1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2 KINH TẾ XANH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI Ở VIỆT NAM

31 76 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 744,92 KB

Nội dung

Thời gian qua, cùng với sựphát triển kinh tế, môi trường và tài nguyên ngày càng bịxuống cấp. Bên cạnh đó, các hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, thiên tai đã, đang và sẽảnh hưởng tới sựcân bằng của hệsinh thái, tác động đến cuộc sống của nhân loại, đe dọa tới sựphát triển kinh tế. Chính vì thế, các nước trên thếgiới đã tìm cho mình con đường phát triển hướng tới nền kinh tếxanh.Phát triển kinh tếxanhđểđạt được tăng trưởng xanhđã trởthành xu hướngtất yếu của kinh tếthếgiới hiệnđại. Tăng trưởngxanh phản ánh cách thức phản ứng của các nền kinh tếtrước diễn biến của tình hình biếnđổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; phản ánh các xu hướng tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới với ngành công nghiệp xanh nổi lên nhưmột mũi nhọn, tạo rađộng lực tăng trưởng mới và mang tính cạnh tranh cao;đồng thời thểhiện những nỗlực của các chính phủtrong tái cấu trúc nền kinh tếhướngđến tăng trưởng xanh và bền vững.Trong bối cảnh đó, đểtheo kịp xu hướng phát triển chung của thếgiới và trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào năm 2020, việc lựa chọn và hướng tới xây dựng mô hình phát triển kinh tếxanh ởViệt Nam là cần thiết. Cùng vớinhiềulợi thếvềtài nguyên thiên nhiên và sựđa dạng vềđịa hình, khí hậu,....,Việt Nam có tiềm năng rất lớn đểphát triển kinh tếxanh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-***** -

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2

ĐỀ TÀI:

KINH TẾ XANH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

XANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI Ở VIỆT NAM

Lớp tín chỉ: KTE402.3

Nhóm thực hiện - Nhóm 13:

Phạm Thị Hà 1914420026 Nguyễn Thùy Dương 1914420020 Phạm Thị Vân Anh 1914420006 Phạm Thị An Trang 1914420354

GVHD: ThS Nguyễn Minh Thúy

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

A KINH TẾ XANH VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 4

I Kinh tế xanh là gì? Bắt nguồn từ bao giờ? 4

1 Kinh tế xanh là gì? 4

2 Kinh tế xanh bắt nguồn từ bao giờ? 4

II Bản chất của kinh tế xanh 5

III Tại sao một quốc gia cần có chính sách phát triển kinh tế xanh? (để hướng tới phát triển bền vững) 5

B THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH 7

I Xu hướng phát triển kinh tế xanh và thực trạng phát triển kinh tế xanh ở các nước trên thế giới 7

1 Xu hướng chung về phát triển kinh tế xanh trên thế giới 7

2 Thực trạng kinh tế xanh ở một số nước trên thế giới 8

II Thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam và xu hướng phát triển 14

1 Thực trạng 14

a Bền vững về tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được coi là tâm điểm của kinh tế xanh 14

b Với thực trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu như trên thì Việt Nam đã phát triển kinh tế xanh như thế nào? 16

2 Xu hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 19

3 Một số dự án phát triển kinh tế xanh 20

a Viện kinh tế xanh 20

b Trái phiếu xanh 21

C ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA VIỆT NAM 24

D NHỮNG GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRONG THỜI ĐẠI MỚI 26

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường và tài nguyên ngày càng bị xuống cấp Bên cạnh đó, các hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, thiên tai đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ sinh thái, tác động đến cuộc sống của nhân loại, đe dọa tới sự phát triển kinh tế Chính vì thế, các nước trên thế giới đã tìm cho mình con đường phát triển hướng tới nền kinh

tế xanh

Phát triển kinh tế xanh để đạt được tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại Tăng trưởng xanh phản ánh cách thức phản ứng của các nền kinh tế trước diễn biến của tình hình biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; phản ánh các xu hướng tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới với ngành công nghiệp xanh nổi lên như một mũi nhọn, tạo ra động lực tăng trưởng mới và mang tính cạnh tranh cao; đồng thời thể hiện những nỗ lực của các chính phủ trong tái cấu trúc nền kinh tế hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Trong bối cảnh đó, để theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới và trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào năm 2020, việc lựa chọn và hướng tới xây dựng mô hình phát triển kinh tế xanh

ở Việt Nam là cần thiết Cùng với nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng về địa hình, khí hậu,….,Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế xanh

Trang 4

NỘI DUNG

A KINH TẾ XANH VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

I Kinh tế xanh là gì? Bắt nguồn từ bao giờ?

1 Kinh tế xanh là gì?

- Kinh tế xanh trong tiếng Anh là Green Economics

Kinh tế xanh là một bộ phận của kinh tế học thúc đẩy sự tương tác hài hòa giữa con người và thiên nhiên và cố gắng đáp ứng nhu cầu của cả hai bên Các lý thuyết kinh tế xanh bao gồm một loạt các ý tưởng liên quan đến mối quan hệ liên kết giữa con người và môi trường

Trên thực tế, có nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế đã đưa ra định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh Khái niệm kinh tế xanh do Chương trình Liên Hợp Quốc (UNEP, 2011) định nghĩa được coi là chính xác và đầy đủ nhất hiện nay đã chỉ rõ: “Kinh tế xanh là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người

và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái Đó là nền kinh tế ít phát thải cacbon, sử dụng hiệu quả tài nguyên

và đảm bảo công bằng xã hội”

Theo đó, kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt

xã hội Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm thiểu phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ sinh thái

- Trong khái niệm về kinh tế xanh của UNEP, "kinh tế xanh" là khái niệm đối lập với "kinh tế nâu" Kinh tế xanh không chỉ đặt ra mục tiêu phát triển kinh

tế mà còn quan tâm nhiều tới hạnh phúc của con người, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường, sinh thái

2 Kinh tế xanh bắt nguồn từ bao giờ?

Kinh tế xanh được manh nha hình thành từ những năm đầu của nửa cuối thế

kỷ XX, khi được đề cập đến lần đầu bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trường gồm David Pearce, Anil Markandya và Edward Barbier trong một báo cáo

“Blueprint of a green economy” gửi Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh năm

1989 (Pearce, Markandya, & Barbier, 1989) và thực sự bùng nổ vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI Năm 2008, trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp đưa các quốc gia thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã nhắc lại khái niệm này và coi việc hướng tới xây dựng nền Kinh tế xanh, mà bắt đầu là các “gói kích thích kinh tế xanh” (Green New Deals) trong một số lĩnh vực cụ thể, và sau đó là “Tăng trưởng xanh” (Green Growth) để hướng tới Kinh tế xanh là lối thoát quan trọng đưa các quốc

Trang 5

gia ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Úc, Đan Mạch, Nhật Bản,…

II Bản chất của kinh tế xanh

Nội hàm của kinh tế xanh bao gồm: Phát thải carbon thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xã hội Xét theo lĩnh vực, kinh tế xanh được xuất phát bởi việc tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giúp bảo vệ và phát triển vốn tự nhiên của trái đất, hạn chế suy giảm sinh thái và các rủi ro về môi trường, bao gồm: Năng lượng tái tạo, giao thông phát thải carbon thấp, xây dựng nhà hiệu quả năng lượng, các công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, hệ thống cung cấp nước sạch tiên tiến, và nông - lâm - ngư nghiệp bền vững (UNEP, 2010) Đặc biệt, việc đầu tư này cần được hỗ trợ bởi các cải cách

về chính sách trong nước, chính sách quốc tế và những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng của thị trường

III Tại sao một quốc gia cần có chính sách phát triển kinh tế xanh? (để hướng tới phát triển bền vững)

Mô hình kinh tế xanh hay mô hình tăng trưởng xanh là mô hình phát triển không chỉ nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống nhân dân, mà còn giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu Nền kinh tế xanh

là nền kinh tế sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao, có mức phát thải thấp và hướng tới công bằng xã hội

Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu và những cảnh báo về giới hạn khai thác tài nguyên và hệ sinh thái Thực tế này đòi hỏi nhiều quốc gia phải chuyển dịch mô hình tăng trưởng hiện có Theo đó, hướng tiếp cận “nền kinh tế xanh” đang được quan tâm và phát triển

Những xu thế đặc thù của quá trình chuyển dịch sang nền “kinh tế xanh”, đó là:

• Nền “kinh tế xanh” ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học, kết cấu sống của hành tinh Đa dạng sinh học đóng góp cho phúc lợi của con người và cung cấp cho các nền kinh tế nguồn tài nguyên đầu vào có giá trị cũng như các dịch vụ điều hòa hướng tới một môi trường vận hành an toàn Tuy nhiên, những “dịch vụ hệ sinh thái” chủ yếu mang bản chất hàng hóa và dịch vụ công cộng nên không được lượng hóa giá trị kinh tế đầy đủ Điều này là một trong những nguyên nhân chính khiến giá trị của đa dạng sinh học không được đánh giá đúng mức và quản lý yếu kém gây nhiều tổn thất,

Trang 6

trong khi giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái là một phần cơ bản của vốn

tự nhiên

• Nền “kinh tế xanh” là trụ cột để giảm nghèo Tình trạng nghèo kinh niên là hình thức dễ thấy nhất của bất bình đẳng xã hội, cũng như bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế, tín dụng, cơ hội thu nhập Một đặc tính quan trọng của nền “kinh tế xanh” là nó tìm cách cung cấp các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh

tế và xóa đói, giảm nghèo mà không thanh lý hoặc làm xói mòn tài sản tự nhiên của quốc gia Điều này đặc biệt cần thiết ở các nước có thu nhập thấp, nơi sinh kế chủ yếu của cộng đồng nghèo nông thôn là hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái Hệ sinh thái và các dịch vụ cung cấp một mạng lưới an sinh chống lại thiên tai và khủng hoảng kinh tế

• Nền “kinh tế xanh” tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội Thực tế, các nước tiến tới một nền “kinh tế xanh” đã nhìn thấy khả năng tạo việc làm và tiềm năng có thể được nhân lên khi tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực xanh Vì vậy, họ đã đưa ra những gói kích thích tài chính tăng cường việc làm với các hợp phần “xanh” quan trọng

• Nền “kinh tế xanh” sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch Nguồn cung cấp năng lượng tái tạo ngày càng tăng sẽ giảm những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt được lợi ích giảm phát thải khí nhà kính (Greenhouse gases -GHGs) vì hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch hiện nay là gốc rễ của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) Ngành năng lượng chiếm tới 2/3 lượng phát thải GHGs và chi phí thích ứng với BĐKH ước đạt 50 tỷ - 170 tỷ USD vào năm 2030, trong đó các nước đang phát triển có thể phải gánh chịu một nửa chi phí đó Nhiều quốc gia, đặc biệt những nước nhập khẩu dầu ròng phải đứng trước thách thức giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao Chính vì vậy, đầu tư vào các nguồn tái tạo có sẵn (thậm chí dồi dào ở nhiều nơi) có thể cải thiện đáng kể an ninh năng lượng, nói rộng ra

là an ninh kinh tế và tài chính Ngoài ra năng lượng tái tạo còn mang lại nhiều cơ hội kinh tế lớn

Một nền kinh tế xanh hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông bon thấp Khu vực thành thị ngày nay là nơi cư trú của hơn 50% dân số thế giới, tiêu thụ 50% - 60% năng lượng và phát thải 75% tổng lượng GHGs Đô thị hóa nhanh chóng đang gia tăng về áp lực cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và

các-y tế cộng đồng, thường gâcác-y nên kết cấu hạ tầng nghèo nàn, hoạt động môi trường suy giảm và chi phí chăm sóc sức khỏe công cộng cao Trong bối cảnh đó, cơ hội duy nhất cho các thành phố tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm lượng khí thải cũng như rác thải là nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu thông qua các phương thức giao thông cải tiến, carbon thấp, giúp tiết kiệm tiền, đồng thời cải thiện năng suất và công bằng xã hội

Trang 7

B THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

I Xu hướng phát triển kinh tế xanh và thực trạng phát triển kinh tế xanh ở các nước trên thế giới

1 Xu hướng chung về phát triển kinh tế xanh trên thế giới

➢ Với những ý tưởng về nền kinh tế xanh, một nền kinh tế vừa thỏa mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa giải quyết được những thách thức về môi trường đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến từ khá sớm Trong đó, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm, xu hướng phát triển kinh tế xanh tập

trung sẽ bám sát vào 3 trụ cột chính, đó là: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch

vụ Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định khái niệm “kinh tế xanh” không thay thế

khái niệm bền vững, nhưng nó ngày càng được công nhận là mô hình phù hợp, làm nền tảng cho phát triển bền vững Trong đó tính bền vững là một mục tiêu dài hạn quan trọng, nhưng xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa mỗi quốc gia đi tới đích - phát triển bền vững

• Xu hướng công nghiệp xanh:

Xu hướng phát triển công nghiệp xanh tập trung vào 2 mục tiêu chính là hạn chế phát thải khí CO2, giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra ngoài môi trường; và đồng thời nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường

- Phát triển ứng dụng năng lượng sạch trong các ngành công nghiệp

Chìa khóa của định hướng đó là tăng hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên, cũng như phát triển các nguồn năng lượng và loại nguyên liệu tái tạo được Khích lệ sự phát triển các công nghệ năng lượng mới của bên cung cấp năng lượng, như các nhà máy điện cũng như các nguồn năng lượng tái tạo, và cũng như bên tiêu thụ năng lượng

Việc ứng dụng các nguồn năng lượng sạch vào sản xuất công nghiệp như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học đã và sử dụng năng lượng tái tạo đang được nhiều nước, nhất là các nước phát triển đặc biệt quan tâm Trong xu hướng phát triển công nghiệp xanh, các nước đang tập trung phát triển nhiên liệu biogas Nhiên liệu biogas là năng lượng tái tạo từ các chất hữu cơ, chất thải chăn nuôi, bùn thải, có thể thay thế điện hay các nhiên liệu đốt trong để vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất mà không gây ô nhiễm môi trường Đây được coi là một nghiên cứu ứng dụng khả thi, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch có hại cho môi trường

- Khuyến khích sản xuất máy móc, thiết bị thân thiện với môi trường

Những thập kỷ gần đây, vấn đề tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường cùng những quy định khắt khe về khí thải đã khiến ngành công nghiệp ô

tô đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào để sản xuất được động cơ giá thành rẻ, tiết kiệm nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường mà vẫn đảm bảo tính năng vận hành? Động cơ điện, năng lượng mặt trời, đã được phát minh, tuy đây là nguồn năng lượng sạch nhưng lại rất khó ứng dụng Bên cạnh đó động cơ hybrid đã ra đời và

Trang 8

phần nào trả lời cho câu hỏi trên Tuy động cơ hybrid chưa hoàn toàn “sạch” nhưng động cơ này đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho nhân loại Những chiếc xe

ô tô hybrid sử dụng động cơ tổ hợp gồm 1 động cơ điện kết hợp với 1 động cơ đốt trong đã được nghiên cứu sản xuất cho ra thị trường Động cơ đốt trong với nhiên liệu là xăng hoặc diesel như thông thường, còn động cơ điện hoạt động nhờ dòng điện tái tạo từ động cơ đốt trong hoặc từ nguồn pin trên xe…

• Xu hướng phát triển nông nghiệp xanh

Mục tiêu của nông nghiệp xanh là gia tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời bảo đảm các giá trị “xanh” đối với môi trường và “an toàn” đối với con người Việc áp dụng công nghệ sinh học, phân bón sinh học, hoạt chất sinh học quản lý sâu bệnh, áp dụng những tiến bộ trong canh tác và nghiên cứu về giống,

kỹ năng thâm canh mới, xử lý và chế biến sinh khối, nông nghiệp xanh đang là xu hướng tất yếu ngày nay

Bên cạnh đó cũng thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, sản xuất các sản phẩm hữu

cơ thân thiện với môi trường và bảo tồn bền vững tài nguyên, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cũng như tạo việc làm cho khu vực nông thôn

• Xu hướng phát triển dịch vụ xanh

Trong lĩnh vực dịch vụ, các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng xây dựng và khai thác các loại hình dịch vụ gắn với gìn giữ, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường Du lịch bền vững đang phát triển mạnh mẽ Nhu cầu tiêu dùng gia tăng, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch triển khai ngày càng đưa ra nhiều chương trình du lịch “xanh”, trong khi các chính phủ cũng đang đẩy mạnh triển khai xây dựng những chính sách nhằm khuyến khích hoạt động du lịch bền vững Một trong những tiêu chí hàng đầu của du lịch xanh được đưa ra là “Dịch vụ du lịch kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên”

➢ Cùng với việc phát triển 3 trụ cột chính là công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, một số quốc gia trên thế giới cũng đã có những chính sách về các khía cạnh khác để góp phần phát triển kinh tế xanh như giao thông vận tải hay chính sách tài chính để huy động nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế xanh

2 Thực trạng kinh tế xanh ở một số nước trên thế giới

Theo UNEP (2016), có hơn 65 quốc gia đã bắt đầu quan tâm đến kinh tế xanh và có các chiến lược có liên quan, 48 trong tổng số 65 quốc gia đã xây dựng các lộ trình để phát triển các kế hoạch quốc gia về kinh tế xanh và nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh

Ở châu Á có Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Ở châu Âu có Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan là những quốc gia đã đạt nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh

Trang 9

➢ Hàn Quốc: Đẩy mạnh tiêu dùng xanh

Với Hàn Quốc - đây là một trong những quốc gia phát triển kinh tế nhanh và vững chắc Là quốc gia châu Á đi đầu trong các sáng kiến tăng trưởng xanh và coi tăng trưởng xanh là một phần trong chiến lược quốc gia Chiến lược quốc gia

về tăng trưởng xanh (2009 - 2050) và Kế hoạch 5 năm (2009-2013) của Hàn Quốc

đã đưa ra khung chính sách toàn diện cho tăng trưởng xanh trong ngắn hạn và dài hạn

• Chiến lược tăng trưởng xanh gồm 3 yếu tố chính: Công nghiệp, năng lượng, đầu tư Và trong dài hạn chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh có mục tiêu: thúc đẩy các động cơ mới thân thiện sinh thái; tăng chất lượng đời sống người dân; cùng các nước trên thế giới chống biến đổi khí hậu

- Chiến lược này nhằm duy trì quy mô hoạt động sản xuất kinh tế để tối ưu hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường lên các nguồn năng lượng và tài nguyên, đồng thời chuyển đổi đầu tư sang các hoạt động môi trường và tăng trưởng kinh tế

- Kế hoạch 5 năm (2009 – 2013) đề ra các hoạt động của chính phủ để thực hiện Chiến lược, xác định nhiệm vụ cụ thể cho các bộ và các địa phương kèm ngân sách cụ thể Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ chi 2% GDP hàng năm cho các chương trình và dự án tăng trưởng xanh và đầu tư ban đầu hướng tới các hệ thống cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế

• Để hiện thực hóa chiến lược, Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956 nghìn việc làm Cũng trong tháng 1/2009, “Kế hoạch Nghiên cứu và phát triển toàn diện về công nghệ xanh” kêu gọi tăng 2 lần chi phí cho công nghệ xanh vào năm 2012, tập trung vào các lĩnh vực như: Tái sử dụng rác thải, chế tạo và sử dụng pin năng lượng mặt trời, dự đoán biến đổi khí hậu, lưu giữ carbon

- Trong giai đoạn 2010 - 2011, Chính phủ Hàn Quốc tập trung thúc đẩy phát triển ngành năng lượng gió, năng lượng mặt trời, hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xanh và ban hành Luật Hạn chế khí thải, phát triển quản lý năng lượng Đã có nhiều dự án xanh ở Hàn Quốc được người dân tích cực tham gia như “Thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh trị giá 2 triệu”, “Thành phố và dòng sông xanh hơn”

- Từ năm 2011, Hàn Quốc chi khoảng 60 tỷ USD trong 5 năm cho phát triển xanh, tạo hơn 1,8 triệu việc làm Cũng trong giai đoạn này, Hàn Quốc xây dựng

hệ thống “thẻ thanh toán xanh” để kích thích tiêu thụ hàng hóa xanh Với sự hỗ trợ của thẻ này, việc sử dụng hàng hóa xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng được phổ biến ở quốc gia này

➢ Trung Quốc: Cuộc cách mạng công nghiệp xanh

Với Trung Quốc, "xanh hóa nên kinh tế" đã được đề cập tới trong Kế hoạch

5 năm về phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu "tăng trưởng toàn diện"

Trang 10

- Các chủ đề chính của kế hoạch là tái cân bằng nền kinh tế, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường Mối quan hệ cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, thông qua đó chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh

tế truyền thống, cải thiện điều kiện môi trường sinh thái và khả năng cạnh tranh kinh tế bền vững

- Theo đó, quốc gia này đã tiến hành những cuộc cách mạng sạch, cách mạng xanh, cách mạng công nghệ cao Cụ thể, chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường Khối lượng đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực bảo toàn năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ thích ứng đã vượt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU Trung Quốc đặt mục tiêu đến 2020 đạt 15% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, giảm 45% lượng carbon khí thải

➢ Mỹ: Sản xuất xanh hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo

Mỹ là một trong những nước đi đầu thế giới về thực hiện chính sách “kinh

tế xanh” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo đó, Chính phủ Mỹ đã thực hiện các chính sách mới nhằm chấn hưng nền kinh tế thông qua phát triển năng lượng, phát triển kinh tế xanh, thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, giảm bớt ô nhiễm môi trường và thực hiện chính sách tái tạo năng lượng

- Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Chính phủ Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2025, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25% lượng phát điện

và đến năm 2030 nhu cầu điện trung bình sẽ giảm 15% Nhằm đạt được các mục tiêu này, Chính phủ Mỹ đã thành lập Cơ quan Triển khai Năng lượng Sạch (CEDA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ có chức năng như một “ngân hàng xanh” để huy động và giải ngân vốn đầu tư cho các chương trình năng lượng sạch

- Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng đã triển khai đạo luật chống biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm khí thải nhà kính khoảng 17% vào năm 2020 so với năm

2005 và áp dụng hạn ngạch khí thải và cho phép các doanh nghiệp xả khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức khí thải không dùng hết cho các công ty khác Ngoài ra, Chính phủ Mỹ đã thông qua một loạt tiêu chuẩn mới về khí thải như yêu cầu các công ty sản xuất ô tô chuyển sang các mẫu xe kết hợp sử dụng

cả điện và xăng dầu, cùng với việc cải tiến các động cơ để tiết kiệm nhiên liệu

➢ EU: Hạn chế nguyên liệu hóa thạch

Tại các nước châu Âu nói chung, phát triển kinh tế xanh được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng, phát triển giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu định cư sinh thái và hệ thống tái chế Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua tiêu chuẩn về khí thải ô tô Euro 5, đồng thời chuẩn bị nâng cao tiêu chuẩn mới Euro 6 (tiêu chuẩn chất lượng về khí thải cho xe ô tô) EU cũng thông qua chương trình hướng tới nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050 Chương trình đặt mục tiêu giảm 55% lượng khí thải carbon đến năm 2030 và giảm 79 - 82% vào năm 2050

➢ Đan Mạch - Hướng đến từ bỏ sử dụng nguyên liệu hóa thạch

Trang 11

Đan Mạch là quốc gia Bắc Âu có mục tiêu tham vọng trở thành “quốc gia xanh” nhất tại châu Âu và trên thế giới Theo chiến lược năng lượng đến 2035, Đan Mạch sẽ hoàn toàn từ bỏ sử dụng nguyên liệu hoá thạch trong ngành công nghiệp năng lượng Tất cả năng lượng điện và năng lượng nhiệt sẽ được cung cấp bởi các nguồn nhiên liệu tái tạo

- Để hiện thực hoá tham vọng của mình, Đan Mạch đã thông qua mức thuế đặc biệt với việc xử lý chất thải, bao gồm cả mức phí xử lý chất thải xây dựng Đồng thời, chi tiêu công cho các sản phẩm hàng hoá do nhà nước điều chỉnh nhằm giảm thiểu lượng rác sinh hoạt và việc sản xuất quá nhiều bao bì hàng hoá

- Đối với ngành xây dựng, Đan Mạch quyết tâm xây những toà nhà có có lượng carbon đioxin vô hại đối với môi trường Tại các công trình nhà ở, xây dựng, Đan Mạch tiến hành lắp đặt các cửa sổ lớn, sao cho các phòng nhận được tối đa ánh sáng Hạn chế sử dụng điện bằng việc lắp đặt bóng đèn tiết kiệm điện Trên mái, bên các bức tường hay ban công được lắp đặt tấm pin mặt trời, chuyển đổi năng lượng thành nhiệt điện Người dân có thể tự tạo ra năng lượng xanh và bán năng lượng dư thừa cho hệ thống năng lượng quốc gia

➢ Thụy Điển: Giảm phát khí thải nhà kính và vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế

Thụy Điển là nước dẫn đầu trong bảng đánh giá hiệu quả kinh tế xanh quốc gia (Global Green Economy Index – GGEI) Quốc gia này đã thành công trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi giảm phát thải khí nhà kính trong phạm

vi quốc gia

Đây cũng là một trong những nước OECD có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất và đã thành công trong việc tách rời tăng trưởng GDP từ tăng phát thải 52% năng lượng của Thụy Điển đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu là thủy điện và nhiên liệu sinh học

- Để có được những thành tựu đó, Thụy Điển đã ban hành nhiều chính sách được đánh giá là hiệu quả, ví dụ như: Giảm sự khác biệt về giá các bon giữa các ngành và tăng thêm vai trò của các công cụ dựa trên thị trường; Hạn chế sự chồng chéo giữa các mục tiêu và chính sách; Tăng cường sự tham gia của Thụy Điển vào việc cắt giảm khí nhà kính ở các nước khác; Cải thiện việc đánh giá khung chính sách

- Thụy Điển đã tuyên bố sẽ hoàn toàn không sử dụng dầu mỏ, đồng thời loại trừ sử dụng than đá và năng lượng hạt nhân ra khỏi quy trình sản xuất Mục tiêu của Thụy Điển hiện nay là trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch và tăng ngân sách đầu tư năng lượng mặt trời lên 800%

➢ Đức: Quốc gia đi đầu về “năng lượng xanh”

Trong những năm qua, nước Đức luôn là quốc gia đi đầu trên thế giới về phát triển kinh tế xanh, đạt được nhiều thành tựu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Và Đức cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng chiến lược nền kinh tế “năng lượng xanh” Quốc gia này đang nỗ lực để trở

Trang 12

thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% “năng lượng xanh” dự kiến vào năm 2050

Chính phủ Đức đã khuyến khích hỗ trợ nền kinh tế xanh dựa trên cơ sở quản

lý tài nguyên có trách nhiệm và coi đây là động lực chính cho phát triển kinh tế ít phụ thuộc vào nhập khẩu tài nguyên với chi phí cao, nhằm hướng tới 5 mục tiêu

cụ thể: Giảm phát thải khí nhà kính; 100% tái chế theo chu trình khép kín; giảm mạnh tiêu thụ tài nguyên thông qua tăng cường sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng cũng như thay thế năng lượng hóa thạch bằng nguồn năng lượng mới; hướng tới sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong tương lai; bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường… Cùng với đó, Đức đã thông qua chiến lược quốc gia về phát triển bền vững cùng với các chính sách về nông nghiệp, công nghiệp,…

• Chính sách về nông nghiệp xanh:

- Nhằm thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, vào tháng 7/2002, Chính phủ Đức đã phê chuẩn và ban hành Luật canh tác hữu cơ Đạo luật có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2009 sau khi được điều chỉnh cho phù hợp với luật EU Sau khi Luật canh tác hữu cơ được ban hành, Kế hoạch canh tác hữu cơ cũng đã được khởi động và cùng năm đó

- Đến năm 2010, nhãn hiệu xác nhận sản phẩm hữu cơ đạt chuẩn được giới thiệu đến công chúng Để đạt được chứng chỉ nhãn hiệu này, các nhà sản xuất tại Đức phải đảm bảo không sử dụng bất kỳ loại phân bón nào trong 3 năm gần nhất

- Theo thống kê Liên đoàn Công nghiệp thực phẩm hữu cơ Đức, năm 2017, thị trường nông sản hữu cơ của nước này đạt 10 tỷ Euro, chiếm gần một phần ba thị trường châu Âu khi đó (37,3 tỷ Euro) và lớn nhất khối EU với tổng giá trị thị trường đạt 34,3 tỷ Euro

• Chính sách về giảm phát thải khí nhà kính:

- Trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính phủ Đức đã đề ra mục tiêu giảm mức phát thải khí nhà kính 55% vào năm 2030; 70% vào năm 2040 và dự kiến từ 80 - 95% vào năm 2050 thông qua việc phát triển năng lượng tái tạo và thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng

- Cùng với đó, một loạt các công cụ chính sách nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu khí hậu được triển khai Chương trình hành động khí hậu được Chính phủ ban hành ngày 3/12/2014, bao gồm 100 giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu đặt ra về cắt giảm khí nhà kính và ban hành báo cáo hành động khí hậu hàng năm Các chính sách về khí hậu đã tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào năng lượng tái tạo Việc sử dụng hiệu quả năng lượng giúp các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng

• Chính sách phát triển năng lượng xanh:

- Việc chuyển đổi hệ thống năng lượng được coi như một lĩnh vực điển hình trong thực hiện mô hình kinh tế xanh, góp phần thúc đẩy nhanh hơn phát triển kinh tế môi trường ở Đức Giống như nhiều nước trên thế giới, Đức đã thực hiện Chiến lược chuyển đổi hệ thống năng lượng thành “Nền kinh tế năng lượng xanh”

Trang 13

và đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng chiến lược nền kinh tế

“Năng lượng xanh” với nhiều chính sách cụ thể như: Luật năng lượng tái tạo (EEG) đã được thông qua tháng 9/2000; chính sách giá ưu đãi và cải cách thuế năng lượng được áp dụng nhằm thúc đẩy các công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng…

- Với nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, hiện nước Đức đã đạt được nhiều thành tựu về năng lượng tái tạo Theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW), trong năm 2019, tỷ lệ năng lượng tái tạo (hay còn gọi là điện xanh) đã đạt đến mức cao kỷ lục 46% trên tổng sản lượng điện tại Đức Hiện nay, Đức có hơn 30 nghìn tuabin gió hoạt động với tổng công suất lắp đặt khoảng 60 GW và khoảng 1,7 triệu thiết bị năng lượng mặt trời (quang điện) ở mức 46 GW Với những thành quả đạt được, Chính phủ Đức đang cố gắng để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo vào năm

2050

• Thực hiện giao thông xanh bền vững:

- Chính sách giao thông xanh bền vững được chính quyền các bang ở Đức khuyến khích và coi đây là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Các loại thuế xăng dầu liên bang, thuế bán xăng dầu và các quy định áp dụng thuế cao đối với đối tượng

sử dụng và sở hữu xe máy và khuyến khích gia tăng nhu cầu sử dụng xe ô tô điện

ít gây ô nhiễm môi trường

- Năm 2008, thuế buôn bán xe máy ở Đức cao gấp 3 lần ở Mỹ, và thuế xăng dầu gấp 9 lần Vì vậy, người dân Đức cũng sở hữu ít xe ô tô, chủ yếu thường sử dụng các xe tiết kiệm năng lượng Chính phủ Đức cung cấp một quỹ đầu tư cho giao thông công cộng địa phương Quỹ này hỗ trợ cải thiện giao thông địa phương thông qua hỗ trợ các dự án về phương tiện giao thông công cộng, đường đi bộ và phát triển xe đạp

➢ Ngoài ra, tại các nước khác, như:

- Tại Nhật Bản, để đẩy mạnh tăng trưởng xanh Chính phủ đã ban hành Chiến lược năng lượng sinh khối từ năm 2003 và đang tích cực thực hiện Dự án phát triển các đô thị sinh khối Sau hơn 10 năm triển khai chiến lược này, đến năm

2015 Quốc gia này đã có khoảng 216 đô thị đạt danh hiệu này

- Lào đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gias

- Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia

- Bên cạnh đó, một số quốc gia phát triển khác đang nghiên cứu chế tạo dầu sinh học để phát triển biodiesel, có tác dụng thay thế dầu diesel để vận hành máy móc, dây chuyền sản xuất…

Tóm lại, mỗi quốc gia có những cách tiếp cận nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh khác nhau, như cách tiếp cận theo từng khu vực của nền kinh tế hay cách tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực Nhưng dù với bất kỳ cách tiếp cận nào, nội dung của tăng trưởng xanh vẫn chủ yếu bao gồm các vấn đề sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng bền vững…Và tăng trưởng xanh hướng đến nền kinh tế xanh chính là giải pháp hiệu quả để thế giới vượt qua các thách thức

Trang 14

nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

II Thực trạng kinh tế xanh ở Việt Nam và xu hướng phát triển

1 Thực trạng

a Bền vững về tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được coi là tâm điểm của kinh tế xanh

➢ Biến đổi khí hậu ở Việt Nam :

Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành và thực hiện

đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững đất nước

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu có thể kể đến như chất thải khí nhà kính, khai thác quá mức sinh khối, rừng,các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội Tại Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước,

có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, chịu tác động nghiêm trọng: nếu mực nước dâng 1m, thì 38,9% diện tích đất của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập, khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới

Theo World Bank, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu Khu vực ven biển và đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, thường xuyên chịu tác động nghiêm trọng của nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiểm họa liên quan đến khí hậu như bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán Khu vực miền núi cũng thường xuyên bị lũ quét và sạt lở đất với tần suất ngày càng gia tăng

Theo kịch bản phân tích đối với BĐKH Kết quả tính toán dự báo thể hiện thông qua bảng 1 dưới đây cho thấy nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m sẽ có 10,8 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng, có khoảng 10,21% GDP, 7,14% diện tích đất nông nghiệp, 28,67% diện tích đất ngập nước và 10,74% diện tích đô thị sẽ bị ảnh hưởng…

Trong những năm gần đây, nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải lưu tâm, chẳng hạn năm 2017 là năm có số lượng các cơn bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão), theo tính toán của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai và tổng cục thống

kê thiệt hại khoảng 38,7 nghìn tỷ đồng tương đương 2,7 tỷ USD

Trang 15

Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất lúa hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo tính toán của tổng cục thống kê năm 2018 trung bình cho giai đoạn 2011-

2016 khoảng 66,1% Riêng năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghàn ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 44% diện tích bị thiệt hại hoàn toàn Đối với các loại cây trồng khác như hoa màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng bị ảnh hưởng, năng suất cây trồng giảm khoảng 50% do tác động của BĐKH

*Khí thải CO2 tại Việt Nam từ 2000 đến 2016

Sự gia tăng liên tục của khí thải CO2 tác động đến biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của WB, đến năm 2016 thì lượng khí thải CO2 trên đơn vị đầu người lên đến 2058 tấn/ đơn

vị đầu người Theo nội dung nghị định Kyoto, thì muốn chống biến đổi khí hậu phải giảm mức xả thải CO2

➢ Thực trạng môi trường tại Việt Nam

• Ô nhiễm môi trường nước

Trước đây, nước sạch là nguồn tài nguyên bao la và tưởng chừng vô hạn Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và gia tăng dân số hiện nay đã gây áp lực lớn đến với tài nguyên nước

Nước thải từ các ngành công nghiệp như dệt may, sản xuất giấy, bột giấy, hiện nay thường có độ pH trung bình là 9-11 Các chỉ số BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), COD ( nhu cầu oxy hóa học) lên đến 700mg/1 và 2500 mg/1 Hàm lượng

Ngày đăng: 02/09/2021, 23:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w