LỜI MỞ ĐẦUTăng trưởng kinh tế không còn là cụm từ xa lạ với mọi người, nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và được quan
Trang 1Danh sách thành viên
ST
T Họ và tên Số điểm danh Phân công Ghi chú
1 Lâm Phương Hà 19 1.1 + 1.2.2 Thuyết trình
2 Đỗ Thị Hải Đường 79 1.2.1 Thuyết trình
3 Nguyễn Thị Quỳnh 60 2.1.1 Thuyết trình
4 Trần Thị Thùy Dung 14 2.1.2.1
5 Vũ Thị Tú Anh 4 2.1.2.2
6 Đỗ Văn Quang 57 2.2.1 Làm slide
7 Vũ Thị Ngân 51 2.2.2.1
8 Nguyễn Phương Thảo 65 2.2.2.2 + 2.2.2.3
9 Đinh Minh Châu 11 3.1 + 3.2
10 Phạm Thanh Huyền 35 3.3 + 3.4 + 2.1.2.3 Nhóm trưởng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ii
NỘI DUNG 1
1 Tăng trưởng kinh tế 1
1.1 Khái niệm TTKT 1
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới TTKT 1
1.2.1 Nhóm nhân tố kinh tế 1
1.2.2 Nhóm nhân tố phi kinh tế 2
2 Nền kinh tế Singapore tăng trưởng đột phá và bền vững 3
2.1 Nền kinh tế Singapore tăng trưởng đột phá 3
2.1.1 Biểu hiện TTKT đột phá của Singapore (giai đoạn 1960 – 1990) 3
2.1.2 Nhân tố tạo ra TTKT đột phá của Singapore 4
2.2 Nền kinh tế Singapore tăng trưởng bền vững (giai đoạn 1990 đến nay) 6
2.2.1 Biểu hiện TTKT bền vững của Singapore 6
2.2.2 Nhân tố tạo ra TTKT bền vững của Singapore 8
3 Những định hướng cho nền kinh tế Việt Nam nhằm thúc đẩy TTKT dựa trên bài học từ TTKT đột phá và bền vững của Singapore 11
3.1 Phát triển ngoại ngữ 11
3.2 Hạ tầng cơ sở 11
3.3 Phát triển và phân bố LLLĐ 11
3.4 Mở cửa thương mại và thu hút đầu tư 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế không còn là cụm từ xa lạ với mọi người, nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và được quan tâm hàng đầu Trong đó, bản thân sự tăng trưởng kinh tế lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó Hiểu được những nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế không những giúp chúng ta điều chỉnh các yếu tố để định hướng phát triển kinh tế mà còn biết cách tiếp thu, học hỏi từ các nước điển hình về kinh tế phát triển mạnh mẽ trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Vì thế chúng tôi đã thực hiện nghiên
cứu đề tài “Các nhân tốc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia Bài học tăng trưởng kinh
tế đột phát và bền vững của Singapore” Trong bài tiểu luận này, chúng tôi đề cập đến hai nhóm
nhân tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia gồm nhân tố kinh tế và nhân
tố phi kinh tế Bên cạnh đó, chúng tôi đưa ra một ví dụ điển hình về nền kinh tế phát triển đột phá
và bền vững của đất nước Singapore, từ đó rút ra những định hướng có thể áp dụng cho nền kinh
tế Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng kinh tế
ii
Trang 5NỘI DUNG
1 Tăng trưởng kinh tế 1.1 Khái niệm TTKT
Tăng trưởng kinh tế trong kinh tế học được định nghĩa một cách chặt chẽ là sự gia tăng hay mở rộng quy mô của mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế một quốc gia
Để đo lường TTKT ta dùng công thức:
g t=GDP r (pc) t
−GDP r( pc) t−1
Y × 100 %
Population=
Y Population=y
Cần phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế (PTKT): TTKT xét đến sự gia tăng quy mô, tập trung vào sự thay đổi về lượng còn PTKT là khái niệm rộng hơn, bao hàm khái niệm TTKT, PTKT xét đến sự thay đổi toàn diện của nền kinh tế cả về chất và lượng
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới TTKT
1.2.1 Nhóm nhân tố kinh tế
Nhóm nhân tố kinh tế là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế Ta có hàm sản xuất tổng quát: Y = X i Trong đó, Y là giá trị đầu ra (phụ thuộc
tổng cầu của nền kinh tế), X i là giá trị các biến số đầu vào (phụ thuộc tổng cung của nền kinh tế).
1.2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (VD: rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí )
Trong đó, đất đai là một yếu tố sản xuất cổ điển đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế Đây là nhân tố ảnh hưởng đến TTKT được con người khám phá ra đầu tiên trong lịch sử Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai thác tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là với các nước đang phát triển
1.2.1.2 Vốn tư bản
Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến TTKT, bao gồm:
Vốn cố định (nhà máy, công xưởng, trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải) và vốn lưu động (tồn kho của tất cả các loại hàng hóa)
Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trính sản xuất Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đâu ra của quá trình sản xuất Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng quy
mô sản xuất
1.2.1.3 Lực lượng lao động (LLLĐ)
Trước đây chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động cả mỗi quốc gia (tính bằng đầu người hay thời gian lao động) Tuy nhiên các mô hình tăng trưởng hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động hay được hiểu “chất” của lao động, gọi là vốn nhân lực Đó là các lao động
có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế
1.2.1.4 Tri thức công nghệ
Yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
Trang 6• Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật
• Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất
Trong suốt lịch sử loài người, TTKT rõ ràng không là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất
1.2.2 Nhóm nhân tố phi kinh tế
Thể chế là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người với người Các thể chế chính trị – xã hội được thừa nhận có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường đầu tư
1.2.2.1 Thể chế chính trị
Ngày nay nhà nước là yếu tố vật chất thực sự cho quá trình tăng trưởng, và mọi quốc gia không thể coi nhẹ vấn đề này Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn
là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất Rõ ràng cơ chế chính sách (được thể hiện ở năng lực
bộ máy nhà nước và hệ thống pháp lý) có thể có sức mạnh kinh tế thực sự: chính sách đúng có thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng Ngược lại, nhà nước đưa ra các quyết sách sai, điều hành kém, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, kìm hãm tăng trưởng
cả về mặt số lượng và chất lượng
1.2.2.2 Văn hóa – xã hội
Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia Nhìn chung trình độ văn hóa của mỗi dân tộc là nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ thuật, trình độ quản lý Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển
2 Nền kinh tế Singapore tăng trưởng đột phá và bền vững 2.1 Nền kinh tế Singapore tăng trưởng đột phá
2.1.1 Biểu hiện TTKT đột phá của Singapore (giai đoạn 1960 – 1990)
Trước 1960, Singapore đã phải trải qua nhiều biến động lớn về chính trị, quân sự làm cho kinh tế sa sút trầm trọng: cơ sở hạ tầng bị phá hủy trong chiến tranh, các công trình khoa học kĩ thuật chưa có cơ hội phát triển, các chỉ số kinh tế như GDP bình quân đầu người rơi xuống ở mức rất thấp, nạn thất nghiệp và bất mãn của công nhân lên đến cực độ thể hiện ở một loạt cuộc đình công vào năm 1947 Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 5/1959, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Lý Quang Diệu – “người cha lập quốc” của Singapore, nền kinh tế của đất nước này đã có những bước phát triển đột phá không ngờ, các chỉ số kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ Cụ thể:
2.1.1.1 GDP bình quân đầu người
Chỉ trong 30 năm (từ năm 1960 đến năm 1990), GDP bình quân đầu người của Singapore đã tăng đáng kể Với tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng từ 704,5 triệu USD năm 1960 đến 36,15 tỷ USD năm 1990 trong khi dân số cả nước chỉ tăng từ 1,646 triệu dân năm 1960 đến 3,047 triệu dân năm 1990, kết quả là GDP bình quân đầu người của Singapore đã tăng từ 427,88 USD/người cho tới gần 12 nghìn USD/người chỉ trong 30 năm này, tăng khoảng 28 lần Con số này cao hơn rất nhiều lần so với các cường quốc kinh tế khác trên thế giới như Mỹ (chỉ tăng khoảng 8 lần), Đức (khoảng 11 lần) hay Anh (14 lần) Điều này đã cho thấy rõ tính đột phá trong phát triển kinh tế của Singapore
Trang 7Hình 1: GDP bình quân đầu người Singapore (1960-1990)
2.1.1.2 Tỷ lệ thất nghiệp
Cùng với GDP bình quân đầu người tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore trong giai đoạn 1960 – 1990 cũng giảm xuống mạnh mẽ Tỷ lệ thất nghiệm giảm sâu từ 14% năm 1965 xuống chỉ còn 4,5% năm 1973 và còn 3,5% ở những năm cuối thập kỉ 70, tỉ lệ dân số tham gia vào lực lượng lao động của Singapore tăng lên rất nhanh chóng (từ khoảng 59,% năm 1960 đến khoảng 66,5% năm 1990)
Hình 2: Tỷ lệ dân số Singapore tham gia vào LLLĐ
2.1.1.3 Trình độ khoa học – kỹ thuật
So với những thập kỉ trước, trình độ khoa học – kỹ thuật của Singapore trong giai đoạn
1960 – 1990 đã có nhiều tiến bộ trông thấy Điều này được thể hiện bởi hàng loạt các khu công nghiệp, công trình đường sá, hải cảng, sân bay vô cùng hiện đại với công nghệ cao được xây dựng
và tu sửa trong thời kỳ này như: khu công nghiệp Jurong (1961), hãng hàng không Singapore
3
Trang 8Airlines (1972), sân bay quốc tế hàng đầu thế giới Changi (1981), cảng biển lớn thứ hai thế giới Singapore, hệ thống tuyến giao thông cao cấp đại chúng (1987), Ngoài ra, từ thập kỉ 70, Singapore
đã trở thành trung tâm lọc dầu và chế tạo, lắp ráp đồ điện tử lớn trong khu vực
Ngoài ba yếu tố trên, sự phát triển đột phá của Singapore còn được biểu hiện ở các chỉ
số kiềm chế lạm phát, sự phát triển hệ thống tài chính và ngành công nghiệp – dịch vụ Tất cả thể hiện một bước ngoặt lớn lao, một phép màu trong lịch sử phát triển kinh tế của đất nước thuộc top Bốn con rồng châu Á này
2.1.2 Nhân tố tạo ra TTKT đột phá của Singapore 2.1.2.1 Vốn tư bản
Vốn tư bản là yếu tố trước tiên quyết định tới sự đột phá trong TTKT của Singapore
Điều này được biểu hiện ở các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và các khu công nghiệp, nhà xưởng với máy móc, thiết bị đầy đủ, hiện đại trên toàn đất nước
Trước nhất, nhận thấy ưu thế của mình về vị trí địa lí – đó là vị trí nằm trong eo biển Malaca, trên tuyến đường hàng hải huyết mạch từ Đông sang Tây, nối liền Thái Bình Dương, Singapore đã cực kì chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng gồm có cảng biển, sân bay, bưu chính viễn thông và các tiện ích khác Một ví dụ điển hình về thành quả của chính sách này là sân bay Changi được xây dựng năm 1981 đã trở thành một đầu mối giao thông hàng không, một trạm trung chuyển quan trọng và hiện đại bậc nhất ở châu Á - Thái Bình Dương Chỉ riêng sân bay Changi đã đóng góp không nhỏ vào tổng GDP hàng năm của Singapore (mỗi năm chiếm đến 2-3%
tổng GDP của toàn quốc gia)
Thứ hai, Chính phủ Singapore luôn chú trọng xây dựng một hệ thống giao thông tích hợp hiệu quả gồm xe buýt - tàu điện ngầm - MRT – taxi, đảm bảo giao thông luôn thông suốt mỗi ngày, giúp cho quốc gia này tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển của nền kinh tế
Thứ ba, một trong những yếu tố vốn tư bản tạo nên tăng trưởng đột phá của Singapore chính là việc chính phủ chú trọng vào xây dựng các khu công nghiệp, nhà xưởng Năm 1961, Ban Phát triển kinh tế (EDB) được lập ra, tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất rồi sau đó chuyển dịch dần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như chất bán dẫn, đồ điện tử,
Chính sách thu hút đầu tư hiệu quả cùng chính sách thuế hấp dẫn đã thu hút hàng loạt tập đoàn, công
ty của nước ngoài ồ ạt đổ đến Singapore làm ăn Tiêu biểu phải kể đến việc hai đại gia dầu lửa của thế giới là Shell và Essco đã đến xây dựng nhà máy lọc dầu tại Singapore Nhờ đó, chỉ đến giữa năm
1970, đất nước này đã trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới
2.1.2.2 Lực lượng lao động
Chính phủ Singapore đã đề ra hàng loạt chính sách nhằm phát triển lực lượng lao động như đầu tư cho xây dựng nhà ở, chăm sóc y tế, đẩy mạnh giáo dục để đảm bảo chất lượng sống của lao động, đồng thời có các chính sách thu hút nhân tài nước ngoài đến làm việc tại Singapore
Đầu tiên, chính phủ Singapore quan tâm đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà ở cho người dân Chính phủ đã thành lập Ban Phát triển nhà ở (khoảng năm 1960) để thực hiện xây dựng nhiều nhà cao tầng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân và cho người lao động nước ngoài với mức giá bán và cho thuê thấp Hệ thống y tế cũng được cải thiện đáng kể thông qua việc đầu tư xây dựng một loạt các bệnh viện uy tín với quy mô lớn và chất lượng tốt như các bệnh viện : Bệnh viện Đại học Quốc gia (1985), Bệnh viện Đa khoa Singapore, Bệnh viện Đa khoa Changi, Bệnh viện Alexandra (1938), Viện Sức khỏe Tâm thần….Nhờ vậy mà đời sống sức khỏe của đông đảo lực lượng lao động được cải thiện rõ rệt, đóng góp được nhiều hơn vào sự tăng trưởng kinh tế Singapore
Singapore không chỉ quan tâm đến sức khỏe người lao động mà còn đặc biệt chú trọng đến chất lượng lao động Để phát triển vốn nhân lực quốc gia, Singapore đã chú trọng đặc biệt đến chính sách giáo dục cũng như trọng dụng nhân tài
Trang 9Đối với nền giáo dục trong nước, Singapore tập trung xây dựng hệ thống các trường học, đặc biệt là các trường đại học với chất lượng tốt để đào tạo ra những lứa sinh viên có trình độ ngày càng cao như Học Viện Quản Lý Singapore (SIM) (1964) là nơi cung cấp các giải pháp lớn nhất và toàn diện nhất về đại học tư nhân và cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tại Singapore; Đại học Quốc gia Singapore - NUS (1980) là trường đại học nghiên cứu tiên tiến, toàn diện nhiều chuyên ngành như:
khoa học, y khoa và nha khoa, thiết kế và môi trường, luật, nghệ thuật, khoa học xã hội, kỹ thuật và
âm nhạc; Đại học công nghệ Curtin (1968) là trường đại học công nghệ hàng đầu Singapore;… Điều đáng chú ý là, tất cả các hệ thống trường học đã có sự chú ý hơn về đào tạo kỹ năng cho học sinh, sinh viên ngoài những lý thuyết cần có
Ngoài ra, một hệ thống rất nhiều học bổng đã cho phép những học sinh tốt nhất ở Singapore được đi học ở một số trường đại học hàng đầu thế giới Những người nhận học bổng chính phủ phải làm việc trong lĩnh vực công trong khoảng thời gian ít nhất là gấp đôi số năm học nhận học bổng Bởi vậy, họ có thể phục vụ đất nước mình với tất cả những tiến bộ đã thu nạp từ những quốc gia tiên tiến nhất
Singapore cũng có những chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng giảng dạy Với mức lương khởi điểm trên mức trung bình quốc gia, nghề dạy học cũng thu hút, phát triển và giúp giữ chân một số sinh viên tốt nghiệp tốt nhất trong ngành Những giáo viên đứng đầu sẽ được giao nhiệm vụ lãnh đạo mà không cần quá quan tâm đến nhiệm kỳ Đồng thời, luôn có một sự xoay vòng nhân sự giữa Bộ Giáo dục, lớp học và đội ngũ quản lý trường học Giáo viên thường xuyên có thể trở thành người thực hiện công tác chính sách, nhiều người sau đó lại quay trở lại dạy học
Singapore còn đặc biệt chú trọng thu hút nhân tài nước ngoài bằng những chính sách rõ ràng và bài bản Là quốc gia được tạo dựng nên từ những người nhập cư, lại có dân số quá ít ỏi, Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước Đó là việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay còn gọi là chính sách tuyển
mộ nhân tài nước ngoài) như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa và chiêu mộ nhân tài trên thế giới Quan điểm của Singapore là tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư Singapore quy định rõ ràng, với lao động nước ngoài có kĩ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng và được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singpapre Kết quả là, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới Nói đến nhân tài nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới
và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển…
Nhân tài bên ngoài còn được Singapore thu hút bằng chính sách đãi ngộ với du học sinh tại Singapore Bên cạnh những trường đại học, trung tâm đào tạo có tiếng, Singapore còn thu hút du học sinh từ các nước khác bằng chính cho du học sinh được vay tiền để chi trả cho những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập cao, những cử nhân "ngoại"
này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ
Hàng loạt những chính sách được đưa ra trên đây đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình về lực lượng lao động của Singapore trong thời kỳ 1960-1990 Nhờ có sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng người lao động, kinh tế Singapore đã nhảy một bước vọt lớn lao
2.1.2.3 Văn hóa – xã hội
Cố thủ tướng Lý Quang Diệu từng chia sẻ: "Nếu chúng tôi học một thứ tiếng mẹ đẻ, chúng tôi sẽ không thể kiếm sống được" Với tư duy tiến bộ đó, ông đưa ra quyết định quan trọng nhất cho đất nước Singapore lúc bấy giờ là thúc đẩy và duy trì chính sách song ngữ: đó là kết hợp tiếng Anh bên cạnh tiếng mẹ đẻ như tiếng Trung, tiếng Malay hoặc tiếng Tamil
Việc thực hiện chính sách song ngữ mang lại nhiều lợi thế cho quốc đảo sư tử này Đầu tiên, phải kể đến việc hội nhập với thế giới dễ dàng hơn do người dân sử dụng tiếng Anh thành thạo:
5
Trang 10quá trình tiếp thu những tiến bộ của thế giới bớt khó khăn và nhanh chóng hơn qua sách vở, báo chí hoặc đi học trực tiếp; giao thương mua bán thuận lợi hơn vì không gặp rào cản về bất đồng ngôn ngữ , kế đến là sự thúc đẩy du lịch và giao lưu văn hoá
Với việc phổ cập tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, Singapore nhờ đó mà hoàn thiện hơn các nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế là lực lượng lao động, vốn tư bản, trí thức công nghệ Từ
đó, tạo động lực quan trọng cho một bước nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế cho quốc đảo sư tử này
2.2 Nền kinh tế Singapore tăng trưởng bền vững (giai đoạn 1990 đến nay)
2.2.1 Biểu hiện TTKT bền vững của Singapore 2.2.1.1 GDP bình quân đầu người
Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau vài chục năm hòn đảo nhỏ
bé này đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á rồi vươn lên trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất trên toàn thế giới trong nhiều năm liền, đánh giá này do Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thực hiện dựa trên một số yếu tố như như thời gian để bắt đầu khởi nghiệp, thời gian nộp thuế và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của từng quốc gia Thu nhập bình quân đầu người của Singapore đã tăng mạnh từ 427.88 USD/người vào năm
1960, đến 11,864.28 USD/người vào năm 1990 và đạt ngưỡng 56,029.19 USD/người vào năm 2013, trở thành nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trên toàn thế giới Năm 2016, Quốc đảo vùng Đông Nam Á đứng thứ 3 trong danh sách này với mức GDP bình quân đầu người là 52,960.71
Hình 3: GDP bình quân đầu người Singapore 1990-2016 (Nguồn: The World Bank)
2.2.1.2 Mức thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Mặc dù có nhiều điều kiện khó khăn trong vấn đề đất đai và tài nguyên thiên nhiên, Singapore vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất cho vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2014
Theo báo cáo mới nhất về Xu hướng đầu tư toàn cầu được công bố tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), mặc dù có sự giảm sút về cam kết đầu tư trực tiếp (FDI) trong năm 2016, song Singapore vẫn lọt top 5 địa điểm thu hút FDI hàng đầu trên thế giới sau Mỹ, Anh, Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) Do tăng trưởng kinh tế và thương mại suy yếu nên dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2016 vừa qua đã giảm 13% và hiện ở mức 1,52 nghìn tỷ USD Chính sự suy giảm trên toàn cầu đã kéo theo dòng vốn FDI tại Singapore giảm 23%, từ 65 tỷ USD năm 2015 xuống còn 50 tỷ USD trong năm 2016 Tuy nhiên, đáng chú ý là Singapore vẫn nằm