1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2 FTU: Kinh tế tuần hoàn và định hướng phát triển ở Việt Nam

25 167 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô 2 FTU Kinh tế tuần hoàn và thực trạng Trong những năm gần đây, những mô hình tương tự kinh tế tuần hoàn dần được áp dụng trong các mô hình sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề. Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được quay trở lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ lý hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật để trở thành các sản phẩm phân bón an toàn chất lượng cao, giảm lãng phí, nhất là giảm các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Mô hình KTTH trong ngành nông nghiệp tập trung vào ba hoạt động chính là:

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2

KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Nhóm: 03 Lớp: KTE402(2.2/2021).3 Khóa: 57+58

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Minh Thủy

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

Trang 2

2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 3

3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN 8

3.1 Khái niệm 8

1.1.1 Lịch sử ra đời 8

1.1.2 Kết luận 8

1.2 Nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn 8

1.2.1 Loại bỏ chất thải và ô nhiễm theo nguyên tắc 9

1.2.2 Duy trì sản phẩm và nguyên liệu theo chu kỳ sử dụng 9

1.2.3 Tái tạo hệ thống tự nhiên 10

1.3 Vai trò của Kinh tế tuần hoàn 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM 12

2.1 Thực trạng áp dụng và cơ chế tác động kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam 12

2.1.1 KTTH đối với ngành nông nghiệp tại Việt Nam 12

2.1.2 Mô hình KTTH trong ngành công nghiệp tại Việt Nam 15

2.1.3 KTTH đối với ngành dịch vụ tại Việt Nam 18

2.2 Đánh giá chung về mô hình phát triển KTTH tại Việt Nam 18

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM 20

3.2 Cơ hội phát triển KTTH ở Việt Nam 20

3.3 Thách thức Việt Nam phải đối mặt khi chuyển sang nền KTTH 21

3.4 Đề xuất giải pháp thúc đẩy KTTH ở Việt Nam 21

3.2.1 Về phía cơ quan quản lý 22

3.2.2 Về phía cộng đồng doanh nghiệp và người dân 23

KẾT THÚC 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Hình 2.1: Mô hình VAC được áp dụng tại Việt Nam 13Hình 2.2: Hệ thống BIOGAS: từ chất thải thành tài nguyên 14Hình 2.3: Quá trình sản xuất tuần hoàn 16

Trang 6

6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các mô hình phát triển kinh tế truyền thống thường bắt đầu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên, đến sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng là thải loại Điều này khiến tài nguyên liên tục bị khai thác và khối lượng chất thải ra môi trường gia tăng Trên thực tế, nhu cầu tài nguyên của thế giới hiện nay đã vượt hơn 1,7 lần so với giới hạn đáp ứng của Trái đất Trong khi đó, tổng lượng chất thải rắn ở các đô thị trên toàn thế giới từ nay đến năm 2050 sẽ tăng khoảng 70% Riêng với rác thải nhựa, hiện nay khoảng 8 triệu tấn nhựa đang bị thải ra biển mỗi năm, khiến tổng lượng rác thải nhựa trên biển năm 2014 đã là 150 triệu tấn; với tốc độ tăng nhanh, ước tính tới năm 2050 lượng rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cả lượng cá trên các đại dương.Tại Việt Nam, chúng ta cũng đang phải đối mặt với các vấn đề của suy giảm tài nguyên và gia tăng chất thải Từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập siêu than đá và luôn cần nhập khẩu rất nhiều nguyên nhiên liệu khác phục vụ cho phát triển kinh tế như dầu thô, sắt thép các loại, các kim loại thường, chất dẻo nguyên liệu, phụ liệu cho dệt may và da giày Về rác thải, chất thải rắn phát sinh ngày càng nhiều, với tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm, riêng chất thải rắn đô thị là 10-16% mỗi năm Năm 2016, lượng chất thải rắn đô thị của Việt Nam là 11,6 triệu tấn (trung bình 0,33kg/người/ngày), con số này được dự đoán sẽ tăng lên gấp đôi, ở mức khoảng 22 triệu tấn vào năm 2050 Đặc biệt, mặc dù chỉ đứng thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 về dân số nhưng lượng rác thải nhựa ra biển của Việt Nam hiện xếp thứ 4 thế giới, với hơn 1,83 triệu tấn mỗi năm Những vấn đề trên đã và đang gây ra những áp lực rất lớn đối với nền kinh tế, đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi mô hình phát triển Trên thực thế, việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) gần đây đã trở thành xu thế tại nhiều nước trên toàn cầu Tính đến năm 2018, đã có hơn 45 quốc gia thực hiện KTTH, với hơn 100 mô hình tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực khác nhau Ước tính

từ năm 2015 đến 2030, KTTH sẽ đem lại ít nhất khoảng 4.500 tỉ Đô la Mỹ ở quy mô toàn thế giới Riêng tại Châu Âu, 600 tỉ Euro lợi ích ròng có thể được tạo ra mỗi năm, cùng với đó là 580.000 việc làm và KTTH cũng giúp cắt giảm một lượng lớn phát thải khí nhà kính Trước những cơ hội và thách thức kể trên, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế vận động của thế giới Điều này rất quan trọng đối với tình hình phát triển của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Nhận thức được vấn đề trên, nhóm chúng em đã lựa chọn

đề tài “Kinh tế tuần hoàn và định hướng phát triển tại Việt Nam”

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Thực trạng, hiệu quả và định hướng phát triển mô hình Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở Việt Nam

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Hiểu rõ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn cũng như chính sách, điều kiện phát triển và

hiệu quả của mô hình KTTH ở Việt Nam

Đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả và áp dụng thực tiễn của mô hình KTTH ở Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam

Trang 7

7

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê…

5 Đóng góp đề tài:

Về lý luận: Bài tiểu luận là sự khái quát về tình hình áp dụng của mô hình tại Việt Nam trong, qua đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam

Về thực tiễn: Bài tiểu luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người học tập, nghiên cứu về nội dung liên quan

Do sự hiểu biết của nhóm chúng em còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong cô giáo có thể góp ý để chúng em hoàn thành bài tiểu luận này

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

8

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN

3.1 Khái niệm

1.1.1 Lịch sử ra đời

Khái niệm KTTH bắt nguồn từ những ý tưởng và đóng góp của các nhà khoa học Mỹ như John Lyle, William McDonough, nhà hóa học người Đức Michael Braungart, và nhà kinh tế học kiêm kiến trúc sư người Thụy Sĩ Walter Stahel trong thập niên 70 của thế kỷ trước Khái niệm KTTH được sử dụng chính thức lần đầu tiên

bởi Pearce và Turner (1990) Mô hình kinh tế này dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ

đều là đầu vào đối với thứ khác”, khác hoàn toàn đối với nền kinh tế tuyến tính truyền

thống

Ellen MacArthur Foundation mô tả nền KTTH là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái

sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh Hay nói một cách đơn giản KTTH là biến rác thải đầu

ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp KTTH một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

1.1.2 Kết luận

Như vậy, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết

kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải

khổng lồ thì kinh tế tuần hoàn chú trọng vấn đề quản lý và tái tạo tài nguyên theo

một vòng khép kín, nhằm tránh tạo ra phế thải Các mô hình kinh doanh tuần hoàn có thể mang lại lợi nhuận như các mô hình tuyến tính, đồng thời vẫn cho phép người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tương tự

1.2 Nguyên tắc của Kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm đã phát triển qua nhiều thập niên để trở thành một sự thay thế khả thi cho hệ thống tiêu dùng lãng phí hiện tại Nó đang dần dần hình thành và được áp dụng, đòi hỏi ít hy sinh của người tiêu dùng hay ngành công nghiệp

Hệ thống này sẽ đi tiên phong trong thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài

Khi thế giới ngày càng nhận thức được tác động của loài người đối với sự tồn tại

và phát triển của hành tinh chúng ta, hệ thống kinh tế mới không chỉ phải giải quyết bản chất hữu hạn của tài nguyên không tái tạo, mà còn xử lý lượng chất thải lớn đã tạo

ra

Trang 9

9

Trong quy luật khách quan của tự nhiên, thì không tồn tại chất thải, bởi vì, mọi

thứ đều biến đổi, đóng vai trò là nguyên liệu thô cho các chu kỳ mới Kinh tế tuần hoàn biến đổi logic của sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ dựa trên ba nguyên tắc:

1.2.1 Loại bỏ chất thải và ô nhiễm theo nguyên tắc

Rác thải sẽ không tồn tại nếu các thành phần sinh học và hóa học trong sản phẩm được thiết kế sao cho có thể đưa chúng vào tái sử dụng trong một chu trình mới Nói cách khác, có thể phân tách và/hoặc tái sử dụng các thành phần này

Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5.18% GDP của năm 2013 Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP Cùng với đó, tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng nhanh, ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của Việt Nam

Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ

các mô hình "kinh tế truyền thống" sang "kinh tế tuần hoàn" "Đây được xem là một ưu

tiên trong giai đoạn tiếp theo của phát triển đất nước"

1.2.2 Duy trì sản phẩm và nguyên liệu theo chu kỳ sử dụng

Đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài

nguyên của ngành kia, đồng thời góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính và biến đổi

khí hậu Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vòng sản

xuất cũ, cấu trúc lại và sử dụng lại, do đó, góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp

Để giảm tải những tổn thất về sản phẩm (bằng cách tái chế nâng cấp), cần phải sử

dụng thêm năng lượng Có hai nguồn năng lượng chính luôn sẵn có: năng lượng

(năng lượng tái chế) và sức lao động Chỉ có thể đáp ứng được các điều kiện của một

nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái chế: tái chế kỹ thuật hoặc tái chế sinh học; thiết kế cho tương lai; năng lượng bền vững; người tiêu dùng được xem như người sử dụng; các hệ thống tái tạo thiên nhiên; bảo tồn những gì

đã tạo ra; bảo tồn và tăng cường vốn tự nhiên, tối ưu hóa năng suất tài nguyên và thúc đẩy hiệu quả của hệ thống, trong đó, duy trì và tăng cường vốn tự nhiên thông qua kiểm soát các tài sản hữu hạn và cân bằng các dòng tài nguyên tái tạo với các mức độ

là phục hồi, chuyển hóa, trao đổi; tối ưu hóa năng suất tài nguyên thông qua tuần hoàn các sản phẩm, các linh kiện và vật liệu để sử dụng được ở mức độ cao nhất Thúc đẩy hiệu suất toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực

Nền kinh tế tuần hoàn có thể coi là sự thay thế cho tư duy lấy đi, làm ra, tiêu thụ

và vứt bỏ

Trang 10

10

1.2.3 Tái tạo hệ thống tự nhiên

Càng ngày càng có nhiều hàng hóa tiêu dùng được tạo nên từ các nguyên liệu sinh học và quá trình sử dụng chúng diễn ra dựa trên quy tắc “phân tầng”: các thành phần sinh học này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trước khi quay trở về các chu trình sinh quyển

Tư duy hệ thống tập trung vào các hệ thống phi tuyến tính, đặc biệt là các vòng

lặp phản hồi (feedback loop – là một cấu trúc hệ thống trong đó đầu ra ở một mắt xích

trong cấu trúc này sẽ có tác động lên đầu vào tại chính mắt xích đó) Trong các hệ thống này, sự kết hợp giữa các nhân tố môi trường không chắc chắn với sự phản hồi trước các nhân tố đó thường mang lại những kết quả khó dự đoán trước Tuy nhiên, để tìm hiểu cách tối ưu hóa các hệ thống này, cần phải cân nhắc đến những mối quan hệ giữa chúng và đường đi của các nguyên liệu trong chu trình sản xuất Để làm được điều này, cần phải có sự định hướng lâu dài Tại nhiều cấp độ và quy mô khác nhau trong nền kinh tế tuần hoàn, các hệ thống hoạt động trong đó tác động lẫn nhau, từ đó xuất hiện những mối quan hệ phụ thuộc và tạo nên những vòng lặp phản hồi giúp củng

cố cho tính linh động của nền kinh tế tuần hoàn

1.3 Vai trò của Kinh tế tuần hoàn

Phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt Trong những năm gần đây, một số quốc gia đã tiên phong trong việc tái sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả thông qua phát triển kinh tế tuần hoàn như: Thụy Điển, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Sỹ, Phần Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia…

Tại châu Âu, Thụy Điển là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế tuần hoàn Tại quốc gia này, Chính phủ đã thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN) song hành với việc xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc đánh thuế cao các loại chất thải, đồng thời, có chính sách ưu đãi với sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học…

Nhờ đó, Thụy Điển đã tái chế 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống xã hội, 50% chất thải trong ngành xây dựng, tái chế 99% rác thải thành năng lượng điện

Thụy Điển đã phát triển triết lý kinh tế tuần hoàn của mình lên tầm cao mới với phương châm “thay đổi tư duy tiêu dùng ắt dẫn đến thay đổi tư duy sản xuất”

Tại châu Á, Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ rất sớm Là đảo quốc với nguồn lực tự nhiên rất hạn chế, nên ngay từ năm 1980, nước này đã phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng với việc xây dựng 4 nhà

máy, xử lý 90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày

Với 10% lượng rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến chúng thành một

hòn đảo rác Semakau - “đảo rác” nhân tạo đầu tiên trên thế giới - đã ra đời Những việc làm này của Chính phủ Singapore nhằm hướng đến một xã hội không còn rác thải, mọi thứ đều được tái chế, đúng theo một trong những nguyên tắc hàng đầu của kinh tế tuần hoàn

Trang 11

về hợp tác kinh tế tuần hoàn

Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì kinh tế tuần hoàn chú trọng vấn đề quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, nhằm tránh tạo ra phế thải Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như: sửa chữa, tái sử dụng, tái chế và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia

sẻ hoặc cho thuê

Nền kinh tế tuần hoàn vận hành như một chu trình khép kín, trong đó tận dụng

tất cả những gì phát sinh trong quá trình sản xuất thông qua phân loại, tái sử dụng, tái chế Đây là một mô hình ưu việt, loại bỏ việc tạo ra rác thải, do đó mục tiêu xa hơn là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững Chính

vì thế, KTTH đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy và phát triển bền vững

Đối với quốc gia, phát triển kinh tế tuần hoàn là thể hiện trách nhiệm của quốc

gia trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đồng thời nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên; hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường

Đối với xã hội, kinh tế tuần hoàn giúp giảm chi phí xã hội trong quản lý, bảo vệ

môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thị trường mới, cơ hội việc làm mới, nâng cao sức khỏe người dân…

Đối với doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng

thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng…

Trang 12

12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KINH TẾ TUẦN

HOÀN TẠI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng áp dụng và cơ chế tác động kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

2.1.1 KTTH đối với ngành nông nghiệp tại Việt Nam

2.1.2.1 Mô hình KTTH trong nông nghiệp chung

Trong những năm gần đây, những mô hình tương tự kinh tế tuần hoàn dần được

áp dụng trong các mô hình sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề Trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín mà hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được quay trở lại làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ lý hóa và các tiến bộ khoa học kỹ thuật để trở thành các sản phẩm phân bón

an toàn chất lượng cao, giảm lãng phí, nhất là giảm các chất thải gây ô nhiễm môi trường Mô hình KTTH trong ngành nông nghiệp tập trung vào ba hoạt động chính là:

• Giảm thiểu tối đa hóa chất trong sản xuất;

• Khép kín vòng tròn dinh dưỡng và giảm chất thải ra môi trường;

• Xử lý chất thải nông sản thực phẩm;

• Mục đích của việc áp dụng này là hướng tới một nền nông nghiệp tạo ra nhiều giá trị kinh tế, phúc lợi đồng thời góp phần kiểm soát ô nhiễm và phát triển bền vững

So sánh với nông nghiệp không áp dụng kinh tế tuần hoàn, ta thấy nền nông nghiệp “truyền thống” chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế đã gây ra nhiều hậu quả đối với môi trường Theo nghiên cứu của tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết, tại các khu vực trồng trọt thâm canh, nông nghiệp đã trở thành nguyên nhân chính nếu không muốn nói là hàng đầu làm ô nhiễm đất, không khí và nước Những hoạt động gây hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên điển hình như: lạm dụng phân bón vô cơ trong thời gian dài dẫn đến đất bị chai cứng, giữ nước kém và màu mỡ của đất giảm, năng suất cây trồng giảm, sử dụng thiếu kiểm soát thuốc BVTV, khí thải từ động vật chăn nuôi

2.1.2.2 Mô hình KTTH trong nông nghiệp tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những nội dung liên quan đến kinh tế tuần hoàn đã được nhắc đến từ rất sớm nhưng thuật ngữ “Kinh tế tuần hoàn" chưa được chính thức sử dụng trong các chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước Tuy nhiên, nhiều yếu tố của KTTH đã sớm được đề cập, đứng trước xu hướng kinh tế mới, Việt Nam đã và đang áp dụng một cách tích cực mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Về phía nhà nước, những chính sách được coi là “khởi nguồn" cho mô hình

KTTH đã được ban hành từ sớm phải kể tới mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) và các biến thể như vườn - rừng - ao - chuồng (VRAC), Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng

Ngày đăng: 31/08/2021, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w