DANH MỤC BẢNG BIỂU, VIẾT TẮT Danh mục hình vẽ Hình 1.1 Biểu diễn đồ thị của giả thuyết hội tụ có điều kiện như được mô tả trong mô hình Solow Hình 1.2 Sản lượng, tiêu dùng và đầu tư Hình
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, VIẾT TẮT 3
Danh mục hình vẽ 3
Danh mục bảng biểu 3
LỜI MỞ ĐẦU _ 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SOLOW VÀ XU HƯỚNG HỘI TỤ CÓ ĐIỀU KIỆN
_ 5
1.1 Giới thiệu mô hình Solow _ 5
1.2 Xu hướng hội tụ có điều kiện 5
1.2.1 Các khái niệm cơ bản _ 5
1.2.2 Nội dung cơ bản của xu hướng hội tụ có điều kiện _ 6 1.2.3 Các điều kiện tác động đến hội tụ _ 7
1.3 Sử dụng mô hình Solow giải thích xu hướng hội tụ có điều kiện _ 8
1.3.1 Những giả định cơ bản của mô hình tăng trưởng Solow _ 8 1.3.2 Một số lý giải 8
CHƯƠNG 2 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT HỘI TỤ CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA GDP BÌNH
QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM 12 2.1 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu _ 12
2.1.1 Cơ sở lý thuyết 12
2.1.2 Tổng quan nghiên cứu _ 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu 12
2.3 Kết quả nghiên cứu _ 13
2.3.1 Kiểm định sự tương quan không gian về GDP bình quân đầu người giữa các tỉnh thành 13
2.3.2 Kiểm định sự hội tụ có điều kiện khi bỏ qua sự tương quan không gian _ 14 2.3.3 Kiểm định sự hội tụ có điều kiện bằng hồi quy không gian 15
2.4 Kết luận 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU, VIẾT TẮT Danh mục hình vẽ
Hình 1.1 Biểu diễn đồ thị của giả thuyết hội tụ có điều kiện như được mô tả trong
mô hình Solow Hình 1.2 Sản lượng, tiêu dùng và đầu tư
Hình 1.3 Trạng thái vàng
Hình 1.4 Biểu đồ miêu tả trạng thái dừng của tăng trưởng dân số theo quy tắc vàng Hình 1.5 Mối tương quan giữa tốc độ phát triển và mức GDP trên đầu người của các
nước thuộc OECD vào năm 1960
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1 Các điều kiện tác động đến hội tụ
Bảng 2.1 Chỉ số Moran's I của GDP bình quân đầu người theo ma trận trọng số liền kề Bảng 2.2 Kết quả ước lượng khi bỏ qua sự tương quan không gian giữa các địa phương Bảng 2.3 Hội tụ beta tuyệt đối với hồi quy không gian theo ma trận trọng số liền kề
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là việc tăng sản lượng quốc gia và sản phẩm bình quân theo đầu người, là việc mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất, tức là tăng GDP ( Gross Domestic Product ) hoặc GNP ( Gross National Product ) của một nước ( ngày nay đã thay GNP bằng GNI là tổng thu nhập quốc gia )
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm đối với mọi quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế phải dựa trên những nguồn lực nào, nền kinh tế có thể tăng trưởng đến đến đâu và liệu Việt Nam có thể bắt kịp với đà tăng trưởng của các nước phát triển trên thế giới để dừng lại ở trạng thái cân bằng tốt nhất hay không luôn là những câu hỏi lớn cho các nhà kinh tế học
Nhận thấy được các vấn đề này, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài Ứng dụng mô
hình Solow giải thích xu hướng hội tụ có điều kiện và kiểm định ở Việt Nam Để nghiên cứu một
cách có hệ thống từ lý thuyết đến thực tiễn, cần phải tham khảo nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế Cho đến nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế, như các mô hình tăng trưởng cổ điển, tân cổ điển, mô hình tăng trưởng hiện đại Nhưng trong bài tiểu luận này chúng em chỉ đề cập đến mô hình tăng trưởng kinh tế của R.Solow vì sự phù hợp của phạm vi kiến thức, dưới góc độ đánh giá các nguồn lực và so sánh, đối chiếu vào hoàn cảnh cụ thể giữa các tỉnh thành
ở Việt Nam
Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu nên bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những sai sót Chúng em rất hi vọng nhận được sự đánh giá và góp ý của cô để
có thể hoàn thành tốt nhất đề tài này Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SOLOW VÀ XU HƯỚNG
HỘI TỤ CÓ ĐIỀU KIỆN 1.1 Giới thiệu mô hình Solow
Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow (Solow economic growth model) là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, một mô hình kinh tế về tăng trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển Mô hình đã được phát triển độc lập bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956 và đã thay thế mô hình hậu Keynesian Harrod-Domar với lý thuyết tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm Bởi vì đặc điểm toán học đặc biệt hấp dẫn của
nó, Solow-Swan được chứng minh là điểm khởi đầu thuận lợi cho các sự mở rộng tiếp sau đó Solow
đã được nhận giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ vào sự đóng góp của ông
Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số và sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường
là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho phép mô hình liên kết được với kinh tế học vi mô
Thật vậy, mô hình Solow sử dụng một hàm sản xuất trong đó sản lượng là một hàm của tư bản và lao động, với điều kiện tư bản có thể thay thế cho lao động với mức độ hoàn hảo thay đổi
có lợi suất giảm dần Bởi vậy, nếu tư bản tăng so với lao động thì mức gia tăng sản lượng ngày càng trở nên nhỏ hơn Theo giả định như vậy về tỷ lệ sản lượng/tư bản thay đổi, thì khi khối lượng tư bản của một nước tăng lên, quy luật lợi suất giảm dần sẽ phát huy tác dụng và tạo ra mức tăng ngày càng nhỏ của sản lượng Vì thế tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải đầu tư để mở rộng khối lượng tư bản Đặc biệt, tiến bộ công nghệ (kỹ thuật, quy trình, phương pháp sản xuất mới và sản phẩm mới) đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với quy luật lợi suất giảm dần của tư bản khi khối lượng tư bản tăng lên
1.2 Xu hướng hội tụ có điều kiện
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Giả thuyết hội tụ
Giả thuyết hội tụ là một giả thuyết của các nhà kinh tế học về tốc độ tăng trưởng cho rằng
có một trạng thái cân bằng động duy nhất và cho dù nền kinh tế bắt đầu với mức tư bản trên đầu người bao nhiêu thì cũng sẽ hội tụ về điểm cân bằng động duy nhất đó, được biết đến sau công trình nghiên cứu nổi tiếng của Solow (1956)
Các nước nghèo có mức tư bản trên đầu người thấp sẽ tăng trưởng nhanh hơn cho đến khi đạt được tỷ lệ tăng sản lượng và tư bản ở trạng thái cân bằng động Các nước giàu được thừa hưởng mức tư bản trên đầu người cao sẽ tăng trưởng thấp hơn cho tới khi mức tư bản trên đầu người giảm đến trạng thái cân bằng động
Sự hội tụ kinh tế này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương trong cùng một quốc gia Theo đó, các địa phương sẽ có xu hướng hội tụ về một trạng thái cân bằng trong dài hạn
Tuy nhiên không phải nước nghèo nào cũng có thể đạt mức tăng trưởng cao, nếu thu nhập quá thấp, người dân sẽ phải tiêu dùng hết những gì mình làm ra và do vậy không có tiết kiệm để đầu tư nhằm duy trì mức tư bản trên mỗi lao động khi dân số tăng và rơi vào một cái bẫy nghèo đói Do đó trạng thái hội tụ có thể phụ thuộc vào đặc điểm của từng nền kinh tế, khi đó sự hội tụ diễn ra khi xét điều kiện theo các yếu tố như vốn, nguồn lao động của địa phương
Khi mức tư bản trên đầu người thấp thì không cần đầu tư theo chiều rộng nhằm trang bị máy móc, thiết bị cho những nhân công mới mà có thể đầu tư theo chiều sâu nghĩa là tăng lượng tư bản cho mỗi công nhân Khi mức tư bản trên đầu người đã cao thì vấn đề đầu tư theo chiều rộng hay
Trang 5chiều sâu đều cần phải tiết kiệm và đầu tư rất nhiều Chính vì thế các nước nghèo có thể tăng lượng tư bản trên đầu người để đạt được mức tăng trưởng cao với tiết kiệm và đầu tư ít do chưa phải đầu tư theo chiều rộng
Tăng trưởng kinh tế có vai trò rất quan trọng của tiến bộ công nghệ, chỉ có các nước giàu mới có thể đầu tư nguồn lực để nghiên cứu tạo ra những tiến bộ công nghệ Các nước nghèo không phải đầu tư để tạo ra tiến bộ công nghệ do vậy có thể dùng nguồn lực khan hiếm của mình đầu tư theo chiều sâu làm tăng số lượng tư bản trên mỗi lao động để có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước giàu Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là hiệu ứng đuổi kịp
1.2.1.2 Hội tụ có điều kiện
Hội tụ là xu hướng các nước đang và kém phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn để có thể bắt kịp với các nước phát triển Hội tụ có điều kiện là những điều kiện cụ thể của các nước làm tốc độ phát triển lại xúc tiến hơn
1.2.2 Nội dung cơ bản của xu hướng hội tụ có điều kiện
Mô hình Solow-Swan tăng cường với vốn con người dự đoán rằng mức thu nhập của các nước nghèo sẽ có xu hướng để bắt kịp với hoặc hội tụ hướng về mức thu nhập của các nước giàu nếu các nước nghèo có tỷ lệ tiết kiệm tương tự cho cả hai vốn vật chất và vốn con người như một phần sản lượng, một quá trình được gọi là hội tụ điều kiện Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm giữa các nước rất khác nhau Đặc biệt, kể từ khi chi tài chính đáng kể cho đầu tư trong trường học, tỷ lệ tiết kiệm cho nguồn vốn con người có nhiều khả năng khác nhau như là một hàm của các đặc điểm văn hóa và tư tưởng ở mỗi nước
Hội tụ có điều kiện là một điều kiện cần
nhưng không phải là điều kiện đủ để hội tụ
tuyệt đối Giả thuyết về sự hội tụ tuyệt đối nói
rằng về lâu dài, GDP trên mỗi lao động (hoặc
bình quân đầu người) hội tụ đến cùng một con
đường tăng trưởng ở tất cả các quốc gia Điều
này ngụ ý rằng tất cả các quốc gia đều hội tụ
cùng một mức thu nhập trên mỗi lao động
(Sorensen và cộng sự, 2005) Ngoài ra, điều
này có nghĩa là tất cả các quốc gia đều hội tụ
cùng một tỷ lệ lao động vốn, sản lượng bình
quân đầu người và tiêu dùng (k *, y *, c *)
với tốc độ tăng trưởng bằng nhau g
Hình 1.1 Biểu diễn đồ thị của giả thuyết hội tụ có điều kiện như được mô tả trong
mô hình Solow
y Y L
y r * y=f(k)
c r *
i r *
i p * i p =s p f(k)
K p * K r *
Biểu đồ mô tả một tình huống trong đó kp* và kr* trình bày tỷ lệ lao động vốn ban đầu của người nghèo và nước giàu tương ứng Mô hình giả định rằng tất cả các yếu tố khác đều bằng nhau và đòi hỏi các quốc gia phải giống
Tài liệu kinh tế gần đây đang xôn xao với cuộc thảo luận về sự hội tụ có điều kiện và tăng trưởng kinh tế Hội tụ kinh tế có một số ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển Không giống như lý thuyết về sự hội tụ tuyệt đối, sự hội tụ có điều kiện không bao hàm sự xóa đói giảm nghèo cuối cùng Tuy nhiên, điều đó cho thấy rằng, nếu một quốc gia có thể đạt được các đặc điểm cấu trúc tương tự như các nước giàu hơn, thì theo thời gian, nó có thể trở nên giàu hơn Các chính sách viện trợ nước ngoài có vẻ hợp lý hơn trong trường hợp hội tụ có điều kiện,
vì chúng có thể giúp đất nước đạt được các đặc điểm cấu trúc cần thiết, nếu được nhắm đúng
Thực tế là trong các nghiên cứu ban đầu không có đủ dữ liệu để đo lường chính xác quá trình phát triển của một quốc gia Tuy nhiên, một số công trình gần đây đã xác định một xu hướng
Trang 6rõ ràng Họ cho rằng tất cả các quốc gia, giàu và nghèo, trong khoảng thời gian dường như hội tụ
về phía nhau với tốc độ không đổi khoảng 2% mỗi năm (Quah, 1995)
Các bằng chứng khác cho sự hội tụ có điều kiện đến từ đa biến, hồi quy xuyên quốc gia:
Nếu tăng trưởng năng suất có liên quan chỉ với công nghệ cao thì sự ra đời của công nghệ thông tin đã dẫn đến khả năng tăng tốc hiệu suất đáng chú ý hơn hai mươi năm qua Thay vào đó năng suất thế giới dường như đã tăng tương đối đều đặn kể từ thế kỷ XIX
Phân tích kinh tế trên Singapore và các "con hổ Đông Á" khác đã sản xuất các kết quả đáng ngạc nhiên là mặc dù sản lượng của mỗi công nhân đã được tăng lên, hầu như không tăng trưởng nhanh chóng của họ đã là do tăng năng suất bình quân đầu người
1.2.3 Các điều kiện tác động đến hội tụ
Bảng 1.1 Các điều kiện tác động đến hội tụ
Tham nhũng Tham nhũng làm giảm đầu tư theo đó là tác động tăng Mauro (1995)
trưởng
Tự do hóa tài Tự do hóa thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn ổn Elchengreen and khoản vốn định và làm chậm tăng trưởng trong giai đoạn bất ổn Leblang (2003) Dân chủ Dân chủ gắn liền với pháp quyền, sự hình thành vốn Barro (1996)
con người và thị trường tự do, đều tốt cho tăng trưởng; Tabellini and nhưng phải tự do hóa nên kinh tế trước Persson (2006) Bất ổn chính trị Bất ổn không tốt cho tăng trưởng Barro and Lee
(1994) Giáo dục Không rõ liệu giáo dục tạo ra tăng trưởng hay ngược Bils and Klenow
Sự chia rẽ về Sự chia rẽ không tốt cho chính sách, thể chế và tăng A.F.Alesina et al ngôn ngữ và sắc trưởng (2003)
tộc
Tỉ lệ sinh sản Tỉ lệ thụ thai thấp tốt cho tăng trưởng Barro (1996) Tiêu dùng của Ít tiêu dùng chính phủ tốt cho tăng trưởng Barro (1996) chính phủ
)Pháp quyền Tốt cho tăng trưởng Barro (1996) Phát triển thị Thị trường tài chính sâu hơn tốt cho tăng trưởng Ross Levine
Tự do hóa Mở cửa thương mại đồng hành với tăng trưởng Sachs and
Tự do hóa Không có mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng Rodriguez and
Bất bình đẳng Bất bình đẳng tốt cho tăng trưởng Forrbes (2000) Bất bình đẳng Bất bình đẳng không tốt cho tăng trưởng A.Alesina and
Rodrik (1994) Tôn giáo Các nước Phật giáo và Khổng giáo tăng trưởng nhanh Barro (1996)
hơn Tôn giáo Các nước Hồi giáo tăng trưởng nhanh hơn Barro (1996) Tôn giáo Các nước Đạo Tin làm tăng trưởng nhanh hơn Barro (1996) Tôn giáo Các nước Đạo Tin làm tăng trưởng chậm hơn Sala-I-Martin
(1997)
Trang 71.3 Sử dụng mô hình Solow giải thích xu hướng hội tụ có điều kiện
1.3.1 Những giả định cơ bản của mô hình tăng trưởng Solow
- Nền kinh tế có một đầu ra đồng nhất, duy nhất (Y hay GDP) được sản xuất bằng hai loại đầu vào là tư bản (K) và lao động (L)
- Nền kinh tế là cạnh tranh và luôn hoạt động ở mức toàn dụng nhân công, do đó có thể phân tích mức tăng trưởng của sản lượng tiềm năng
- Vốn và lao động tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần (0<α<1)α<α<1)1)
- Công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động là các yếu tố ngoại sinh làm thay đổi được tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái dừng
1.3.2 Một số lý giải
Hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng: Y = A ∝ 1−∝ hay = ∝ 1−∝
)
Đặt y= Y , k=
L
Lúc này, hàm sản xuất được viết dưới dạng: y= A.k^∝ = f(k) Cách viết này cho phép chúng ta tập trung vào việc giải thích các nhân tố quyết định mức và sự tăng trưởng của sản lượng bình quân đầu người.
Bên cạnh đó, sản phẩm cận biên của tư bản là một yếu tố rất quan trọng trong mô hình này Trong trường hợp này, MPK phản ánh bao nhiêu sản lượng tăng thêm khi thêm một đơn vị tư
bản cho mỗi công nhân Khi đó: MPK = f(k+1) – f(k)
Theo lý thuyết tân cổ điển, sản phẩm cận biên của tư bản (MPK) giảm khi trang bị tư bản cho một công nhân tăng Tức là: k (= )↑ => MPK( = = ) ↓
Do vậy ban đầu k↑ => y↑ nhưng sau đó tốc độ tăng sẽ giảm dần Hay khi lượng tư bản bình quân tăng làm tăng sản lượng bình quân tăng nhưng sau đó tốc độ tăng sẽ giảm dần.
Mô hình Solow dựa trên
giả thuyết các thị trường hàng
hóa và thị trường nhân tố đều ở
trạng thái cân bằng Để đơn
giản, chúng ta xét trên nền kinh
tế không có chính chủ
(G=T=0) Khi đó, điều kiện cân
bằng cho thị trường hàng hóa
được viết lại như sau:
Y=C+I
Hình 1.2 Sản lượng, tiêu dùng và đầu tư
y
f(k)
y 2
y 1
MPK
∆
k
8
Trang 8Chia hay vế cho L ta được : = + => y = c +i
c= y – i
Ta có đầu tư trên một công nhân là: c = y – i = s A ( )∝= s f(k)
Suy ra, tiêu dùng trên một công nhân có dạng: c = y – i = (1-s).y =(1-s).A ( )∝= (1-s).f(k)
*Trạng thái dừng theo Quy tắc vàng:
Nếu tỉ lệ tiết kiệm cao có thể dẫn đến một trạng thái dừng tốt hơn theo nghĩa là mức thu nhập trên đầu người cao hơn Tuy nhiên, có một nghịch lý về tiêu dùng vào tiết kiệm: Tiết kiệm càng nhiều thì tỷ phần của thu nhập dành cho tiêu dùng càng nhỏ Khi các hộ gia đình tiêu dùng
ít đi có nghĩa là họ đang thụ hưởng ít hàng hóa và dịch vụ hơn cho bản thân, các doanh nghiệp cũng bán được ít sản lượng hơn trong ngắn hạn Vậy, sản lượng trong ngắn hạn bị giảm xuống Nếu coi phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào tiêu dùng thì trạng thái dừng “tốt nhất” là trạng thái dừng có mức tiêu dùng cao nhất, kí hiệu là c*g Trạng thái này gọi là trạng thái dừng theo nguyên tắc vàng
Hình 1.3 Trạng thái vàng
Nền kinh tế không có xu
hướng điều chỉnh về trạng thái
vàng Để đạt được trạng thái này
cần phải điều chỉnh tỉ lệ tiết kiệm
s Mức tích lũy tư bản ở trạng thái
cận biên của tư bản đúng bằng tỉ
lệ khấu hao : MPK =
Trên đồ thị, đó là điểm mà tại đó
đường f(k) và đường có cùng độ
dốc khoảng cách giữa hai đường
này phản ánh mức tiêu
dùng cực đại c*g
y, i,
y*g
k*=i*g
y=f(k)
i = s f(k)
Giả thuyết về sự hội tụ có điều kiện nói rằng các quốc gia hội tụ đến cùng một điểm Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng giữa hai nước: sau này đòi hỏi các quốc gia phải giống nhau Do đó, chỉ sau khi kiểm soát sự khác biệt về cấu trúc, chúng ta mới có thể quan sát mối quan hệ tiêu cực giữa mức GDP ban đầu của mỗi công nhân và mức tăng trưởng tiếp theo
Đối với hội tụ có điều kiện, dựa trên điều kiện cụ thể thì khi mức tư bản trên đầu người thấp sẽ không cần đầu tư theo chiều rộng nhằm trang bị máy móc, thiết bị cho những nhân công mới mà có thể đầu tư theo chiều sâu nghĩa là tăng lượng tư bản cho mỗi công nhân Khi mức tư bản trên đầu người đã cao thì vấn đề đầu tư theo chiều rộng hay chiều sâu đều cần phải tiết kiệm
và đầu tư rất nhiều Chính vì thế các nước nghèo có thể tăng lượng tư bản trên đầu người để đạt được mức tăng trưởng cao với tiết kiệm và đầu tư ít do chưa phải đầu tư theo chiều rộng
Tuy nhiên không phải nước nghèo nào cũng có thể đạt mức tăng trưởng cao, nếu thu nhập quá thấp, người dân sẽ phải tiêu dùng hết những gì mình làm ra và Do vậy, không có tiết kiệm để đầu tư nhằm duy trì mức tư bản trên mỗi lao động khi dân số tăng và rơi vào một cái bẫy nghèo đói
9
Trang 91.3.2.2 Tác động của tăng trưởng dân số
Ở tại trạng thái dừng của nền kinh tế, tiểu dùng sẽ đạt được lớn nhất khi MPK = + hay
MPK - = Biểu diễn trên đồ thị, ta nhận thấy trạng thái dừng theo quy tắc vàng đạt được ở
tại điểm mà đường f(k) và đường đầu tư vừa đủ ( + )k có cùng độ dốc
Theo mô hình Solow, Hình 1.4 Biểu đồ miêu tả trạng thái dừng của
với các điều kiện khác như
nhau thì các nước có tỷ lệ tăng
trưởng dân số cao hơn thì k ở
trạng thái dừng sẽ thấp hơn
Xét thấy khi tang trưởng dân số
lượng đầu tư vừa đủ ( + )k tăng, làm giảm lượng tư bản
bình quân một công nhận( do k
= , K không đổi, L tăng nên
k giảm) Với hàm sản xuất
không đổi thì mức thu nhập
bình quân, y = sẽ giảm
tăng trưởng dân số theo quy tắc vàng
Y,I,D 10 8 6
4
0
Chính vì thế mô hình Solow đã dự báo rằng, khi mà các yếu tố khác không đổi thì với các
nước có tỷ lệ tăng trưởng dân số, mức thu nhập bình quân đầu người thấp Để đảm bảo lượng lao động mới được trang bị tư bản như những người hiện đang làm việc, đòi hỏi một lượng tiết kiệm cao hơn
1.3.2.3 Vai trò của tiến bộ công nghệ
Ở những phân tích trên, ta có thể thấy được rằng sự tăng trưởng ở tư bản và dân số chỉ là nguồn gốc cho sự tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Dù xét theo nhân tố nào thì nền kinh tế đều sẽ xuất hiện trạng thái dừng Vậy nếu như nền kinh tế của các quốc gia với các điều kiện tương tự nhau, đều sẽ phải gặp trạng thái dừng này thì phải chẳng đến một thời điểm nào đó các quốc gia kém phát triển sẽ bắt kịp các quốc gia phát triển và tất cả các nền kinh tế sẽ gặp nhau tại một điểm cân bằng, lúc này nền kinh tế ở các quốc gia sẽ có mức sống tương đương nhau
Hình 1.5 Mối tương quan giữa tốc độ phát triển và mức GDP trên đầu người
của các nước thuộc OECD vào năm 1960
Từ hình trên ta có thể nhận thấy là vào năm 1960, các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,… vào năm 1960 với nền kinh tế nghèo nàn đánh dấu một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các nước giàu có như Mỹ, Anh, Thụy Sĩ,… Cho rằng các điều kiện về tự nhiên và giáo dục
Trang 10của các quốc gia này đều như nhau do phần đa các nước đều thuộc khu vực châu Âu, ta có thể nhận thấy được sự chênh lệch đáng kể về mức GDP bình quân trên đầu người của các quốc gia này Các nước phát triển hơn cho dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tuy nhiên con số này vẫn cao hơn 0
Về thực tế, ta nhận thấy mặc dù các quốc gia nghèo hơn sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các quốc gia phát triển, theo như lý thuyết các quốc gia đang giàu có sẽ tăng trưởng chậm hơn rồi dừng lại ở điểm cân bằng, lúc này tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bằng 0 Tuy nhiên mức sống của các cường quốc trên thế giới vẫn bỏ xa các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển mà mức độ tăng trưởng ở các quốc gia lớn này hoàn toàn không có dấu hiệu dừng lại tại điểm cân bằng Chính vì thế, yếu tốc tiến bộ công nghệ (T) đã được đưa vào để giải thích cho việc mức sống tăng lên theo thời gian
Tiến bộ công nghệ được hiểu là bất kỳ biện pháp nào làm tạo ra nhiều sản lượng hơn hoặc chất lượng tốt hơn với khối lượng tư bản (K) và lao động (L) như cũ Để đơn giản ta coi tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động Hàm sản xuất lúc này được điều chỉnh thành:
Y= F(K,EL) = ∝ ( ) ∝
Ở đây E biểu thị hiệu quả lao động, E càng lớn thì với số lao động như cũ sẽ tạo ra nhiều sản lượng hơn LE là số công nhận hiệu quả Tiến bộ công nghiệp có tác động như sự gia tăng lực lượng lao động Nếu E hoặc L tăng thì sản lượng sẽ bị ảnh hưởng như nhau, nếu L tăng với
tỷ lệ n và E tăng với tỷ lệ g thì LE tăng với tỷ lệ (n+g)
Lúc này ta có = là sản lượng trên một lao động hiệu quả
Khi xét với tiến bộ công nghê cùng với dân số tăng, để giữ cho k không đổi, cần có những
sự đầu tư sau:
để thay hế phần tư bản đã bị hao mòn
nk để trang bị tư bản cho những lao động mới
gk để trang bị tư bản cho những lao động “hiệu quả” mới do sự tiến bộ công nghệ
Tương tự như những trường hợp trên, ta sẽ có: ∆ = − ( + + )
Tại trạng thái dừng khi ∆ = 0 thì = ( )= −( + )
Xét ở trạng thái dừng, nếu E tăng với tỷ lệ là n thì để y, k, c không đổi thì Y/L, K/L, C/L đều phải tăng với tỷ lệ là n Như vậy, theo mô hình Solow, tiến bộ công nghệ là nguồn duy nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế theo thời gian
Tương tự như những trường hơp trên, Quy tắc vàng khi có có tiến bộ công nghiệp là tiểu dùng lớn nhất khi: MPK = n + g + σ
Nền kinh tế không tự điều chỉnh về trạng thái vàng, mà để đạt trạng thái này cần điều chỉnh tỷ lệ tiết kiệm
Nhìn nhận thực tế, ta thấy phần lớn các tiến bộ công nghệ ra đời từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ở tại các quốc gia này chính phủ tạo nhiều điều kiện cho công dân có nền tảng
để nghiên cứu và sáng chế ra những phát minh mới, tạo môi trường để phát triển các ý tưởng điều này làm cho tiến bộ công nghệ của các nước như Mỹ, Nhật Bản,… luôn đứng đầu thế giới, mức sống nhân dân luôn ở mức cao, tốc độ phát triển kinh tế ở các quốc gia này được duy trì ổn định và không có dấu hiệu xuất hiện của điểm cân bằng
1 1