Nhân loại đang bước vào nền văn minh tri thức với những biến đổi vô cùng to lớn cùng sự phát triển kì diệu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bằng tru
Trang 1KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-*** -
TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2
NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI
CÔNG NGHỆ 4.0
Nhóm: 2
Lớp: KTE402.5 Khóa: 56
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng
Hà Nội, tháng 3 năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 5
Chương 2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 5
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam 5
2.2 Khái quát thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 8 2.3 Vai trò của nguồn nhân lực với tăng trưởng kinh tế 9
Chương 3 Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nguồn nhân lực đối
3.1 Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến nguồn nhân lực 12 3.2 Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguồn nhân lực 13
3.2.2.1 Chủ động đón đầu xu thế và nhu cầu thị trường lao động 14 3.2.2.2 Tăng các nguồn lực cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực 14 3.2.2.3 Cần có mô hình hợp tác giữa Nhà trường – Doanh nghiệp 15
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của các nước ở các năm 6 Bảng 2.2 Thống kê LLLĐ tại Việt Nam vào từ quý 2/2017 đến quý 2/2018 6 Bảng 2.3 Cấu trúc tăng trưởng của các nguồn lực qua các năm 2013 – 2016 11
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phát triển theo hướng mở cửa, hội nhập quốc tế Nhân loại đang bước vào nền văn minh tri thức với
những biến đổi vô cùng to lớn cùng sự phát triển kì diệu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đòi
hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bằng truyền thống và nội lực của mình phải tạo được những bước đi
thích hợp để nhanh chóng tiếp cận và hội nhập vào trào lưu đó Đối với nước ta, đây thực sự là thời cơ thuận lợi to lớn, đồng thời cũng là một thách thức vô
cùng gay gắt trong quá trình phát triển Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có
những chuyển biến tích cực Những nhân tố tạo nên những bước tiến đó là: chúng ta đã biết khai
thác hợp lí các nguồn tài nguyên vốn có, đưa ra những chính sách kinh tế thông thoáng, tân dụng
những cơ hội đầu tư, đặc biệt là những cơ hội đầu tư nước ngoài Một trong những nhân tố quan
trọng không thể thiếu đã đóng góp vào sự tằn trưởng của đất nước đó là nguồn nhân lực Nguồn
nhân lực đã trở thành mục tiêu của sự phát triển, thu hút được nhiều vốn đầu tư Tuy nhiên nguồn
nhân lực của Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh
tế xã hội Vì vậy, việc phân tích thực trạng và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế nhằm đề ra các
giải pháp để phát triền nguồn nhân lực phù hợp trong thời kì hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
là yêu cầu cấp thiết
Trang 5Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Nguồn nhân lực
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực
Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”
Theo Tổ chức Lao động quốc tế, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển ; t heo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động
Dưới góc độ kinh tế phát triển: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định
có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng
số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn của người lao động
Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
1.2 Tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Khái niệm
Theo Douglass C.North và Robert paul Thomas (1973) đã kết luận rằng “tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số” Trong khi đó Hendrik Van den Berg cho rằng “Tăng
trưởng kinh tế là tăng phúc lợi cả con người ”
Theo Simon Kuznets (1966) cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người”
Theo Paul Athony Samuelson cho rằng “Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay sản lượng tiềm năng của một nước Nói cách khác, tăng trưởng diễn ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của một nước dịch chuyển ra phía ngoài”
Nhìn chung, các khái niệm đều thống nhất cho là tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy
mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định
1.2.2 Các nguồn lực tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng của A Smith và T Robert Malthus cho rằng đất đai đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế và cũng là giới hạn của tăng trưởng kinh tế
Trang 6Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes: Dựa vào tư tưởng của Keynes về vai trò của đầu tư thì 2 nhà kinh tế học là Roy F Harrod và Evsey Domar đã đưa ra mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nhu cầu về vốn gọi là mô hình “Harrod-Domar’
Lý thuyết tăng trưởng của trường phái cổ điển mới (Mô hình tăng trưởng Solow-Swan) thì đưa thêm lao động và tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng
Qua 3 lý thuyết trên, có thể thấy 4 nguồn lực của tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, vốn và công nghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế
Ngoài 3 lý thuyết về tăng trưởng như trên thì Mô hình Lukas cũng đề cập đến các nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế đặc biệt là nhấn mạnh vai trò nguồn nhân lực (yếu tố con người)
Mô hình Lukas đã giải thích quá trình tăng trưởng kinh tế dưới khía cạnh các nhân tố nội sinh, đặc biệt từ khía cạnh bảo đảm tiến bộ công nghệ bằng cách tăng nguồn vốn nhân lực
Vốn nhân lực và quá trình đầu tư làm tăng vốn nhân lực có ý nghĩa tạo ra sự thịnh vượng của một quốc gia, trước hết, nó mang lại cho mỗi cá nhân trình độ nhất định để làm việc và thu nhập tương ứng; thứ hai, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong hoạt động lao động đổi mới sáng tạo thì kết quả càng phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ và năng lực sáng tạo của con người lao động;
thứ ba, vốn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững xã hội Hàm sản xuất của Lukas có dạng sau:
Q = AKa
t (LHt)1-a, với: 0 < a <1, trong đó: A là hệ số công nghệ và A > 0; H là số lượng vốn
con người; tích L*H t được coi là hiệu quả lao động đo bằng mức vốn nhân lực
Trong mô hình Lukas, dân số và sức lao động cũng tương tự như những thông số này trong
mô hình Solow Đầu tư là toàn bộ vốn, gồm tư bản và vốn nhân lực Từ đó, hàm sản xuất sẽ là: Q =
AK Tích lũy vốn nhân lực trong cách tiếp cận của Lukas là một quá trình liên tục tiêu dùng những nguồn lực bổ sung Mỗi người chọn cho mình tỷ lệ tối ưu giữa chi cho tiêu dùng thường xuyên và đầu tư để tích lũy tri thức, sự hiểu biết và kỹ năng làm việc Kết quả của sự lựa chọn này sẽ có được sau một thời gian nhất định dưới hình thức năng suất và số lượng của các nguồn lực
Trên cơ sở những phân tích trên đây có thể đi đến kết luận là các nước có nguồn vốn nhân lực lớn, đầu tư vào vốn tư bản sẽ tạo ra mức vốn đầu tư thực gồm vốn tư bản và vốn nhân lực cao
Điều này cho thấy, chính tốc độ tích lũy nguồn vốn nhân lực của các nước khác nhau quyết định sự khác nhau về phát triển kinh tế giữa các nước
Trong thời đại công nghệ 4.0 làm chuyển hóa về cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề thì vai trò của nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao) lại càng được nhấn mạnh do con người vẫn là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, vì là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác
Trang 7Chương 2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam
2.1.1 Quy mô nguồn nhân lực
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những thành viên tích cực của tổ chức ASEAN, với dân số hơn 90 triệu dân, đứng thứ 3 trong khối, lực lượng lao động chiếm trên 50%
dân số Như vậy, nước ta có nguồn nhân lực dồi dào để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, là nước đang trong thời kỳ “dân số vàng” Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để chúng ta xây dựng
thương hiệu nguồn nhân lực Việt Nam mang tính cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực
(Đơn vị: Nghìn người)
Bảng 2.1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của các nước ở các năm Quốc gia 2010 2015 2020 2025
Việt Nam 50 837 56 375 58 912 60 667 Tổng ASEAN 301 071 326 099 349 279 369 141
Nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 2014
Các số liệu trên được dự đoán dựa trên những tiềm lực lúc bấy giờ của Việt Nam (2014), nhưng cho đến năm 2018 đã cho thấy khả năng vượt kỳ vọng về lực lượng lao động, trước hết là về
số lượng
Trang 8Bảng 2.2 Thống kê LLLĐ tại Việt Nam vào từ quý 2/2017 đến quý 2/2018
Q2 Q3 Q4 Q1 Q2
1 Dân số 15 tuổi trở lên (Triệu người)
Chung 71.85 71,04 72,20 72,37 72,51
2 LLLĐ từ 15 tuổi trở lên (Triệu người)
Chung 54,52 54,88 55,16 55,10 55,12
3 Tỷ lệ tham gia LLLĐ * 1(Triệu ngườ)i
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Quý 2/2018, dân số từ 15 tuổi trở lên là 72,51 triệu người, tăng 0,93% so với quý 2/2017, nữ tăng 0,58%; khu vực thành thị tăng 3,91% Quy mô LLLĐ từ 15 tuổi trở lên là 55,12 triệu người,
tăng 1,1% so với quý 2/2017; nữ tăng 0,37%; khu vực thành thị tăng 1,25%
Quý 2/2018, tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,55%, tăng so với cùng kỳ năm trước, song đã giảm nhẹ so với quý 1/2018
2.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Do đó, vấn đề này được các nước trên thế giới rất quan tâm và coi trọng Trong các giai đoạn, Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm xem nhân tố con người là trung tâm của mọi sự phát triển “Phát triển và nâng cao nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định… bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.” (Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng) Trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu nở rộ, vấn đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá chiến lược
Lực lượng lao động của nước ta, bên cạnh số lượng đông, dồi dào thì chất lượng lao động, nguồn nhân lực qua đào tạo của nước ta cũng có thể được xem là thế mạnh Với hơn 4 triệu lao động
có trình độ đại học trở lên, lớn hơn rất nhiều so với tổng số dân của Brunei (2018: 437.580 người);
tổng nguồn nhân lực đã qua đào tạo (có trình độ từ đào tạo nghề trở lên) là 9.805,2 nghìn người, con
số này lớn hơn rất nhiều lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Brunei, Campuchia, Lào và Singapore Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi, người lao động Việt Nam có lợi thế rất lớn ngay từ thị trường lao động trong nước, và tiến tới khả năng xuất khẩu nguồn nhân lực qua đào tạo
Trang 9Đơn vị: Triệu người
Số lượng LLLĐ theo trình độ CMKT, Quý 2/2018 và Quý 2/2017
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
LLLĐ từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 2/2018 là 12,04 triệu, tăng gần 267 nghìn người so với quý 2/2017 Trong đó, tăng mạnh nhất ở nhóm cao đẳng (11,37%), tiếp đến nhóm đại học và trên đại học (2,2%) và nhóm sơ cấp nghề chỉ tăng rất nhẹ (0,02%); giảm ở nhóm trung cấp (- 1,47%)
Quý 2/2018, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ là 21,85%, chỉ tăng nhẹ (0,2 điểm phần trăm) so với cùng kỳ năm trước Theo các cấp trình độ, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng LLLĐ là 9,58%; cao đẳng là 3,49%; trung cấp là 5,29%; và sơ cấp nghề là 3,49%
2.2 Khái quát thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 Theo đó, GDP
cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ lạm phát giai đoạn 2011- 2019
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trang 10Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông lâm thủy sản tăng 3,76%; khu vực
công nghiệp-xây dựng tăng 8,85%; khu vực dịch vụ tăng 7,03% Khu vực nông lâm thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018 Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục phục hồi đạt mức tăng 2,89%, cao nhất giai đoạn 2012-2018 Trong khu vực công nghiệp-xây dựng, ngành công nghiệp năm 2018 duy trì mức tăng trưởng khá với 8,79%; ngành xây dựng duy trì mức
tăng trưởng 9,16% Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai khoáng vẫn tăng trưởng âm (giảm 3,11%) Khu vực dịch vụ năm 2018 tăng 7,03%, tuy thấp hơn mức tăng 7,44% của năm trước nhưng cao hơn
so với các năm 2012-2016 Tổng cục Thống kê đã chỉ ra, CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm
2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 244,72 tỷ USD; kim ngạch
nhập khẩu là 237,51 tỷ USD Như vậy, cả nước xuất siêu khoảng 7,2 tỷ USD Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài năm 2018 khoảng đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017 Tuy nhiên, tổng số vốn
đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 25,5 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ
năm 2017 Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng trên, nền kinh tế Việt Nam 2018 cũng còn nhiều điểm hạn
chế như: tiến độ giải ngân vốn Chính phủ chậm do quy trình hoàn thiện thủ tục dự án đầu tư Tổng
thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1,272 tỷ đồng, bằng 96,5% dự toán năm Trong khi đó, tổng chi
ngân sách cũng lên tới 1,27 triệu tỷ đồng Nhập siêu dịch vụ lớn làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP Suốt mười năm qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ ở mức 5-6%, mới bứt phá ở năm
2018 vừa qua và năm 2109 được kì vọng các mục tiêu đề ra sẽ đạt được Quốc hội vừa thông qua
Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội 2019 Theo đó, mục tiêu GDP năm 2019 ở mức
6,8%, lạm phát tiếp tục kìm giữ dưới 4% Để đạt mục tiêu này, GDP quý I sẽ là 6,93%; quý II là
6,7%; 6 tháng là 6,8% Trong khi đó, tăng trưởng GDP quý III được dự kiến ở mức 7,03%; 9 tháng
là 6,89%; quý IV là 6,63% và cả năm sẽ là 6,8% Theo tính toán của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đạt tốc độ tăng trưởng 3%; khu vực công nghiệp và xây dựng
là 8,57%; còn khu vực dịch vụ là 6,83% Điều đặt ra ở đây là nguồn lực nào sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam bứt phá như mong đợi đề ra?
2.3 Vai trò của nguồn nhân lực với tăng trưởng kinh tế
2.3.1 Trước cuộc CMCN 4.0
Để thấy rõ hơn vai trò của nguồn nhân lực, dưới đây là biểu đồ thể hiện một cách chi tiết nhất tốc độ tăng trưởng của Việt Nam kể từ năm 1986 – ‘Đổi mới’, Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN