1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

111 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

Trang 1

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

i

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Ngọc Quyên

HÀ NỘI, 06 - 2008

Trang 2

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 2

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia đang phát triển nhanh trên thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 8% Trong đó, khu vực công nghiệp được đánh giá là một lĩnh vực phát triển mạnh, giữ một vai trò quan trọng cả

về giá trị đóng góp và khả năng tạo ra việc làm cho nền kinh tế Sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế cũng thu hút được ngày càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Trong khi đó, xu thế hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa, chuyên môn hóa đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp trong nước cần phải nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh thông qua các liên kết kinh doanh và xác lập được vị trí của đất nước trong “chuỗi giá trị toàn cầu”

Đến nay thì hầu như tất cả các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài đều nhất trí là ngành CNPT có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức cạnh tranh công nghiệp và góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, khái niệm CNPT còn khá mới mẻ với nhiều đối tượng, và sự phát triển của ngành này mới ở giai đoạn bắt đầu Chính điều này làm cho môi trường đầu tư Việt Nam kém hấp dẫn các nhà đầu tư FDI và làm hạn chế những cơ hội kinh doanh với các DN lắp ráp, các công ty đa quốc gia

Để thực hiện được chiến lược phát triển ngành công nghiệp trong thời kỳ hội nhập hiện nay, thì việc tiến hành nghiên cứu và đề ra các chính sách để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành CNPT được coi là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách Chính vì những lý do đó mà em xin mạnh dạn chọn đề tài “ Thực trạng và xu hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài khoá luận chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:

Trang 3

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 3

Phân tích và làm rõ khái niệm CNPT, xác định được phạm vi, vai trò và yêu cầu phát triển ngành CNPT Đồng thời, bài viết cũng đúc kết được một số kinh nghiệm về phát triển ngành CNPT ở một số quốc gia khác

Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành CNPT hiện nay của Việt Nam ở một số ngành cụ thể, chỉ ra một số xu hướng phát triển trên thế giới hiện nay

có tác động đến định hướng phát triển CNPT ở Việt Nam

Cuối cùng, người viết tập trung vào trả lời câu hỏi: Làm thế nào để phát triển ngành CNPT ở Việt Nam trong giai đoạn tới, bằng cách đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường mối liên kết với DN hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp của các DN hoạt động trong lĩnh vực CNPT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài viết là ngành CNPT, chủ yếu là vào các ngành sản xuất ra sản phẩm phụ trợ cho các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các DN sản xuất trong nước và các DN có vốn ĐTNN đang hoạt động trong lĩnh vực CNPT tại Việt Nam, tính từ năm 2003 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: người viết đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc khá nhiều tài liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan

Phương pháp phân tích dữ liệu: chủ yếu là so sánh số liệu liên quan giữa các năm, để từ đó rút ra được xu hướng phát triển của ngành CNPT thời gian tới

5 Kết cấu khoá luận

Kết cấu của bài khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về ngành công nghiệp phụ trợ

Chương II: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam Chương III: Xu hướng và giải pháp phát triển ngành CNPT ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020

Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tận tình hướng dẫn của ThS Trần Thị Ngọc Quyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Do vấn đề còn khá mới

mẻ và sự hạn chế trong khả năng nhận thức, em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của các thầy các cô và các bạn để giúp em hoàn thiện hơn nữa đề tài này

Trang 4

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

I Khái niệm và đặc điểm của ngành công nghiệp phụ trợ

1 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ

1.1 Sự xuất hiện khái niệm công nghiệp phụ trợ

Hiện nay, thuật ngữ “Công nghiệp phụ trợ”(CNPT) được đề cập đến khá nhiều khi nói về những ngành cung cấp đầu vào, cung cấp linh kiện, phụ tùng và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định- mà thường gọi là các ngành công nghiệp chính Đến nay, thuật ngữ này đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, không chỉ những nước công nghiệp phát triển mà cả những nước đang phát triển cũng rất quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan ) Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều mơ hồ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của thuật ngữ CNPT, đồng thời cũng chưa có định nghĩa thống nhất nào

Trên thực tế, CNPT là một từ tiếng Anh- Nhật đã được sử dụng từ lâu, thậm chí trước khi nó được chính thức hoá Thuật ngữ này đã trở nên thông dụng ở Nhật Bản từ khoảng giữa thập niên 1980, từ khi nó được Chính phủ Nhật Bản sử dụng trong các tài liệu văn bản của nước mình Theo đó, khái niệm CNPT bao quát toàn

bộ những cơ sở công nghiệp làm ra các sản phẩm có vai trò hỗ trợ việc sản xuất các thành phẩm chính Cụ thể, đó là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…,cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế Sản phẩm CNPT thường được tiến hành sản xuất với quy mô không lớn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Chính vì vậy, nhiều khi người

ta đồng nhất, một cách vô thức, CNPT với SMEs trong ngành công nghiệp Từ Nhật Bản, cùng với dòng vốn FDI, khái niệm CNPT nhanh chóng được lan rộng và sử dụng tại các nước trong khu vực, tuy rằng cách diễn đạt và phạm vi ít nhiều có sự khác nhau

Theo như một số ghi chép thì tài liệu đầu tiên sử dụng thuật ngữ CNPT là

“Sách trắng về Hợp tác kinh tế” (1985) của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế

Trang 5

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 5

(MITI) Nhật Bản 1 Trong cuốn sách này, thuật ngữ CNPT dùng để chỉ những SMEs có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước Châu

Á trung và dài hạn, hay để chỉ các SMEs “sản xuất linh phụ kiện” Mục đích của MITI tại thời điểm đó là thúc đẩy quá trình CNH và phát triển các SMEs ở các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN 4, gồm Inđônêxia, Malayxia, Philipines và Thái Lan

Từ năm 1987, các nước Châu Á đã bắt đầu biết đến và sử dụng thuật ngữ CNPT, đó là nhờ “ Kế hoạch phát triển Công nghiệp Châu Á mới” (New AID Plan) Đây là một chương trình hợp tác kinh tế toàn diện ba phương diện : viện trợ, đầu tư

và thương mại Cũng trong khuôn khổ của kế hoạch này, chương trình “ Phát triển CNPT Châu Á” ra đời năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề về thâm hụt thương mại, thiếu hụt lao động chuyên nghiệp ở các nước ASEAN 4 và thúc đẩy quan hệ hợp tác công nghiệp giữa Nhật Bản với các nước này Trong chương trình này, CNPT mới chính thức được định nghĩa là “các ngành công nghiệp cung cấp những

gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hoá Tư bản cho những ngành công nghiệp lắp ráp”2 Như vậy có thể thấy phạm vi định nghĩa của khái niệm đã được mở rộng : từ các SMEs tới công nghiệp sản xuất hàng hoá trung gian

và hàng hoá tư bản cho ngành công nghiệp lắp ráp mà không phân biệt quy mô DN

Mặc dù thuật ngữ CNPT mới xuất hiện từ thập niên 1980 cùng với dòng chảy FDI từ Nhật Bản sang các nước ASEAN 4, song thực tế thì ngành công nghiệp chuyên sản xuất linh phụ kiện đã xuất hiện từ lâu, gắn với quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất và được gọi là hình thái xuất hiện cuả CNPT trong quá khứ 3

Theo đó, khi quy mô sản xuất của một công ty lớn lên tất yếu kéo theo mức độ phức tạp hoá trong sản xuất sản phẩm (sản phẩm đòi hỏi nhiều chức năng mới hơn, kỹ thuật trong từng công đoạn cần được tăng cường và chuyên môn hoá) Điều này dẫn

1 Từ tháng 01/2001, MITI đã đổi tên thành METI- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản

Trang 6

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 6

đến sự phân ly các hoạt động lắp ráp và sản xuất linh kiện thành những công đoạn độc lập Những công đoạn này phát triển là tiền thân của các công ty con, hiện thân của CNPT trong quá khứ

Lý do tại sao thuật ngữ này lại xuất hiện ở Nhật Bản mà không phải ở các nước khác và lại vào thời điểm thập niên 1980 có thể được giải thích bởi sự tăng giá của đồng Yên Từ sau Hiệp định Plaza (09/1985), giá đồng Yên tăng từ 240yên/USD (09/1985) lên tới 160 yên/USD (04/1986), điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các DN xuất khẩu Nhật Bản Các DN này cắt giảm xuất khẩu sản phẩm cuối cùng và chuyển cơ sở sản xuất sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn Mặc dù vậy, các DN này vẫn phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nhà thầu Nhật Bản vì các nước đang phát triển mà họ đặt cơ sở sản xuất không có khả năng cung cấp những linh phụ kiện quan trọng, bao gồm cả các nước ASEAN4 Thuật ngữ CNPT được ra đời nhằm chỉ ra sự thiếu vắng các hoạt động công nghiệp nêu trên ở các nước Đông Nam Á Thông qua “Kế hoạch phát triển Công nghiệp Châu

Á mới (New AID Plan)” và “ Chương trình Phát triển CNPT Châu Á 1993”, thuật ngữ này đã được nhân rộng ra các nước Châu Á Nỗ lực của MITI là điều kiện đủ cho sự ra đời cuả thuật ngữ này ở Nhật Bản và Châu Á những năm 1980

Trong số các nền kinh tế Đông Nam Á, Nhật Bản và Đài Loan có ngành CNPT lớn mạnh nhất Còn ở hầu hết các nước đang phát triển, CNPT hoặc chưa tồn tại hoặc rất yếu So với các nước ASEAN 4, những nước đã có ít nhất vài thập

kỷ để thúc đẩy CNPT, CNPT của Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai Thuật ngữ CNPT cũng mới chỉ xuất hiện ở Vịêt Nam vào khoảng năm 2003 Trước đó, Chính phủ Việt Nam cũng không chú ý nhiều đến thuật ngữ này cũng như việc xây dựng các ngành công nghiệp này Trước năm 1986, với chính sách tự cung tự cấp

và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung phát triển Công nghiệp nặng, Việt Nam tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo cơ chế tích hợp, tức là sản xuất toàn bộ các yếu tố đầu vào, linh kịên hay phụ kịên dùng cho các ngành công nghiệp như công nghiệp sản xuất máy nông nghiệp, xe đạp và ôtô….trong cùng một DN Từ sau khi Đổi mới 1986, các ngành công nghiệp này hoặc không còn tồn tại hoặc tái

cơ cấu hoặc chuyển sang hoạt động khác Tuy vậy, Chính phủ vẫn chưa có sự quan

Trang 7

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 7

tâm thích đáng tới vấn đề này, do còn phải đối phó với những vấn đề cấp bách khác như phát triển nông nghiệp, cải cách kinh tế và xoá đói giảm nghèo…Từ giữa thập niên 1990, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào mà đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu của họ Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, Nhật Bản đã thông qua dự án Isikawa (1995), “Sáng kiến Miyazawa mới”(1999) và “Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản” (2003) Nội dung chính của dự án Ishikawa là giúp Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế định hướng thị trường một cách thuận lợi hơn, hội nhập với cộng đồng quốc tế, hiện đại hoá hệ thống tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp và phát triển khu vực nông thôn Sáng kiến Miyazawa mới là vốn vay Hỗ trợ Phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam, dùng để khuyến khích các chính sách cải cách kinh tế của Việt Nam, gồm xây dựng chương trình thúc đẩy khu vực tư nhân, kiểm toán các DNNN, thuế và hàng rào phi thuế Nói chung, những chương trình này đã mang đến rất nhiều lợi ích cho Việt Nam như tạo ra được môi trường kinh doanh tốt, qua đó thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài hơn

Thế nhưng, phải đến năm 2003, thuật ngữ CNPT được chính thức sử dụng tại Việt Nam, khi Chính phủ chỉ đạo các công việc chuẩn bị để tiến tới ký kết “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam Bản Kế hoạch hành động triển khai Sáng kiến chung, được Chính phủ hai nước thông qua, bao gồm 44 hạng mục lớn, trong đó hạng mục đầu tiên chính là nhằm phát triển CNPT ở Việt Nam

1.2 Một số khái niệm liên quan

Ở Việt Nam, khi đề cập về các ngành công nghiệp sản xuất hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp chính, người ta gọi theo nhiều cái tên khác nhau như: công nghiệp phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp yểm trợ hay ngành công nghiệp chế tạo sản xuất phụ linh kiện [2]….do chưa có một văn bản mang tính pháp

lý nào đưa ra một tên gọi và định nghĩa thống nhất Trên thế giới, cũng tồn tại một

Trang 8

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 8

vài khái niệm liên quan đến ngành công nghiệp cung cấp đầu vào như: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, công nghiệp phụ thuộc, công nghiệp linh phụ kiện….[23]

Thuật ngữ “công nghiệp liên quan và hỗ trợ” (related and supporting

industries) được nhắc đến trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh của quốc gia” (The competitive advantage of nations -1990) của giáo sư Michael E.Porter (trường Đại học Havard), được hiểu là “sự tồn tại của ngành công nghiệp cung cấp và ngành công nghiệp liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế” Theo tác giả, tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp các hàng hoá và các dịch vụ hỗ trợ4

Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho DN lợi thế kinh tế theo quy mô Sự gần gũi của nhà cung cấp và các hãng hỗ trợ khác có thể giúp cho việc đổi mới và cắt giảm chi phí giao dịch Porter chia yếu tố này thành hai phần : công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan Công nghiệp hỗ trợ tạo ra lợi thế cho các ngành công nghiệp hạ nguồn vì chúng sản xuất ra những đầu vào được sử dụng rộng rãi và có tầm quan trọng trong cải tiến và quốc tế hoá, còn công nghiệp liên quan là những ngành trong đó DN có thể phối hợp hoặc chia sẻ các hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị khi họ cạnh tranh nhau hoặc là những ngành sản xuất ra các sản phẩm có tính chất bổ sung cho nhau Thuật ngữ của Porter mang tính học thuật

và có phạm vi rộng trong khi thuật ngữ của MITI mang tính thực tế và cụ thể hơn Tuy vậy, cả hai đều nhấn mạnh tầm quan trọng của CNPT trong việc tăng cường sức cạnh tranh công nghiệp của quốc gia

Thuật ngữ công nghiệp phụ thuộc được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ từ những

năm 1950, được định nghĩa là “hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan đến hoặc có dự định liên quan đến việc chế tạo hoặc sản xuất linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, công cụ hoặc hàng hoá trung gian, hoặc cung cấp dịch vụ…”( theo

4Ngoài ra còn cái yếu tố khác như các điều kiện về nhân tố sản xuất, điều kiện về nhu cầu thị trường, các ngành hỗ trợ và chiến lược, cơ cấu và tính thi đua của doanh nghiệp, hai biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và yếu tố thời cơ Tất cả các yếu tố này tạo nên mô hình “ Viên kim cương” nổi tiếng

Trang 9

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 9

Luật (Phát triển và Điều chỉnh) công nghiệp Ấn Độ năm 1951) Thuật ngữ này chỉ được biết đến trong phạm vi Ấn Độ

Thuật ngữ công nghiệp linh phụ kiện được sử dụng rộng rãi trong ngành

công nghiệp lắp ráp như xe máy, ôtô, điện và điện tử Đây là thuật ngữ có phạm vi hẹp nhất, vì nó không bao gồm các đầu vào khác có thể có như trong thuật ngữ CNPT, như dịch vụ, công cụ, máy móc và nguyên liệu Công nghiệp linh phụ kiện

có thể được xem là trung tâm của CNPT

Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào cho vấn đề này, do

có sự khác nhau trong cách hiểu và mục đích khi nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách Hiểu theo nghĩa rộng, có thể hiểu CNPT bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp đầu vào, còn theo nghĩa hẹp, đó là ngành công nghiệp chỉ cung cấp linh kiện, phụ tùng và công cụ cho một số ngành nhất định

1.3 Khái niệm ngành CNPT

Thuật ngữ CNPT được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là ở Đông Á Trong công nghiệp nói chung, cách phân chia các ngành thông thường là công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử, công nghiệp xe máy, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế tạo tư liệu sản xuất, công nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng….Tuy nhiên, ngành CNPT không phải là một ngành cụ thể như trên, mà nó bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian (linh kiện, bộ phận) cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp (ô tô, xe máy, điện tử ) Ngoài ra, ngành CNPT còn cung cấp những sản phẩm đầu vào cho ngành chế biến như giày da, dệt may…Nói cách khác, nó bao phủ một phạm vi khá rộng nhiều ngành công nghiệp

Tuy nhiên, định nghĩa của nó thì vẫn chưa rõ ràng trên cả phương diện kinh doanh và lý thuyết kinh tế học[22]

Theo lý thuyết kinh tế, thì CNPT được định nghĩa là một nhóm các nhà sản

xuất các yếu tố đầu vào (group of producers of manufactured inputs) Để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng thì cần trải qua nhiều công đoạn, bao gồm việc sản xuất và lắp ráp các yếu tố đầu vào (gồm hàng hóa tư bản và hàng hoá trung gian) Ví dụ, trong quá trình sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng, các phụ kiện sản xuất làm

Trang 10

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 10

bằng kim loại hoặc nhựa được coi là sản phẩm trung gian, trong khi đó, máy móc và công cụ để sản xuất ra các sản phẩm trung gian đó thì gọi là các hàng hoá tư bản

Xét trên góc độ sản xuất kinh doanh, ngành CNPT bao gồm việc sản xuất

ra các linh phụ kiện sản xuất (production parts) và máy móc (machinery), công cụ (tooling) để sản xuất ra các linh phụ kiện đó Hệ thống sản xuất hiện đại gồm nhiều quá trình như lắp ráp thành phẩm, lắp ráp bán thành phẩm, sản xuất linh phụ kiện, máy móc, công cụ, nguyên vật liệu và nguyên vật liệu thô (Hình 1) Lấy việc sản xuất hàng điện tử như tivi làm ví dụ, dầu là nguyên vật liệu thô, còn polypropylene

là nguyên liệu dùng cho các linh kiện nhựa Để tạo ra các linh kiện nhựa còn cần đền máy móc và công cụ để phun và đúc nhựa Một ví dụ của bán thành phẩm là máy cát-xét của dàn âm thanh Hi- Fi, hay các bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe phục vụ cho lắp ráp xe hơi Cuối cùng, quá trình kết hợp tất cả linh phụ kiện và các bán sản phẩm này thì mới tạo ra thành phẩm cuối cùng Trong cơ cấu sản xuất như thế này, thì ngành CNPT ám chỉ ngành sản xuất ra các linh phụ kiện công nghệ cao, công cụ, máy móc hỗ trợ trực tiếp quá trình tiền lắp ráp và lắp ráp cuối cùng 5

5

Đôi khi, quá trình lắp ráp bán thành phẩm cũng được xếp vào ngành CNPT Tuy nhiên,

do đặc điểm của sản phẩm CNPT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp SMEs, nên đối với việc sản xuất các bộ phận như cát xét, đầu máy xe, thân

xe, bánh xe thường không được coi là CNPT vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn

Trang 11

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 11

Hình 1 : Cấu trúc cơ bản của quá trình sản xuất

Nguồn: Junichi Mori, 20005, Development of Supporting Industries for

Vietnam’s Industrialization: : Increasing positive vertical externalities through collaborative training

Xét về tổ chức kinh doanh, thì ngành CNPT gồm 3 loại hình DN: Một là,

các nhà cung cấp linh kiện, bộ phận, và công cụ máy móc đặt ở nước ngoài Hai là, các nhà cung cấp linh kiện, bộ phận và công cụ, máy móc nước ngoài ở thị trường nội địa Ba là, các nhà cung cấp linh kiện, bộ phận và công cụ máy móc địa phương,

mà chủ yếu là các DN SMEs Khách hàng của ngành CNPT bao gồm các DN lắp ráp địa phương, các DN lắp ráp nước ngoài đặt ở thị trường trong nước, và các nhà lắp ráp nước ngoài đặt ở nước ngoài (trường hợp xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ) Các nhà lắp ráp nước ngoài thường là các công ty đa quốc gia (MNCs)

Xét trên mức độ phức tạp của các công đoạn sản xuất chính bao gồm :

(i)chế tạo vật liệu, (ii) gia công phụ tùng linh kiện và (iii) lắp ráp hoàn chỉnh thì CNPT chiếm hàng thứ 2 Về mặt lý luận, có thể hiều CNPT như là khái niệm đối xứng với ngành CN lắp ráp Đa phần ngành CNPT nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp lắp ráp, trong khi dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm lại đòi hỏi những loại nguyên liệu đặc thù hơn cho từng ngành Khi hoạch định chính sách cần rõ

Trang 12

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 12

ràng, chính sách khuyến khích thúc đẩy nên chủ yếu hướng tới các phụ tùng và nguyên liệu cho sản xuất theo kiểu lắp ráp.[2]

Nói chung, có khá nhiều định nghĩa về ngành CNPT được sử dụng trên thế giới6 Sau đây, người viết xin phép trích dẫn một số định nghĩa ở các quốc gia khác nhau:

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) chính thức định nghĩa về CNPT trong chương trình hành động phát triển CNPT Châu Á (1993) như sau: “Là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn, v.v… cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện

và điện tử)”

Định nghĩa của Văn phòng phát triển CNPT Thái lan (BSID) như sau:

“CNPT là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản”7

Bộ Năng lượng

Mỹ định nghĩa (2005) như sau: “CNPT là những ngành công nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường”

Các giáo sư ĐH Waseda, Nhật Bản thì đưa ra định nghĩa về ngành CNPT “là khái niệm để chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính; cụ thể là những linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn nhuộm….và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế”

Mặc dù có nhiều định nghĩa về ngành CNPT, từ ngữ diễn đạt có thể là khác nhau, nhưng người viết xin thống nhất quan điểm về ngành CNPT qua 2 ý chính như sau:

Các ngành công nghiệp căn bản có nghĩa là các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô

tô, điện và điện tử và được coi là những ngành CNPT quan trọng

Trang 13

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 13

công nghiệp-nghĩa là có hàm lượng lao động kết tinh trong đó Điều này để phân biệt với các sản phẩm tự nhiên- các nguyên vật liệu thô có sẵn trong tự nhiên và các sản phẩm khai thác thuần tuý

Thứ hai, sản phẩm của ngành này bao gồm các sản phẩm sơ chế, trung gian

và các tư liệu sản xuất, có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp chính Đặc điểm của ngành CNPT là thường được sản xuất với quy mô nhỏ và do các SMEs sản xuất

Đến nay thì các quốc gia vẫn chưa thống nhất định nghĩa và phạm vi cho ngành CNPT, tuỳ vào điều kiện kinh tế-xã hội, các mục tiêu phát triển công nghiệp nói chung mà mỗi quốc gia lựa chọn và sử dụng các khái niệm khác nhau Chính sách của mỗi quốc gia sẽ quyết định phạm vi của ngành CNPT gồm những ngành nào, sản phẩm nào Thuật ngữ mà càng được định nghĩa cụ thể thì việc hoạch định chính sách càng trở nên dễ dàng hơn, tính khả thi của các chính sách đó cũng cao hơn

2 Đặc điểm của ngành CNPT

2.1 Phạm vi ngành CNPT

Khi mà thuật ngữ CNPT lần đầu tiên được đề cập tới trong “Sách trắng về Công nghiệp” (1985) của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) Nhật Bản, ngành này chỉ nhằm nói đến các nhà cung cấp của ngành công nghiệp chế tạo lắp ráp như ô tô, xe máy, điện, điện tử và máy móc chính xác Về thuật ngữ, CNPT

là nhóm các nhà sản xuất của một nước (gồm nhà sản xuất nội địa và FDI), cung cấp các yếu tố đầu vào trung gian cho các nhà lắp ráp tại nước đó Phạm vi chính xác của CNPT phụ thuộc vào từng trường hợp cũng như ý định của nhà hoạch định chính sách, có thể hẹp chỉ trong một ngành công nghiệp cụ thể hoặc rộng hơn, liên

quan đến nhiều ngành sản xuất, chế tạo khác, kể cả ngành dệt may và hóa chất

Xét về cơ cấu ngành, CNPT cần thiết cho cả Công nghiệp lắp ráp (ô tô, xe

máy, điện tử) và công nghiệp chế biến (dệt may, da giày ) Hai ngành công nghiệp này khác nhau nên yêu cầu CNPT cho mỗi ngành cũng khác nhau Nếu như ngành CNPT cho Công nghiệp lắp ráp đòi hỏi nguồn lao động có kỹ năng cao hơn, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện kim loại, nhựa, cao su và có ảnh hưởng lớn tới chất

Trang 14

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 14

lượng của sản phẩm cuối cùng, thì CNPT cho công nghiệp chế biến không đòi hỏi nguồn nhân lực kỹ năng cao, sản xuất ít loại linh phụ kiện và không có tác động lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng

Xét riêng ngành CNPT phục vụ cho ngành công nghiệp lắp ráp, thì CNPT bao phủ một phạm vi khá rộng Nhu cầu thiết yếu của các nhà sản xuất lắp ráp FDI

là có nhiều nhà sản xuất trong nước đáng tin cậy (bao gồm cả DN nội địa và FDI)

có thể thực hiện các quy trình sản xuất đơn giản như dập, đúc, rèn, hàn, mạ, gia công cơ khí, chế tạo khuôn và xử lý nhiệt trên kim loại, nhựa, cao su, và các

nguyên liệu công nghiệp khác Các quy trình này như là nền móng và có thể hỗ trợ các ngành sản xuất khác nhau như ô tô, xe máy, máy móc công nghiệp và xây dựng,

cơ khí chính xác, điện tử hay các thiết bị gia dụng Ví dụ, cả sản phẩm điện tử gia dụng và xe máy đều sử dụng những bộ phận nhựa được sản xuất thông qua quá trình sản xuất tương tự nhau Các thiết bị ép kim loại thì được sử dụng cho cả sản phẩm điện tử, xe máy và ô tô….Như vậy có thể thấy ngành CNPT chính là nguồn tạo ra năng lực cạnh tranh cho đa dạng các ngành công nghiệp (Hình 2)

Hình 2 : Các ngành CNPT cơ sở có thể hữu ích cho nhiều ngành công nghiệp

Nguồn: Junichi Mori, 2005, Development of Supporting Industries for

Vietnam’s Industrialization: Increasing positive vertical externalities through collaborative training

Trang 15

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 15

Xét theo yếu tố đầu vào, phạm vi CNPT cũng có thể được xác định khác

nhau Thông thường người ta xác định CNPT bao gồm cả yếu tố đầu vào vật chất (phụ tùng và linh kiện) với dịch vụ công nghiệp (như dịch vụ hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm) (phạm vi rộng 1) Một cách xác định khác là chỉ tính đầu vào vật chất, nhưng gồm cả nguyên vật liệu thô (phạm vi rộng 2) Cả hai cách xác định phạm vi CNPT này có những bộ phận trùng nhau và có thể xem đó là phần cốt lõi của CNPT (phạm vi chính), bao gồm linh phụ kiện được chế tạo từ thép, nhựa, cao

su và các quy trình sản xuất như rập, đúc, rèn, hàn, chế tạo khuôn, gia công cơ khí,

mạ, và xử lý nhiệt Cụ thể hơn, các công nghệ chế tạo linh kiện và sản xuất khuôn mẫu chiếm vị trí trung tâm trong phần cốt lõi của CNPT

Trang 16

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 16

tháng 7 năm 2007, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã ký Quyết định phê

duyệt Quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010-tầm nhìn 2020 Theo đó, Quy hoạch phát triển CNPT sẽ tập trung vào 5 nhóm ngành, gồm: Dệt may, da giày, điện tử-tin học, sản xuất-lắp ráp ôtô và cơ khí chế tạo Sản phẩm của ngành CNPT không chỉ là những linh phụ kiện, máy móc, công cụ, mà còn bao gồm cả các nguyên vật liệu như hoá chất, sản phẩm của quá trình chế biến như dập, ép, đúc, khuôn….Phạm

vi này gần giống với quy mô mở rộng 2 (trên)

2.2 Những điều kiện để phát triển ngành CNPT

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành CNPT như lượng cầu thị trường đối với các sản phẩm CNPT, vốn đầu tư, trình độ khoa học công nghệ, trình độ nguồn nhân lực,…Ngoài ra, còn có các yếu tố vĩ mô như chính sách thuế và thuế quan, môi trường chính sách ổn định [5] Trong phạm vi phần này, người viết chỉ xin đề cập tới một số điều kiện xét từ góc độ các DN phụ trợ, cần có

để thành lập, duy trì và phát triển hoạt động trong ngành này

2.2.1 Quy mô cầu đủ lớn

Điều này đảm bảo khả năng tương thích giữa quy mô của các ngành phụ trợ

và khu vực hạ nguồn Muốn tham gia vào thị trường của ngành này, các DN đòi hỏi phải có một lượng đặt hàng tối thiểu tương đối lớn Ví dụ, các nhà cung cấp linh phụ kiện xe máy thường tham gia vào thị trường khi họ có được các đơn đặt hang vượt quá mức 200.000 đến 300.000 sản phẩm [5] Nếu dung lượng thị trường khiêm tốn (khu vực hạ nguồn có quy mô nhỏ), thì các nhà sản xuất linh phụ kiện sẽ không thể giảm phi phí sản xuất được do không tận dụng được lợi thế theo quy mô (nguyên nhân sẽ được giải thích dưới đây) Giá thành sản phẩm phụ trợ cao dẫn đến giá thành sản phẩm lắp ráp, chế tạo tăng theo Điều này sẽ vấp phải sự từ chối của chính khu vực hạ nguồn trong nước và gặp khó khăn khi muốn xuất khẩu sản phẩm phụ trợ ra nước ngoài Đồng thời, do không cạnh tranh được nên cũng khó thu hút được các DN nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này Đối với thị trường xe máy Việt Nam, lượng cầu nội địa 2 triệu sản phẩm hàng năm là đủ để hấp dẫn các nhà sản xuất linh phụ kiện nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Trong khi đó dung lượng thị trường sản phẩm ôtô nhỏ bé ở Việt Nam (chỉ khoảng 0,043 triệu chiếc vào năm

Trang 17

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 17

2003) đã gây thất vọng cho các nhà đầu tư Nhật Bản vốn rất kỳ vọng vào thị trường Việt Nam với hơn 80 triệu dân [5]

2.2.2 Yêu cầu về vốn

Ngành CNPT đòi hỏi sử dụng nhiều vốn hơn ngành lắp ráp Khác với các công ty lắp ráp sản phẩm cuối cùng không phải đầu tư bất kỳ loại máy móc phức tạp nào (chỉ cần khai thác lợi thế nguồn lao động phổ thông dồi dào và không nhất thiết phải có tay nghề trình độ cao), thì các DN hoạt động trong ngành CNPT cần đầu tư chi phí cố định lớn, thời hạn đầu tư và hoàn vốn đầu tư dài với độ rủi ro trong đầu

tư cao hơn (Hình 4) Lấy ví dụ công ty Daiwa- là công ty cung cấp các linh kiện bằng nhựa cho các MNCs chuyên sản xuất xe máy và thiết bị điện tử Bộ phận quản

lý của Daiwa cho biết chi phí lao động thấp chưa hẳn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh ngay cả ở Việt Nam bởi lẽ chi phí lao động chỉ chiếm khỏang 10% tổng chi phí sản xuất Công ty sử dụng rất nhiều máy móc đắt tiền trong quá trình sản xuất Ví dụ trong quá trình sản xuất mặt trong của vỏ nhựa cho các sản phẩm điện tử, công ty phải sử dụng máy đo 3-D thế hệ mới nhất, giá thành khỏang 100.000 USD/chiếc, để phát hiện những lỗi nhỏ có thể gây trục trặc cho máy trong quá trình vận hành

Hình 4: Giảm chi phí đơn vị trong CNPT

Nguồn: Kenichi Ohno, Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản, VDF, 2007

Những máy móc đầu tư cố định có đặc điểm là không thể chia nhỏ được, tức

là phải mua nguyên chiếc không tách rời từng phần Khi đã đầu tư lắp đặt hệ thống

Trang 18

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 18

máy móc thì chi phí vốn cho nhà máy sẽ luôn ở một mức cố định cho dù hệ thống không được vận hành liên tục 24 giờ/ngày và 365 ngày/ năm Do vậy, chi phí vốn đơn vị (tổng chi phí /số sản phẩm sản xuất ra ) tỷ lệ nghịch với lượng sản phẩm đầu

ra Ví dụ, một nhà máy sản xuất 600.000 linh kiện nhựa một năm sẽ đạt được hiệu quả sản xuất, trong khi đó một nhà máy khác chỉ sản xuất được 2.000 linh kiện nhựa một năm thì khó mà tồn tại được[5] Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao các DN muốn hoạt động trong lĩnh vực này cần một lượng đặt hàng lớn từ các nhà lắp ráp, chế tạo sản phẩm cuối cùng

2.2.3 Nguồn lao động có kỹ năng và trình độ cao

Sau khi vấn đề vốn đã được giải quyết thì nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của các ngành CNPT, như công nghiệp chế tạo chính là nguồn nhân lưc có trình độ và kỹ năng cao8 Công nhân làm việc trong ngành CNPT phần lớn là thợ máy, người kiểm tra chất lượng, kỹ thuật viên, và kĩ sư Do đặc điểm này,

mà ngành CNPT ở các nước đang phát triển có sức cạnh tranh kém hơn so với các quốc gia phát triển khác Họ không có đủ khả năng tài chính và lao động có kĩ năng

để có thể tận dụng tối đa và vận hành có hiệu quả máy móc, thiết bị sản xuất Ví dụ, nhiều máy phun nhựa có giá trung bình tới 100.000 USD và đòi hỏi người vận hành phải có trình độ và tay nghề cao Các SMEs ở các nước đang phát triển thường không có đủ khả năng tài chính để mua các máy móc thiết bị đó hay thuê các kỹ thuật viên để vận hành chúng

Một chuyên gia người Nhật cho rằng việc lắp ráp hoặc vận hành máy móc đơn giản không thể tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế vì những công việc đó thì có thể thực hiện ở bất kỳ đâu Ở Việt Nam, người ta thường cho rằng những hạn chế của ngành công nghiệp chủ yếu là do thiều nguồn lực tài chính để mua sắm thiết bị hiện đại, nhưng theo quan điểm của hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản, thì nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều máy móc thiết bị hiện đại Một nhà sản xuất Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm nhựa cho các công ty Nhật Bản và Mỹ nói rằng

họ cần công nhân có trình độ cao chứ không cần máy móc tối tân hiện đại, công

8

Theo tiếng Đức, những người lao động có kỹ năng cao trong các nghề chế tạo là Meister

Trang 19

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 19

nhân có trình độ kỹ thuật cao vận hành máy móc cũ thậm chí hiệu quả hơn công nhân có trình độ thấp hoặc không có trình độ vận hành máy mới Nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao sẽ là nhân tố cần thiết cho Việt Nam để đưa trình độ sản xuất vượt lên mức mà Thái Lan và Malaysia đã đạt được, cũng như là cách giải quyết hiệu quả những thách thức từ Trung Quốc

II Vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ

1 Ngành công nghiệp phụ trợ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp

CNPT được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu, thông qua việc cung cấp các phụ tùng, linh kiện và các quy trình xử lý kỹ thuật Nếu CNPT trong nước mà không phát triển thì các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp sẽ phải phụ thuộc vào nhập khẩu, khi đó ngành chế tạo ở quốc gia này chỉ là ngành gia công lắp ráp đơn thuần Ở các nước phát triển, CNPT được ưu tiên phát triển trước để làm cơ sở cho các ngành công nghiệp chính như : ô tô, xe máy, điện

tử, giày da, dệt may, đóng tàu… phát triển

Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của DN trong một ngành bao gồm: năng suất lao động, trình độ công nghệ, sản phẩm, quy mô tài chính, kinh nghiệm quản lý, phương thức thanh toán….Việc phát triển CNPT không phải là tiêu chí tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chính, nhưng lại có tác động gián tiếp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, ngành CNPT phát triển sẽ tạo được nguồn cung đầu vào ổn định,

chất lượng, từ đó đảm bảo được khả năng giao hàng cho các DN trong các ngành công nghiệp chính Các DN lắp ráp hay các DN sản xuất sản phẩm cuối cùng, dù là

DN trong nước hay các DN MNCs, dù bán sản phẩm tại thị trường nội địa hay xuất khẩu, đều có nhu cầu rất lớn về mua sắm các sản phẩm phụ trợ như phụ tùng nhựa, khuôn kim loại, linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp trong nước Nếu CNPT không phát triển, các công ty này sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu linh phụ kiện, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ của hợp đồng Hơn nữa, khi ngành CNPT phát triển sẽ kích thích các nhà sản xuất đầu tư nhiều hơn vào máy móc, dây chuyền thiết bị….vì họ có thể yên tâm về tính đồng bộ và kịp thời trong sản xuất

Trang 20

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 20

Thứ hai, CNPT giúp giảm giá thành sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng

cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng Theo ông Junichi Mori [3], chuyên gia UNIDO cho biết, đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng, chi phí vật liệu và linh phụ kiện chiếm 70% chi phí sản xuất, phần còn lại bao gồm chi phí về lao động (khoảng 10%), chi phí chế tạo (18%) và chi phí hậu cần (2%) Chính vì vậy, việc cắt giảm chi phí lao động của sản phẩm sẽ không thu được nhiều kết quả so với việc cắt giảm chi phí theo linh phụ kiện Ngay cả khi những sản phẩm này được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài (nhập khẩu linh phụ kiện) thì những phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho DN rất nhiều Đó là chưa kể đến những rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu Đối với các công ty đa quốc gia thì sẽ gặp khó khăn hơn trong việc quản lý dây chuyền cung cấp (supply chain management) Sự phát triển của CNPT trong nước sẽ tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các DN lắp ráp sản phẩm cuối cùng, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh Do đó, để phát triển công nghiệp, mỗi quốc gia không những cần xác định các ngành công nghiệp chủ đạo, mũi nhọn mà song song với nó là phát triển các ngành CNPT

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, chiến lược phát triển công nghiệp cần được xây dựng dựa trên khả năng cạnh tranh quốc tế Khả năng cạnh tranh quốc tế lại được xây dựng bằng nhiều yếu tố, như chất lượng sản phẩm, chi phí, thời gian, chuyên môn hoá, tiếp thị (marketing), dịch vụ hậu mãi Nhân tố chi phí, như đã nói

ở trên chính là việc có sẵn có sản phẩm CNPT trong nước hay không Bởi vì, đối với nhiều nhà sản xuất, bộ phận chi phí lớn nhất chính là linh phụ kiện và các đầu vào trung gian khác Theo ông Kenichi Ohno, Giám đốc dự án Diễn đàn phát triển Việt Nam, VDF phân tích thì khi quá trình sản xuất thượng nguồn và hạ nguồn của một sản phẩm diễn ra ở các nước khác nhau thì một số công đoạn yêu cầu công nghệ cao và sự sáng tạo trong khi các công đoạn khác lại có thể thực hiện ở bất cứ nước nào Và giá trị gia tăng của sản phẩm gắn với quy trình sản xuất sử dụng công nghệ cao, chứ không phải với toàn bộ sản phẩm Ông đưa ra một dẫn chứng các công đoạn trong sản xuất máy tính, theo đó : giá trị lớn thường ở giai đoạn bắt đầu (thiết kế và linh phụ kiện) và giai đoạn cuối (tiếp thị), còn giai đoạn giữa (lắp ráp)

Trang 21

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 21

lại cần công nghệ tương đối thấp 8 Theo tính toán của các chuyên gia, đối với một số ngành, CNPT cung cấp tới 90-95% giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp

Tóm lại, sự phát triển CNPT trong nước sẽ giúp giảm chi phí sản xuất do nâng cao được tỷ lệ nội địa hoá và giúp các nhà lắp ráp có vốn FDI mở rộng sản xuất Sự tập trung của công nghiệp phụ linh kiện cũng sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà lắp ráp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

2 Ngành CNPT làm tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc phát triển nền kinh tế

CNPT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhất là FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc Như đã đề cập ở trước, tỷ lệ chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động trong giá thành sản phẩm, nên dù có ưu thế lao động dồi dào và rẻ mà CNPT không phát triển cũng làm cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

Một DN FDI đang đầu tư sản xuất, lắp ráp tại một quốc gia có những sự lựa chọn cho việc tiếp nhận các yếu tố đầu vào như sau : (i) sản xuất nội bộ trong khuôn khổ các công ty đó; (ii) đặt mua từ nhà cung cấp địa phương (có thể là DN trong nước hoặc DN nước ngoài đặt tại thị trường nội địa); (iii) nhập khẩu từ các quốc gia khác Nếu lựa chọn các nhà cung cấp địa phương sẽ giúp DN FDI linh hoạt hơn trong việc thu hút các yếu tố đầu vào, và có điều chỉnh sản lượng kịp thời trước những thay đổi của thị trường, dễ dàng hơn trong đàm phán và kiểm soát chất lượng Ngoài ra, các DN FDI cũng tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bảo hiểm, những rủi ro trong quá trình vận chuyển so với việc nhập khẩu các yếu tố đầu Hơn thế nữa, không phải DN FDI nào cũng có khả năng sản xuất tại chỗ những sản phẩm phụ trợ

Từ phân tích ở trên ta thấy ngay là CNPT phải phát triển mới thu hút FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc Tuy nhiên, cũng không phải

là CNPT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI Có nhiều trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác (kể cả công ty nước ngoài và công ty bản xứ) đầu tư phát

Trang 22

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 22

triển CNPT Cụ thể, có thể chia quá trình FDI xâm nhập vào thị trường nội địa thành 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất sản

phẩm CNPT cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội địa Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất CNPT sẽ phát triển mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các DN FDI Tuy nhiên, để có thể trở thành đối tác của các DN này, các công ty CNPT phải chứng tỏ có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập

Giai đoạn 2: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều DN bản xứ ra đời

trong các ngành CNPT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các DN FDI Những

DN sớm hình thành sự liên kết với DN FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh

Giai đoạn 3: Sau một thời gian hoạt động, sản xuất của DN FDI được mở

rộng, tạo thị trường ngày càng lớn cho các sản phẩm CNPT, nhiều công ty nước ngoài sẽ đến đầu tư vào lĩnh vực CNPT, có thể là các công ty vốn đã có quan hệ giao dịch lâu dài với các DN FDI đến đầu tư do sự khuyến khích của các DN FDI; cũng có trưòng hợp các SMEs ở nước ngoài độc lập với các DN FDI nhưng thấy thị trường của CNPT đã lớn mạnh nên đến đầu tư

Như vậy, nếu các công ty CNPT trong nước phát triển, có thể đáp ứng được yêu cầu của DN FDI (giai đoạn 1) sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các DN phụ trợ (giai đoạn 2) ra đời, đồng thời tạo điều kiện, môi trường để các công ty nước ngoài đến đầu tư (giai đoạn 3) Mối liên quan giữa CNPT và môi trường thu hút FDI đặt ra thách thức: chừng nào các công ty FDI không thấy chính phủ đưa ra các chính sách

cụ thể và dài hạn để phát triển CNPT theo hướng nói ở (1) và (2) cũng như chính phủ không tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các DN FDI để từ đó CNPT phát triển theo trường hợp (3) thì họ sẽ không đánh giá cao môi trường FDI ở nước đó

3 Ngành CNPT giúp chuyển giao công nghệ

Như ở trên đã phân tích, việc phát triển các ngành CNPT sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa Và, có thể thấy một xu hướng

Trang 23

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 23

rõ ràng là việc mở rộng thu hút FDI đi liền với sự đổi mới và chuyển giao công nghệ cho DN trong nước Ngoài vốn, các DN nước ngoài tại đây còn mang đến những công nghệ sản xuất, kỹ năng, trình độ quản lý tiên tiến hơn, mà từ đó các DN trong nước có thể học tập Điều này lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước

Việc chuyển giao công nghệ của các DN FDI cho các DN trong nước thường được tiến hành qua 2 hình thức chính 9

sau:

Thứ nhất, chuyển giao công nghệ theo hàng ngang (horizontal inter-firm

transfer) Đây là hình thái chuyển giao giữa từ các công ty đa quốc gia (MNCs) sang các công ty con tại nước ngoài (các DN FDI) hoặc chuyển giao giữa các DN FDI và DN bản xứ trong cùng ngành (ở đây là những DN hoạt động trong ngành CNPT) Để hoạt động có hiệu quả tại nước ngoài, MNCs thường tích cực chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh cho các công ty con bằng cách đào tạo lao động bản xứ để có thể sử dụng được máy móc, đào tạo cả cấp quản lý và dần thay thế bằng người nước ngoài để giảm phí tổn sản xuất

Thứ hai, chuyển giao hàng dọc giữa các DN (vertical inter-firm transfer)

Đây là hình thái liên kết phổ biến nhất của các DN FDI, trong đó công ty trong nước tạo quan hệ ổn định để cung cấp các sản phẩm CNPT (điển hình là các sản phẩm CNPT như phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy… ) cho DN FDI, qua đó được các

DN FDI này chuyển giao công nghệ và tri thức quản lý. Sự chuyển giao này mang lại hiệu quả lan toả (spillover effect)10

lớn nhất, quan trọng nhất, thể hiện ở 3 khía cạnh:

Một là, các DN FDI tại các KCN mang đến vốn, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý cho các DN trong nước có thể học tập

nghiệp, KCN) gắn liền với quá trình CNH và đô thị hoá (nguồn http://www.moi.gov.vn)

Trang 24

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 24

Hai là, bản thân các công nghệ sản xuất và kinh nghiệm chuyên gia do các nhà ĐTNN đưa tới đòi hỏi có những người lao động phù hợp, qua đó sẽ giúp nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động trong nước

Ba là, KCN được xem như các trung tâm thúc đẩy mối liên kết ngược (backward linkage) giữa các DN FDI với các nhà cung ứng trong nước Mối liên kết này thường được thể hiện ở hai dạng: nguyên liệu thô đầu vào tại địa phương và nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng từ các DN sở tại Chính vì tầm quan trọng của hiệu ứng này mà Việt Nam đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều chính sách nhằm tận dụng được hiệu quả này, nhất là trong quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay Điều này còn đòi hỏi sự liên kết giữa Chính phủ và các thành phần kinh tế trong nước để có thể tận dụng tối đa những tác động lan toả tích cực do các KCN mang lại và chủ động sử dụng những tác động đó trong việc nâng cao nội lực của quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập

4 Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đối với các nền kinh tế đang phát triển, việc đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển các DN SMEs được coi là một trong những giải pháp tối ưu nhằm phát triển kinh tế Bởi lẽ, việc thành lập và sản xuất kinh doanh của loại hình DN này không đòi hỏi cao về nguồn vốn, trình độ nhân lực, công nghệ…nên trước mắt

có thể tận dụng tối đa và hiệu quả những nguồn lực trong nước

Một đặc điểm của ngành CNPT là các sản phẩm CNPT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp SMEs Do đó, trong ngành xe hơi chẳng hạn, các bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe thường không được kể

là CNPT vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn Trong ngành này, CNPT là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn được cung cấp để sản xuất

ra đầu máy xe, thân xe…Vì thế, việc phát triển ngành CNPT sẽ kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp SMEs

Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho việc vận dụng các công ty SMEs làm động lực để tạo ra sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Để tái sinh nền kinh tế sau chiến tranh, Nhật Bản đã duy trì một cơ cấu kinh tế “hai tầng” trong đó các DN SMEs đóng vai trò là nguồn cung cấp và gia công các linh kiện, phụ kiện…cho các

Trang 25

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 25

ngành sản xuất, chế tạo, đồng thời đóng vai trò là “tấm đệm” tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế Có thể nói, đằng sau các công ty khổng lồ có quy mô toàn cầu như Toyota Motors, Nissan Motors, Mitsubishi Motors, Sony, Sharp…là rất nhiều nhóm các DN SMEs đóng vai trò là DN vệ tinh cung cấp nhiều loại phụ tùng, linh kiện khác nhau với chất lượng cao và giá thành thấp

5 Ngành CNPT góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

Ngành CNPT có vai trò tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong lĩnh vực công nghiệp CNPT phát triển sẽ tạo ra nhu cầu tuyển dụng những lao động

có lành nghề, có trình độ được đào tạo, để từ đó thúc đẩy một bộ phận lao động không có việc làm, hoặc lao động làm nông nghiệp nhàn rỗi tham gia vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề nhằm thoả mãn nhu cầu lao động trong ngành CNPT Với mức bao phủ rộng trong nhiều ngành công nghiệp (đã đề cập ở trên), số lượng việc làm mà ngành CNPT tạo ra không phải là nhỏ Thêm vào đó, do tác động lan toả tới, CNPT phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, làm cho nhu cầu lao động trong các ngành này cũng tăng lên Kết quả là, một số lượng lớp sinh viên ra trường có việc làm với vai trò làm chủ các máy móc hiện đại và những người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các nhà máy xí nghiệp công nghiệp 11 Nhờ đó mà cơ cấu lao động xã hội dần chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là nhân tố rất quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước

III Kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của một số quốc gia Châu Á

1 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển CNPT từ một số nước Châu Á

Trang 26

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 26

Nhật Bản Trong mỗi chuyến đi, các nhà nghiên cứu đã thu thập những văn bản chính sách công nghiệp quan trọng và tìm hiểu cách thức xây dựng, điều chỉnh chính sách, đặc biệt là nghiên cứu về cách thức trao đổi thông tin giữa Chính phủ và cộng đồng DN, tìm hiểu về cơ chế hoạch định chính sách cũng như sự phối hợp giữa các bộ cơ quan ngành Cả 3 quốc gia nói trên đều xây dựng được những kênh giao tiếp hiệu quả giữa các bên tham gia và sự phối hợp giữa các bộ trong việc hoạch định chính sách công nghiệp

Thái Lan có thể là một ví dụ điển hình cho Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách Thái Lan hiện nay đang có mức thu nhập gần bằng với mức mà Việt Nam dự định đạt được vào năm 2020 Thái Lan là một trong những nước có mức thu nhập trung bình và thành công ở khu vực Đông Á với số lượng hàng chế tạo chiếm 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Thái Lan là vùng đất hấp dẫn ở Châu Á đối với các ngành sản xuất chất lượng cao như điện tử và ô-tô Đây cũng là nước mà những ngành CNPT các ngành trên đã phát triển khá tốt Thái Lan đã lập nên các viện nghiên cứu và các uỷ ban chuyên về công nghiệp nhằm kết nối Chính phủ, cộng đồng DN và các chuyên gia

Malaysia có cấu trúc 3 tầng bao gồm uỷ ban Kế hoạch Công nghiệp, uỷ ban thường trực và các nhóm hỗ trợ kỹ thuật Những cơ quan này sẽ cùng phối hợp để huy động hàng trăm người cùng tham gia vào việc xây dựng chiến lược tổng thể Ở Nhật Bản, hội đồng thẩm định chính sách Shingikai và các hiệp hội công nghiệp từ lâu đã trở thành những nguồn cung cấp và tập hợp thông tin hữu ích cho các DN và các bên liên quan tại bất cứ thời điểm nào

Mặc dù Thái Lan và Malaysia đã kế thừa được những khung hoạch định chính sách tốt nhưng các DN của họ vẫn chưa đủ năng động Họ mất quá nhiều thời gian để học tập những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm của nước ngoài, trong khi

đó Đài Loan và Hàn Quốc bẩm sinh đã có khả năng làm việc trong môi trường sản xuất công nghệ cao Từ một nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, Đài Loan và Hàn Quốc đã vượt lên trở thành các lãnh thổ và quốc gia chuyên sản xuất các sản phẩm chất lượng cao trong vài thập kỷ gần đây Thái Lan nói riêng cũng phải đối mặt với một số hạn chế Trong dài hạn, tiềm năng của lao động Thái Lan

Trang 27

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 27

không thể sánh được Việt Nam và việc phân công lao động có kỹ năng (chuyển giao

kỹ thuật) chỉ diễn ra ở mức thấp Thái Lan cũng không thành công trong việc giảm bớt bất bình đẳng về thu nhập trong nước và giảm bớt dòng lao động nhập cư vào Băng Cốc

Hiện nay, Việt Nam còn rất yếu trong khâu xây dựng chính sách Tuy vậy, người Việt Nam vẫn được coi là những người khéo léo, cần cù và kiên nhẫn hơn so với các dân tộc khác trong khu vực Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam có thể khắc phục được những chính sách không phù hợp thì chắc chắn năng lực công nghiệp của Việt Nam sẽ được nâng cao hơn rất nhiều

1.2 Quy định về nội địa hoá

Đài Loan và Hàn Quốc là hai quốc gia đã phát triển công nghiệp, tiếp thu công nghệ từ nước ngoài và đạt được cạnh tranh quốc tế trong công nghiệp ô tô và điện tử nhờ vào các quy định về nội địa hoá Vào những năm 1960, Đài Loan đã giới thiệu “Quy định về Hàm lượng nội địa ( Local Content Regulation- LCR) áp dụng cho hầu hết các sản phẩm trong ngành ô tô, điện và điện tử LCR đã thúc ép các nhà sản xuất nước ngoài đang chiếm độc quyền trong thị trường nội địa phải chuyển giao công nghệ sản xuất linh phụ kiện cho các đối tác liên doanh trong nước hoặc cho các nhà cung cấp linh phụ kiện trong nước Quy định này bị dỡ bỏ dần dần

từ năm 1975 đến 1986 khi mà các cam kết tự do hoá thương mại được thực hiện đầy

đủ Hàn Quốc thì triển khai hai chương trình năm năm về nội địa hoá trong hai giai đoạn 1987-1991 và 1992-1996 Theo các chương trình này thì tổng số có 7032 linh phụ kiện được chỉ định phải nội địa hoá Hai chương trình này đã thực sự thành công trong công nghiệp ôtô (nội địa hoá được khoảng 78% linh phụ kiện được chỉ định) nhưng không thành công trong công nghiệp điện và điện tử (đạt tỷ lệ khoảng 38%) Hiện nay, các nước không thể áp dụng yêu cầu về tỷ lệ hoá nữa và tỷ lệ nội địa hoá 100% là điều không thể, do những quy định quốc tế, những ký kết hiệp định thương mại đa phương và song phương Đối với Việt Nam, vẫn có thể làm tăng lượng mua hàng trong nước bằng cách áp dụng một số biện pháp khuyến khích như giảm thuế cho máy móc và nguyên liệu thô mà Việt Nam chưa sản xuất được, và

Trang 28

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 28

thiết lập các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước…

1.3 Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào CNPT

Các nước ASEAN đi trước đã thực hiện chính sách thúc đẩy ĐTNN có lựa chọn để hướng ĐTNN vào những ngành công nghiệp mục tiêu Họ thực hiện rất nhiều biện pháp khuyến khích về thuế, thiết lập khu thương mại tự do nhằm thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu, và tận dụng thời cơ chuyển giao ồ ạt cơ sở sản xuất từ Nhật Bản trong những năm 1980 và 1990 khi đồng yên tăng giá Thái Lan không dành ưu tiên để khuyến khích đầu tư một ngành CNPT cụ thể nào cả, nhưng lại giảm mức đầu tư yêu cầu tổi thiểu để thu hút đầu tư từ các DN nhỏ từ nước ngoài (đặc biệt là Nhật Bản) Ưu tiên chủ yếu mà Thái Lan dành cho các nhà đầu tư này là những lợi thế về thuế Malaysia thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào CNPT thông qua các ưu đãi về thuế như trợ cấp thuế đầu tư, trong đó có miễn thuế trong 5 năm và áp thuế DN ở mức 15-30% Những quốc gia này hiện nay trở thành các nhà cung cấp chính các linh kiện, phụ tùng của ô tô và hàng điện tử trên thị trường thế giới

1.4 Thúc đẩy liên kết công nghiệp

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phát triển liên kết giữa các nhà thầu phụ12

mà chủ yếu là các SMEs với các DN lớn

Nhật Bản : Năm 1949, Nhật Bản ban hành Luật về Hợp tác với SME nhằm

bảo vệ quyền đàm phán của SME và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ mới và các nguồn vay khi các công ty này kí kết hợp đồng với các DN lớn Để giúp các nhà thầu phụ đối phó với tình trạng bóc lột của các công ty mẹ, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật Phòng chống trì hoãn vào năm 1950 và các vấn đề liên quan vào năm 1956 nhằm ngăn chặn tình trạng trì hoãn thanh toán cho các nhà thầu phụ

12

Thầu phụ được hiểu là thoả thuận giữa hai bên-nhà thầu chính và nhà thầu phụ, trong đó nhà thầu chính giao cho một hoặc một vài doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện hoặc cụm linh kiện và/hoặc cung cấp dịch vụ công nghiệp cần thiết cho việc sản xuất cuối cùng của mình, nhà thầu phụ thực hiện công việc tuân theo sự chỉ định của nhà thầu chính ( từ website: http://www.uindo.org)

Trang 29

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 29

Vào những năm 1960 và 1970, ngành chế tạo mở rộng nhanh chóng nhờ việc sản xuất hàng loạt dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các DN lớn Các DN lớn vì thế rất cần các nhà thầu phụ có khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí để giúp họ tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình Để hỗ trợ vấn đề này, chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật xúc tiến Doanh nghiệp thầu phụ vừa và nhỏ

năm 1970 để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thầu phụ

Hàn Quốc: Để thúc đẩy liên kết giữa SME và DN lớn, Hàn Quốc thực thi

chính sách từ trên xuống dưới, chỉ định một số DN lớn và bắt họ phải mua linh phụ kiện từ các SME mục tiêu, ví dụ như Luật Xúc tiến thầu phụ SME (1975) và luật điều chỉnh (1978) Năm 2005, Hàn Quốc triển khai Chiến lược Phát triển Nguyên liệu và Linh phụ kiện nhằm phát triển các linh phụ kiện và nguyên liệu chính sử dụng trong công nghiệp ô tô và điện tử Chiến lược này chỉ định các DN hạt nhân (là các DN lớn như Samsung và Lucky Gold Star (LG) ) phải mua linh phụ kiện và nguyên liệu từ các DN thành viên, đồng thời tất cả các DN này phải tiến hành nghiên cứu và phát triển linh phụ kiện, nguyên liệu mới thay thế hàng nhập khẩu

Đài Loan: Trái với Hàn Quốc, Đài Loan không can thiệp sâu sắc vào các

quyết định của các công ty lớn mà đóng vai trò xúc tác thông qua việc hỗ trợ tài chính Năm 1984, hệ thống Hạt nhân-Vệ tinh đã được triển khai, gồm 3 mối liên kết: (i)giữa nhà cung cấp linh phụ kiện và nhà lắp ráp; (ii) giữa người sử dụng hạ nguồn và nhà cung cấp nguyên liệu chính; (iii) giữa nhà thầu phụ và thương gia Chính phủ trợ giúp các liên kết này thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn quản lý và hỗ trợ tài chính Các DN hạt nhân có trách nhiệm phối hợp, giám sát, và cải tiến hoạt động của các doanh nghiệp vệ tinh cuả mình Các DN hạt nhân tham gia hệ thống này vì được trợ cấp tài chính, còn các DN vệ tinh tham gia vì muốn nâng cao hiệu quả sản xuất Hệ thống này đã góp phần chia sẻ thông tin và tạo ra cơ chế để chính phủ thực thi các chính sách của mình

Thái Lan: Trong thời gian dài thu hút vốn ĐTNN và tiến hành CNH, Thái

Lan đã tạo dựng được ngành CNPT tương đối tốt Tuy nhiên, năng lực và công nghệ trong nước vẫn còn thấp, phụ thuộc vào công nghệ và quản lý của nước ngoài

Trang 30

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 30

vẫn còn cao dù trải qua 40 năm phát triển công nghiệp Chính phủ Thái Lan không thực sự thành công trong việc nâng cao chất lượng CNPT

2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm trên đây từ một số quốc gia Châu Á, có thể rút ra một

số bài học để phát triển CNPT ở Việt Nam:

Thứ nhất, yêu cầu hàm lượng nội địa không còn có thể áp dụng được, nhưng

mua hàng trong nước vẫn có thể tăng nếu có các biện pháp khuyến khích, như giảm thuế cho máy móc và nguyên liệu thô mà Việt Nam chưa sản xuất được, và thiết lập các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước để giảm khoảng cách về thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau Những biện pháp này phải được áp dụng đồng bộ đối với các DN, không phân biệt quốc tịch

Thứ hai, môi trường đầu tư cần được cải thiện để cho hấp dẫn hơn để thu hút

ĐTNN vào CNPT Ngày nay, trong bối cảnh thương mại tự do, Việt Nam không còn có thể áp dụng những chính sách công nghiệp mà các nước đi trước đã sử dụng Việc mở cửa thuần tuý như tự do hoá thương mại và đầu tư chưa phải là đủ để thu hút lượng lớn các nhà ĐTNN, Việt Nam cần hợp tác với các nhà ĐTNN, lắng nghe

ý kiến của họ, thoả thuận với họ những mục tiêu về chuyển giao công nghệ và mua hàng trong nước, thiết lập các biện pháp hỗ trợ thống nhất…Hơn nữa, Việt Nam cũng phải chủ động giải quyết các vấn đề phát triển trong quá trình thực hiện mục tiêu Việt Nam cũng cần phải sử dụng các chính sách để tạo ra lợi thế cao hơn, và giảm chi phí về hoạt động kinh doanh, điều này đòi hỏi phải có sự cải thiện thích đáng về trình độ, kỹ năng quản lý, cơ sở hạ tầng, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ…

Thứ ba, hầu hết các nhà cung cấp linh phụ kiện đều là các SMEs, vì vậy

Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công thương, cần có sự quan tâm tới việc phát triển SMEs Bộ Công thương cần phải hợp tác chặt chẽ với các địa phương để hoạch định chính sách công nghiệp phù hợp, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DN công nghiệp nói chung

Thứ tư, chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế chung hiện nay của các MNCs

Chính phủ cần rút kinh nghiệm từ các nước đi trước và hợp tác với các tổ chức quốc

tế để thúc đẩy liên kết giữa DN trong nước với các MNCs Kinh nghiệm từ các

Trang 31

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 31

nước khác cho thấy thành công trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là nhờ sự phản ứng kịp thời của Chính phủ đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh (Nhật Bản); có các DN đủ mạnh dẫn đầu (Hàn Quốc, Đài Loan); và được Chính phủ hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính (Đài Loan, Nhật Bản) Nguyên nhân dẫn đến thất bại hoặc chỉ đạt được thành công ở mức vừa phải trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là do sự thiếu phối hợp giữa các bộ (Thái Lan); DN thiếu hiểu biết

về các chính sách của Chính phủ (Thái Lan); chính sách của chính phủ không đáp ứng đúng như nhu cầu của doanh nghiệp (Thái Lan)…Chính phủ Việt Nam nên tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin để thu hẹp khoảng cách thông tin và hiểu biết giữa các DN trong nước với các DN nước ngoài Một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hoàn chỉnh sẽ là chất xúc tác giúp các DN tiết kiệm được thời gian để tìm được nhà cung cấp hay khách hàng cho mình

Cuối cùng, để hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển CNPT, Bộ Công

nghiệp cần phải đưa ra một định nghĩa về ngành CNPT phù hợp, không quá rộng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách hợp lý và đảm bảo tính khả thi của các chính sách này trong khả năng cho phép của đất nước

Trang 32

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIẺN NGÀNH

CÔNG NGHỆP PHỤ TRỢ Ở VIỆT NAM

I Tình hình phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

1 Sự cần thiết phải phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

Trong hoạch định chiến lược và chính sách công nghiệp của một quốc gia, việc xử lý quan hệ giữa một ngành CN (lắp ráp, hoặc chế biến) với các ngành phụ trợ của nó là vấn đề hết sức phức tạp Mỗi quốc gia có cách thức riêng trong việc giải quyết mối quan hệ này Nếu được phát triển hợp lý, CNPT sẽ có đóng góp đặc biệt quan trọng trong phát triển CN của mỗi quốc gia Vai trò ấy thể hiện trên các mặt: là điều kiện quan trọng bảo đảm tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm của khu vực hạ nguồn; góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, giảm xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu; phát huy ảnh hưởng của tác động “lan toả” trong phát triển hệ thống công nghiệp; góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp Ngành CNPT được ví như là chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi- là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp hoặc sản phẩm tiêu dùng Thông thường, ngành CNPT phát triển trước, làm cơ sở để ngành công nghiệp chính (ô tô, xe máy, điện-điện tử, dệt may, da giày…) phát triển Sự yếu kém của ngành CNPT sẽ kéo theo sự yếu kém của các ngành CN chính của đất nước

Nhìn lại sơ lược tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển ngành CNVN trong những năm qua, có thể thấy Việt Nam đã có những nỗ lực và gặt hái được một số thành tựu nhất định (mở thêm được nhiều thị trường mới, tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao, nguồn vốn FDI vào Việt Nam gia tăng13)

13

FDI tập trung nhiều nhất vào công nghiệp Năm 2007, trong tổng số 1.445 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép, có 823 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 8,06 tỷ USD, chiếm 57% tổng số dự án đầu tư nước ngoài và 45,2% tổng số vốn đăng ký cả nước (nguồn: www.mofa.gov.vn )

Trang 33

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 33

Tuy nhiên, công nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, như việc Chính phủ Việt Nam tiến hành giảm dần và tiến tới cắt

bỏ hoàn toàn những hàng nào bảo hộ sau khi gia nhập WTO; sự thiếu kiến thức và thông tin về các tiêu chuẩn quốc tế; khó khăn trong việc tiếp cận thị trường; vấn đề hạn chế về vốn và công nghệ; sự cạnh tranh gay gắt sản phẩm giữa các quốc gia đặc biệt với sự tràn ngập ồ ạt của hàng hoá Trung Quốc bấy lâu nay Đặc biệt là sự yếu

kém trong phát triển ngành CNPT Ngành CNVN hiện nay thường xuyên được nhắc

đến trên báo chí như là "nền CN không đủ sản xuất đến cả chiếc đinh vít" hay

"ngành CN điện tử 30 năm chưa thoát khỏi kiếp làm thuê"

Ta có thể chia các ngành công nghiệp thành 5 nhóm [12]:

Nhóm A là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, v.v

Nhóm B là những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v

Nhóm C là những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hóa dầu, luyện nhôm

Nhóm D là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện, điện

tử gia dụng, xe máy, máy bơm nước và các loại máy móc khác, các loại bộ phận, linh kiện điện tử, v.v

Nhóm E là những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v

Mỗi ngành lại có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn stream) gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn (mid-stream) là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn (down-stream) là tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường Ba giai đoạn này kết hợp thành một chuỗi giá trị (value-chain) của một sản phẩm

Trang 34

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 34

Trên thị trường thế giới, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh sản phẩm nhóm

A và các sản phẩm lắp ráp nhóm D Thái Lan và các nước ASEAN thì có lợi thế trong sản xuất sản phẩm nhóm B và cả các sản phẩm lắp ráp thuộc nhóm D Cả Trung Quốc và các nước ASEAN phát triển đang tiến lên ở một trình độ khá cao ở thượng nguồn của chuỗi giá trị trong các ngành thuộc nhóm D Việt Nam thì có lợi thế hơn trong những ngành nhóm A và B Nhưng với hai ngành công nghiệp chủ lực là may mặc và giày dép thì Việt Nam cũng mới chỉ tập trung phát triển ở giai đoạn trung nguồn, tức là gia công sản phẩm cuối cùng, trình độ lao động thấp và giản đơn Các công đoạn đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn và làm gia tăng giá trong chuỗi giá trị sản phẩm thì phần lớn thuộc về các DN ngoài nước hoặc các DN FDI Mục tiêu phát triển công nghiệp Việt Nam là cần tiến tới giai đoạn thượng và hạ nguồn, hai giai đoạn mà được đánh giá đem lại giá trị gia tăng nhiều nhất cho sản phẩm cuối cùng và làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó Các ngành Công nghiệp nhóm A và B sẽ phát huy được lợi thế so sánh tĩnh14 vốn có của Việt Nam, nhưng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hàng công nghiệp hội nhập và đuổi bắt các nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì Việt Nam cần tìm kiếm, và phát huy những lợi thế so sánh động 15 Để đẩy mạnh phát triển các ngành CN nhóm

D thì trước tiên Việt Nam cần giải quyết tình trạng yếu kém của ngành CNPT

2 Quan điểm của Nhà nước về phát triển công nghiệp phụ trợ

Muốn có một ngành CNPT phát triển và bền vững, không chỉ cần sự nhận thức của các DN, mà nhận thức của Nhà nước cũng vô cùng cần thiết để có thể hoạch định chính sách tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành công nghiệp này phát triển Hiện nay, sự phát triển ngành CNPT luôn giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của

14

Lợi thế so sánh tĩnh được hiểu là lợi thế có ngay bây giờ, có ngành đã phát huy được, có ngành thì chưa, ví dụ như lợi thế về giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vị trí địa lý thuận lợi …

15

Lợi thế so sánh động là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hoặc xa như kỹ thuật công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác thị trường, sáng tạo và phát triển sản phẩm

Trang 35

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 35

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng Phát triển ngành CNPT là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên, nhận thức rõ về vị trí và tầm quan trọng của ngành CNPT cũng mới xuất hiện từ Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản (2003), từ khi các dòng vốn đầu tư (chủ yếu là từ Nhật Bản) bắt đầu chảy sang Việt Nam Trước đó, do Chính phủ phải tập trung vào giải quyết những cấp bách xã hội như phát triển Nông nghiệp, cải cách kinh tế và xoá đói giảm nghèo Các DN Việt Nam (chủ yếu là DNNN) vẫn bị ảnh hưởng của cơ chế sản xuất cũ, sản xuất tích hợp theo chiều dọc chỉ trong nội bộ DN Từ những năm 1990, khi các dòng vốn đầu tư từ các nước phát triển đổ vào Việt Nam, những khó khăn do thiếu một ngành công nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm đầu vào và sản phẩm trung gian đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn của các công ty nước ngoài, cùng với nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản trong việc giúp đỡ cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư Việt Nam, đã đánh thức nhận thức của Chính phủ và DN Việt Nam về tầm quan trọng của ngành CNPT

Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Bộ Công thương đã ký Quyết định phê duyệt

Quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010-tầm nhìn 2020 Theo đó, Quy hoạch phát triển CNPT sẽ tập trung vào 5 nhóm ngành, gồm: dệt may, da giày, điện tử-tin học, sản xuất-lắp ráp ôtô và cơ khí chế tạo Điều này chứng tỏ rằng Chính phủ và các cơ quan hữu quan Việt Nam ngày càng quan tâm và có những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành CNPT ở Việt Nam

3 Tình hình phát triển ngành CNPT ở Việt Nam những năm gần đây

Theo các chuyên gia kinh tế, ở các nước đang phát triển, tiến trình của CNPT thường trải qua 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Sản phẩm CNPT ít, để đáp ứng nhu cầu chủ yếu vẫn phải nhập

khẩu

Giai đoạn 2 : Số lượng đã tăng lên, nhưng chất lượng không cao, chưa có

khả năng cạnh tranh Các nhà lắp ráp chuyển sang sử dụng, thường là những loại thông dụng lắp dẫn chung

Trang 36

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 36

Giai đoạn 3 :Khối lượng sản phẩm CNPT ngày một tăng và đặc biệt đã xuất

hiện những sản phẩm độc đáo, thoả dụng phần nào nhu cầu của các công nghiệp chính, nên lượng nhập khẩu bắt đầu giảm Các nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ độc lập, không còn theo yêu cầu trực tiếp của các nhà lắp ráp, có thể gia công tại chỗ những chi tiết có độ phức tạp cao

Giai đoạn 4: Sản xuất CNPT phát triển cao hơn với nhiều nhà sản xuất nên

đã xuất hiện sự cạnh tranh ngay trong nội địa, từ đó tạo ra động lực nâng cao chất lượng, hạ giá thành Hầu như toàn bộ chi tiết, phụ tùng, linh kiện được sản xuất ở nước sở tại, kể cả một phần nguyên liệu sản xuất các linh kiện đó

Giai đoạn 5: Là giai đoạn nghiên cứu phát triển và xuất khẩu Đây cũng là

giai đoạn cuối cùng của quá trình nội địa hoá Các nhà ĐTNN bắt đầu dịch chuyển các thành tựu nghiên cứu phát triển tới các nước sở tại, nhờ đó năng lực nghiên cứu phát triển nội địa được củng cố hơn Bắt đầu giai đoạn sản xuất phục vụ xuất khẩu triệt để

Thực tế khó tách bạch từng giai đoạn, vì giữa các giai đoạn đều làm tiền đề

và kế thừa lẫn nhau Và, sự ngắn dài của mỗi giai đoạn tuỳ thuộc vào sự phát triển của chính kinh tế nước đó cộng với sự hỗ trợ của các nền kinh tế phát triển Theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam đang ở cuối giai đoạn 2 và đầu giai đoạn

3 tuỳ theo từng loại sản phẩm (trong khi đó, các nước trong khu vực như Thái Lan hiện đã tiến tới giai đoạn 5, giai đoạn đỉnh cao của CNPT) Chính vì vậy, những thông tin hay nhận định cho rằng ngành CNPT ở Việt Nam không tồn tại hay chỉ mới tồn tại ở mức sơ khai là không có cơ sở Sự thực là ngành CNPT ở Việt Nam

đã được thai nghén và bắt đầu phát triển

3.1 Sản phẩm công nghiệp phụ trợ

Đặc điểm thứ nhất của các sản phẩm CNPT Việt Nam chủ yếu là các loại phụ tùng, linh kiện có kích cỡ cồng kềnh và công nghệ sản xuất không phức tạp Đại diện một DN Nhật Bản than phiền rằng Việt Nam có quá ít DN làm CNPT và nếu có thì cũng chủ yếu là tham gia ở khâu đóng gói, bao bì, còn tham gia cung cấp những linh, phụ kiện chủ yếu cho việc sản xuất họ thì lại chẳng có mấy Số lượng các DN phụ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn

Trang 37

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 37

giản và cơ cấu giá trị nội địa hoá rất nhỏ Bên cạnh đó, các sản phẩm CNPT còn nghèo nàn về chủng loại Ví dụ như ngành CNPT ô tô mới chỉ cung cấp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như : bộ dây điện trong xe, ghế ngồi và một số chi tiết phụ bằng nhựa, kim loại….Những điều này gây khó khăn cho các DN nước ngoài khi tìm kiếm đối tác tại Việt Nam Các DN phụ trợ không đáp ứng được nhu cầu nội địa hoá của DN nước ngoài, khiến họ phải nhập khẩu linh phụ kiện…Dệt may - da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng lại có tới 80% tỷ lệ nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, bao gồm: vải, da, chỉ khâu cao cấp, nút áo, khoá kim loại

Đặc điểm thứ hai của các sản phẩm CNPT ở Việt Nam là tình trạng kém về chất lượng và giá thành cao (vì công nghệ lạc hậu và quản lý yếu kém ) Các sản phẩm này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm lắp ráp, làm giảm khả năng cạnh tranh của các loại máy móc và sản phẩm cuối cùng Hàng năm, chính phủ Nhật Bản vẫn thường điều tra các DN đang làm việc tại Việt Nam Kết quả điều tra cho thấy, có đến hơn 80% DN Nhật Bản mong muốn có thể sử dụng được nhiều hơn nữa dịch vụ của các nhà cung cấp sản phẩm trong nước Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng 20% nhu cầu của các DN này được đáp ứng, do chất lượng sản phẩm phụ trợ nội địa chưa thoả mãn như yêu cầu đặt ra của các DN Nhật Bản Nếu các DN Việt Nam giải quyết được vấn đề chất lượng sản phẩm dịch vụ thì sẽ có cơ hội trở thành đối tác của rất nhiều DN lớn, không chỉ các DN Nhật Bản, mà còn các DN Đức, Ý Các công ty Nhật Bản và các công ty lớn khác tham gia thị trường ở nhiều nước trên thế giới nên yêu cầu đặt ra yêu cầu đối với các nhà cung cấp Việt Nam là phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng đồng đều, tương tự như sản phẩm mua

ở các nước khác Và tuỳ theo đặc điểm từng loại sản phẩm lắp ráp, mà các công ty này sẽ yêu cầu các nhà cung cấp Việt Nam cung cấp những sản phẩm có chất lượng, đặc điểm, tiêu chuẩn ra sao Tuy nhiên, có một vấn đề mà các nhà cung cấp Việt

Nam thường không đáp ứng được đó là sự đồng đều về chất lượng sản phẩm

Các DN nội địa không phải là không nhận thức được tình trạng này, tuy nhiên, nguyên nhân của sự yếu kém về chất lượng, sự đa dạng chủng loại và kích cỡ…có thể được giải thích bởi việc thiếu vốn đầu tư của các DN SMEs Hơn nữa do

Trang 38

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 38

thị trường trong nước nhỏ bé, nên các DN nước ngoài ít đầu tư vào CNPT, cầu thị trường không nhiều để giảm giá thành và đảm bảo chất lượng Vấn đề kỹ thuật cũng

là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đồng đều về chất lượng Những DN phụ trợ sản xuất với quy mô nhỏ thường dựa vào kinh nghiệm đúc kết từ quá trình sản xuất, mà thiếu sự hỗ trợ từ các công ty lớn có tiềm lực cả về tài chính và kỹ thuật

2.3 Các doanh nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

Có 3 loại hình DN cơ bản hoạt động trong ngành CNPT ở Việt Nam, là DN Nhà nước (DNNN), DN tư nhân (DNTN) và DN FDI

2.3.1 Doanh nghiệp nhà nước

Một trong những đặc điểm của ngành CNPT là cần đầu tư nhiều vốn, nên không phải DNTN nào cũng làm được, vì vậy cũng cần sự tham gia của các DNNN Tuy nhiên, các DNNN vốn được coi là chủ thể trong ngành công nghiệp (không chỉ riêng trong mỗi ngành CNPT) từ bấy lâu nay vẫn chưa xoá bỏ được triệt để phong cách làm ăn tự cung tự cấp, hoạt động theo kiểu trọn gói (sản xuất từ A đến Z trong nội bộ DN) Vì thế vốn đầu tư bị dàn trải Trong quá trình cải cách các DN quốc doanh, Việt Nam cũng đã chú ý tới việc định hướng cho các DN này chỉ nên sản xuất chuyên môn hoá, tập trung vào một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 6000 DNNN, và đang diễn ra quá trình phân cực hoá và chuyên môn hoá sâu sắc 9 Một số DNNN hoạt động có hiệu quả cao đã thực hiện việc cổ phần hoá và tự chủ về quản lý (phần lớn là các DN ở miền Bắc) Bên cạnh đó, một số DNNN có quy mô lớn đã bắt đầu bỏ hình thức sản xuất tích hợp theo chiều dọc trước đây và chuyển sang hình thức chuyên môn hoá sản phẩm và quy trình mà họ có khả năng cạnh tranh Thậm chí, một số DNNN đã nỗ lực xây dựng một mạng lưới sản xuất dựa trên việc chuyên môn hoá Ví dụ, nhà máy Diesel Sông Công (DISOCO) ở miền Bắc chuyên sản xuất động cơ diesel cho tàu thuỷ và máy nông nghiệp Đây từng là một nhà máy lớn có cấu trúc sản xuất tích hợp theo chiều dọc đối với nhiều sản phẩm được sản xuất trong dây chuyền lớn của mình, ví dụ như cán, đúc, xử lý mặt kim loại, nung, và lắp ráp Tuy nhiên, hiện nay, nhà máy này tập trung vào việc cán ép kim loại Trong khi một DN gần bên, là

Trang 39

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 39

công ty Phụ tùng Máy móc số 1 (FUTU1), thực hiện công đoạn cải thiện chức năng của máy móc Kết quả là, hai DNNN này hợp tác với nhau dựa trên quá trình chuyên môn hoá DISOCO còn đầu tư vào trang thiết bị mới và cải thiện công nghệ sản xuất, với hi vọng nhận được đơn đặt hàng từ các nhà lắp ráp xe máy của Nhật Bản; còn FUTU1 cũng sử dụng máy móc chính xác cao để cung cấp linh phụ kiện cho một DN xe máy Nhật Bản

2.3.2 Các doanh nghiệp tƣ nhân Việt Nam16

Các DNTN mà chủ yếu là các DN SMEs được coi là nòng cốt trong quá trình phát triển ngành CNPT ở Việt Nam Khu vực KTTN đã trải qua nhiều biến động trong hai thập kỷ gần đây Khung pháp lý đầu tiên cho khu vực KTTN trong nước được thiết lập vào năm 1990 với sự ban hành của Luật Doanh nghiệp Tư nhân và Luật Công ty Nhưng dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của KTTN chính là Luật Doanh nghiệp ban hành tháng 1/2000 sau đó là Luật doanh nghiệp mới năm

2005, cho phép tự do hơn và đơn giản hoá thủ tục thành lập DN, số lượng DNTN Việt nam đã tăng rất nhanh trong thời gian gần đây Tính đến cuối năm 2005, số lượng DN SME chiếm khoảng 97% trong tổng số trên 113.352 DN thuộc tất cả các loại hình đang hoạt động tại Việt Nam17 Về mức đóng góp giá trị, tính trên tổng sản lượng quốc gia (GDP) năm 2005, khu vực KTTN chiếm 50%GDP, trong đó DNTN trong nước đóng góp 35%,và các DN FDI chiếm khoảng 15%

Tuy phát triển nhanh chóng và đóng góp tỷ trọng lớn trong sự phát triển kinh

tế quốc dân, song khu vực KTTN cũng không tránh được rất nhiều hạn chế như quy

mô nhỏ bé, vốn đầu tư thấp…trong đó nổi bật là sự yếu kém trong ngành CNPT Sự yếu kém này thể hiện bộc lộ rõ khi chỉ có một số rất nhỏ DN hội đủ điều kiện trở thành các nhà cung cấp phụ kiện cho các DN FDI và có khả năng xâm nhập thị trường thế giới Nhiều doanh DN làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, chụp giật gây mất uy

16

Khu vực KTTN thường được đề cập đến như một tổng thể bao gồm các DN FDI, nhưng

ở đây, người viết chỉ tập trung vào khu vực KTTN trong nước (hiểu theo nghĩa hẹp) 17

Xét theo tiêu chí doanh nghiệp SME dưới 300 lao động và có vốn dưới 10 tỷ đồng (Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2006 của Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng thế giới (WB) công bố 06/12/2006)

Trang 40

Lại Thị Hoa Lớp: Anh 12-K43- KTNT 40

tín với các nhà lắp ráp nước ngoài

Tuy nhiên không phải vì thế mà không có những DNTN trong ngành CNPT đạt được một số thành công nhất định Ví dụ như trong lĩnh vực sản xuất khuôn phun nhựa, một DNTN đã tiếp thu được phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm nhờ việc giao dịch với các DN có ĐTNN, nhờ đó chất lượng sản phẩm được nâng cao và có khả năng cạnh tranh Tương tự, một giám đốc điều hành đã nhận ra tầm quan trọng của việc sản xuất khuôn đúc và quyết định học hỏi kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản, Đức….Kết quả là DN này (công ty cổ phần nhựa Rạng Đông) đã sản xuất thành công nhiều loại sản phẩm khuôn đúc, khuôn phun cho ngành cán ép nhựa và được hiệp hội nhựa bình chọn là DN xuất sắc (giai đoạn 2004-2007)

Nói tóm lại, số lượng các DNTN hoạt động trong ngành CNPT đạt được thành công mới chỉ chiếm số ít ỏi, và các DN này cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực từ bản thân DN và sự hỗ trợ của Nhà nước để có thể trở thành nhân tố dẫn dắt nền kinh

tế nói chung và ngành CNPT nói riêng

2.3.3 Các doanh nghiệp FDI

Gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Đài Loan và Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng Đặc biệt, các DN của Đài Loan rất chủ động không chỉ trong đầu tư

mà còn thực hiện nhiều dạng liên kết kinh doanh, bao gồm cả việc cấp vốn cho các

DN trong nước của Việt Nam Ở miền Nam, các nhà lắp ráp xe máy Đài Loan kéo theo những nhà sản xuất linh kiện của họ đến Việt Nam Họ tập trung vào các KCN

do người Đài Loan xây dựng nhằm tích tụ các ngành CNPT cho ngành xe máy Thậm chí, một số DN còn có cả nhân viên là người Nhật nhằm tiếp thị linh phụ kiện đến các nhà lắp ráp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt nam Chính những nỗ lực đó

mà các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản bắt đầu dựa vào nguồn cung ứng linh phụ kiện từ các DN Đài Loan Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy, các nhà cung ứng linh phụ kiện Đài Loan thường không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nhà lắp ráp xe máy Nhật Bản Còn theo lời của Chủ tịch Ban thúc đẩy Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) thì hầu hết các DN Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt nam đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, may mặc mà không đầu tư nhiều vào các ngành CNPT

Ngày đăng: 17/04/2014, 13:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho Việt Nam, Tài liệu tham chiếu, tháng 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho Việt Nam
2. Ðố Mạnh Hồng, 2005, Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển
3. Junichi Mori và Kenichi Ohno, Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực, bản thảo VDF, tháng 10/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hóa trong bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực
4. Hisami Mitarai, 08/2005, Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam, trong Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, VDF, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và bài học rút ra cho Việt Nam", trong "Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
5. Kenichi Ohno, 2007, Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản, trong Xây dựng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam (Tập 1) (trang 1-28), NXB Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản", trong "Xây dựng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam (Tập 1)
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
6. Kenichi Ohno, 2006, Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
7. Kenichi Ohno (GRIPS), 03/2008, Chiến lược Công nghiệp cho Kỷ nguyên mới của Việt Nam, Hội thảo quốc tế về chiến lược hoá công nghiệp hoá, VDF Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Công nghiệp cho Kỷ nguyên mới của Việt Nam
8. Kenichi Ohno, Thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực, tài liệu thảo luận, VDF, số 1, tháng 6 năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực
9. Kyoshiro Ichikawa, 2005, Xây dựng và tăng cường các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, Báo cáo điều tra, VDF Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và tăng cường các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
11. PGS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, 2005, Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế- động lực phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới, tài liệu của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế- động lực phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới
12. Trần Văn Thọ, 2005, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
13. PGS. TS. Trần Đình Thiên, Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam: Hoàn cảnh mới và tư duy đột phá để tiến kịp, tài liệu của Viện Kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam: Hoàn cảnh mới và tư duy đột phá để tiến kịp
19. Bộ Công nghiệp, “Quyết định số 34 /2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, Hà Nội ngày 31 tháng 7 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định số 34 /2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020
20. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020”, Hà Nội ngày 03 tháng 12, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020
21. Thủ tướng Chính phủ (2004), “Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020,” Hà Nội ngày 05 tháng 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : Cấu trúc cơ bản của quá trình sản xuất - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 1 Cấu trúc cơ bản của quá trình sản xuất (Trang 11)
Hình  2  :  Các  ngành  CNPT  cơ  sở  có  thể  hữu  ích  cho  nhiều  ngành  công  nghiệp - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
nh 2 : Các ngành CNPT cơ sở có thể hữu ích cho nhiều ngành công nghiệp (Trang 14)
Hình 3 : Phạm vi của CNPT - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 3 Phạm vi của CNPT (Trang 15)
Hình 4: Giảm chi phí đơn vị trong CNPT - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 4 Giảm chi phí đơn vị trong CNPT (Trang 17)
Hình 5: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất xe máy của Việt Nam năm 2003  (so sánh  với Thái Lan) - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 5 Số lượng các doanh nghiệp sản xuất xe máy của Việt Nam năm 2003 (so sánh với Thái Lan) (Trang 44)
Bảng 1: Tỷ lệ nội địa hoá của một số kiểu xe máy - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Bảng 1 Tỷ lệ nội địa hoá của một số kiểu xe máy (Trang 46)
Bảng 2. Tình hình nhập khẩu linh kiện xe máy - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Bảng 2. Tình hình nhập khẩu linh kiện xe máy (Trang 50)
Hình 6 : Số lượng các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam năm 2005 - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 6 Số lượng các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam năm 2005 (Trang 51)
Hình 7 dưới đây trình bày cơ cấu chi phí giá xe ô tô sản xuất trong nước ở  các nước trong khu vực - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 7 dưới đây trình bày cơ cấu chi phí giá xe ô tô sản xuất trong nước ở các nước trong khu vực (Trang 52)
Hình 8: Hai nguyên nhân giá ôtô cao - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 8 Hai nguyên nhân giá ôtô cao (Trang 53)
Bảng 3: Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong ngành Công nghiệp ô tô - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Bảng 3 Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong ngành Công nghiệp ô tô (Trang 54)
Hình 9: Giá trị gia tăng trong sản xuất máy tính - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 9 Giá trị gia tăng trong sản xuất máy tính (Trang 78)
Bảng 5: Một số chương trình đào tạo công nghiệp thành công ở Việt Nam - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Bảng 5 Một số chương trình đào tạo công nghiệp thành công ở Việt Nam (Trang 81)
Hình 11: Mô hình chia sẻ của các ngành công nghiệp phụ trợ - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Hình 11 Mô hình chia sẻ của các ngành công nghiệp phụ trợ (Trang 87)
Bảng 1: Xuất nhập khẩu Việt Nam - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Bảng 1 Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 105)
Bảng 2: Thuế nhập khẩu đối với một số phụ tùng xe máy - Thực trạng và xu hướng phát triển nghành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
Bảng 2 Thuế nhập khẩu đối với một số phụ tùng xe máy (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w