TỔNG QUAN VỀ TỔNG CễNG TY DỆT MAY 3 HÀ NỘI. 3 1.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển. 3 1.1.1. Giới thiệu chung về Tổng cụng ty. 3 1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty. 4 1.2. Một số đặc
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, ngành công nghiệp dệt may Việt nam đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân: trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn, mang về số ngoại tệ nhiều thứ 2 cho đất nước ( chỉ đứng sau dầu thô ), đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động…Trong điều kiện ngày nay, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO thì ngành công nghiệp dệt may cũng có những cơ hội và thách thức to lớn Một trong những thuận lợi đó là thị trường xuất khẩu dệt may được mở rộng và những rào cản thương mại được phá bỏ.
Là một thành viên trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Hà Nội đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Tập đoàn nói riêng và của toàn ngành công nghiệp Dệt May nói chung Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Tổng công ty đã tạo được vị trí vững chắc trên thị trường nội địa và từng bước vươn ra thị trường quốc tế, trong đó Hoa Kỳ là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng Tổng công ty đã và đang thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, tuy nhiên điều này không chỉ cần sự nỗ lực từ phía công ty mà còn cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Nhà nước.
Qua một thời gian thực tập tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội, nhận thấy sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ, cùng với những kiến thức đã được truyền giảng ở trường, em xin lựa chọn đề tài: “ Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội
Trang 2sang thị trường Hoa Kỳ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình Nội dung chuyên đề gồm:
Phần I: Tổng quan về Tổng công ty Dệt May Hà Nội.
Phần II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt
May Hà Nội thời gian qua vào thị trường Hoa kỳ.
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa Kỳ.
Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp, tận tình của Thạc sỹ Mai Xuân Được – Giảng viên khoa QTKD Trường Đại học KTQD, em xin chân thành cảm ơn thầy vị sự hướng dẫn tận tình đó Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã cung cấp kiến thức và những tài liệu tham khảo giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Mặc dù đã rất cố gắng, song do thời gian và kiến thức có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, em rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Cháu cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị trong Tổng công ty đã tạo điều kiện thuận lợi để cháu hoàn thành nhiệm vụ thực tập Cháu xin chúc các cô chú và các anh chị mạnh khỏe, công tác tốt.
Hà Nội tháng 04/2008
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Dương
Trang 3PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty.
Tên đầy đủ: Tổng công ty dệt may Hà Nội.Tên giao dịch: Hanosimex.
Trụ sở chính: Số 1 Mai Động – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.Điện thoại: 8621463 – 8622335
Fax: 84 – 4 – 8622334
E-mail: hanosimex @hn.vnn.vnhanosimex@fpt.vn
Tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn
Tổng công ty dệt may Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, một thành viên trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tổng công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động được chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Ngành nghề kinh doanh hiện tại:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may; nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thuộc ngành dệt may.
Trang 4- Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu bông, xơ, phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), thuốc nhuộm, thiết bị, máy móc ngành dệt may, vật liệu điện, điện tử, nhựa cao su; các mặt hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh kho vận; cho thuê văn phòng, nhà xưởng, đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát Karaoke, vũ trường ).
- Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân ngành dệt may; dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị.
- Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ ngành dệt may.
- Vốn điều lệ: 205.000.000.000 đồng- Được chia thành: 20.500.000 cổ phần
Trong đó: Vốn Nhà nước ( 54.74% vốn điều lệ ) 112.214.000.000 đồng
Người lao động trong công ty ( 20.26% vốn điều lệ ) : 41.536.000.000 đồng
Cổ đông chiến lược: ( 5% vốn điều lệ ) : 10.250.000.000 đồng
Cổ phiếu phát hành ra ngoài ( 29% vốn điều lệ ) : 41.000.000.000 đồng
1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty.
- Tổng công ty Dệt May Hà nội tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội được chính thức bàn giao, đi vào hoạt động ngày 21 tháng 11 năm 1984
- Sau một thời gian phát triển, tháng 6/1995 nhà máy đổi tên thành xí nghiệp thành công Hà nội
- Năm 1999 chuyển đổi tên thành công ty Dệt May Hà nội.
Trang 5- Sau nhiều năm hoạt động và thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với nỗ lực trí tuệ và công sức của nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất ngày 11/01/2007 Bộ công nghiệp đã có quyết định thay đổi, tổ chức lại cơ cấu trở thành Tổng công ty Dệt may Hà Nội.
Hiện nay, Tổng công ty Dệt May Hà nội gồm các đơn vị thành viên sau:- Nhà máy dệt Demin.
- Nhà máy may 1.- Nhà máy may 2.- Nhà máy may 3.
- Công ty may thời trang.
- Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex.- Công ty Cổ phần Dệt Hoàng Thị Loan.
- Công ty Cổ phần Thương mại Hải phòng Hanosimex.- Công ty Cổ phần Yên Mỹ.
- Công ty Cổ phần may Đông mỹ.
- Công ty Cổ phần Thương mại Hải phòng…
1.2 Một số đặc điểm chủ yếu.
1.2.1 Đặc điểm máy móc, thiết bị.
Với 2 nhà máy Sợi 1 và 2 được trang bị hoàn toàn bằng thiết bị của các nước như Italia, Đức, Bỉ, Hàn Quốc…sản xuất từ các năm 1982 đến những năm 1990, do đó giá trị còn lại của máy móc thiết bị khoảng 73% Các loại
Trang 6máy móc mà công ty dùng để sản xuất những sản phẩm chủ yếu trong những năm gần đây:
Biểu số 1.1: Các loại máy móc, thiết bị của Tổng công ty
Nguồn: Phòng Kế hoạch vật tư
Ngoài ra, Tổng công ty còn có thiết bị động lực, khí nén, lò hơi, hệ thống xử lý nước thải…và hệ thống thiết bị phụ trợ phục vụ cho các hoạt động của nhà máy.
Hàng năm Tổng công ty Dệt May Hà nội vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng Hơn 10 năm qua, công ty đã đầu tư 554 tỷ đồng cho công cuộc đổi mới công nghệ như dây chuyền chải thô CX – 4000 của Italia, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp…
Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp của Đài Loan, Nhật Bản… Trong khâu may đầu tư gần 500 máy khâu, máy sén, máy thiết kế mẫu, dây chuyền may quần Jeans… Giá trị đầu tư của nhà máy trong những năm gần đây vào công nghệ máy móc thiết bị được thể hiện ở bảng sau:
Trang 7Biểu số1.2: Giá trị đầu tư của Tổng công ty Dệt May Hà nội
Nguồn: Phòng đầu tư
Những đặc điểm trên cho thấy: so với mặt bằng chung của cả nước thì hệ thống máy móc thiết bị của Tổng công ty là tương đối hiện đại Hàng năm hệ thống máy móc thiết bị này thường xuyên được đầu tư, nâng cấp Đây là một lợi thế cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp dệt may khác, đặc biệt trên thị trường Hoa kỳ.
1.2.2 Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Trang 8với sản phẩm của các nước trong khu vực Đây không chỉ là khó khăn riêng của Tổng công ty Dệt may Hà nội mà là của cả ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam khi nguồn nguyên phụ liệu vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu.
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tổng vốn của Tổng công ty Dệt May Hà nội qua các năm đều tăng Năm 2007 tăng 6.85%, tương ứng với số tiền là 7550 triệu đồng Trong đó vốn lưu động tăng 1.24%, tương ứng với số tiền là 1100 triệu đồng, vốn cố định tăng 4.76% tương ứng với số tiền là 6450 triệu đồng Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả hơn so với những năm trước đây Nguồn vốn cố định của công ty tương đối lớn sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu phát triển Điều này còn do công ty trong những năm qua đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng lực của máy móc thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
1.2.4 Đặc điểm lao động.
Hiện nay công ty có trình độ lao động đông đảo và có trình độ cao Số lượng lao động luôn ổn định trong các năm gần đây Các lao động luôn được
Trang 9đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày nay.
Biểu số1.4: Số lượng lao động trong những năm qua:
Đơn vị: Người
Lao động bình quân
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.2.5 Đặc điểm sản phẩm.
Tổng công ty có nhiều loại sản phẩm, bao gồm các sản phẩm dưới dạng nguyên liệu sản xuất như: các loại sợi cotton, sợi Peco, PE với các chỉ số khác nhau…Mặt hàng quan trọng khác của Tổng công ty là các sản phẩm hàng tiêu dùng như sản phẩm dệt kim, khăn, vải Denim…
- Sản phẩm sợi:
Công ty có sản lượng trên 1500 tấn mỗi năm với nhiều chủng loại sợi như cotton, sợi PE… Sản phẩm sợi là sản phẩm truyền thồng và chiếm tỷ trọng chủ yếu của Tổng công ty dệt may Hà nội Nguyên liệu đầu vào cho sản
Trang 10xuất là bông xơ Sản phẩm sợi được bán cho các công ty sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước Các loại sợi của Tổng công ty có chất lượng cao và đạt các chỉ tiêu chất lượng như: Chỉ số rộng ( từ Ne 06 đến Ne 60 ), độ đều cao, điểm dày – mỏng kết hợp ở mức độ cho phép.
Một số sản phẩm sợi chủ yếu của Tổng công ty dệt may Hà nội là: Ne30 ( 63/35), Ne 45 (65/35), Ne 8 OE, Ne 11 OE, Ne20 cotton, Ne 45(83/17), Ne20 CK…
- Sản phẩm dệt kim:
Gồm các sản phẩm như vải dệt kim các loại:
RIB,Lacost,Single,Interlok… Sản lượng hàng dệt kim khoảng 500 tấn mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như quần áo cho người lớn, trẻ em với sản lượng khoảng trên 8 triệu sản phẩm mỗi năm Trong số đó có hơn 7 triệu sản phẩm xuất khẩu mỗi năm Đặc điểm của hàng dệt kim là vải dệt kim có độ co dãn cao, nguyên liệu đầu vào là sợi chất lượng cao chải kỹ, công đoạn nhuộm khá phức tạp Sản phẩm dệt kim của công ty có 3 chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (poloshirt), áo dệt kim cổ bo ( T – shirt + Hineck), quần áo thể thao.
Sản phẩm dệt kim của công ty có chất lượng khá tốt so với các sản phẩm dệt kim trong nước Tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài, sản phẩm của công ty chỉ đạt chất lượng trung bình Điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
- Sản phẩm khăn:
Bao gồm khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt với sản lượng khoảng 800 tấn mỗi năm Đây là sản phẩm Tổng công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen thuộc.
Trang 11- Sản phẩm lều bạt du lịch:
Đây là sản phẩm mới của Tổng công ty Dệt May Hà nội đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao Chất lượng may gia công của sản phẩm này tốt, tuy nhiên năng suất chưa cao Hiện nay sản phẩm này chủ yếu để xuất khẩu.
1.2.6 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.
1.2.6.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty:
Trong tổng ty dệt may Hà nội, bộ phận sản xuất chính là các nhà máy may và dệt vải Bộ phận sản xuất phụ trợ là các nhà máy sợi, dệt nhuộm Bên cạnh đó tổng công ty còn có các bộ phận sản xuất phụ, đó là các phân xưởng sản xuất tận dụng các loại nguyên vật liệu với sản phẩm như khăn, lều du lịch, mũ ở các nhà máy may Bộ phận sản xuất là nhà máy cơ khí, hệ thống cơ sở hạ tầng và bộ phận vận chuyển nội bộ, vận tải bên ngoài công ty.
Hoạt động của tổng công ty được tổ chức theo mô hình: Nhà máy – phân xưởng – nơi làm việc.
Về mặt không gian, tại các nhà máy và một số trung tâm, tiểu ban các bộ phận sản xuất được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng Mỗi phân xưởng chỉ chế tạo một loại sản phẩm hoặc một chi tiết nhất định cho sản phẩm.
Quá trình chế biến kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi sản xuất ra sản phẩm đều ở trong cùng phân xưởng Quãng đường đi của sản phẩm kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc được rút ngắn nhất, sử dụng ít phương tiện vận chuyển, kho, diện tích sản xuất.
Quá trình tổ chức sản xuất của công ty bao gồm: sợi – dệt – may.
Các bộ phận trong tổng công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được mô tả theo sơ đồ sản xuất: nguyên vật liệu từ kho được đưa đến các nhà
Trang 12máy sợi, từ đó sợi lại được đưa đến các nhà máy dệt để tạo sản phẩm vải, sau đó được đưa đến các nhà máy may để tạo thành phẩm Sau khi được kiểm tra chất lượng, sản phẩm đạt chất lượng sẽ được nhập kho và sau đó sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ - đây là quá trình sản xuất chính.
Trong quá trình sản xuất này, mỗi công đoạn đều có bán thành phẩm được công ty xuất bán phục vụ thị trường trong và ngoài nước Tuy nhiên cũng có trường hợp quá trình sản xuất không diễn ra theo sơ đồ sản xuất trên khi sản phẩm dệt và sợi được nhập từ bên ngoài.
Hoạt động sản xuất của Tổng công ty diễn ra dưới sự cung cấp phụ tùng thiết bị của nhà máy cơ khí động lực Mối quan hệ giữa các bộ phận hiện nay đã khá cân đối, tuy nhiên không gian tổ chức sản xuất phân tán cũng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, lưu thông, đôi khi còn không kịp thời trong quá trình chuyển tiếp sản phẩm.
1.2.6.2 Bộ máy quản trị của Tổng công ty.
Tổng công ty dệt may Hà nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động
Trang 13Sơ đồ1.1: tổ chức bộ máy của Tổng công ty dệt may Hà nội:
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc điều hành
Phó tổng giám đốc - điều
hành dệt
Phó tổng giám đốc - điều
Phó tổng giám đốc điều hành
Phó tổng giám đốc - điều hành tiêu thụ
nội địa
Phó tổng giám đốc - Điều hành QTNS và
hành chính
Trung tâm KT chất lượng sản
Phòng KTĐT
Phòng Kế hoạch thị
Phòng KTTC
Phòng XNK
Phòng Thương mại
Nhà máy dệt Demin
Trung tâm dệt kim PN
Trung tâm cơ khí TĐH
CT CP Dệt Hà Đông HANOSIMEX
TT TN & KTCLSP
Nhà máy may 1
Nhà máy may 2
Nhà máy may 3
May thời trang
Siêu thị VINATEX Hà
Chi nhánh TP
Công ty cổ phần Yên Mỹ
Công ty cổ phần may Đông Mỹ
CTCPT M HP (May HP)
Phòng Nhân
sự
Trang 141.3 Kết quả kinh doanh thời gian qua
Biểu số 1.5: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty thời gian qua.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 20071.Tổng doanh
3 Lợi nhuận trước thuế
4 Thuế TN phải nộp
Nguồn: Phòng kinh doanh.
Trang 15Biểu đồ phản ánh kết quả kinh doanh của Tổng công ty
Biều đồ 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Tổng công ty Dệt May Hà Nội luôn tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Cụ thể: doanh thu năm 2006 tăng 260511 trđ so với năm 2004, với tỷ lệ tăng 30,08% Năm 2007 so với năm 2006 tăng 197975 trđ với tỷ lệ tăng 17,57% Doanh thu của công ty tăng là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng sợi, dệt, may qua các năm đều tăng Trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2005 là 64,17%, năm 2006 là 70,69%, năm 2007 là 79,19% và đều tăng qua các năm ( năm 2006 tăng 43,3% so với năm 2005, năm 2007 tăng 31,71% so với năm 2006).
Chi phí qua các năm cũng tăng Cụ thể năm 2006 tăng 193654 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng 28,94%, năm 2007 tăng 103556 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng 12% Điều này là hợp lý
Trang 16vì trong những năm gần đây công ty đang đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất ở các khâu: sợi, dệt, may Mặt khác chi phí tăng còn do chi phí bán hàng được công ty đầu tư tương đối nhiều để tăng doanh số bán hàng Xét về tổng thể tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu Điều này chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng chi phí tương đối tốt.
Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì lợi nhuận trước thuế hàng năm cũng tăng lên Cụ thể lả năm 2006 tăng 66857 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,95% Năm 2007 lợi nhuận tăng lên 94419 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,8%.
Sau khi nộp thuế cho ngân sách nhà nước, lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm là: năm 2005 là 196190 triệu đồng, năm 2006 là 262721 triệu đồng, năm 2007 là 356716 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều tăng Cụ thể là năm 2006 tăng 66561 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,93%, năm 2006 tăng 93995 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,78%
Xét về tổng thể ta thấy tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty lớn hơn tỷ lệ tăng chi phí Điều này chứng tỏ trong thời gian qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả Công ty nên phát huy điểm này trong thời gian tới.
Trang 17PHẦN II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ
NỘI THỜI GIAN QUA.
2.1 Kết quả xuất khẩu chung của Tổng công ty.
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty Dệt May Hà Nội liên tục tăng trong những năm qua Để có cái nhìn tổng quan về kim ngạch xuất khẩu dệt may của Hanosimex ta xem xét bảng số liệu sau:
Biểu số 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty những năm quaĐơn vị: USD
Nguồn: Phòng XNK
Trang 18Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hanosimex những năm qua
2003 2004 2005 2006 2007
Trị giá XK
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Hanosimex những năm qua
Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng( trừ năm 2004 có giảm chút ít so với năm 2003) Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 28.587.026 năm 2003 lên 50.629.983 năm 2007 Giá trị tuyệt đối tăng 22.042.957 USD, tương ứng với tăng 77,1% Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20% ( mặc dù tốc độ tăng trưởng không đều qua các năm) Nếu so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Dệt May thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hanosimex trong những năm qua là con số đáng ghi nhận (tốc độ tăng trưởng của trung bình của ngành Dệt may khoảng 20%, dự kiến năm 2008 tăng 23% ).
2.1.2 Thị trường xuất khẩu.
Tổng công ty Dệt may Hà nội có một thị trường xuất khẩu rộng lớn Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật bản, Đài Loan, Hàn quốc Bạn hàng trên các thị trường này chiếm 85% sản lượng xuất khẩu của Tổng công
Trang 19ty Trong đó, EU, Hoa kỳ, Nhật Bản là những thị trường có các quy định về nhãn mác an toàn sức khỏe với người tiêu dùng, tiêu chuẩn thân thiện môi trường, trách nhiệm… rất khắt khe Ngoài ra Tổng công ty Dệt May Hà nội cũng đang mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Á – vốn là một thị trường tiềm năng Hiện nay Tổng công ty đã có thêm một số bạn hàng mới như Resources, Lifung, sanmar, Vinatex Hồng Công ký hợp đồng mua sản phẩm cung ứng trên nhiều thị trường có sức mua lớn của thế giới
2.1.3 Mặt hàng xuất khẩu.
Mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty bao gồm quần áo ( quần áo dệt kim và quần áo Demin ), vải ( vải dệt kim và vải Demin ), và các loại khăn Sản phẩm dệt xuất khẩu chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ, giá trị xuất khẩu của sản phẩm may chiếm tỷ trọng lớn
Biểu số 2.2: Cơ cấu giá trị sản phẩm xuất khẩu qua các năm của Tổng công ty Đơn vị tính: %
Tổng giá trị xuất khẩu
Cơ cấu sản phẩm dệt
Cơ cấu sản phẩm may
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Qua bảng số trên ta thấy, trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty, giá trị sản phẩm may chiếm tỷ trọng lớn, trung bình khoảng 74,8%, còn lại là giá trị của các sản phẩm dệt Như vậy có thể khẳng định, giá trị xuất
Trang 20khẩu của Tổng công ty chủ yếu được đem lại nhờ giá trị của các sản phẩm may.
2.1.4 Phương thức xuất khẩu.
Ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tồn tại 2 hình thức xuất khẩu là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp FOB (Free on board ) Hình thức gia công xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với việc xuất khẩu trực tiếp Ở Tổng công ty Dệt May Hà nội áp dụng hình thức FOB trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường quốc tế, bởi vậy giá trị xuất khẩu thu về rất cao Để thấy rõ điều này chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau:
Biểu số 2.3: Giá trị FOB của Tổng công ty những năm qua
Đơn vị tính: USD
Giá trị FOB
29.832.961 30.653.815 35.998.978 39.502.978 50.937.919
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
2.2 Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua.
2.2.1 Kết quả đạt được:
2.2.1.1 Theo kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2007, xuất khẩu dệt may của Việt nam sang Hoa Kỳ đạt 4,5 tỷ USD và mục tiêu năm 2008 đạt 6,1 tỷ USD, tăng 38,6 % Nếu đạt mức kim ngạch xuất khẩu nói trên, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ hai về nhà cung cấp hàng dệt may vào thị trường Hoa kỳ, chỉ xếp sau Trung Quốc, vượt qua Ấn Độ và Mexico Cùng với sự tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ của ngành dệt may Việt Nam, trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của
Trang 21Tổng công ty Dệt May Hà Nội cũng liên tục tăng Điều này được chứng minh ở bảng biểu số liệu sau:
Biểu số 2.4: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa kỳ trong những năm qua.
Đơn vị tính: USD
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ của Tổng công ty những năm qua
Giá trị
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty sang thị trường Hoa kỳ
Qua biểu đồ ta có thề thấy giá trị xuất khẩu của Tổng công ty Dệt May Hà nội sang thị trường Hoa kỳ tăng không đều qua các năm Giai đoạn tăng nhiều nhất là 2006-2007, nguyên nhân là do năm 2007 là năm đầu tiên Việt nam thực hiện các cam kết WTO, đồng thời cơ chế hạn ngạch xuất khẩu dệt
Trang 22may vào Hoa kỳ bị dỡ bỏ Đây là một thuận lợi nói chung của ngành Dệt may Việt nam, trong đó có Tổng công ty Dệt may Hà nội Năm 2007, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ có mức tăng ấn tượng khoảng trên 30% so với năm 2006, còn Tổng công ty Dệt may Hà nội có mức tăng vọt lên tới gần 40%, với giá trị tuyệt đối lên tới 7.108.165 USD Các giai đoạn trước, khi Hoa kỳ còn áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam thì tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu của Hanosimex vào Hoa kỳ chỉ khoảng 2-3%, thậm chí giai đoạn 2003-3004 còn giảm Có được kết quả trên là do sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên của Tổng công ty, đồng thời cũng thể hiện sự nhanh nhạy, nắm bắt những thuận lợi môi trường kinh doanh của ban lãnh đạo công ty nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, tăng doanh thu.
Hoa kỳ là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng, hiện là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD Nhận biết được tiềm năng đó, trong những năm qua, giá trị xuất khẩu vào thị trường này của Tổng công ty Dệt May Hà nội luôn chiếm tỷ trọng cao Có thể thấy ở bảng số liệu sau:
Biểu số 2.5: Cơ cấu giá trị xuất khẩu của Tổng công ty Dệt May Hà nội những năm qua
49,38Cơ cầu giá trị xuất khẩu vào các thị trường
50,62
Trang 23Qua bảng tính trên có thể thấy, giá trị xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm qua, thậm chí năm 2003, giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ chiếm 60,97% tổng giá trị
Nếu so sánh với các thị trường khác như EU, Nhật Bản… thì kim ngạch xuất khẩu sang Hoa kỳ của công ty lớn hơn rất nhiều Trung bình giá trị xuất khẩu sang Hoa kỳ gấp 3 lần giá trị xuất khẩu sang Nhật bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của công ty Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của thị trường này đối với việc xuất khẩu của công ty.
2.2.1.2 Theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ và vai trò của sản phẩm may.
Hoa kỳ nhập khẩu các mặt hàng như quần áo, vải, khăn và một số mặt hàng khác của Tổng công ty Dệt May Hà nội Cơ cấu và giá trị các mặt hàng được thể hiện ở bảng sau:
Biểu số 2.6: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ của Tổng công ty
Đơn vị: %
Tổng giá trị
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
Qua bảng tính toán trên ta có thể thấy, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Hoa kỳ của Tổng công ty Dệt May Hà nội chủ yếu là quần áo và khăn, còn
Trang 24giá trị của vải chiếm tỷ trọng không đáng kể Trong 2 năm, 2004 và 2005 giá trị các sản phẩm may chiếm giá trị tuyệt đối, Hoa kỳ không nhập sản phẩm dệt của công ty Giá trị xuất khẩu chủ yếu do sản phẩm may mang lại Điều đó có nghĩa nếu công ty đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường Hoa kỳ thì cũng là đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của mình Bởi vậy Tổng công ty cần áp dụng các biện pháp làm gia tăng giá trị của các sản phẩm may.
2.2.1.2 Theo phương thức xuất khẩu:
Khác với nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ áp dụng hình thức may gia công là hình thức xuất khẩu chủ yếu, Tổng công ty Dệt May Hà nội xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa kỳ chỉ áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp (FOB) Hình thức xuất khẩu này áp dụng cho tất cả các mặt hàng mà công ty xuất khẩu sang thị trường này, bởi vậy giá trị FOB rất cao Điều này có thể thấy cụ thể ở biểu số liệu sau:
Biểu số 2.7: Giá trị FOB sang thị trường Hoa kỳ của Tổng công ty Dệt May Hà nội.
2.2.2.1 Tốc độ so với toàn ngành Dệt May còn thấp.
Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa kỳ của toàn ngành Dệt May Việt Nam thì tốc độ của Tổng công ty Dệt May Hà nội còn thấp Nếu không tính giai đoạn 2006-2007 là giai đoạn công ty có tốc độ tăng trưởng đột biến thì các giai đoạn trước tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa kỳ là rất thấp, chỉ khoảng 1%, thậm chí năm 2004 còn
Trang 25giảm 16,62% Trong khi toàn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành dệt may là khoảng 6% Suốt giai đoạn từ 2003 đến 2006, giá trị gia tăng tuyệt đối xuất khẩu sang Hoa kỳ của Tổng công ty chỉ là 462.991 USD, tăng 2,66% trong 4 năm Như vậy nếu xét về tổng thể thì tốc độ xuất khẩu của Tổng công ty còn thấp nhiều so vơi tốc độ của toàn ngành.
2.2.2.2 Cơ cấu xuất khẩu chưa hợp lý và hiệu quả xuất khẩu thấp.
Sản phẩm may xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ của Tổng công ty Dệt may Hà nội là các loại quần áo và khăn Trong đó giá trị của sản phẩm khăn là rất ít, còn lại là các loại quần áo Tuy nhiên, mẫu mã các loại quần áo còn rất đơn điệu Cơ bản vẫn là áo polo ( nam, nữ ), quần áo thu đông ( trẻ em, người lớn ), bộ đồ thể thao, áo sơ mi… Còn các mặt hàng quần áo thời trang hầu như không có Mà sức mua chủ yếu trên thị trường Hoa kỳ hiện nay tập trung rất lớn vào tầng lớp thanh niên và những người trẻ tuổi Họ là những người có thu nhập cao song yêu cầu về tính hợp thời trang, thương hiệu cao Đây là một nguyên nhân khiến cho giá trị hàng xuất khẩu của công ty còn thấp Bởi vậy đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm may xuất khẩu sẽ giúp công ty mở rộng được thị phần của mình và nâng cao giá trị sản phẩm tại thị trường Hoa kỳ.
2.3 Những hoạt động công ty đã thực hiện để xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường Hoa Kỳ.
2.3.1 Chuyển đổi mô hình hoạt động để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh với quy mô lớn, từ năm 2003, Hanosimex đã chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Sau 2 năm hoạt động theo mô hình mới, công ty đã lập được 13 nhà máy thành viên với hơn 5000 lao động.
Trang 26Ngoài việc sắp xếp lại sản xuất cho hợp lý từ công ty mẹ đến công ty con, Hanosimex đã di dời các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất vải dệt kim vào các khu công nghiệp nhằm mở rộng năng lực, kết hợp hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng vải cho các xí nghiệp may quần áo phục vụ cho xuất khẩu, mà thị trường trọng điểm là Hoa kỳ.
Để hợp lý hóa quản lý và sản xuất, Hanosimex đã sáp nhập Nhà máy sợi Vinh vào công ty Dệt May Hoàng Thị Loan và tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp này Trong đó Hanosimex giữ vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước, chiếm 55% tổng số vốn điều lệ.
Như vậy công ty có điều kiện đầu tư vốn vào công ty con, quan hệ hoàn toàn là quan hệ kinh tế, trong đó công ty mẹ có điều kiện hỗ trợ công ty con về thị trường, công nghệ và cả đơn hàng Công ty con có thể phát huy tính chủ động trong quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiếp nhận sự hỗ trợ của công ty mẹ để phát triển sản xuất, song song với việc chủ động tìm kiếm các đơn hàng cho riêng mình nếu thấy có lợi hơn.
Hanosimex cũng đã cổ phần hóa công ty Dệt Hà Đông và công ty May Đông Mỹ nhằm đa dạng hóa vốn sở hữu và có điều kiện phát hành thêm cổ phiế cũng như đưa lên sàn chứng khoán để thu hút vốn đầu tư cho nhu cầu hiện đại hóa sản xuất.
Ngoài ra Hanosimex đã tiếp nhận, củng cố và đang thực hiện cổ phần hóa Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Hải phòng, đồng thời mua 30% tổng số cổ phiếu của Công ty Dệt May Huế.
Việc sắp xếp, cổ phần hóa và đầu tư vốn đã giúp Hanosimex huy động được nguồn vốn nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ và khép kín từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, đến khâu hoàn tất sản phẩm, giúp công ty có những bước đột phá sản
Trang 27xuất kinh doanh, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm được giá thành.
2.3.2 Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa kỳ.
Năm 2005, Hanosimex đã đầu tư thêm 165 tỷ đồng cho các dự án mở rộng nhà máy sợi và đổi mới dây chuyền sản xuất ống giấy; dự án đầu tư thêm một xí nghiệp chuyên may hàng dệt kim thời trang Ngoài ra, công ty cũng đầu tư hoàn thiện và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng quản lý từ khâu sản xuất đến công tác điều hành kinh doanh.
Việt Nam đã gia nhập WTO, các rào cản về thương mại, hạn ngạch xuất khẩu được dỡ bỏ, việc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược mới trong sản xuất cũng như kinh doanh để tăng sức cạnh tranh trên mọi thị trường, từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu, mà Mỹ là một thị trường quan trọng.
Hiện nay, Hanosimex đã và đang triển khai nhiều kế hoạch cho các dự án đầu tư để tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập Trong đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho một số xí nghiệp dệt may với lớn với các công nghệ sản xuất hiện đại nhất hiện nay; đầu tư vào dự án nhà máy sợi mới có công suất 16.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD… Đây là những dự án đầu tư chiến lược để Hanosimex thực sự là một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may Việt Nam, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu, nhất là với những thị trường khó tính như Hoa kỳ.
Trang 282.3.3 Hoạt động quản lý chất lượng
Phương châm chất lượng của công ty là : “ Chất lượng sản phẩm là sự sống còn với công ty” Tổng công ty Dệt May Hà nội đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 ISO 9002 là tấm vé đầu tiên để công ty có thể xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường Hoa kỳ Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng này đã giúp công ty có được sự tin tưởng của khách hàng, nâng cao uy tín của công ty và tăng khả năng thu lợi nhuận cho công ty nhờ sử dụng tốt nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, cải tiến các biện pháp kiểm soát các quá trình sản xuất đồng thời tạo thói quen làm việc hiệu quả cho cán bộ công nhân viên.
Cùng với ISO 14000, công ty cũng đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 – tiêu chuẩn về điều kiện lao động do tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế đưa ra giám sát nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng Tiêu chuẩn SA 8000 không những là công cụ đắc lực giúp công ty xuất khẩu sản phẩm may sang Mỹ mà nó còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông qua các tác động cụ thể như: thu hút sự nhìn nhận, sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng, tăng cường khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường Và cuối cùng, công ty không phải tốn nhiều chi phí, thời gian và công sức vị không phải trải qua những đợt kiểm tra liên ngành, kiểm tra chéo và thanh tra về lao động.
2.3.4 Hoạt động Marketting trên thị trường Hoa kỳ.
Tổng công ty Dệt May Hà nội đã thực hiện nhiều biện pháp Marketing nhằm đẩy manh xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường Hoa kỳ.
2.3.4.1 Biện pháp xúc tiến, quảng cáo.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty trong cơ chế thị trường Chính sách này có phù hợp
Trang 29hay không sẽ quyết định tính thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Các hình thức công ty đã áp dụng trong chính sách xúc tiến bán hàng là: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, chào hàng trực tiếp, marketing trực tiếp.
Hiện nay công ty đang tăng cường thực hiện các hoạt động quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện như: báo, tạp chí kinh tế, catalogue thương mại, internet để quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty Hàng năm công ty đã chi cho hoạt động này khoảng 400 triệu Tuy nhiên hình thức này vẫn chưa đem lại doanh số bán hàng cao Vì thế công ty đã có dự định trong các năm tới sẽ thực hiện biện pháp quảng cáo mạnh hơn như: quảng bá sản phẩm bằng cách giới thiệu hoặc tài trợ cho các chương trình thời trang để tìm kiếm khách hàng mới Tuy biện pháp này có hiệu quả cao song chi phí rất tốn kém.
Đối với sản phẩm sợi, đây không phải là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp mà là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp Dệt Do đó Tổng công ty Dệt May Hà nội đã hướng vào các doanh nghiệp, đồng thời nêu được ưu điểm của sản phẩm sợi trong công ty với đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, Tổng công ty cũng đã tiến hành in catalogue giới thiệu thông tin một cách đầy đủ hơn về mặt hàng sợi mà công ty sản xuất, gửi tới các đối tượng và đối tác trong ngành dệt.
Đối với sản phẩm Dệt kim, khăn bông… là những sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Vì vậy nhiệm vụ quảng cáo là phải làm sao để nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty trở nên quen thuộc với khách hàng Do vậy Tông công ty đã tham gia các hội trợ triển lãm, tổ chức các hội chợ khách hàng hàng năm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vào những dịp đặc biệt Tổng công ty có thể
Trang 30bán hàng khuyến mại, tặng quà tham gia tài chợ cho các hoạt động như thể thao, trình diễn thời trang…
2.3.4.2 Hoạt động định vị, tìm kiếm thị trường và dự báo nhu cầu khách hàng
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt May Việt Nam, với hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ, tiên tiến, Tổng công ty Dệt May Hà nội đã đưa ra những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành Tổng công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ gắn bó với nhiều bạn hàng ở thị trường Hoa kỳ.
Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin hiện nay, công ty đã khai thác tích cực lợi thế của internet để quảng cáo, chào bán các mặt hàng may Đây cũng là một trong các biện pháp tăng cường xuất khẩu trực tiếp của công ty Công ty đã thiết kế trang web: www.hanosimex.com để thuận tiện cho việc giới thiệu các mặt hàng của công ty Nhờ trang web này mà công ty có thêm nhiều giao dịch với khách hàng, đặc biệt khách hàng ở thị trường xuất khẩu, và nhờ đó, nhiều hợp đồng được ký kết Mặt khác giao dịch qua internet cũng giúp cho công ty giảm nhiều chi phí và thời gian đàm phán, tăng hiệu quả kinh doanh.
Để thực hiện tốt chính sách xúc tiến bán hàng, công ty đã đặc biệt đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp Công ty còn trang bị kiến thức về pháp luật, tiếng anh, tin học cho các cán bộ nhân viên phòng thương mại và xuất nhập khẩu bằng việc khuyến khích cán bộ tham gia các lóp đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học ở các trung tâm có uy tín và đào tạo có chất lượng và cấp 100% học phí Cán bộ nhân viên ở hai phòng này thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường và các đối tác mà mình đảm nhận.
2.3.4.3 Chính sách sản phẩm
Trang 31Chính sách sản phẩm là chính sách quan trọng hàng đầu trong chiến lược marketing hiện nay của công ty Từ những thông tin tìm hiều về thị trường Hoa kỳ, công ty thiết kế và tạo mẫu về kiểu dáng quần áo, sử dụng chất liệu phù hợp Sau đó công ty cho sản xuất thử mỗi lô tối đa là 6300 sản phẩm để chào hàng hoặc công ty tung ra thị trường những loại sản phẩm này để tìm thông tin phản hồi từ phía khách hàng thông qua các nhân viên tiếp thị có kinh nghiệm Từ đó dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị rường Hoa Kỳ, công ty sẽ quyết định sản xuất tiếp hay không và nếu tiếp tục sản xuất thì với số lượng là bao nhiêu.
Để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Hoa kỳ công ty đã áp dụng các phương thức thiết kế mẫu sau:
- Thiết kế mẫu mới: trong điều kiện kinh doanh mang tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay đòi hỏi công ty phải đưa ra được những sản phẩm có mẫu mã mới Nếu công ty chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống thì chắc chắn kinh doanh sẽ thất bại Nguyên nhân ở đây là do đặc điểm của sản phẩm may có tính thời vụ và thị hiếu thay đổi liên tục của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ nên chu kỳ sống của sản phẩm cũng bị rút ngắn Tuy nhiên hiện nay công ty chưa có phòng chuyên trách nghiên cứu và thiết kế mẫu mà công việc này được giao cho 3 phòng vì thế rất khó thực hiện và đạt hiệu quả chưa cao.
- Sao chép sản phẩm của các hãng nổi tiếng tại thị trường xuất khẩu : Đây là phương pháp công ty đang sử dụng nhiều do chi phí cho hoạt động này thấp và có thể khắc phục được những nhược điểm của phương thức trên Tuy nhiên áp dụng hình thức này cũng phải gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh do xu hướng thay đổi nhanh chóng trên thị trường Mặt khác nếu công ty sao chép quá nhiều sẽ làm mất hình ảnh riêng biệt của sản phẩm trên thị trường Hoa kỳ.
Trang 322.3.4.4 Chính sách giá bán
Mặc dù giá bán sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà nội bị chi phối và kiểm soát bởi khung giá của Bộ tài chính nhưng công ty có thể áp dụng các phương pháp định giá linh hoạt theo hệ số cho từng thời kỳ nhất định Đồng thời công ty có thể sử dụng chiến lược phân biệt giá trên thị trường Hoa kỳ Theo đó, công ty sử dụng chiên lược này theo khối lượng mua hàng và phương thức thanh toán: Khách hàng nào mua số lượng nhiều trên 50.000 sản phẩm dệt kim, khăn sẽ được chiết khấu 0.05% trên 100 tấn sơn sẽ được chiết khấu 0,01% theo giá bán ra, hay thanh toán nhanh trả ngay bằng tiền mặt sẽ được trừ 1.5% số tiền phải thanh toán Ngoài ra đối với những nhóm khách hàng khác nhau như: khách quen, các đơn vị, kinh tế thuộc tổ chức trường học… công ty sẽ bán với mức giá thấp hơn mức thông thường hoặc có thể trả chậm nhưng phải đặt cọc trước Việc làm giá phân biệt thể hiện sự phản ứng linh hoạt trong những điều kiện khác nhau Mục tiêu của hình thức này nhằm kích thích vào nhu cầu tất cả các nhóm khách hàng có đặc điểm khác nhau để phát triển và mở rộng thị trường.
Biểu số 2.8: Giá bán một số sản phẩm quần áo trên thị trường Hoa kỳ:
Đơn vị: USD
Trang 33Bộ thể thao trẻ em 8-11 Theo cỡ
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu
2.3.4 Hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là một lợi thế mạnh của Tổng công ty Dệt May Hà nội Hiện nay công ty có trình độ lao động đông đảo và có trình độ cao Số lượng lao động luôn ổn định trong các năm gần đây Các lao động luôn được đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày nay.
Biểu số 2.9: Số lượng lao động trong những năm qua
Đơn vị: Người
Lao động bình quân
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Trong đó, nếu phân theo độ tuổi thì ta có bảng thống kê sau:
Biểu số 2.10: Thống kê lao động theo độ tuổi
Tổng CBNV1.CB quản lý2 CB kỹ thuật3 Mỹ thuật CN
662824-
Trang 344 Ngành khác5 Công nhân
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết nguồn lao động của công ty đều ở độ tuổi trẻ, có 2179 người dưới 30 tuổi, 1890 người ở độ tuổi 30-40, còn lại 1122 người ở độ tuổi 40-50 và trên 50 thì chỉ có 66 người Đạt được điều này là do công ty trong những năm gần đây có chính sách trẻ hóa đội ngũ lao động, nhằm tăng khả năng sáng tạo và phát triển, đồng thời giúp cho quá trình đào tạo của công ty đạt hiệu quả cao hơn Việc có một đội ngũ lao động trẻ sẽ giúp việc tiếp thu các công nghệ mới được tốt hơn, đồng thời đó cũng là tiềm năng trong việc đưa ra các sáng kiến, tạo bầu không khí làm việc thoái mái, nhiệt tình Đây là một trong những điều kiện để tăng năng suất lao động
Để tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, Tổng công ty Dệt May Hà Nội thường xuyên làm tốt công tác đào tạo mới, đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, nâng cao tay nghề và kỹ năng cho lực lượng công nhân, công nghệ, kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm Nhằm đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ, công nhân cho mô hình quản lý mới, công ty đã chi một số tiền đáng kể tổ chức 26 lớp đào tạo nghề mới cho 588 người, tổ chức 116 lớp đào tạo nghề thứ 2 và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho 2.438 lượt cán bộ, công nhân, đồng thời tổ chức 54 lớp chuyên tu cho 528 lượt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân giỏi đi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý kinh tế - kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị đầu ngành ở trong nước và nước ngoài Nhờ đó, hiện nay Tổng công ty Dệt May Hà nội đã có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm và có trách nhiệm cao, đủ khả năng tiếp nhận, quản lý, vận hành hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đạt hiệu quả trong tiến trình đầu tư