TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II FOREIGN TRADE UNIVERSITY NGÀNH KINH TẾ - CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA NGHIỆP VỤ LỚP: K56D MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2 TIỂU LUẬN SỰ PHỤ THUỘC CỦA
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II FOREIGN TRADE UNIVERSITY
NGÀNH KINH TẾ - CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA NGHIỆP VỤ LỚP: K56D MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2
TIỂU LUẬN
SỰ PHỤ THUỘC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
VÀO TRUNG QUỐC
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Quỳnh
Trang 2DANH SÁCH NHÓM MSSV
1 Bùi Thị Ngọc Anh 1701015012
2 Cao Ngọc Kỳ Anh 1701015013
3 Lê Phan Tuấn Anh 1701015021
4 Lê Xuân Tú Anh 1701015022
5 Hoàng Ngọc Bảo Châu 1701015064
6 Ngô Thành Danh 1701015086
7 Nguyễn Minh Đạt 1701015094
8 Mã Nhật Thiên Định 1701015103
9 Nguyễn Hữu Đức 1701015112
10 Nguyễn Khánh Huyền 1701015315
11 Huỳnh Đăng Khoa 1701015347
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Lý thuyết về sự phụ thuộc kinh tế 3
Chương 2: Thực trạng sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc 4
2.1 Sự phụ thuộc trong thương mại hàng hóa 4
2.2 Nguồn đầu tư phát triển 7
2.3 Đầu tư công cộng 7
Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc 8
3.1 Nguyên nhân lịch sử 8
3.2 Nguyên nhân chính trị 8
3.3 Nguyên nhân kinh tế 9
Chương 4: Hệ quả của sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc 11
4.1 Có thể gây bất ổn cho Việt Nam 11
4.2 Cẩn thận nguy cơ phụ thuộc 11
4.3 Mở rộng thi trường là điều cần thiết 12
4.4 Những khía cạnh khác 12
KẾT LUẬN 14
Trang 4LỜI MỞ ĐẨU
Những năm gần đây, nhiều sự kiện về mối quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã gây một sự chú ý rất lớn đối với cộng đồng người Việt khắp thế giới nói chung và trong nước nói riêng, tốn biết bao giấy mực của các cánh nhà báo Các
từ khóa “Đặc khu kinh tế”, “99 năm” với định hướng của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thành lập các đặc khu hành chính - kinh tế tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) để thu hút đầu tư, bên cạnh các thông tin ngoài lề về việc ký kết với Trung Quốc cho phép thuê đất tại các khu này trong thời hạn 99 năm là những thông tin đã dậy sóng nhân dân vào năm 2018 vừa qua, dẫn đến các cuộc biểu tình tại các địa phương kéo theo những tệ nạn, những hành vi chống phá gây thiệt hại lớn
Bên cạnh những sự kiện mang tính chính trị, trên các trang mạng xã hội hay các
ấn phẩm truyền hình, sách báo, truyền thông, chúng ta cũng có thể thấy được sự ảnh hưởng từ Trung Quốc khi các phong trào phim truyện ngôn tình cùng các thần tượng soái ca, các ứng dụng quay video như Tiktok được sử dụng rộng rãi
và như một xu thế với giới trẻ Nói về kinh tế, hay gần gũi nhất là tiêu dùng, các mặt hàng nhãn mác “made in China” từ lâu đã xuất hiện rất nhiều tại các cửa hàng đại chúng cho đến khi chất lượng, hay những độc tính sản phẩm bị lên án, mức tiêu dùng các mặt hàng này mới giảm xuống nhưng vẫn chiếm một phần không nhỏ trong giỏ hàng tiêu dùng hằng ngày
Sâu hơn sự ảnh hưởng là sự phụ thuộc về nhiều mặt của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là kinh tế Nhưng có hay không, thật hư về một mối quan hệ mật thiết và sự phụ thuộc to lớn của nền kinh tế Việt Nam vào sự biến động của Trung Quốc, bài viết này sẽ phân tích về thực trạng cũng như là nguyên nhân cùng những nhận định của nhóm tác giả về sự phụ thuộc này
Kết cấu của tiểu luận:
- Chương 1: Lý thuyết về sự phụ thuộc kinh tế
- Chương 2: Thực trạng sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc
Trang 5- Chương 3: Nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc
- Chương 4: Hệ quả của sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc
Trang 6Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa bùng nổ mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới Quá trình toàn cầu hóa diễn ra, việc trao đổi, mua bán trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn Khi số lượng giao dịch tăng lên một cách chóng mặt cũng là lúc các nền kinh tế trên thế giới bị ảnh hưởng lẫn nhau Tuy nhiên, thông thường, các nước kém phát triển sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi các nước phát triển gây ra sự phụ thuộc về kinh tế
Phụ thuộc là tình trạng chịu sự ràng buộc, chi phối của cái khác, khó để tồn tại hoặc phát triển nếu thiếu tác động nhất định của cái khác Từ định nghĩa khái quát, cụ thể hóa tình trạng phụ thuộc kinh tế là khi một nền kinh tế bị tác động và chi phối bởi một nền kinh tế khác
Từ số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, chúng ta có thể thấy được đối tác lớn nhất trao đổi lớn hàng của Việt Nam là Trung Quốc Tình trạng phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc là tình trạng thiệt hại của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến từ việc cắt đứt quan hệ với Trung Quốc hoặc có
sự thay đổi nào đó từ phía Trung Quốc
Sự kiện Trung Quốc đột ngột ngưng thu mua thanh long của Việt Nam chỉ trong khoảng 10 ngày đầu tháng 10/2018, làm giá thanh long của Việt Nam giảm từ 15000-23000 VND/kg còn 1000-2000VND/kg Trong đó, hơn 80% thanh long đều được xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc Vì vậy, khi thị trường này không tiếp nhận, người trồng thanh long không tìm được đầu ra, không còn nơi tiêu thụ Đây là một ví dụ điển hình cho sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc nói trên
Trang 7Chương 2: THỰC TRANG SỰ PHỤ THUỘC VỀ KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC
2.1 Sự phụ thuộc trong thương mại hoàng hóa:
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991 sau cuộc xung đột quân sự biên giới Việt – Trung Từ đó buôn bán giữa hai nước đã gia tăng nhanh chóng từ 692 triệu USD năm 1995 lên đến 66 tỉ USD năm 2015 là năm mà hiện nay có đủ số thống kê nhất Trong vài năm đầu, trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt trị giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trung bình vào khoảng 41 triệu USD hàng năm Tuy nhiên, sáu năm sau, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đối với Trung Quốc đã thâm hụt từ 189 triệu USD năm
2001 lên tới 32.9 tỉ USD năm 2015, tăng 174 lần, không kể số lượng hàng hóa trao đổi bất hợp pháp qua các vùng biên giới, đặc biệt là những nơi gần các thành phố Móng Cái và Lạng Sơn
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nguyên liệu cho kỹ nghệ may mặc (sợi và vải), dụng cụ truyền thông và âm thanh, dầu hỏa và các sản phẩm chế tạo từ dầu hỏa, máy móc và dụng cụ công nghiệp, sắt và thép, quần áo và phụ tùng, máy điện và dụng cụ trong nhà, máy phát điện, xe cộ và những máy móc chế tạo riêng cho những ngành công nghiệp đặc biệt
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gồm than đá, than cốc, than bánh, trái cây, rau, dầu hỏa và các sản phẩm chế tạo từ dầu hỏa, nguyên liệu dệt
và vải, dụng cụ truyền thông và âm thanh, máy điện và dụng cụ trong nhà, quặng kim loại và kim loại phế thải, bần và gỗ, máy móc văn phòng và điều hành số liệu và giầy dép
Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, trị giá tổng số hàng hóa buôn bán của Việt Nam với thế giới là 327.8 tỉ USD năm 2015 Trong đó, số lượng hàng hóa buôn bán với Trung Quốc chiếm 20.1%, so với 12.8 % đối với ASEAN, 12,6% đối với Hoa Kỳ, 12.6% đối với EU, 11.1% đối với Hàn Quốc và 8.6% đối với Nhật Bản
Trang 8Nếu như năm 2014 Trung Quốc chiếm 29,6% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam, thì năm 2015 quốc gia láng giềng này chiếm khoảng 30% - tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất và nới rộng khoảng cách so với các thị trường đối thủ khác
Số liệu hải quan cho thấy giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong năm 2015 đạt 49,5 tỷ USD, tăng 13,3% so với năm 2014 và chiếm 29,9% tổng
Trang 9Về xuất khẩu, Trung Quốc tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ Năm 2015, Trung Quốc chiếm 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng từ mức 9,9% của năm 2014
Như vậy, Việt Nam đã nhập siêu 32,4 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Trung Quốc trong năm 2015, tăng so với mức nhập siêu 28,8 tỷ USD của năm 2014
Việt Nam buôn bán hàng hóa nhiều nhất với Trung Quốc vì hai lý do Thứ nhất, hàng Trung Quốc rẻ vì chất lượng thấp, nhưng lại hợp với túi tiền của người Việt Thứ hai, hai nước ở sát cạnh nhau Về thương mại hàng hóa Trung Quốc là một đối tác quan trọng nhưng không ngự trị Việt Nam Tuy nhiên, có thể nhận thấy qua số liệu trên tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc đang diễn ra ở mức báo động và Việt Nam đang bị phụ thuộc ngày càng nghiêm trọng vào thị trường hàng hóa Trung Quốc Điều đó đã và đang tác động không nhỏ, nhất là ở những khía cạnh tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam
2.2 Nguồn đầu từ phát triển:
Tính đến 31-12-2016, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã được đăng ký và thuộc những dự án đang hoạt động là 293.7 tỉ USD Phần của Trung Quốc chỉ chiếm
Trang 1050.5 tỉ USD (17.2%) Tiếp theo là Nhật Bản với 42.4 tỉ USD (14,4%), Singapore với 38.3 tỉ USD (13%), Đài Loan với 31.9 tỉ USD (10.9%) và Hồng Kông 17 tỉ USD (5.8%) Trung Quốc có 1,562 dự án đầu tư trực tiếp, chiếm 6.9% của tổng
số 22,594 dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Như vậy, Trung Quốc chỉ giữ vai trò rất khiêm nhường trong lãnh vực đầu tư nước ngoài
2.3 Đầu tư công cộng:
Trung Quốc đã dễ dàng thắng những dự án đầu tư công cộng của Việt Nam qua thủ tục đấu thầu Những công ty Trung Quốc đã trúng thầu và đã thực hiện 90%
hợp đồng về xây cất, kỹ thuật và chương trình thu mua của nhà nước liên quan đến những nhà máy nhiệt điện, dùng nhân công và vật liệu của Trung Quốc
Tương tự như vậy, 23 trong số 24 nhà máy xi măng của Việt Nam do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng
Trang 11Chương 3: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ PHỤ THUỘC
VỀ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC
3.1 Lịch sử:
Từ rất lâu Trung Quốc đã có sự phát triển lớn mạnh hơn Việt Nam rất nhiều và cai trị Việt Nam hơn 1000 năm nên có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn về các khía cạnh như văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, giáo dục
Không chỉ vậy, ngày nay sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam ngày càng lớn hơn Nguyên do là Trung Quốc đã trải qua những sự phát triển to lớn trong vòng 10 năm trở lại đây Từ quá trình đô thị hóa và tăng trưởng với tốc độ chóng mặt đến sự phát triển vượt bậc về chính trị xã hội, Trung Quốc đã đạt điều nhiều dấu mốc quan trọng trong thập kỷ vừa qua Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới và là đất nước có sự ảnh hưởng lớn không chỉ với Việt Nam
mà còn với các nước khác trên toàn thế giới
3.2 Chính trị:
Về Chính trị, Việt Nam cũng có phần ảnh hưởng từ Trung Quốc Nguyên do là Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam có cùng thể chế chính trị là xã hội chủ nghĩa nhưng Đảng cộng sản ở Việt Nam thành lập sau Đảng cộng sản Trung Quốc khoảng 10 năm và có xu hướng chính trị giống với Trung Quốc nên có sự phụ thuộc lớn từ nước này
Bên cạnh đó, hai nước đã cùng nhau ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt
cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có phần phụ thuộc nhiều hơn do vẫn còn là nước
đi sau, nhỏ và có nền kinh tế chậm phát triển hơn về nhiều mặt so với Trung Quốc Có nhiều hiệp định và văn kiện được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc: Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nam-Trung
Trang 12lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ năm 2004
3.3 Kinh tế:
Do tốc độ phát triển khá chậm và khoảng cách ngày càng xa nên nền kinh tế của Việt Nam có phần nhiều phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc Trong khoảng 30 năm qua, nhất là từ thập niên 1990, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ Từ năm 1980 đến 2008 bình quân mỗi năm tăng 10% Trung Quốc đã trở thành công xưởng thế giới và từ năm 2010 là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới Trong khi Việt Nam mỗi năm chỉ phát triển độ 7% Vì vậy dẫn tới khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng nới rộng, hơn 3,5 lần (2014)
Nguồn : tham khảo từ World Bank, World Developmnet Indicators
Việt Nam cũng phụ thuộc vào Trung Quốc do cán cân thương mại không cân bằng giữa hai nước, trong đó Việt Nam luôn nhập siêu với mức lớn từ Trung Quốc Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 98 tỷ USD, trong
đó Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 38,1 tỷ USD, và nhập khẩu từ thị trường này 59,7 tỷ USD (năm 2018)
Trang 13Ngoài ra, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn do phải xuất nhập khẩu quá lớn từ Trung Quốc Trong lĩnh vực thương ma ̣i, đầu ra và đầu vào của mô ̣t số mă ̣t hàng chủ lực, như nông sản, dê ̣t may, da giày, cao su phu ̣ thuô ̣c khá lớn vào thi ̣ trường Trung Quốc Bên cạnh đó, Trung Quốc có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam với đầu tư vô cùng lớn, xếp thứ 9/10 các quốc gia đầu tư vào Việt Nam
Lũy kế tháng 6/2016, tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là 10,7 tỷ USD, với 1.445 dự án còn hiệu lực Trung Quốc hiện đang thực hiện đa dạng hóa đầu
tư Đầu tư vào bất động sản, tài chính và hạ tầng cơ sở giao thông đang có xu hướng tăng lên, trải dài từ bắc vào nam Trung Quốc đầu tư theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và các hợp đồng BOT, BT, BTO…
Trang 14Chương 4: HỆ QUẢ CỦA SỰ PHỤ THUỘC VỀ KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC
4.1 Có thể gây bất ổn cho Việt Nam:
Trong một báo cáo phát hành trong tháng 1/2016, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt với rủi ro từ những biến động lớn trên thế giới, đặc biệt là việc giảm tốc và nguy cơ bất ổn từ Trung Quốc
Do quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc khá lớn, nên với tín hiệu giảm tốc khá rõ rệt của kinh tế Trung Quốc, nước này có thể “xuất khẩu khủng hoảng” sang Việt Nam
Lĩnh vực sản xuất và đầu tư tư nhân nội địa của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn do chưa phục hồi mạnh và bền vững
4.2 Cẩn trọng nguy cơ phụ thuộc:
Về lâu về dài, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có tiềm năng rất lớn bởi Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất hành tinh Từ đó, Việt Nam cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm, ký kết các đơn hàng lớn, giá trị gia tăng cao, không dừng lại ở xuất thô, xuất đồ đông lạnh
"Tuy vậy, vẫn cần phải nhìn nhận Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bởi nhu cầu hàng hóa và sản phẩm sản xuất ra ở 2 nước có tính bổ trợ cho nhau
Mở rộng hơn, trong mọi tình huống, cần phải giữ sự đa dạng thị trường bởi nếu phụ thuộc vào một đối tác thì xét về mặt kinh tế học là rất bất lợi Nhất là với Trung Quốc, càng cần phải cẩn trọng khi nước láng giềng "làm mình làm mẩy", tạo rào cản tạm ngừng nhập khẩu khiến hàng hóa của Việt Nam bị ùn ứ, hư hỏng, thiệt hại lớn" - TS Lê Đăng Doanh lưu ý
Nhìn từ góc độ vĩ mô, dự báo của Ngân hàng Thế giới cho thấy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sẽ tăng hơn 13%/năm trong giai đoạn 2018-2020