N ội dung bài này nhằm phân tích đánh giá kết quả điều tra về thực trạng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao nhằm đề xuất được giải pháp phát triển ở Việt N am.. N ội dung điều tra bao
Trang 1NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
guyễn Văn Tuất 1 , Phạm Quang Duy 2 , guyễn Quang Thịnh 2
Summary
Study on agricultural hi-tech models and development solutions in Vietnam
Hi-tech in agriculture is a promising way to achieve good agricultural products with high quality, food safety and better nutrient content A research has been conducted in survey of existing agricultural Hi-Tech models producing various vegetables and flowers commodities It revealed that currently there are 3 models of agricultural Hi-Tech in Vietnam including state- owner, 100% foreigner financial investment and cooperative- private owners Every model has its advantages (off-season producing, newly introduced crops varieties, good management system, avoid negative impact, education venue, demonstration model for new ideas and new crop varieties demonstration field) and disadvantages (high production cost, low market demand, low manpower, small production scale, low economic return…) At some models, an economic return can be achieved ranging from 140 mills VD to 2 bills VD per ha depending on the kind of construction The study has indicated that the most important solutions to success hi-tech application in agriculture are stable market, structure of production chain and optimal investment These issues closely link to appropriate improvement of hi-tech production policy
Keywords: Hi-tech agriculture, current status, solutions, hi-tech production efficacy
I ĐẶT VẤN ĐỀ1
Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)
phát triển ở Việt Nam mới được thực hiện từ
những năm 2002 trở lại đây và quy mô phát
triển còn nhỏ Chỉ ở một số tỉnh thành phố lớn
có nền kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải
Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt mới
cho xây dựng các khu NNCNC với mức đầu tư
mỗi mô hình lên tới hàng chục tỷ đồng Những
khu NNCNC này đã bước đầu được đưa vào
hoạt động và cho những kết quả nhất định Đây
1
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
2
Viện Cây lương thực và Cây thực phNm
là những mô hình nhập nội trọn gói từ trang thiết bị cho tới kỹ thuật sản xuất và điều hành với chi phí đầu tư ban đầu tương đối lớn N ội dung bài này nhằm phân tích đánh giá kết quả điều tra về thực trạng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao nhằm đề xuất được giải pháp phát triển ở Việt N am
II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠN G PHÁP
N GHIÊN CỨU
- Điều tra tại 7 tỉnh thành phố (Hà N ội,
Hà Tây, Hải Phòng, Lâm Đồng, Đà N ẵng,
TP Hồ Chí Minh và Bình Dương) về hiện trạng khai thác và sử dụng khu nông nghiệp công nghệ cao Phương pháp điều tra:
Trang 2phỏng vấn cán bộ quản lý, nghiên cứu,
doanh nghiệp, nông dân sản suất N N CN C
N ội dung điều tra bao gồm: Mức độ đầu tư,
hiệu quả kinh tế; kỹ thuật áp dụng; thị
trường tiêu thụ sản phNm; nguồn nhân lực;
thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và kiến
nghị Phân loại mô hình theo nhóm cây
trồng: Sản xuất rau, hoa và cây cảnh Phân
loại mô hình theo hình thức quản lý: N hà
nước, tư nhân hợp tác xã và doanh nghiệp
vốn 100% nước ngoài
- Tổ chức Hội nghị bàn về phát triển
N N CN C tại 2 địa điểm: Viện Cây lương
thực và Cây thực phNm, Gia Lộc, Hải
Dương và Viện Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Miền N am, ĐaKao, Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh để thu thập ý kiến của
nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và
các chuyên gia làm về N N CN C Tổng hợp
tài liệu nước ngoài và tham quan học tập
mô hình sản xuất N N CN C tại Đài Loan
III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Kết quả điều tra một số mô hình sản
xuất %%C%C
Hầu hết mô hình sản xuất đều có sự
đầu tư lớn về vốn, trang thiết bị, kỹ thuật,
nhân lực Các mô hình gieo trồng cây, con
giống tốt nhằm tăng năng suất, chất lượng
của nông sản Các mô hình trong diện
điều tra khi hạch toán kinh doanh hầu hết
đều có lợi nhuận rõ rệt, với mức tăng sản
lượng cao trên một đơn vị diện tích từ 50
-150% so với canh tác thông thường
Riêng đối với 2 mô hình nhà kính của
Trung tâm NNCNC Hải Phòng và Hà Nội
do vốn đầu tư ban đầu rất lớn và do các
trang thiết bị được nhập nội nên nếu tính
hết các chi phí như chi phí sản xuất, khấu
hao nhà kính và quản lý vận hành (được
sự hỗ trợ của Nhà nước) thì các mô hình chưa có lợi nhuận
Các mô hình sản xuất NNCNC đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các cấp ngành, địa phương và các hộ nông dân học hỏi kinh nghiệm, tạo thêm công việc làm mới cho người nông dân, thúc đNy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương
Các mô hình này đã làm tiền đề cho sự
mở rộng quy mô sản xuất N N CN C trong những năm tới, đồng thời làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá sự phát triển nông nghiệp của nước ta
1.1 hững mặt được và thuận lợi của phát triển CC
Tuy mỗi tỉnh thành phố có đặc điểm tự nhiên khác nhau (thời tiết, khí hậu ), các tỉnh, thành phố trong diện điều tra đều có điều kiện thuận về điều kiện kinh tế, xã hội
và thị trường tiêu thụ nông sản cụ thể: + Các tỉnh thành phố có tiềm lực kinh
tế dễ dàng tiếp cận công nghệ mới
+ Các tỉnh đều thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan nghiên cứu nhằm cập nhật thông tin về khoa học kỹ thuật và đưa ra các giải pháp về giống, kỹ thuật canh tác + Các mô hình trên hầu hết đều có thị trường tiêu thụ ổn định và có lợi nhuận, đặc biệt là công ty HASFARM có thị trường xuất khNu rau, hoa sang châu Âu tạo nên lợi nhuận cao Thành phố Đà Lạt rất thành công trong việc xây dựng các
mô hình sản xuất NNCNC là nhờ các yếu
tố sau như thị trường tiêu thụ ổn định và giá cao (chủ yếu là xuất khNu); có điều kiện tự nhiên ưu đãi; có cơ chế khuyến khích quy hoạch, phát triển vùng trồng rau, hoa, quả cao cấp, chất lượng và có chuỗi cung ứng về giống, cây con, phân
Trang 3bón, kỹ thuật canh tác và trang thiết bị
đầy đủ, phù hợp
1.2 hững tồn tại và khó khăn trong phát
triển CC
- Do điều kiện thời tiết ở một số tỉnh
thành phố khá khắc nghiệt (Đà Nẵng và
một số tỉnh miền Trung) nên chất lượng các
sản phNm được tạo ra từ NNCNC chưa cao
Hơn nữa, do mặt bằng kinh tế giữa các
vùng chưa đồng đều và chưa cao nên đã ảnh
hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phNm ứng
dụng công nghệ cao
- Chưa có đội ngũ cán bộ và công nhân
kỹ thuật lành nghề, có trình độ bậc cao để
hướng dẫn cho nông dân
- Sự phát triển các nông sản như rau,
hoa, qủa cao cấp theo hướng công nghệ cao
chưa có quy hoạch vùng, chiến lược phát
triển lâu dài có tính chất vĩ mô, hầu hết đều
chạy theo lợi nhuận ban đầu
- Chưa có thị trường rộng, giá bán chưa
được ổn định và giá đầu vào còn cao Sản
phNm NNCNC sạch và vệ sinh an toàn thực
phNm chưa được phân biệt rõ với hàng có
chất lượng chưa cao
- Một số đơn vị nhập nội hoàn toàn
công nghệ của Israel về nhà kính không
lường trước được ảnh hưởng của điều kiện
khí hậu thời tiết đã ảnh hưởng không tốt
đến năng suất, chất lượng cây trồng do tác
động hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ,
Nm độ
- Chưa kiểm soát được chất lượng sản
phNm làm ra từ công nghệ cao và công
nghệ chưa cao dẫn đến giá bán ra các loại
sản phNm trên chưa chênh lệch nhiều Sản
phNm công nghệ cao có chi phí sản xuất
cao hơn nên nguy cơ bị thua lỗ, khó cạnh
tranh với sản phNm cùng loại canh tác
trong điều kiện thông thường Vì vậy nên chưa thực sự khuyến khích cho sản xuất NNCNC phát triển
- Ở một số mô hình, trang thiết bị, vật liệu, chế phNm dinh dưỡng và giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp, có giá trị kinh tế cao thích ứng với điều kiện sản xuất của Việt Nam đều phải nhập khNu từ nước ngoài Cụ thể là các màng che phủ khổ lớn khoảng vài trăm mét chiều dài, chiều rộng, giống hoa, cà chua, dưa chuột , dung dịch dinh dưỡng Growtek, hệ thống cảm ứng nhiệt độ và Nm độ trong nhà kính đều được nhập nội và phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, hiện nay Việt Nam chưa tạo ra được
2 Một số kết quả thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Qua một số năm vận hành và sử dụng
mô hình sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao tại 7 tỉnh với 14 loại rau, 7 loại hoa, 4 kiểu nhà bao gồm: nhà kính, nhà plastic hoặc hỗn hợp, nhà màn và nhà lưới, từ hiện đại như nhà kính nhập từ Israel, đến nhà màn, nhà lưới đơn giản, dễ làm và chi phí thấp
Kết quả ở bảng 1 và 2 cho thấy, các mô hình sản xuất rau hoa trong điều kiện nhà mái che nói chung hiện nay vẫn đang sử dụng tích cực và cho lợi nhuận đáng kể tùy theo chủng loại sản phNm, thị trường, yếu tố gắn kết với thị trường, vv
Đối với nhóm nhà kính và nhà plastic, lợi nhuận thu được từ 140 triệu đến 1 tỷ đồng Đối với nhóm nhà màn, nhà lưới, nilon đơn giản, lợi nhuận thu được từ 160 triệu đến 2 tỷ đồng N hìn chung, lợi nhuận thu được có tương quan với vốn đầu tư ban đầu và hàng năm, với thị trường ổn định hay không và tính cơ động của sản phNm Đây là một yếu tố
Trang 4cần tính đến trong quá trình nghiên cứu lập kế
hoạch đầu tư Tận dụng nguồn nguyên liệu
sản xuất trong nước và sáng tạo trong quản
lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị, cũng là
một khâu quan trọng trong việc thành công
của sản xuất N N - CN C Đối với các sản
phNm có nguồn gốc trong nước hoặc thông
dụng trong sản xuất đại trà, thì chỉ cần sản
xuất đảm bảo sạch, tiêu chuNn chất lượng vệ
sinh an toàn thực phNm như rau muống, rau
cải bắp, hoa đồng tiền thì vai trò công nghệ
cao ít được thể hiện Tuy nhiên, đối với các
loại rau hoa cao cấp như các loại dưa nhập
nội, cà chua sinh trưởng vô hạn, hoa hồ
điệp, thì vai trò công nghệ cao rất quan
trọng để sản xuất trái vụ, sản xuất quanh năm,
không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết
bên ngoài (chế độ chiếu sáng, điều khiển
nhiệt độ, Nm độ, giá thể, dinh dưỡng, quản lý sâu bệnh )
Qua kết quả điều tra mô hình sản xuất công ty HASFARM, HTX Tây Tựu - Từ Liêm và Công ty Đất Sạch - TP Hồ Chí Minh, đầu tư nhà lưới nhà kính có hiệu quả kinh tế cao nhất là do có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và giá cao HASFARM có thị trường chủ yếu xuất khNu sang châu Âu, HTX Tây Tựu - Từ Liêm và Công ty Đất Sạch - TP HCM có thị trường Hà N ội và TP HCM N goài ra có sự đầu tư cao về công nghệ sản xuất như tưới tiêu, con giống, chế phNm dinh dưỡng để tăng năng suất, sản lượng trên 1 đơn vị diện tích, bên cạnh đó còn
có hệ thống quản lý nhỏ gọn phù hợp, sản phNm đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường
Bảng 1 Hiệu quả sản xuất rau hoa trong nhà kính và nhà plastic
TT Địa điểm, Công ty
Diện tích sử dụng (ha)
Vốn đầu
tư ban đầu (đồng)
Loại sản phẩm
Số vụ sản xuất/năm
Đầu tư sản xuất (đồng/năm/ha)
Lợi nhuận (đồng/
năm/ha)
Ưu, nhược điểm chính
1 Trung tâm
NNCNC, Từ
Liêm, Hà Nội
0,7 24 tỷ (nguồn ngân sách Nhà nước)
Cà chua, dưa chuột,
ớt ngọt,
3 vụ 900 triệu 140 triệu
(chưa tính khấu hao nhà kính)
Công nghệ đồng bộ, quản
lý được VSATTP Không phù hợp với điều kiện nhiệt đới, nguồn điện, giá thành xây dựng cao, nhập khẩu từ nước ngoài.Thị trường tiêu thụ trong nước giá thành thấp
2 TT Giống và
PT nông lâm
CNC - An
Lão - Hải
Phòng
0,75 22,5 tỷ (nguồn ngân sách Nhà nước)
Cà chua, dưa chuột, dưa lê, dưa vàng, Hoa lyly
3 vụ 940 triệu 250 triệu
(chưa tính khấu hao nhà kính)
Công nghệ đồng bộ, quản
lý được VSATTP
Không phù hợp với điều kiện nhiệt đới, nguồn điện, giá thành xây dựng cao, nhập khẩu từ nước ngoài Thị trường tiêu thụ trong nước giá thành thấp
3 Cty
HASFARM -
Đà Lạt - Lâm
Đồng
28 1230 tỷ (100% vốn nước ngoài của Hà Lan)
Hoa hồng, cúc, đồng tiền, tulip, lyly, địa lan, phong lan, rau cải thảo, cải bắp, súp
lơ, dâu tây,
5-7 vụ
8- 9 tỷ 1000 triệu Hệ thống tưới phun, thắp
điện ban đêm, giai đoạn cây con Con giống từ nuôi cấy invitro Cty HASFARM
hệ thống cơ giới hoá làm đất đến thu hoạch, Hệ thống điêu chỉnh nhiệt độ
ẩm độ tự động Giống cho
Trang 5salat hoa thu hoạch đồng đều
Nhập khẩu từ nước ngoài
Có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sang châu Âu, khai thác lợi thế vùng khí hậu thích hợp cho sản xuất hoa và rau
4 Công ty
Javeco -
Thường Tín
- Hà Tây cũ
1 100 tỷ (vốn đầu tư của công ty Honda Nhật Bản)
Hoa phong lan, hoa hồng, rau gia vị (Mustard)
5-7 lứa 8 tỷ 600 triệu Con giống từ nuôi cấy
invitro Cty HASFARM hệ thống cơ giới hoá làm đất đến thu hoạch Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ ẩm độ
tự động Giống cho hoa thu hoạch đồng đều Nhập khẩu từ nước ngoài Thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản
Ghi chú: Mô hình trên vật liệu xây dựng nhà kính hầu hết được nhập khNu, chỉ một phần nhỏ sử dụng vật liệu sản xuất trong nước
Bảng 2 Hiệu quả sản xuất rau hoa trong nhà màn, nhà lưới nilon đơn giản
TT Địa điểm,
Công ty
Diện
tích sử
dụng
(ha)
Vốn đầu
tư ban đầu (đồng)
Loại sản phẩm
Số vụ sản xuất/năm
Đầu tư sản xuất (đồng/năm/ha)
Lợi nhuận (đồng/
năm/ha)
Ưu, nhược điểm chính
1 Thượng
Đạt - Từ
Liêm - Hà
Nội
1,5 1,2 tỷ (tư
nhân)
Hoa đồng tiền, hoa hồng
10-12 lứa thu hoạch
600 triệu 400 triệu Dễ xây dựng, tháo lắp
thuận tiện
Độ bền không cao (3-5 năm)
2 Thiên
Hương
-Thuỷ
Nguyên -
Hải
Phòng
0,4 400 triệu (40% của
tư nhân, 60% Konia Hàn Quốc)
Hoa đồng tiền, hoa loa kèn, hoa lyly, khoai tây
6-8 lứa 400 triệu 160 triệu Dễ xây dựng, tháo lắp
thuận tiện
Độ bền không cao (3-5 năm)
3 HTX Xuân
Hương -
Đà Lạt -
Lâm Đồng
4,0 3 tỷ (tư
nhân)
Rau salat, cải bắp tím, ớt ngọt, cà chua, dưa chuột, suplơ, cần tây
5-7 vụ 4000 triệu 2000
triệu
Dễ xây dựng, tháo lắp thuận tiện
Độ bền không cao (3-5 năm)
4 Công ty
Đất Sạch
- Củ chi-
Tp Hồ
Chí Minh
0,1 100 triệu (tư nhân)
Rau muống hạt
20 lứa 95,8 triệu 160 triệu Dễ xây dựng, tháo lắp
thuận tiện
Độ bền không cao (3-5 năm)
Ghi chú: Mô hình trên hầu hết vật liệu được sản xuất trong nước Nguồn tài liệu: Kết quả điều tra thực trạng
sản xuất NNCNC tại 7 tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tây cũ, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh
Trang 6và Bình Dương năm 2007 (Phạm Quang Duy, Nguyễn Quang Thịnh, Phạm Thị Dịu, Nguyễn Văn Khởi, Tống Thị Huyền)
Trang 7T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
7
3 Giải pháp lựa chọn và phát triển %ông nghiệp công nghệ cao
Dựa vào kết quả điều tra và lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý và người sản xuất chúng tôi đưa ra một số đề xuất giải pháp công nghệ sản xuất NNCNC cho từng vùng như sau:
- Đối với khu vực miền Bắc như Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, nên áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng nhà màn, nhà nilon đơn giản tạo sự thông thoáng, ở bên trong có lưới che xung quanh, sử dụng hệ thống tưới phù hợp cho từng loại cây trồng, có xử lý đất
và canh tác một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích ứng rộng Sản xuất hoa lyly, hoa loa kèn, đồng tiền và hoa chậu và rau cao cấp như cải ngọt, cải thảo, suplơ, các loại rau tại HTX Tây Tựu - Từ Liêm, Vân Nội - Đông Anh, Tân Minh - Thường Tín dễ thực hiện,
có hiệu quả kinh tế cao Riêng khu nhà kính được đầu tư công nghệ cao đồng bộ TTNNCNC Hà Nội, Hải Phòng có thể sử dụng làm khu nghiên cứu, tham quan và nhân giống phục vụ sản xuất
- Đối với khu vực cao nguyên tỉnh Lâm Đồng nên áp dụng nhà kính, nhà plastic với công nghệ đồng bộ từ làm đất đến thu hoạch, bảo quản chế biến Nên trồng rau cao cấp như rau diếp xanh, tím, suplơ, cải bắp, cải thảo , hoa hồng, hoa phong lan, địa lan, hoa chậu , dâu tây, chè để phát huy hết hiệu quả của lợi thế vùng trong việc tăng năng suất chất lượng sản phNm Đây cũng là nơi mạnh dạn thử nghiệm công nghệ mới, là mô hình tốt để tham quan học tập và thu hút đầu tư Thành phố Đà N ẵng những năm gần đây điều kiện thời tiết khí hậu có nhiều thay đổi, thường xuyên bị bão và lũ lụt, xây dựng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang còn bỏ ngỏ chưa biết tiếp cận công nghệ phù hợp do đó cần có mô hình thử nghiệm Theo một số quan điểm nên sử dụng công nghệ nhà màn có cải tiến tạo sự thông thoáng và dễ dàng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật khác
- Đối với miền N am, TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế đầu tầu cả nước đã xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại Củ Chi và có tiêu chí cụ thể về kỹ thuật áp dụng khuyến khích sử dụng nhà kính, canh tác thuỷ canh, màng phủ, ứng dụng công nghệ sinh học, bảo quản chế biến Thành phố có cơ chế chính sách riêng để thu hút vốn đầu tư như hỗ trợ thuê mặt bằng, vay ngân hàng, đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi về thuế, tuyển dụng nguồn nhân lực Tỉnh Bình Dương là tỉnh công nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm 3% tổng GDP của cả tỉnh và chỉ còn 2 huyện có diện tích canh tác, do đó việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là cấp thiết để tạo năng suất chất lượng phục vụ nội tiêu trong tỉnh Hiện tại vẫn còn chưa xác định rõ tiêu chí và mô hình công nghệ Tuy nhiên Bình Dương có thể áp dụng công nghệ nhà lưới nhà kính để sản xuất rau, hoa chất lượng cao
IV KẾT LUẬN
Trang 8T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8
1 Trong điều kiện của Việt N am hiện tại đang có 3 loại mô hình sản xuất N N CN C, gồm mô hình do N hà nước quản lý (thuộc tỉnh, thành phố), mô hình được đầu tư 100% vốn nước ngoài, mô hình sản xuất do tư nhân và HTX quản lý
- Mô hình do N hà nước quản lý có trình độ khoa học công nghệ cao, có vốn đầu tư cao nhưng bước đầu chưa cho hiệu quả kinh tế cao vì vốn đầu tư ban đầu lớn lại chưa có thị trường ổn định cho hàng hoá nông sản
- Mô hình 100% vốn nước ngoài do có thị trường tiêu thụ ổn định, lại có đầu tư cao, đồng bộ, cán bộ kỹ thuật lành nghề nên cho hiệu quả kinh tế rất cao
- Các mô hình do tư nhân và HTX quản lý chỉ ứng dụng những công nghệ mang tính công đoạn, quy mô còn manh mún và chưa có thị trường tiêu thụ một cách ổn định
2 Hiệu quả sản xuất của một số mô hình phụ thuộc vào tổng hợp nhiều yếu tố, trong
đó vai trò thị trường, tổ chức sản xuất, đầu tư hợp lý là các yếu tố quyết định thành công của dự án Một số mô hình N N CN C bước đầu cho lợi nhuận tương đối cao, đạt khoảng
140 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/năm/ha phụ thuộc vào từng loại
3 Các giải pháp quan trọng để lựa chọn và phát triển N N CN C cần dựa trên 3 yếu tố trên kết hợp với chính sách phù hợp để khuyến khích sản xuất và đầu tư, nhất là việc lập
dự án đầu tư tổng thể dựa trên lợi thế và tiềm năng của địa phương, vùng miền và có các chính sách khuyến khích phát triển phù hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Quang Xuân, guyễn Đình Hùng, 2004 Kết quả nghiên cứu dung dịch dinh
dưỡng thử nghiệm sản xuất rau bằng phương pháp thuỷ canh Kỷ yếu “Kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ”, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Nhà xuất bản Nông nghiệp
2 Đào Thế Tuấn Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững? Bản tin: “Phát
triển nông thôn” số 2 (37), tháng 3 + tháng 4, năm 2003
3 ĐNy mạnh CN H-HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010- Báo cáo của Bộ
N ông nghiệp và PTN T, 2000
4 guyễn Công Tạn Khoa học-Kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc đang vươn tới tầm
cao của thế giới đương đại Tạp chí “N ông nghiệp và Phát triển nông thôn” số 18,
2006
5 guyễn Xuân Dương Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc
N ông nghiệp - Giống - Công nghệ cao - Cục N ông nghiệp - Bộ N ông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6/2004
%gười phản biện: PGS.TS %guyễn Văn Viết
Trang 9T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
9
... nghiệp Phát triển nơng thơn” số 18,2006
5 guyễn Xuân Dương Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao Trung Quốc
N ông nghiệp - Giống - Công nghệ cao - Cục N ông nghiệp. .. “Kết nghiên cứu khoa học - cơng nghệ? ??, Viện Thổ nhưỡng Nơng hố, Nhà xuất Nông nghiệp
2 Đào Thế Tuấn Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững? Bản tin: ? ?Phát
triển nông. .. Nam
7
3 Giải pháp lựa chọn phát triển %ông nghiệp công nghệ cao
Dựa vào kết điều tra lấy ý kiến nhà khoa học, nhà quản lý người sản xuất đưa số đề xuất giải pháp