1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT - MỸ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

97 5,5K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT - MỸ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Trang 1

TIỂU LUẬN

QUAN HỆ KINH TẾ

VIỆT - MỸ THỰC TRẠNG VÀ XU

HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Giảng viên: Ngô Văn Phong

Môn: Kinh tế quốc tế

Trang 2

Phần 1: Tóm tắt các ý chính về hiệp định thương mại Việt - Mỹ: 3

I Những vấn đề chung của thương mại quốc tế: 3

1 Khái niệm thương mại quốc tế: 3

2 Quá trình hình thành, pháp triển và lợi ích của thương mại quốc tế: 4

II Tổng quan về hiệp định thương mại Việt - Mỹ: 25

1 Chính sách thương mại của Mỹ với ASEAN và Việt Nam trong những năm gần đây: .25

2 Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới: 27

3 Lợi ích mà Việt Nam thu được trong quan hệ thương mại với Mỹ: 28

4 Lợi ích mà Mỹ thu được trong quan hệ với Việt Nam: 29

5 Nội dung cơ bản của hiệp định: 29

Phần 2: Thực trạng từ lúc ký kết đến nay: 37

I Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ: 37

1 Quan hệ Việt - Mỹ trước khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam: 37

2 Quan hệ Việt - Mỹ sau khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt - Nam 40

II Cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ của hàng hóa Việt Nam: 45

1 Quan hệ thương mại Việt - Mỹ theo hiệp định thương mại Việt - Mỹ 45

2 Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đến năm 2015 48

III Thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Sang Mỹ 52

1 Các yếu tố khách quan: 53

2 Các yếu tố chủ quan 60

IV Những yếu tố ảnh hưởng quan hệ Việt-Mỹ cần giải quyết để thúc đẩy quan hệ trong tương lai 64

1 Nhân tố Trung Quốc : 64

2 Việt Nam nhìn từ góc độ chiến lược của Mỹ : 65

3 Nhân tố giá trị : 67

4 Quan hệ giữa Việt Nam với người Mỹ gốc Việt : 68

5 Các yếu tố khác : 68

Phần 3: Xu hướng sắp tới: 70

I Xu hướng vĩ mô 70

1 Đề ra và thực thi chiến lược thay đổi thuế quan phù hợp với ngành và sản phẩm được bảo hộ 70

2 Điều tiết tỷ giá hối đoái và kiểm soát ngoại hối 71

3 Xây dựng chiến lược phát triển thị trường tổng thể đúng đắn 72

4 Xây dựng các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực thích ứng với các khu vực thị trường 72

5 Kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và bảo hộ thị trường nội địa 73

6 Phát huy đồng bộ các chính sách 73

7 Xây dựng một mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia 74

8 Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài .75

9 Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 75

10 Đầu tư thích đáng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng 76

11 Chính sách về thị trường 76

12 Cải cách hệ thống ngân hàng 77

Trang 3

mại và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn 79

II Xu hướng tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực 80

1 Đối với hàng dệt may: 80

2 Đối với hàng giày dép 81

3 Đối với hàng thuỷ sản 83

4 Hàng cà phê 85

5 Chè 86

6 Rau quả 86

III Về phía doanh nghiệp 87

1 Những điều doanh nghiêp Việt Nam cần chú ý khi vào thị trường Mỹ: 87

2 Những điều doanh nghiệp cần biết khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ: 89

Trang 4

Lời mở đầu

Ngày nay, xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa là xu thế chung cho tất cả các nước trên thế giới Các nước càng phát triển

thì càng phụ thuộc nhau nhiều hơn dực trên tinh thần hợp tác bình

đẳng, tôn trọng chủ quyền và cùng nhau có lợi Việt Nam cũng thế,

từ khi mở cửa hội nhập kinh tế đến nay đã thu được nhiều thành

công trong nhiều lĩnh vực như: khoa học, công nghệ, giáo dục,

kinh tế … mà thành công trong phát triển kinh tế là rất quan trọng.

Cán cân thương mại có những thay đổi theo hướng tích cực rõ rệt.

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được thiết lập

từ năm 1995 sau khi Hoa Kỳ bỏ lệch cấm vận Việt Nam đã giúp

cho thương mại giữa hai nước ngày càng được cải thiện Hiệp

định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào ngày

13/07/2000 và chính thức có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 đã mở ra

một triển vọng mới về lĩnh vực thương mại giữa hai nước Hiệp

định này là tiền đề quan trọng cho hàng hóa Việt Nam sang thị

trường Hoa Kỳ, một thị trường lớn với nhiều phân đoạn Tuy

nhiên, với trình độ sản xuất của Việt Nam còn yếu kém, hàng Việt

Nam gặp không ít khó khăn, thách thức khi bước vào thị trường

này, nhất là về cạnh tranh, năng suất, chất lượng sản phẩm, thị

trường tiêu thụ và khả năng vận dụng Marketing vào kinh doanh…

Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam ở mức thấp, tính cạnh

tranh kém hiệu quả thì cần phải nghiên cứu kỹ vần đề này để đánh

giá chính xác được chất lượng của hàng Việt Nam khi xâm nhập

vào thị trường Hoa Kỳ từ đó rút ra kinh nghiệm và đưa ra các giải

pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 5

cũng như thị trường thế giới Do đó chúng em chọn đề tài: “Quan

hệ kinh tế Việt - Mỹ, thực trạng và xu hướng phát triển”.

Nội dung của tiểu luận được trình bày trong 3 phần sau:

Phần 1: Tóm tắt các ý chính về hiệp định thương mại Việt - Mỹ

Phần 2: Thực trạng từ lúc ký kết đến nay

Phẩn 3: Xu hướng sắp tới

Trang 6

Phần 1: Tóm tắt các ý chính về hiệp định thương mại Việt

- Mỹ:

I Những vấn đề chung của thương mại quốc tế:

1 Khái niệm thương mại quốc tế:

Thương mại quốc tế (TMQT) là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc

tế trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trítuệ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế

Điều kiện để thương mại quốc tế tồn tại và phát triển là:

 Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa-tiền tệ, kèm theo

đó là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp

 Có sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của phân công lao

động quốc tế

Ngoại thương đã xuất hiện từ thời cổ đại: dưới chế độ nhà nước chiếmhữu nô lệ và tiếp đó là chế độ nhà nước phong kiến Thời đó, do kinh tế tự nhiêncòn chiếm vị trí thống trị, nên thương mại quốc tế mang tính chất ngẫu nhiên,phát triển với quy mô rất nhỏ, hẹp Lưu thông hàng hóa quốc tế chỉ gồm mộtphần nhỏ nhiều sản phẩm sản xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cánhân của giai cấp thống trị đương thời Đến thời đại tư bản chủ nghĩa, thươngmại quốc tế mới phát triển rộng rãi Các cuộc cách mạng lớn diễn ra trongthương nghiệp ở thế kỷ XVI và XVII gắn liền với những phát kiến địa ký đãdẫn tới sự phát triển nhanh chóng của tư bản thương nhân Tính tất yếu nội tạicủa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phải tái sản xuất trên một quy môngày càng lớn hơn để phát triển thu lợi nhuận Điều đó, thúc đẩy thị trường thếgiới phải không ngừng mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển Ngàynay càng có nhiều nước ở nhiều trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhauthuộc nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau cùng tham gia vào mậu dịch quốc tế

Trang 7

Nhất là trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay,thì thươngmại quốc tế càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một nước.

2 Quá trình hình thành, pháp triển và lợi ích của thương mại quốc tế:

2.1 Tình hình phát triển thương mại quốc tế:

2.1.1 Tình hình phát triển thương mại hàng hóa:

2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu:

Giai đoạn 1990 - 2008, với sự ra đời của tổ chức Thương Mại Quốc TếWTO (1/1/1995) kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổchức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại, thế giới đãchứng kiến một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của giao thương quốc tế, khốilượng hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường thế giới liên tục tăng trong giaiđoạn này Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng sau:

(Nguồn: Ban thư ký WTO)

Khối lượng hàng hóa xuất khẩu của thế giới liên tục tăng nhanh, từ 100đơn vị năm 1990 lên gần gấp 3 lần là 280 đơn vị vào năm 2007 Tuy nhiên,cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009, bắt nguồn từ cú vỡ bong

Trang 8

bóng nhà đất tại Mĩ, và lan ra các nền kinh tế lớn, nhỏ toàn cầu Cuộc khủnghoảng đã làm sụp đổ toàn bộ hệ thống tiền tệ của các ngân hàng hàng đầu thếgiới và dẫn đến sự phá sản của hàng loạt tập đoàn kinh tế, làm ảnh hưởng rấtlớn đến thương mại quốc tế, thế giới đã có một bước tụt lùi đáng kể, sản lượngxuất khẩu hàng hóa của thế giới đã giảm xuống còn gần 250 năm 2009 Theonguồn từ ban thư ký WTO, năm 2009 GDP toàn cầu giảm khoảng 2,5% và tổngkim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới giảm mạnh khoảng 12% (Chart 1).

(Nguồn: Ban thư ký WTO)

Đến năm 2010, khi thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, thươngmại thế giới có xu thế tăng trưởng mạnh Tổng hợp số liệu thống kê của 70 nềnkinh tế chiếm 90% thương mại toàn cầu cho thấy giá trị thương mại hàng hóatoàn cầu trong quý II/2010 vừa qua đã tăng 25% so với quý I/2010, trong đóxuất khẩu tăng 26% và nhập khẩu tăng 25% Giá trị thương mại hàng hóa tăngmạnh nhất là ở châu Á - khu vực kéo thế giới thoát khỏi khủng hoảng (37,5%)

Trang 9

và khu vực Bắc Mỹ (28,5%) Thương mại toàn cầu năm 2010 tăng 13,8% so vớinăm 2009.

Sang năm 2011, một loạt các sự kiện và diễn biến xấu đã xảy ra gây cảntrở và thiệt hại không nhỏ cho thương mại Quốc tế Các sự kiện có thể kể đếnnhư là khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, một loạt các cuộc nổi dậy và chiếntranh tại Châu Phi cụ thể là Libya … đã làm giảm nguồn cung dầu ra thế giớikhoảng 8% Sóng thần tại Nhật Bản, lũ lụt lớn ở Thái Lan … các thảm họa tựnhiên này đã tác động rất lớn đến chuỗi cung ứng và sản xuất tại Nhật Bản vàTrung Quốc làm giảm khả năng cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu Quốc tế

Tất cả các sự kiện trên đã làm cho tình hình thương mại Quốc tế xấu đikhá là nhiều, cụ thể tổng kim ngạch thương mại thế giới tăng trưởng chậm lạicòn 5%, một sự chậm lại rõ rệt, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân giai đoạn

1990 - 2007 là 5,4%, chậm hơn rất nhiều so với năm 2010 là 13,8% Tổng giátrị kim ngạch thương mại hàng hóa thế giới năm 2011 đạt 18,2 ngàn tỷ USD,vượt qua đỉnh cao trước đây là 16,1 ngàn tỷ USD năm 2008 Tuy là vượt đỉnhxong phần lớn tăng trưởng là do giá cả hàng hóa thế giới tăng cao hơn trước chứkhông phải tăng về quy mô hay số lượng

Đã bước qua năm 2011 nhưng châu Âu vẫn chìm trong khủng hoảng nợ, Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng chậm chạp, nước Nhật chưa hoàn toàn phục hồi sau thảm họa động đất, sóng thần hồi đầu năm, lạm phát hoành hành ở khắp mọi nơi Triển vọng kinh tế toàn cầu 2012 sẽ là rất bếp bênh Với những khó khăn chung còn tồn tại, WTO dự báo thương mại quốc tế trong năm nay sẽ còn tăng trưởng chậm hơn năm 2011 và có thể chỉ là 3,7% Dù còn khó khăn xong vẫn tăng trưởng, cả thế giới đang cùng lỗ lực khắc phục những khó khăn

để đưa kinh tế thế giới không lâm vào khủng hoảng mới, chúng ta cùng hy vọng vào một tương lai tươi sáng của kinh tế thế giới và cả thương mại quốc tế trong những năm sắp tới.

2.1.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu:

Trang 10

Khối lượng các loại hàng hóa được xuất khẩu ra thị trường thế giới được

tổng hợp từ các bảng sau:

(Nguồn: Ban thư ký WTO)

Biểu đồ tỷ trọng các loại hàng qua các năm:

Trang 12

(Nguồn: Ban thư ký WTO)

Tổng giá trị xuất khẩu hàng năm liên tục tăng, song cơ cấu hàng hóa xuấtkhẩu của thế giới nhìn chung những năm qua biến động không nhiều, hàng hóasản xuất vẫn chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của thế giới(trên dưới 70%), tiếp đến là hàng nhiên liệu và khai thác mỏ (xấp xỉ 20%), hàngnông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch ( khoảng 10%)

2.1.1.3 Kim ngạch xuất khẩu của các khu vực và 10 nước đứng

đầu trong những nước xuất khẩu:

Trong năm 2011, khu vực xuất khẩu lớn nhất trên toàn thế giới là châu

Âu, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới, đứng thứ 2 là khu vựcchâu Á với 31%, thứ ba là Bắc Mỹ chiếm 13%, tiếp đến là khu vực Trung Đông7%, Liên bang Nga và Nam Mỹ cùng chiếm 4%, cuối cùng là châu Phi 3%

Trang 13

(Nguồn: Ban thư ký WTO)

Điểm đáng lưu ý nhất là các nước khu vực châu Á bao gồm các nền kinh

tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ… trong những năm qua đã có sự tăngtrưởng xuất khẩu mạnh mẽ, dự báo trong tương lai gần khu vực này sẽ vươn lênđứng đầu danh sách và là khu xuất khẩu lớn của toàn thế giới

Trang 14

(Nguồn: Ban thư ký WTO)

Trong danh sách các nước đứng đầu kim ngạch xuất khẩu năm 2011 doWTO công bố thì 10 nước, khu vực kinh tế đứng đầu lần lượt là: các nước ngoài

EU, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Bang Nga, Hồng Kông TrungQuốc, Canada, Singapore, Ả rập Saudi … Nổi bật nhất là Trung Quốc đã vươnlên đứng thứ 2 vượt hai cường quốc là Mỹ và Nhật Bản

Dưới đây là tình hình xuất nhập khẩu của một số nước, khu vực đứngđầu:

Trang 15

(Nguồn: Ban thư ký WTO)

2.1.2 Tình hình xuất khẩu thương mại dịch vụ:

2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ:

Trang 16

Trong giai đoạn 1990 - 1998, thương mại dịch vụ của thế giới tăng 6,4%/năm, cao hơn mức tăng trưởng 5,9% của thương mại hàng hóa (WTO, 1999,trích bởi OECD, 2000: 25).Tuy nhiên, thương mại dịch vụ ngày nay vẫn chỉchiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ (OECD,2000:24).

Xu hướng gia tăng của thương mại dịch vụ có các đặc điểm sau:

 Một là sự gia tăng không đều ở các nền kinh tế Thương mại

dịch vụ chủ yếu tập trung ở các nền kinh tế phát triển Năm 2004, 20 nền

kinh tế phát triển hàng đầu của thế giới chiếm đến 75% tổng xuất khẩu

dịch vụ của thế giới; trong đó 5 nền kinh tế hàng đầu (Mỹ, Anh, Nhật,

Pháp, Đức) chiếm 39%; với Mỹ đứng đầu, chiếm 15% tiếp theo là Anh

chiếm 8,1% (FORFAS, 2006: 33) Thương mại dịch vụ dường như còn là

lợi thế của các nền kinh tế phát triển xét theo cán cân thương mại Ví dụ,

kể từ năm 1971, Mỹ luôn đạt thặng dư trong xuất khẩu dịch vụ Năm

2005, thặng dư trong thương mại dịch vụ của Mỹ đã đạt tới 56,3 tỷ USD

(US service economy overview, web)

 Hai là thương mại của các ngành dịch vụ gia tăng không đều

Năm 2005, nếu xét theo ba ngành lớn thì ngành giao thông vận tải chỉ

chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, du lịch và lữ hành chiếm

29% còn các ngành còn lại (trong đó có ngành dịch vụ kinh doanh) chiếm

tới 48% (so với mức 35% năm 1980) Trong các ngành dịch vụ thì xuất

khẩu dịch vụ máy tính và dịch vụ thông tin tăng nhanh nhất, bình quân

20%/năm, tiếp đó là xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm (17%/năm) và dịch vụ

tài chính (9,7%/năm) Xuất khẩu của các ngành giao thông vận tải, du

lịch và lữ hành, dịch vụ chính phủ và xây dựng đều tăng ở dưới mức bình

quân của xuất khẩu dịch vụ nói chung (FORFAS, 2006: 33)

 Ba là phương thức “hiện diện thương mại” trong thương mại

dịch vụ ngày càng phổ biến Xu hướng này hoàn toàn phù hợp với xu

Trang 17

hướng gia tăng FDI trong ngành dịch vụ Theo ước tính của WTO, năm

2006 phương thức hiện diện thương mại (phương thức 3) chiếm tới 50%

hoạt động thương mại dịch vụ, vượt xa các phương thức thương mại dịch

vụ quốc tế khác (phương thức 1: cung cấp qua biên giới chiếm 35%,

phương thức 2: tiêu dùng ở nước ngoài chiếm 10-15% và phương thức 4:

hiện diện của thể nhân: 1 - 2%) (FORFAS, 2006: 27) Kế từ năm 1996,

xuất khẩu dịch vụ của Mỹ theo phương thức 3 đã vượt quá toàn bộ xuất

khẩu dịch vụ theo các phương thức 1, 2 và 4, và đạt mức chênh lệch

156,7 tỷ USD năm 2001 Còn nhập khẩu dịch vụ theo phương thức 3 của

Mỹ vượt nhập khẩu dịch vụ theo các phương thức 1, 2, 4 kể từ năm 1989

và đạt mức chênh lệch 165,3 tỷ USD năm 2001 (USDOC, 2003: 59)

Thương mại dịch vụ cũng chịu tác động của nhiều yếu tố như đầu tư vào

ngành dịch vụ nói trên Yếu tố cơ bản thúc đẩy thương mại dịch vụ là

công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho nhiều ngành dịch vụ, đặc biệt là

dịch vụ kinh doanh, có khả năng mua bán được (FORFAS, 2006: 31)

Mặc dù vậy, tự do hóa thương mại dịch vụ vẫn còn bị hạn chế do thương

mại dịch vụ phức tạp hơn thương mại hàng hóa rất nhiều nên khó thể có

những biện pháp tự do hóa đồng loạt mà chỉ có các biện pháp mở cửa

theo ngành

2.1.2.2 Kim ngạch từng nhóm hàng:

Bảng 3: xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thương mại của thế giới, 2005-11

Trang 18

Tỷ $ và % thay đổi hàng năm Nguồn: Ban thư ký về hàng hóa của WTO và Ban thư ký về các dịch vụ

thương mại của UNCTAD.

Dịch vụ thương mại xuất khẩu tăng từ 11% trong năm 2011 lên 4,1 nghìn

tỷ USD Dịch vụ vận tải ghi nhận sự tăng trưởng chậm nhất trong bất kỳ loạidịch vụ phụ nào (8%), tiếp theo là dịch vụ thương mại khác (11%) và du lịch(12%)

Sự tăng trưởng chậm của dịch vụ vận tải có lẽ là không ngạc nhiên khixem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại dịch vụ và thương mại hàng hoá, đã

bị đình trệ trong nửa cuối năm 2011

Du lịch thế giới vẫn tăng trưởng bất chấp khủng hoảng Lượng khách dulịch quốc tế năm 2011 ước đạt 980 triệu lượt khách, tăng gần 4,5% so với năm

2010 Bất chấp những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũngnhư tình hình bất ổn chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới, du lịch quốc tế vẫntiếp tục tăng trưởng trong năm 2011 Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giớithuộc Liên hợp quốc (UNWTO), ông Taleb Rifai, cho biết lượng khách du lịchquốc tế ước đạt 980 triệu lượt khách, tăng gần 4,5% so với năm 2010 và dự kiếntiếp tục tăng trưởng ở mức 4-5%, chạm mức kỷ lục 1 tỷ lượt khách trong năm

2012 Tuy nhiên, trong khi lượng khách du lịch tới châu Âu không ngừng tăngthì du khách quốc tế lại bỏ qua những địa danh hút khách nổi tiếng ở TrungĐông và Bắc Phi do tình hình bất ổn tại khu vực, khiến tốc độ phục hồi từ năm

2010 chững lại Tăng trưởng du lịch của châu Á giảm khoảng 6%, giảm hơn 1/2

so với 13% của năm ngoái, chủ yếu do những tác động của thảm họa động đất sóng thần và sự cố hạt nhân ở Nhật Bản hồi tháng 3/2011

-Nhìn vào dữ liệu chúng ta thấy các ngành dịch vụ khác tăng trưởng khánhiều trong năm 2011 Các ngành xuất khẩu dịch vụ khác bao gồm: y tế,internet, thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng,…Các ngành này đóng vai

Trang 19

trò quan trọng trong việc xuất khẩu các dịch vụ song phương và đa phương giữacác nước.

Châu Âu là nên kinh tế tích hợp nhiều lĩnh vực tinh vi và cũng là nềnkinh tế xuất khẩu dịch vụ thương mại nhiều nhất thế giới Khu vực này chiếmhơn một nửa xuất khẩu dịch vụ toàn cầu Thế giới vào giữa những thập niên 90

đã chứng kiến hai sự phát triển tưởng trừng như riêng biệt nhưng trên thực tế lại

có liên quan đến nhau, đó là cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyềnthông Chúng phát triển nhanh chóng trong những lực lượng toàn cầu thườngđược gọi là công nghệ 3Ts (technology, transportability, and tradability) Hai sự

Trang 20

phát triển đó đã tác động sâu sắc tới bản chất, năng suất của thương mại dịch vụ.Kết quả của chúng trong sự tăng trưởng nhanh chóng của dịch vụ hiện đại làkhách quan và sự tiến bộ Ví dụ như công nghệ thông tin, kinh doanh chế biến,dịch vụ giáo dục, sản xuất…Các dịch vụ thương mại gia tăng nhanh chóngtương tự như đối với hàng hóa sản xuất Những ngành xuất khẩu dịch vụ tinh vicung cấp cho sự tăng trưởng dựa trên sự mở rộng cơ hội cho sự sáng tạo, tạoviệc làm công nghệ cao

Mỹ là quốc gia có tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới với hệ thống tàichính rất hùng mạnh Xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Mỹ và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên Năm 2008, xuất khẩu dịch vụthương mại của Mỹ đạt hơn 500 tỷ USD Trong đó, các dịch vụ kinh doanh,nghề nghiệp và kỹ thuật chiếm phần lớn nhất lên tới 113 tỷ USD, bao gồm cácdịch vụ như quản lý và tư vấn, nghiên cứu và phát triển, công nghệ thông tin…Các dịch vụ xuất khẩu khác của Mỹ phải kể tới bao gồm lữ hành và du lịch,dịch vụ tài chính, điện ảnh Hollywood…

Tiền bản quyền cũng đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạchxuất khẩu chung của Mỹ Chẳng hạn, một công ty ở Thụy Điển muốn sản xuấtmột loại thuốc do một công ty Mỹ nghiên cứu ra tại New York sẽ phải trả phí đểđược cấp phép Năm 2010, tiền thu về từ quyền sở hữu trí tuệ như vậy đóng góp104,5 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Mỹ

2.2 Tác động của thương mại quốc tế đối với sự phát triển:

2.2.1 Tác động tích cực:

2.2.1.1 Thương mại quốc tế là động lực để tăng trưởng kinh tế:

GDP của một quốc gia được xác định theo phương pháp chi tiêu và luồngsản phẩm theo công thức:

GDP= C + I+ G + (X  M)

Trang 21

Như vậy theo công thức trên tổng thu nhập quốc dân phụ thuộc rất lớnvào hoạt động xuất nhập khẩu (hay ngoại thương) của nước đó Đặc biệt là xuấtkhẩu, song xuất khẩu lại phu thuộc vào nhập khẩu, vì thế giải quyết mối quan hệgiữa xuất khẩu và nhập khẩu là vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng vì nó sẽtác động tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Xuất khẩu liên quan đến thu ngoại tệ còn nhập khẩu liên quan đến chingoại tệ Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu tác động đến quỹ tiền tệ của đấtnước từ đó tác động đến tổng cầu của toàn nền kinh tế Nếu xuất khẩu thuầndương thì tổng cầu sẽ tăng, còn xuất khẩu thuần âm tổng cầu sẽ giảm Tổng cầutăng làm nền kinh tế tăng, thương mại quốc tế phát triển, thị trường được mởrộng, cho phép tăng chuyên môn hóa sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyếnkhích phát minh sáng chế nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sảnphẩm quốc dân Đồng thời cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sởchuyên môn hóa một cách sâu sắc Từ đó ngoại thương tạo điều kiện cho cácquốc gia mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển ra xa hơn sovới đường giới hạn khả năng sản xuất cũ

Để đánh giá tác động của ngoại thương vào tăng trưởng tổng sản phẩmquốc dân người ta sử dụng mối quan hệ tương quan giữa kim ngạch xuất khẩuvới GDP, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu so với GDP và tương quan xuất khẩu

so với nhập khẩu Ngoài ra ảnh hưởng đó còn được tính toán bởi chí tiêu tăngtrưởng xuất nhập khẩu và tăng trưởng xuất khẩu vào 1% tăng trưởng GDP

2.2.1.2 Thương mại quốc tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của mỗi quốc gia theo hướng tích cực:

Xu hướng có tính quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế làchuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Muốn chuyển một nềnkinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước:Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công - nông nghiệp để từ đóchuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển Nội dung cụ thể của xu thế này

Trang 22

thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm đi trong khi đó tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong tổng GDP, giai đoạn đầu tốc

độ tăng của công nghiệp sẽ cao hơn dịch vụ, nhưng giai đoạn sau,, khi nền kinh

tế đã phát triển cao, thì dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn

Trong sự vận động chung, ngoại thương với các hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa và dịch vụ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nó tác độngđến toàn bộ quá trình tái sản xuất hàng hóa, từ sản xuất, lưu thông, phân phốiđến tiêu dùng Đặc biệt đối với các ngành sản xuất vật chất cơ bản như côngnghiệp, nông nghiệp… ngoại thương đã tác động trực tiếp đến cả đầu vào vàđẩu ra của quá trình tái sản xuất, do đó đã góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế Ngoại thương cũng tạo ra các “mối liên hệ ngược”, “mốiliên hệ gián tiếp”, giữa các ngành, tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế năngđộng

2.2.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:

Cán cân thanh toán quốc tế là bản quyết toán tổng hợp toàn bộ các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại của một nước, bao gồm các luồng hàng hóa, dịch vụ

và luồng vốn giữa các nước đó với các nước khác trong một thời kỳ nhất định.Như vậy, cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt độngkinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác và do đó nó đã được cácnước có nền kinh tế mở sử dụng như một công cụ đắc lực để phân tích và quản

lý vĩ mô các hoạt động kinh tế đối ngoại

Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các bộ phận chủ yếu: cán cânngoại thương (còn gọi là cán cân mậu dịch hay cán cân hữu hình), cán cân dịch

vụ và cán cân chuyển tiền đơn phương không bồi hoàn (gọi chung là cán cânphi mậu dịch hay cán cân vô hình), cán cân nguồn vốn… trong đó ngoại thươnghữu hình vẫn là hoạt động quan trọng nhất, do vậy cán cân ngoại thương giữ vịtrí quan trọng nhất trong tất cả các bộ phận cấu thành nên cán cân thanh toánquốc tế Đối với những nước đang phát triển có nền kinh tế mở quy mô nhỏ, thì

Trang 23

việc quan tâm trước hết đến cải thiện cán cân ngoại thương càng có ý nghĩaquyết định đến cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Vì thực tế cho thấy, do xuấtphát điểm trình độ kinh tế xã hội của các nước này thấp, nên hiệu quả thu được

từ các hoạt động kinh tế đối ngoại khác thường khó đạt đến sự mong muốn ngaynhư hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế, là hoạt động kinh tế đối ngoại

có thể tận dụng triệt để ngay các nguồn lực (lợi thế so sánh) mà các nước nàysẵn có

Nếu hoạt động xuất nhập khẩu ổn định, cán cân thanh toán an toàn thì sẽgiúp ổn định kinh tế vĩ mô của một quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thuậnlợi cho doanh nghiệp, tâm lý yên tâm làm ăn, sinh sống cho người dân

2.2.1.4 Góp phần giải quyết việc làm , nâng cao thu nhập và

mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư:

Có thể nói đây là tác động có ý nghĩa quan trọng nhất bởi mục tiêu cuốicùng của sự tăng trưởng là con người, hướng tới con người Con người vừa làđộng lực vừa là mục tiêu của sự phát triển

Hoạt động ngoại thương thông qua cách giải quyết quan hệ xuất khẩu nhập khẩu có tác động trực tiếp đến việc làm và do đó, đến thu nhập và mứcsống thực tế của người dân

-Hiện nay, để phát triển kinh tế các nước đều cố gắng tận dụng mọi lợi thế

mà nước mình có được Đối với các nước đang phát triển thường có dân sốđông, lao động dư thừa nhiều, nhất là lao động của nền sản xuất hàng hóa cònkém, vốn đầu tư cho phát triển thiếu Vì thế, nên hướng sản xuất hàng hóa xuấtkhẩu vào những ngành sử dụng lợi thế của đất nước Khi xuất khẩu tăng trưởngthường kéo theo sự gia tăng sản xuất trong nước Cầu lao động tăng nhanh dẫntới giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động dư thừa Người lao động

có việc làm tức là có thu nhập, bởi vậy mức sống của họ được cải thiện đáng kể

Trang 24

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu không chỉ đáp ứng cho sản xuất màcòn cho cả tiêu dùng Hàng nội vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nên khôngngừng nâng cao chất lượng và hạ giá bán Người được lợi ở đây chính là ngườitiêu dùng ngày càng được sử dụng những hàng hóa đa chủng loại và chất lượngcao.

2.2.2 Tác động tiêu cực:

2.2.2.1 Có thể tạo ra những bất bình đẳng giữa các nước:

Các quốc gia phát triển luôn đưa ra mở cửa thị trường, đẩy mạnh đầu tư,chuyển giao công nghệ, nhưng thực tế khi quyền lợi bị xâm hại họ sẵn sàng đập

“cây gậy” chống bán phá giá, vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm tiêu chuẩn kỹthuật một cách vô lý lên đầu bất cứ quốc gia nào mà họ cho là vi phạm (Điểnhình như vụ kiện chống bán phá giá cá basa của Việt Nam) Điều trớ trêu lànhững đối tượng trực tiếp chịu những “cú đánh” này lại là những người nôngdân nghèo, những người vốn dĩ cuộc sống đã phải chịu quá nhiều khó khăn

2.2.2.2 Gây ô nhiễm môi trường:

Bên cạnh tác động tiêu cực về cạnh tranh bất bình đẳng, thương mại quốc

tế còn đem lại cho các quốc gia đang phát triển “nguồn tài nguyên dồi dào” - rácthải Những thứ mà các quốc gia phát triển thải ra: rác thải công nghiệp, y tế,sinh hoạt… việc tái chế hay tiêu hủy trở nên đắt đỏ và ô nhiễm Vì vậy, có xuthế xuất khẩu những thứ này sang các quốc gia đang phát triển trong đó có ViệtNam, biến những nơi này thành bãi rác, nơi tái chế và vùng ô nhiễm khổng lồ.Chúng ta cảm tưởng những chiếc ô tô, ti vi, hay các máy móc được bán sangViệt Nam với giá rẻ đó là một sự “cảm thông” của các quốc gia phát triển vớinhững nước nghèo Sự thực là các quốc gia đang phát triển khó có thể nàochống lại các luồng hàng hóa như vậy Trong các hiệp định về tự do hóa thươngmại, việc sử dụng hàng rào bảo hộ kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn, còn áp dụng

Trang 25

hàng rào kỹ thuật các quốc gia đang phát triển lại không có lợi thế do trình độcông nghệ thấp ở các quốc gia này.

Nhiều lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang các nướcđang phát triển, đang dần hủy hoại môi trường ở những quốc gia này và tấtnhiên trong đó có Việt Nam Với những hàng rào về môi trường nghiêm ngặt ởquốc gia mình, nhiều doanh nghiệp ở các nước phát triển khó có thể sản xuất,kinh doanh với công nghệ hiện có, và họ nghĩ ra nơi đầu tư lý tưởng đó là cácnước đang phát triển - nơi mà đang chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nên vấn

đề môi trường không kiểm soát chặt chẽ

Một cách khôn ngoan, họ - các nước phát triển cho rằng thật là tốt biếtbao khi một nước đang phát triển vươn lên thành “cường quốc” trong ngànhcông nghiệp nào đó Thông qua đầu tư, hợp tác quốc tế, điều tuyệt vời này cóthể trở thành sự thật

Cuối năm 2007, Việt Nam được xếp hạng 6 thế giới về đóng tàu thủy,đây quả thực là một kết quả đáng tự hào Nhưng tại sao các quốc gia đóng tàunổi tiếng thế giới trong lịch sử điển hình như Anh lại không tập trung phát triểnngành này nữa?

Thật ra, chúng ta vẫn chỉ được coi như “làm thuê” khi tỷ lệ nội địa hóakhoảng 30% và đó hầu hết là những chi tiết, công đoạn có mức độ ô nhiễm môitrường rất lớn

2.2.2.3 Nền kinh tế non trẻ dễ bị chi phối:

Luồng tiền đầu tư có từ nhiều nguồn trong đó có cả từ những tập đoàn tưbản lớn mà vốn, công nghệ, trình độ quản lý đã đạt mức cao Với những điềukiện đó, khi các tập đoàn này vào, họ có thể sử dụng nhiều biện pháp thậm chímang tính “thanh toán” Gần như các doanh nghiệp trong nước rất khó khăntrong việc cạnh tranh, hoặc phải chấp nhận làm các công ty con cho những tậpđoàn này Một dẫn chứng kinh điển là trường hợp một tập đoàn nước ngọt hàng

Trang 26

đầu thế giới đã chịu lỗ nhiều năm liền để có thể thâu tóm vốn sở hữu và chiếmlĩnh thị phần ở Việt Nam - đây là một bài học mà cho tới này vẫn còn nguyêntính thời sự Chúng ta thử suy nghĩ, nếu thị trường trong nước chịu sự kiểm soátphần lớn từ các tập đoàn đầu tư nước ngoài, khi có một trục trặc xảy ra (ví dụnhư: khủng hoảng, suy thoái, hay động cơ chính trị…), các tập đoàn này đồngloạt rút chân, một lượng lớn lao động thất nghiệp, các ngành sản xuất ngưng trệ,hàng hóa không thể tự túc được, nền kinh tế sẽ càng rơi xuống đáy tiêu điều.

Một khía cạnh không thể không nhắc tới về ảnh hưởng của thương mạiquốc tế là đầu tư tài chính Với xu thế toàn cầu hóa, một nhà đầu tư không cầnphải cất công lặn lội đường xá xa xôi để đem nguồn tiền đi sinh lời Họ có thểngồi tại New York, Paris, Tokyo hay London để chi phối hoạt động tài chính ởcách đó nửa vòng trái đất Các luồng vốn tài chính đổ vào các quốc gia dướidạng đầu tư chứng khoán, bất động sản trong một thời điểm nó có thể đẩy cácthị trường này phát triển rất nhanh Nhưng khi thấy đã “đút túi” được một khoảnlớn, các nhà đầu tư nước ngoài lại có động thái rút vốn khiến thị trường rơi vàotình trạng suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản, đời sống nhiều người dân rơivào tình trạng khó khăn Đây là bài học lớn rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chínhlớn ở Đông Nam Á năm 1997 Dường như điều này vẫn liên tục lặp lại ở các thịtrường mới nổi khi các nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn ra sức kêu gọi mở thịtrường để rộng đường họ chi phối Cuối năm 2006, đầu năm 2007, thị trườngchứng khoán Việt Nam thực sự sôi động khi giá cổ phiếu được đẩy lên cao hàngngày, thu hút nhiều nhà đầu tư lên sàn Từ những người am hiểu kinh tế, tàichính đến người không biết gì nhiều, trí thức, công nhân, sinh viên và cả nhữngbác nông dân bán đất để lên sàn, thậm chí họ mua mà còn không biết rõ mã cổphiếu mình mua của công ty nào Tất nhiên, điều này làm cho thị trường pháttriển quá mức và quả bong bóng tài chính có thể nổ bất cứ lúc nào Khi chínhphủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để đẩy lùi nguy cơ lạm phát, các nhàđầu tư nước ngoài rút tiền hàng loạt và thị trường chứng khoán đi xuống một

Trang 27

cách nhanh chóng Nhiều nhà đầu tư từ chỗ tỉ phú, triệu phú lâm vào cảnh trắngtay thậm chí trở thành con nợ.

2.2.2.4 Nảy sinh các vấn đề xã hội:

Việc thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranhgiữa các địa phương trong việc xây dựng các khu công nghiệp Quỹ đất để xâynhững khu công nghiệp này lẽ dĩ nhiên là lấy từ nông nghiệp Khi không có quyhoạch hợp lý và tính toán dài hạn, hàng loạt người nông dân mất đất, trong taykhông có nghề nghiệp, nhiều người tuổi tác không phù hợp để chuyển đổi côngviệc, cuộc sống họ vốn đã khó khăn, bấp bênh nay càng khó khăn hơn Nhiềungười cầm một đống tiền đền bù nhưng không biết phải làm gì, và những vấn đề

xã hội cũng kéo theo đó gia tăng: thất nghiệp, cờ bạc, nghiện hút…

Khái niệm phát triển bền vững được đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm

1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung của chúng ta)của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) nay là Uỷ banBrundtland Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứngđược những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năngđáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…", hay nói cách khác, phát triển bềnvững phải bảo đảm sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môitrường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế

- xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải bắt tay nhau thực hiện nhằmmục đích dung hoà ba lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, môi trường

II Tổng quan về hiệp định thương mại Việt - Mỹ:

1 Chính sách thương mại của Mỹ với ASEAN và Việt Nam trong những năm gần đây:

 Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44(AEM-44), Hội nghị tham vấn giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Bộtrưởng Thương mại Mỹ đã diễn ra sáng ngày 30/8 tại Siem Reap, dưới sự đồng

Trang 28

chủ trì của Bộ trưởng Thương mại nước chủ nhà Campuchia Cham Prasid vàTrưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk.

Hai bên đã cam kết mở rộng các cơ hội để tăng cường quan hệ kinh tế,thương mại và đầu tư

Các nguồn tin từ Hội nghị cho biết Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan,Đại sứ Mỹ tại ASEAN David Carden cùng nhiều đại diện và các nhà làm chínhsách của hai bên cũng tham dự Hội nghị

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng lưu ý quan hệ thương mại giữa ASEAN và

Mỹ tiếp tục phát triển mạnh, Mỹ hiện đứng thứ tư trong các đối tác thương mạilớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác trao đổi thương mại đứng hàng thứnăm của Mỹ; đồng thời, Mỹ đứng hàng thứ ba trong số các nhà đầu tư nướcngoài lớn nhất vào ASEAN

Các Bộ trưởng đã nhấn mạnh các cam kết của các nhà lãnh đạo ASEAN

và Mỹ gia tăng hơn nữa các nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thươngmại và đầu tư; đồng thời lưu ý rằng ASEAN và Mỹ được coi là những động lựccủa các hoạt động và sự phát triển kinh tế toàn cầu; do đó việc tăng cường hơnnữa các mối quan hệ kinh tế có tầm quan trọng to lớn đối với cả ASEAN và Mỹ

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng cũng đã thảo luận về việc thực hiện Hiệpđịnh khung về thương mại và đầu tư ASEAN - Mỹ (TIFA), trong đó nhấn mạnhviệc gia tăng các cơ hội để tăng cường mối quan hệ thương mại, đầu tư

Các Bộ trưởng lưu ý các hoạt động trong khuôn khổ TIFA trong năm

2012 như xây dựng đối thoại kỹ thuật số, coi đây là một phần của diễn đàn cấpcao kinh tế ASEAN-Mỹ trong năm 2012, tiếp tục đối thoại tài chính thươngmại, tiêu chuẩn hóa sự hợp tác…

Ngoài ra, các Bộ trưởng đã trao đổi ý kiến về sự phát triển không ổn địnhcủa kinh tế toàn cầu gần đây ảnh hưởng đến khu vực ASEAN cũng như cácsáng kiến để duy trì và phát triển kinh tế và thương mại

Trang 29

 Ngày 19-11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Tổng thống MỹBarack Obama và lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận về sáng kiến mở rộng quan hệ thươngmại và đầu tư song phương.

Mục địch chính trong sáng kiến nói trên - có tên gọi Cam kết Mở rộngquan hệ kinh tế Mỹ - ASEAN, là nhằm tạo điều kiện để các nước châu Á tiếntới tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiệp địnhthương mại mà Mỹ đang đàm phán với 10 quốc gia ASEAN và khu vực TâyBán cầu Các nước tham gia sáng kiến sẽ đàm phán về giản đơn hóa các thủ tụcthuế quan, cùng bảo vệ giới đầu tư và những nguyên tắc ứng xử trong thươngmại

Mỹ muốn mở rộng TPP tới Campuchia, Lào và Mianma, là những nướcthành viên ASEAN không tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - TháiBình Dương (APEC) Trong một tuyên bố Nhà Trắng khẳng định ASEAN là thịtrường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ năm củanước này Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của ASEAN đã tạo nhiều cơ hộicho các nhà xuất khẩu Mỹ

2 Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới:

Từ trước năm 1986 là một quốc gia có nền kinh tế tập trung quan liêu baocấp, vận hành theo cơ chế mệnh lệnh, hành chính Điều này cũng chính lànguyên nhân khiến cho nền kinh tế trì trệ, kém hiệu quả, kém linh hoạt, kémnăng động.Tuy nhiên trong những năm gần đây Chính phủ đã thay đổi cơ chếquản lý cùng với xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, sự rađời của các liên minh kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do (NAFTA ,AFTA).Việt nam cũng đang dần đổi mới để phù hợp với xu thế của thời đại bằng chínhsách mở cửa nền kinh tế thu hút sự đầu tư nước ngoài và với chiến lược hướngmạnh về xuất khẩu, hàng hoá của Việt nam đã có mặt trên nhiều thị trường nướcngoài Ví dụ như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, NICS…

Trang 30

Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàngnăm lên tới trên 1300 tỷ USD và hứa hẹn là thị trường cung cấp các sản phẩmmáy móc, công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam Do đóviệc ký kết và thông qua hiệp định thương mại giữa hai nước là điều kiện cầnthiết cho cả Việt nam và Mỹ thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế, thương mạisong phương.

3 Lợi ích mà Việt Nam thu được trong quan hệ thương mại với Mỹ:

Hoạt động thương mại Việt Nam Hoa Kỳ là một văn bản cực kỳ quantrọng, ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam vì:

 Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới: Hoa

Kỳ chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 205 trị giá xuất nhập khẩu củathế giới, mỗi năm Hoa Kỳ xuất khẩu gần 900 tỷ USD, nhập khẩu 1300 tỷ USD,năm 2001 GDP của nước Mỹ lên đến gần 10.000 tỷ USD (số liệu WTO công bốnăm 2002) cho nên ký kết hiệp định với Hoa Kỳ mở ra thị trường thuận lợi códung lượng lớn, cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

 Hoa Kỳ có vai trò nòng cốt, chi phối sự hoạt động của các định chế tàichính và thương mại quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB… cho nên ký kết hiệpđịnh thương mại với Hoa Kỳ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợicủa các tổ chức quốc tế với nền kinh tế của Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiếntrình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới

 Hoạt động thương mại Việt Mỹ được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩnnội dung của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giành cho các nước kém pháttriển, cho nên ký được hoạt động thương mại với Mỹ là một bước tiến quantrọng giúp Việt Nam sớm gia nhập tổ chức WTO

 Dưới sự ảnh hưởng của hoạt động thương mại Việt Mỹ có hiệu lực(11/12/2002) thuế nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vào Mỹ giảm từ 30-40% tạođiều kiện nâng cao tính cạnh tranh về giá cả cho hàng hoá Việt Nam trên thịtrường này

Trang 31

 Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn hơn vì: tính bình đẳng, rõ ràng,không phân biệt đối xử và hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài sản xuất tại Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ cũng được hưởng quy chếtối huệ quốc.

4 Lợi ích mà Mỹ thu được trong quan hệ với Việt Nam:

 Việc ký kết hiệp định thương mại đã giúp Việt Nam và Hoa Kỳ tìmđược giải pháp thích hợp để giải quyết trở ngại về hàng rào thuế quan, làm giảmthuế nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam tạo điều kiện cho giá cả hàng nhập khẩu từ

Mỹ vào Việt Nam sẽ giảm, đồng thời các doanh nghiệp Mỹ sẽ tăng cường đầu

tư vào Việt Nam do tính bình đẳng rõ ràng, không phân biệt đối xử từ việc kýhiệp định mang lại

 Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết sẽ mở ra nhiều triểnvọng cho doanh nghiệp Mỹ thâm nhập thị trường Việt Nam, mở rộng thị trường,tăng đầu tư vào Việt Nam, khai thác được nguồn vốn, tài nguyên của Việt Nam

và tận dụng được nguồn lao động dồi dào của Việt Nam

 Việc ký hiệp định thương mại sẽ làm cho Hàng Việt Nam nhập khẩuvào Mỹ sẽ phải tuân theo các quy định, chuẩn mực của WTO từ đó làm chấtlượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được đảm bảo, an toàn cho người tiêudùng của Mỹ

5 Nội dung cơ bản của hiệp định:

5.1 Chương thương mại hàng hoá:

5.1.1 Kết cấu của chương:

 Điều 1: Quy chế tối huệ quốc (quan hệ thương mại bình thường)

 Điều 2: Nguyên tắc đối xử quốc gia

 Điều 3: Những nghĩa vô chung về thương mại

 Điều 4: Mở rộng và thúc đẩy thương mại

 Điều 5: Văn phòng thương mại chính phủ

Trang 32

 Điều 6: Hành động khẩn cấp đối với nhập khẩu.

 Điều 7: Tranh chấp thương mại

 Điều 8: Thương mại nhà nước

A.Mọi loại thuế và phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập

khẩu hay xuất khẩu, bao gồm cả các phương pháp tính các loại

thuế quan

B Phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu, và

việc chuyển tiền quốc tế của các khoản thanh toán đó

C Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả

những quy định về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và

chuyển tải

D.Mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián

tiếp vào hàng nhập khẩu

Trang 33

E Luật, quy định và các yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán,

chào hàng, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá

trong thị trường nội địa

F Việc áp dụng các hạn chế định lượng và cấp giấy phép

 Nguyên tắc đối xử quốc gia: là nguyên tắc nhằm tạo ra môi trườngkinh doanh bình đẳng cho hàng hoá xuất nhập khẩu so với hàng hoá sản xuấttrong nước Nguyên tắc này được giải thích ở điều 2 chương 1 của hiệp địnhthương mại Việt - Mỹ như sau:

 Mỗi bên Việt Nam và Mỹ, không bên nào được trực tiếp hoặc

gián tiếp dùng các loại thuế và phí nội địa đánh vào sản xuất nhập khẩu từ

bên kia cao hơn so với mức thuế và phí mà sản phẩm nội địa phải chịu

 Hàng nhập khẩu có xuất xứ từ đối tác phải được đối xử tương tự

như hàng hoá nội địa về luật điều tiết, các quy định, các yêu cầu khác có

ảnh hưởng đến việc buôn bán, chào hàng, mua hàng, vận tải và phân phối

hàng hoá, lưu kho và sử dụng hàng

 Bên phía Việt Nam cũng như bên phía Hoa Kỳ không được soạn

thảo thêm những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng riêng đối với

hàng nhập khẩu từ đối tác, nhằm tạo ra trở ngại cho hoạt động nhập khẩu

nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, vì điều này sẽ làm cho hàng nhập khẩu

khó cạnh tranh hơn

 Việc xây dựng những hàng rào về kỹ thuật: tiêu chuẩn vệ sinh,

môi trường, chất lượng sản phẩm… quy định với hàng nhập khẩu phải

phù hợp với những quy định của tổ chức WTO và các quy định này

không mang tính chất hạn chế thương mại, không quy định cao hơn cho

sản phẩm nội địa

5.1.3 Những nội dung cơ bản của chương I:

Trang 34

 Ngay lập tức, vô điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam được tổ chứcphân phối hàng hoá trên thị trường Mỹ và hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam đưavào Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc.

 Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế được quyền tự do kinh doanh xuất nhậpkhẩu

 Theo lộ trình thời gian chính phủ Việt Nam cam kết bãi bỏ những hàngrào thuế quan gây trở ngại cho hoạt động xuất khâủ, nhập khẩu như: hạn ngạch,giấy phép…

 Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp giảm bớt sự độc quyềnkinh doanh xuất nhập khẩu của khu vực thương mại nhà nước

 Trừ một số doanh nghiệp nhà nước ngành phi lợi nhuận, thì các doanhnghiệp nhà nước khác phải hoạt động theo cơ chế thị trường

5.2 Chương Quyền sở hữu trí tuệ:

Đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam, đưaQuyền sở hữu trí tuệ thành 1 chương riêng với 18 điều khoản giải thích Nộidung chính của chương này như sau:

5.2.1 Việc thực thi Quyền sở hữu trí tuệ đặt trên nguyên tắc Đối

5.2.2 Đối tượng bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ

Có 8 đối tượng bảo được bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ:

1 Quyền tác giả và quyền liên quan

Trang 35

2 Bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá.

3 Nhãn hiệu hàng hoá

4 Sáng chế

5 Thiết kế bố trí mạch tích hợp

6 Thông tin bí mật (bí mật thương mại)

7 Kiểu dáng công nghiệp

8 Các loại giống thực vật

5.2.3 Lộ trình thực hiện Quyền sở hữu trí tuệ:

Hầu hết các đối tượng được bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đều có lộ trìnhthực hiện trong bảng sau:

Lộ trình thực thi Quyền sở hữu trí tuệ theo tinh thần của hiệp định thương

mại Việt - Mỹ

(Kể từ ngày hiệp định có hiệu lực)

Đối tượng được bảo hộ Thời gian thực thi

1 Quyền tác giả và quyền có liên quan 18 tháng

2 Bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương

5 Thiết kế bố trí mạch tích hợp 24 tháng

6 Bí mật thương mại (bí mật thông tin) 18 tháng

7 Kiểu dáng công nghiệp 24 tháng

8 Các loại giống thực vật Theo Công ước UPOV 1991

Trang 36

Thời hạn bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng bảo hộ Hiệp định thương mại Việt

2 Người biểu diễn

Tối thiểu 20 năm kể từngày chương trình phátthanh, truyền hình thựchiện

6 Thiết kế bố trí

mạch tích hợp

Ít nhất 10 năm kể từ khiđăng ký

Trang 37

5.3 Chương Thương mại dịch vụ

Đây là Hiệp định song phương ta đưa riêng chương thương mại dịch vụmột cách độc lập

Có thể nói lần đầu tiên trong một Hiệp định thương mại song phương màViệt Nam đã ký với các nước, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có quy định vềvấn đề thương mại dịch vụ thành một chương riêng

Chương thương mại dịch vụ của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ chứađựng 11 điều khoản và kèm theo phụ lục F và G để giải thích và cụ thể hoá nộiđịa thương mại dịch vụ giữa 2 nước

5.3.1 Khái niệm về thương mại dịch vụ:

Điều 1 chương 3 của hiệp định có nêu rõ khái niệm về hoạt động thươngmại dịch vụ như sau:

Hoạt động thương mại dịch vụ là việc cung cấp một trong bất cứ lĩnh vựcnào có liên quan đến thương mại:

 Từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên kia;

 Tại lãnh thổ của một Bên cho người sử dụng dịch vụ của Bên

kia;

 Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện

diện thương mại tại lãnh thổ của Bên kia;

 Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện

diện của các thể nhân của một Bên tại lãnh thổ của Bên kia

Lưu ý:

 Các loại dịch vụ khi thi hành thẩm quyền của chính phủ không đượcxem là dịch vụ thương mại vì các loại dịch vụ này không thực hiện trên cơ sởcạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp

 Bên này hoặc Bên kia được hiểu là Bên phía Việt Nam hoặc Hoa Kỳ

Trang 38

5.3.2 Nguyên tắc phát triển hoạt động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:

Quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực thương mại vàdịch vụ được thiêt lập trên 2 nguyên tắc:

 Tối huệ quốc

 Đối xử quốc gia

Điều 2 chương 3 của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ nêu rõ:

Hoạt động thương mại dịch vụ của Bên này được thực hiện trên lãnh thổcủa Bên kia dựa trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, cụ thể là “Mỗi Bên dànhngay lập tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bênkia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho các dịch

vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự ở bất kỳ nước nào khác” Tại điều 7chương 3 của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có nêu rõ:

Trong hoạt động thương mại dịch vụ của Bên này trên lãnh thổ của Bênkia phải được đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc đối xử quốc gia (trừ các lĩnhvực dịch vụ nêu trong lé trình cam kết ở Phụ lục G)

5.3.3 Nội dung chính của Chương thương mại dịch vụ:

 Ngay lập tức và vô điều kiện các doanh nghiệp Việt nam có thể tiếnhành kinh doanh các loại dịch vụ ở thị trường Mỹ

 Theo lộ trình nêu ở trong Phụ lục G chính phủ Việt nam sẽ mở cửa thịtrường dịch vụ cho các hoạt động dịch vụ của các công dân và công ty Hoa Kỳvào Việt Nam hoạt động trên nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT

5.4 Chương phát triển đầu tư:

Chương này gồm 15 điều

Các nguyên tắc xác định quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:

Tại điều 2 chương 4 của Hiệp định có nêu rõ:

Trang 39

Quan hệ đầu tư giữa 2 bên Hoa Kỳ và Việt Nam về cơ bản được thiết lậpdùa trên 2 nguyên tắc: đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc.

 Nguyên tắc “đối xử quốc gia” trong hoạt động đầu tư được hiểu là cáckhoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vậnhành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cách khác, mỗi Bên dành cho Bên kiakhi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn

sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hoặc công ty của nước mình

 Nguyên tắc “đối xử tối huệ quốc” trong hoạt động đầu tư được hiểu làcác khoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vậnhành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cách khác mỗi Bên dành cho Bên kiakhi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đôí xử không kém thuận lợi hơn

sự đối xử dành cho các khoản đầu của công dân hoặc công ty của nước thứ 3trên lãnh thổ của mình

Tính minh bạch

Việt Nam đồng ý thực hiện một cơ chếthương mại hoàn toàn minh bạch bằng cách chophép góp ý kiến vào các dự thảo luật và quy định,đảm bảo sẽ công khai trước tất cả các luật và cácquy định đó; bằng cách công bố tất cả các văn bảnđó; và cho phép công dân và các công ty Mỹ cóquyền khiếu nại các quy định đó

Phần 2: Thực trạng từ lúc ký kết đến nay:

I Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ:

1 Quan hệ Việt - Mỹ trước khi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam:

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời ngày2/7/1976 đánh dấu bước phát triển rực rỡ của nước Việt Nam Cũng trong thời

Trang 40

hệ ngoại giao Phía Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình: Mỹ phải thực hiệnđúng Hiệp định Pari 1973, theo đó Mỹ đã cam kết viện trợ tái thiết cho ViệtNam sau chiến tranh Nhưng Tổng thống Mỹ G.Ford đã bác bỏ yêu cầu này vàđặt ra 2 điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao: 2điều kiện đó là: kiểm kê đầy đủ những người Mỹ bị coi là mất tích trong chiếntranh mà họ gọi là MIA và giải trình "những hành động gây căng thẳng liên tiếpcủaViệt Nam" ở Đông Nam Á Trong 2 năm 1975-1976, Mỹ 3 lần phủ quyếtviệc Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệquốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) Mỹ làm ngơ trước thiệnchí mà Chính phủ ta đã nhiều lần bày tỏ để tạo điều kiện cho 2 bên có thể gặpnhau, nhằm giải quyết vấn đề còn lại giữa 2 bên.

Đầu năm 1977, Jimmy Carter lên làm Tổng thống và ngày 16/3/1977Carter cử đoàn phái viên của Tổng thống sang Việt Nam, do ông L.Woodcookdẫn đầu để thăm do khả năng bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Còn trongtháng 3/1977, Tổng thống J.Carter còng cho phép tàu thuỷ, máy bay các nướckhác trở hàng cho Việt Nam được ghé qua các sân bay của Mỹ để lấy nhiênliệu Đây là một cố gắng của Chính phủ Mỹ nhằm đạt được sự bình thường hoávới Việt Nam Trong khi các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chưa cómột chút biến chuyển gì thì tình hình quốc tế có nhiều thay đổi Năm 1978, Mỹ

và Trung Quốc bắt đầu có sự hợp tác để đi đến bình thường hoá quan hệ, Mỹ đãbàn với Trung Quốc để xây dựng mối quan hệ chiến lược lâu dài giữa 2 nướctrong đó có cả việc phối hợp để chống Liên Xô Cuối 1978, Trung Quốc và Mỹxúc tiến đàm phán để bình thướng hoá quan hệ Đối với Việt Nam, Tổng thống

Mỹ J.Carter đã quyết định xếp lại kế hoạch đàm phán Vậy là cơ hội thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Mỹ một lần nữa lại tuột khỏi tầm tay và bị bỏ lỡ

Năm 1979 các cuộcđàm phán để bình thường quan hệ Việt Mỹ ngừng trệ

Vì phía Mỹ cho rằng Việt Nam đã vi phạm Luật quốc tế khi đưa quân vàoCampuchia để lập ra chính quyền Campuchia Hiengxemrin Mỹ đã lấy lý do

Ngày đăng: 05/03/2014, 21:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thương mại của thế giới, 2005-11 - TIỂU LUẬN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT - MỸ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Bảng 3 xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thương mại của thế giới, 2005-11 (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w