỏi tàu.

* Thanh toán tiền hàng nhập khẩu

Người mua phải thanh toán tiền hàng đầy đủ đúng như quy định tronghợp đồng, như đồng tiền thanh toán, số lượng tiền cần trả, phương thức địađiểm thanh toán… Việc thanh toán có thể tiến hành trước khi nhận hàng songviệc này cũng hữu hạn, tuỳ thuộc vào nội dung của điều khoản thanh toán đãquy định trong hợp đồng.

* Khiếu nại

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiệnthấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, lần lập hồ sơ khiếunại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại.

Đối tượng khiếu nại là người xuất khẩu, bên vận tải, công ty bảo hiểmhàng hoá đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất, hoáđơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm.

Trang 33

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNGTY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ (MESCO)

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MESCO

1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty

* Công ty Vật tư thiết bị và xây dựng là doanh nghiệp nhà nước thuộcBộ Thuỷ lợi cũ nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thànhlập ngày 9/11/1974 Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chínhphủ, ngày 7/3/2000 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kýquyết định số 22/2000/QĐ/BNN-TCCB về việc chuyển công ty vật tư thiết bịvà xây dựng thành Công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị Với gần 30năm xây dựng và phát triển đến nay công ty đã có những trưởng thành vượtbậc trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh với những ngành nghề đa dạngnhư thi công xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, côngtrình dân dụng, công trình cấp thoát nước, điện chiếu sáng, công trình kỹ thuậthạ tầng công nghiệp và chuyên cung cấp vật tư, lắp đặt các thiết bị phục vụcác công trình thuỷ lợi cho toàn ngành Công ty có đội ngũ cán bộ công nhâncó tay nghề cao.

* Địa chỉ, điện thoại:

- Địa chỉ : số 3B Thể Giao - quận Hai Bà Trưng- Số điện thoại: 04-9780048; 04-9744906; 04-9740.548- Số Fax : 84-4-9760548

- Email : Mesco@hn.vnn.vn

Trang 34

- Webste : www.mesco.vn.com

* Nước và năm thành lập: - Nước sở tại: Việt Nam - Năm thành lập: 1974* Người đại diện: Nguyễn Nam Linh

* Tài khoản:

- 4311101.000060 tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

Địa chỉ ngân hàng: Số 77 phố Lạc Trung - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội - 7301.0562E tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

Địa chỉ ngân hàng: Số 4B Lê Thánh Tông - Quận Hai Bà Trưng - HàNội

- 4311-3000.092 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Địa chỉ ngân hàng: Số 117 Đường Quang Trung - TP Vinh - Nghệ An- 010-431100-00001989-5 tại ngân hàng Thương mại cổ phần nhà HàNội

Địa chỉ ngân hàng: Số B7 phố Giảng Võ - Quận Ba đình Hà Nội * Địa chỉ các đơn vị trực thuộc:

- Xí nghiệp xây dựng và thi công cơ giới+ Địa chỉ: Km10 thị trấn Văn Điển+ Điện thoại: 04-8618679; 090570170+ Đại diện: Ông Vũ Văn Cầu - Giám đốc- Xí nghiệp Đê kè & Phát triển hạ tầng

+ Địa chỉ: Tầng 1 số 3B Thể Giao - quận Hai Bà Trưng+ Điện thoại: 04-9740548; 091222.207

+ Đại diện: Ông Nguyễn Nam Trân - Giám đốc

Trang 35

+ Đại diện: Bà Bùi Thị Thu Hà - Trạm trưởng- Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng+ Địa chỉ: Số 482111 Trưng Nữ Vương+ Điện thoại: 0511.612472

+ Đại diện: Ông Nguyễn Thế Nguyên - trưởng đại diện

2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty

2.1 Chức năng của công ty

Tổ chức sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực kinhdoanh của công ty theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và theo hợp đồng kinh tế nhằmphục vụ có hiệu quả nhu cầu thị trường.

2.2 Nhiệm vụ của công ty

Trang 36

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh củacông ty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạt độngcủa công ty.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của công ty, khôngngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo toàn và pháttriển vốn.

-Kinh doanh - sản xuất có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường xâydựng trong nước; cải tiến ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước có liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; thực hiện đúng cam kết đã kýkết hợp đồng với các bạn hàng.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động và nghĩa vụ nộpthuế cho nhà nước.

- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập

- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhânviên trong công ty.

- Thực hiện báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của côngty và của nhà nước.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của côngty.

- Ưu đãi cho ngườ lao động trong doanh nghiệp:

Trang 37

+ Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp:20.968 cổ phần Phần giá trị được ưuđãi là: 629.061.887 đồng (sáu trăm haichín triệu, không trăm sáu mốt nghìn tám trăm tám bảy đồng).

+ Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động nghèo trong doanh nghiệptrả dần: 4.493 cổ phần, trị giá trả dần là: 23.552.000 (Hai trăm chín ba triệunăm trăm năm hai nghìn đồng).

- Tổ chức quản lý tiền bán cổ phần: Thực hiện theo mục V, phần thứ haitrong thông tư số 1041998/TT-BTC ngày 18-7-1998 của Bộ Tài chính hướngdẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp thành công ty cổphần và mục 6 văn bản số 3138/TC-TCDN ngày 19-8-1998 của Bộ Tài chínhvề việc hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

2.3 Quyền của Công ty MESCO

- Công ty hoạt động kinh doanh được quyền sở hữu với nhãn hiệu hànghoá, cụ thể là:

+ Độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá

+ Có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụngnhãn hiệu hàng hoá; và

+ Có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý ngườithứ ba xâm phạm các quyền nói trên của mình (Điều 794,796 Bộ Luật dân sự,các điều 84, 35, 37 Nghị định 63/CP).

- Theo điều 72 bộ luật Thương mại áp dụng đối với doanh nghiệp nhậpkhẩu có quyền sau:

+ Quyền chưa thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng nếu khi nhậnthấy phát hiện thấy hàng bị hư ỏng có 1 khuyết tật và chỉ thanh toán khi người

Trang 38

bán đã khắc phục nhưng hư hỏng khuyết tật đó, trừ trường hợp trong hợpđồng có thoả thuận khác.

+ Người mua có quyền giữ lại toàn bộ hoặc một phần tiền mua hàngnếu có bằng chứng về việc người bán lừa gạt hoặc không có khả năng giaohàng hoặc đối tượng này là đối tượng tranh chấp giữa người bán với ngườithứ ba cho đến khi các tình trạng này được giải quyết xong.

- Điều 74 luật thương mại về kiểm tra hàng tại nơi hàng đến.

Điều này quy định quyền của người mua có quyền kiểm tra hàng tại nơihàng đến trong một thời hạn hợp lý phù hợp với đặc tính của từng loại hànghoá theo hợp đồng.

- Quyền bình đẳng trước pháp luật và hợp tác trong hoạt động thươngmại

Giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật (điều 214 luật thương mại)

Quyền được sử dụng thương phiếu (Điều 220 luật thương mại)

- Quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại (Điều 210luật TM)

- Quyền quảng cáo thương mại (Điều 187 luật TM)

2.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty MESCO

Công ty MESCO hoạt động kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực, được chialàm các nhóm chính sau:

- Danh mục hàng hoá, dịch vụ (xếp theo phân loại quốc tế)

- Nhóm 35: Cung ứng vật tư, thiết bị, phụ tùng thuỷ lợi; nhập khẩu cácthiết bị (vật tư, xe máy) theo các dự án cho công trình thuỷ lợi; tư vấn về mua

Trang 39

sắm vật tư, thiết bị: đại lý mua đại lý bán tiêu dùng, thiết bị nội thất vănphòng; môi giới cho công nhân và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài.

- Nhóm 36: Đầu tư phát triển và kinh doanh bất động sản

- Nhóm 37: Xây dựng các công trình thuỷ lợi: xây dựng công trình cấpthoát, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn; xây dựng lắpđặt các công trình đường dây và trạm biến áp điện thế; xây dựng công trìnhkỹ thuật hạ tầng công nghiệp đô thị và phát triển nông thôn; trang trí nộingoại thất và tạo kiến trúc cảnh quan môi trường (không bao gồm thiết kếcông trình) xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trìnhcông nghiệp; xây dựng trạm bơm; kênh mương; lắp đặt thiết bị trạm bơm,trạm thuỷ điện, lắp ráp xe gắn máy hai bánh; lắp đặt công trình cấp thoát nướcđiện chiếu sáng, vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn; Khai thác vật liệuxây dựng.

- Nhóm 39: Vận tải vật tư, thiết bị, vật liệu và hàng hoá bằng đường bộ- Nhóm 41: Đào tạo, dạy nghề cho công nhân và chuyên gia Việt Namđi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Trên đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công tyMESCO được phân chia thứ tự theo nhóm xếp theo phân loại quốc tế.

3 Bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất của Công ty MESCO3.1 Bộ máy nhân sự của Công ty MESCO

Trang 40

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Ban kiểm soát

P Tổng giám đốc (Nội chính)P Tổng giám đốc

(Thương mại)

P Tổng giám đốc (Xây dựng)

Phòng H nh chính QTành chính QT

Phòng Kế hoạch đầu tư

Phòng Kế toán

Phòng

Tư vấn MS&ĐTQTVP Đại diện tại Đ Nành chính QT ẵng

XNXD đề kè v PTHTành chính QT

Phòng Kế hoạch

Phòng Kỹ thuật

Ban xây dựng

Phòng Kế hoạchXNXD đề kè v TC cành chính QT ơ giớiTrung tâm

Thương mại Trạm vật tư

XN kho vận

Chú thích:

Kiểm tra giám sátChỉ đạo

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tập I, II. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường. NXB. Thống kê Hà Nội - 2004 Khác
2. Giáo trình kinh doanh quốc tế tập I, II. NXB. Lao động Hà Nội - 2003.Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường Khác
3. Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. NXB giáo dục Hà Nội.Tác giả: PGS. Vũ Hữu Tửu Khác
4. Giáo trình marketing quốc tế. NXB giáo dục Hà Nội - 1997. Biên soạn: PGS. Nguyễn Cao Văn Khác
5. Luật thương mại. NXB. chính trị quốc gia Hà Nội - 2003 Khác
6. Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam. NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội - 2002 Khác
7. Báo cáo tổng kết của Công ty MESCO năm 2002; 2003; 2004 Khác
9. Số 37/2004 tạp chí thương mại.- Sửa đổi về thi hành thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Bảng 1: Danh sách hội đồng quản trị - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Hình 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Bảng 1: Danh sách hội đồng quản trị (Trang 45)
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Bảng 1: Danh sách hội đồng quản trị - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Hình 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Bảng 1: Danh sách hội đồng quản trị (Trang 45)
Bảng 3: Trình độ lao động của Công ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 3 Trình độ lao động của Công ty (Trang 48)
Bảng 3: Trình độ lao động của Công ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 3 Trình độ lao động của Công ty (Trang 48)
Bảng 4: Kế hoạch và tình hình thựchiện kế hoạch của Công ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 4 Kế hoạch và tình hình thựchiện kế hoạch của Công ty (Trang 50)
Căn cứ vào bảng số liệu cho ta thấy công ty luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Thực hiện việc mua và bán hàng luôn vượt mức kế hoạch chính  vì công ty tìm được nguồn cung ứng vật tư ổn định về số lượng, đảm bảo về  chất lượng với giá cả hợp lý nên c - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
n cứ vào bảng số liệu cho ta thấy công ty luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Thực hiện việc mua và bán hàng luôn vượt mức kế hoạch chính vì công ty tìm được nguồn cung ứng vật tư ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng với giá cả hợp lý nên c (Trang 51)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Trang 51)
Dựa vào bảng kết quả đã phản ánh thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2002, 2003, 2004 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
a vào bảng kết quả đã phản ánh thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2002, 2003, 2004 (Trang 52)
tác động chung của nền kinh tế thế giới, điều này thể hiện thông qua bảng sau: - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
t ác động chung của nền kinh tế thế giới, điều này thể hiện thông qua bảng sau: (Trang 54)
Bảng 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 6 Kim ngạch xuất nhập khẩu (Trang 54)
Bảng 7: Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hoá - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 7 Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hoá (Trang 57)
Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 8 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu (Trang 58)
Bảng 8: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 8 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu (Trang 58)
Bảng 10: chỉ tiêu vốn vay của MESCO từ năm 2005 đến 2007. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 10 chỉ tiêu vốn vay của MESCO từ năm 2005 đến 2007 (Trang 70)
Bảng 10: chỉ tiêu vốn vay của MESCO từ năm 2005 đến 2007. - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 10 chỉ tiêu vốn vay của MESCO từ năm 2005 đến 2007 (Trang 70)
Bảng 11: Chỉ tiêu nhập khẩu định hướng năm 2005 - 2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
Bảng 11 Chỉ tiêu nhập khẩu định hướng năm 2005 - 2007 (Trang 72)
Bảng  11: Chỉ tiêu nhập khẩu định hướng năm 2005 - 2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty MESCO.doc
ng 11: Chỉ tiêu nhập khẩu định hướng năm 2005 - 2007 (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w