Trong đó, nguồn nhân lực được xem như yếu tố nội sinh, quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.. Trong hai thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế g
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
NĂM 2008-2018
Nhóm: 1 Lớp tín chỉ: KTE402.8 Người hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Hồng
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1 Tổng quan về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 4
1.1 Nguồn nhân lực 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của Việt Nam 4
1.2 Tăng trưởng kinh tế 5
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 5
1.3 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2008- 2018 6
Chương 2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2018 .7
2.1 Mô hình đánh giá vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 7
2.1.1 Đặc điểm mô hình nghiên cứu 7
2.1.2 Ưu điểm của mô hình 7
2.1.3 Nhược điểm của mô hình 7
2.2 Kết quả nghiên cứu 8
2.3 Phân tích kết quả và liên hệ tới tình hình Việt Nam giai đoạn 2008- 2018 8
2.3.1 Giai đoạn 5 năm hậu khủng hoảng từ năm 2008 đến cuối năm 2013 8
2.3.2 Giai đoạn nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển (2014- 2018) 9
Chương 3 Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 11
3.1 Xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 11
3.2 Các giải pháp nâng cao vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 11
3.2.1 Đối với nhà nước 11
3.2.2 Đối với các cơ sở giáo dục 12
3.2.3 Đối với doanh nghiệp 13
3.2.4 Đối với bản thân mỗi người lao động 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Nhân tố kinh tế 6
DANH MỤC HÌNH Hình 1 1 NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2017 5
Hình 1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008- 2018 6
Hình 2 1 NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2015 9
Hình 2 2 Một số chỉ tiêu kinh tế và thị trường lao động chủ yếu 10
Hình 2 3 Sự ảnh hưởng của các nhân tố tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 10
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có động lực thúc đẩy Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực như: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, ), tài lực (bao gồm nguồn lực tài chính, tiền tệ,…) Trong đó, nguồn nhân lực được xem như yếu tố nội sinh, quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trong hai thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế dựa và tài nguyên sang nền kinh tế tri thức, sự tác động của nguồn nhân lực đến sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng trở nên to lớn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết Vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mọi quốc gia
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nền kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực đủ khả năng, đủ trình độ để đáp ứng những yêu cầu khách quan của nó
Từ những lý do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018”
Tiểu luận của chúng em gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Chương II: Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2008 – 2018
Chương III: Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chúng em cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận này
Trang 5Chương 1 Tổng quan về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam
1.1 Nguồn nhân lực
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “nguồn nhân lực” (human resources) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ
XX khi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động
Theo Liên Hợp Quốc định nghĩa: Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người
Theo góc độ của Kinh tế chính trị cho thấy: Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống
và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước
Có rất nhiều quan điểm khác nhau song nguồn nhân lực được hiểu theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường Theo nghĩa hẹp,nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động sản xuất, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp của họ được huy động vào quá trình lao động
1.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của Việt Nam
Nguồn nhân lực của một đất nước được đánh giá chủ yếu qua 2 mặt số lượng và chất lượng Số lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số
Trong khi đó, chất lượng nguồn lao động lại được xem xét trên các mặt tình trạng sức khỏe, trình
độ chuyên môn, trình độ văn hóa, năng lực phẩm chất,
Nguồn nhân lực có quy mô lớn, tăng nhanh hàng năm Theo kết quả khảo sát, điều tra của Tổng cục dân số gần đây cho thấy nguồn nhân lực chiếm tỷ lệ cao trong dân số, chiếm trên 60% và có xu hướng tăng nhanh trong vòng 20 năm tới
Năm 2015 chiếm 65,4% và dự kiến năm 2020 chiếm 65%
Nguồn nhân lực trẻ, tỷ lệ nam nữ khá cân bằng Theo báo cáo điều tra về lao động-việc làm, năm 2005 cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động của Việt nam có đặc điểm:
- Nhóm tuổi từ 15-19: 18% - Nhóm tuổi từ 25-54: 61%
- Nhóm tuổi từ 20-24: 16% - Nhóm tuổi từ 55-60: 5%
Như vậy nhóm tuổi lao động được gọi là trẻ từ 15-24 tuổi chiếm 34% tổng số lao động,
cao gấp 2 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (17.5%), có xu hướng già đi trong các năm tới.
Trang 7 Nguồn nhân lực có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật còn thấp, bố trí không đều, sức khỏe chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường
Nguồn nhân lực có tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao và thời gian lao động ở khu vực nông thôn thấp Thị trường lao động Việt Nam thừa lao động phổ thông nhưng thiếu lao động có tay nghề, thiếu thông tin về thị trường lao động
Nguồn nhân lực có năng suất lao động (NSLD) có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp so với
các nước khác trong khu vực ASEAN Theo số liệu của Tổng cục thống kê:
Hình 1 1 NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2006- 2017
Sự gia tăng NSLĐ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước
Điển hình như, năm 2017, NSLĐ đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP, cao hơn so với mức 61,9% giai đoạn 2000-2012 Tuy nhiên, NSLĐ của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7,0% mức năng suất của Singapore; bằng 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan
1.2 Tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Khái niệm
Theo Giáo trình Kinh tế Vĩ mô Trường Đại học Ngoại Thương của TS Hoàng Xuân Bình,
tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc
gia (GNP) trong một khoảng thời gian nhất định (hay còn gọi sư gia tăng mức sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định)
Cần phân biệt 2 khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế, nó bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại
- Đảm bảo công bằng xã hội
Như vậy, nếu coi tăng trưởng kinh tế là biến đổi về lượng thì phát triển kinh tế là sự biến đổi về chất của nền kinh tế
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
1.2.2.1 Nhân tố kinh tế
Đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra của nền kinh tế, ta
có hàm sản xuất tổng quát: Y = F(Xi) Trong đó: Y là giá trị đầu ra (phụ thuộc tổng cầu của nền kinh tế)
Xi là giá trị các biến số đầu vào (liên quan trực tiếp đến tổng cung)
Trang 8NHÂN TỐ KINH TẾ Các nhân tố tác động đến tổng cung Các nhân tố tác động đến tổng cầu
Tài nguyên, đất đai (R) Chi tiêu của Chính phủ (G) Công nghệ kỹ thuật (T) Cán cân thương mại (NX = X - M)
Bảng 1 1 Nhân tố kinh tế
1.2.2.2 Nhân tố phi kinh tế
- Đặc điểm văn hóa xã hội - Cơ cấu tôn giáo
- Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế
1.3 Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2008- 2018
Tăng trưởng GDP
Giai đoạn năm 2008-2018, nền kinh tế Việt Nam tuy bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1%, nhưng tăng thấp hơn so với giai đoạn 1986-2006 trước đó, GDP tăng bình quân 6,8% Quy
mô GDP của Việt Nam năm 2018 khoảng 240 tỷ USD, gấp 2,4 lần quy mô GDP năm 2008 là 99,13 tỷ USD Kết thúc năm 2018, GDP của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, vượt kế hoạch đề ra đầu năm là 6,7% và đạt mức 7,08% Theo số liệu của Tổng cục thống kê:
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0
1 2 3 4 5 6 7 8 6.23
5.32
6.78 6.24
5.25 5.42 5.98
6.68 6.62 6.81 7.08
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008- 2018 (%)
Hình 1 2 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008- 2018
Quy mô tín dụng luôn cao hơn GDP Việc bơm nhiều vốn giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhưng cũng khiến cho quy mô tín dụng luôn cao hơn GDP Năm 2010, tỷ lệ tín dụng trên GDP ở mức 125% với quy mô GDP là
116 tỷ USD, năm 2011 là 124% với quy mô GDP là 135,5 tỷ USD
Thu nhập trung bình tăng
Song song với dân số tăng là thu nhập trung bình cũng tăng 3,3 lần từ mức 17,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2008 lên 58,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2018
Năng suất lao động có cải thiện nhưng còn thấp
Năng suất lao động có tăng mạnh theo các năm, đến năm 2018 đã tăng lên 102 triệu đồng/người, nhưng thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần và Thái Lan 2,5 lần
Trang 9Chương 2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2008-2018
2.1 Mô hình đánh giá vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Đặc điểm mô hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng, ĐH Kinh tế TP.HCM, ông dựa vào nghiên cứu của Isola và Alani (2005) để đưa ra mô hình nghiên cứu tác động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam có dạng như sau:
GDP = β0+ β1*LR + β2*LE+ β3*GRL
Trong đó:
Biến phụ thuộc: GDP: Tăng trưởng kinh tế Biến độc lập:
LR: Số người lớn biết chữ Số lượng người lớn biết chữ đánh giá sự đầu tư phát triển con người
về mặt giáo dục tạo điều kiện tiếp cận với sự phát triển chung của toàn cầu, tiến gần tới sự phát triển toàn diện con người - yếu tố cần thiết để phát triển nền kinh tế
LE: Tuổi thọ trung bình Tuổi thọ trung bình là nhân tố đánh giá về sức khỏe của con người, con
người có tuổi thọ trung bình tăng cho thấy sự đầu tư về mặt y tế làm cho sức khỏe được tăng cường, nâng cao năng suất lao động góp phần tăng trưởng kinh tế
GRL: Tăng trưởng lao động Lực lượng lao động là nhân tố để thực hiện các công việc xây dựng
và phát triển đất nước Với lực lượng lao động tăng cao sẽ là nguồn lao động dồi dào Tuy nhiên, với tốc độ tăng lao động lớn khi cung về nhân lực chưa đáp ứng đủ sẽ tạo ra gánh nặng về vấn đề việc làm, tỷ lệ thất nghiệp có thể từ đó mà tăng lên Do vậy, với mức độ tăng trưởng lao động hợp lý sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
β0 : Hệ số tự do - Nó chính bằng giá trị trung bình của biến phụ thuộc GDP khi biến độc lập nhận giá trị bằng 0
β1; β2; β3; β4 : Các tham số chưa biết của mô hình
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, các bảng báo cáo của Chính phủ, Bộ ngành liên quan, từ năm 2008 đến 2018
2.1.2 Ưu điểm của mô hình
Chỉ dựa vào các nhân tố như tuổi thọ trung bình, số lượng người lớn biết chữ và tăng trưởng lao động để đưa ra các kết luận về mối quan hệ với tăng trưởng GDP
Mô hình đơn giản dễ nghiên cứu và dễ dàng thu thập số liệu
2.1.3 Nhược điểm của mô hình
Chưa đề cập đến cơ cấu dân số, năng suất lao động, tỷ lệ thất nghiệp… và còn nhiều yếu
tố phức tạp khác cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế
Do mô hình chỉ xét đến 3 biến đại diện mà tác giả muốn tìm hiểu nên kết quả sẽ chỉ mang tính tương đối
Trang 102.2 Kết quả nghiên cứu
Tăng trưởng GDP: Giai đoạn năm 2008 – 2018, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng
trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1% Theo đó cao nhất là 7,08% năm 2018 và thấp nhất là 5,25% năm 2012
Tuổi thọ : Tuổi thọ trung bình của người dân là 73,5 tuổi,( nam là 70,9 tuổi và nữ là
76,2 tuổi), cao hơn tuổi thọ trung bình thế giới ( 72 tuổi)
Tỷ lệ biết chữ : Tỷ lệ phần trăm người lớn ( tức từ 15 tuổi trở lên) biết chữ trung bình là
97,3%, cao hơn trung bình thế giới là 84,1 tuổi
GDP = -7.70547 - 7.1684*D2GRL + 252.099*DLE + 0.121212179487*LR + 0.6267*GDP(-1) - 0.4329*GDP(-2) - 478.790*DLE(-1) + 237.727*DLE(-2)
Như vậy có thể đưa ra kết luận : Yếu tố tăng trưởng lao động có tác động tức thời và
ngược chiều lên tăng trưởng GDP; khi tỷ lệ lao động càng tăng lên thì tỷ lệ GDP lại có xu thế giảm Yếu tố tuổi thọ có tác động kéo dài lên tăng trưởng GDP Yếu tố tỷ lệ người lớn biết chữ
có tác động tức thời và cùng chiều lên tăng trưởng GDP
Theo Nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) thực hiện, trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 về tác động của cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, có đưa ra một
số kết quả chính sau :
Nhóm dân số trong độ tuổi 23-53 có mức thu nhập từ lao động lớn hơn mức tiêu dùng nên họ tạo ra nguồn tiết kiệm mà có thể được tái đầu tư cho nền kinh tế và từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế
Nếu phần đóng góp của lao động trong tổng giá trị gia tăng (hay tổng thu nhập của lao động) tăng 1,28% trong suốt giai đoạn 2016-2049, Việt Nam có thể kéo dài thời gian “dư lợi dân số” cho tới 2042
Ước lượng với số liệu cấp tỉnh cho thấy, nếu dân số trong độ tuổi lao động tăng thêm 1%
thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng thêm khoảng 0,5%
Nếu không tăng năng suất lao động thì thay đổi cơ cấu tuổi dân số theo hướng già hóa sẽ làm giảm tốc độ tăng GDP bình quân đầu người, bắt đầu từ năm 2017
2.3 Phân tích kết quả và liên hệ tới tình hình Việt Nam giai đoạn 2008- 2018
2.3.1 Giai đoạn 5 năm hậu khủng hoảng từ năm 2008 đến cuối năm 2013
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn do chịu
sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 Để duy trì ổn định kinh tế vĩ
mô, nhà nước đã thực hiện chính sách nâng cao nguồn nhân lực cả về chất và lượng Tuy tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo còn thấp nhưng nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng nâng cao chất lượng tay nghề Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng liên tục trong giai đoạn 2008-2013