Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
712,64 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Một sốgiảiphápnhằmđẩymạnh
hoạt độngxuấtkhẩusảnphẩmdứa
của TổngcôngtyRauquảviệtnam
Lời mở đầu
Toàn cầu hoá là xu thế củaquá trình phát triển kinh tế thế giới. Lịch sử đã
chứng minh rằng, không một quốc gia nào bằng chính sách đóngcửa lại phát triển
nền kinh tế trong nước. Với thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay thì sự hội nhập
là cần thiết. Mỗi một quốc gia muốn phát triển nhanh, mạnh thì phải hội nhập với
nền kinh tế thế giới để có thể tận dụng có hiệu quả tất cả các thành tựu khoa học kỹ
thuật của loài người đã đạt được. Đồng thời sự phân công lao động sẽ giúp mỗi
nước phân bổ nguồn lực một cách có lợi nhất.
Việt Nam, với chính sách đổi mới mở cửa, đã tạo ra những cơ hội to lớn cho
các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó là sự cạnh tranh cũng ngày gay gắt và khóc
liệt. Trong cơ chế thị trường, sự đào thải là rất lớn. Đối với các doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta hiện nay khi bước vào cơ chế thị trường đã gặp không ít khó khăn
trong hoạtđộngsảnxuất kinh doanh và đã có không ít các doanh nghiệp đã phải
giải thể, phá sản do làm ăn thua lỗ.
Trong bối cảnh đó, TổngcôngtyRauquảViệtNam đã có nhiều cố gắng trong
hoạt độngsảnxuất kinh doanh, đặc biệt là trong hoạtđộngxuất khẩu. Biết khai thác
mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, từng
bước đổi mới và nâng cao hiệu quảsảnxuất kinh doanh, xuấtkhẩu Trong thời
gian qua, Tổngcôngty đã đạt được những kết quả nhất định, làm ăn ngày càng có
lãi và hiệu quảsảnxuất kinh doanh ngày một nâng cao. Tuy nhiên, Tổngcôngty đã
gặp không ít khó khăn trong hoạtđộngsảnxuất kinh doanh mà đặc biệt là trong
hoạt độngxuấtkhẩu mặt hàng dứa-một mặt hàng chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn
trong hoạtđộngxuấtkhẩucủaTổngcông ty.
Sau gần 3 tháng thực tập tại TổngcôngtyRauquảViệt Nam, nhận thức được
tầm quan trọng của mặt hàng dứa. Do vậy em chọn đề tài: “giai phapdaymanh
xuat khau mat hang dua tai tongcongtyrauquavietnam ”
Mục đích nghiên cứu: Dựa vào kết quả phân tích về thực trạng xuấtkhẩu mặt
hàng dứacủaTổngcông ty, đưa ra những giảipháp cũng như những kiến nghị
nhằm đưahoạtđộngxuấtkhẩudứacủaTổngcôngty ngày càng nâng cao và có
hiệu quả hơn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mặt hàng dứaxuấtkhẩucủaTổngcôngty
Rau quảViệt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Là hoạtđộngxuấtkhẩu mặt hàng dứacủaTổngcôngty
Rau quảViệt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trên cơ sở
phân tích thực trạng hoạtđộngxuấtkhẩudứacủa Tổgn côngtyRauquảViệt Nam.
Thời gian nghiên cứu: 15 tuần thực tập tại TổngcôngtyRauquảViệtNam
Chuyên đề của em được chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về xuấtkhẩu hàng hoá của doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường
Chương II: Thực trạng hoạtđộngxuấtkhẩudứacủatổngcôngtyrau
quả việtnam
Chương III: Mộtsốgiảiphápnhằmđẩymạnhhoạtđộngxuấtkhẩusản
phẩm dứacủaTổngcôngtyRauquảviệtnam
Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thừa Lộc, Ths Nguyễn Anh Tuấn cùng
các cô chú tại phòng XNK I đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Chương i
lý luận chung về xuấtkhẩu hàng hoá của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
I. xuấtkhẩu và vai trò củahoạtđộngxuấtkhẩu
1. Khái niệm
Hoạt độngxuấtkhẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với
một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Mục đích củahoạtđộngxuất nhập khẩu là
khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế, và khi
trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia
vào hoạtđộng này.
Hoạt độngxuấtkhẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời
gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn, song nó cũng có thể kéo dài hàng
năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó
diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuấtkhẩu hàng tiêu dùng
cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các
hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
Hoạtđộngxuấtkhẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, đã xuất
hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi
hàng song ngày nay xuấtkhẩu được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:
xuất khẩu trực tiếp,xuất khẩuqua trung gian, buôn bán đối lưu, xuấtkhẩu ủy thác,
xuất khẩu theo nghị định thư
2. Vai trò củahoạtđộngxuấtkhẩu
2.1 Đối với doanh nghiệp
Mục tiêu của các doanh nghiệp là bán được hàng và thu lợi nhuận và thị
trường thế giới là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ hàng.
Thông quaxuấtkhẩu doanh nghiệp có thể đem lại những lợi ích như:
Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng sảnphẩm - những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp
phải hình thành một cơ cấu sảnxuất phù hợp với thị trường. Xuấtkhẩu buộc các
doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng
thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sảnxuất không những về chiều rộng mà cả
về chiều sâu. Do đó doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu trong hoạtđộng
xuất khẩu, đặc biệt là mục tiêu lợi nhuận.
Ngoài ra, sảnxuất hàng xuấtkhẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao
động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, tạo ra ngoại tệ để nhập máy móc
thiết bị hiện đại phục vụ cho sảnxuất hàng xuấtkhẩu và đem lại lợi nhuận cao.
Thông qua các hợp đồng kinh tế các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quan hệ
buôn bán với các khách hàng nước ngoại trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đồng thời
có thể tăng uy tín và vị thế trong thị trường quốc tế
2.2 Đối với quốc gia xuấtkhẩu
Thực tiễn cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là các
nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước ngoài,
vay nợ, viện trợ và thu từ hoạtđộngxuất khẩu. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu
tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử
dụng những nguồn vốn này thì những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi
nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước
ngoài. Bởi vậy, nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn
thu được từ hoạtđộngxuất khẩu. Vì vậy, xuấtkhẩu là hoạtđộng chính tạo tiền đề
cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuấtkhẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập
khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có bốn điều kiện: nhân lực, tài nguyên,
vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ bốn điều kiện đó. Để
giải quyết tình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong
nước chưa có khả năng đáp ứng.
Xuất khẩu thúc đẩyquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và phát triển
sản xuất trong nước. Các nước sẽ sảnxuất nhiều hơn và đi vào chuyên môn hoá
những sảnphẩm hàng hoá mà sẽ đem lại lợi nhuận khi xuất khẩu, khi nền sảnxuất
trong nước phát triển đã thoả mãn được những nhu cầu tiêu dùng trong nước còn
những sảnphẩm thừa có thể đem xuấtkhẩu tới các quốc gia khác không co lợi thế
đối với sảnphẩm đó. Xuấtkhẩu là mộtđộng lực phát triển nền kinh tế xã hội do đó
cúng lam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo một xu hướng chung từ nền nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ. Đẩymạnhhoạtđộngxuấtkhẩu sẽ giúp các nước kém
phát triển (như Việt nam) chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
2.3 Đối với nền kinh tế thế giới
Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này
nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Vì vậy, để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự
cân bằng trong quá trình sảnxuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi
với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo. Ông nói rằng: " Nếu một
quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sảnxuất hầu hết các
loại sản phẩm, thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra
lợi ích của chính mình" . Và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì "quốc gia có
hiệu quả thấp trong sảnxuất các loại hàng hóa sẽ tiến hành chuyên môn hóa sản
xuất và xuấtkhẩu các loại hàng hóa mà việc sảnxuất ra chúng là ít bất lợi nhất và
nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sảnxuất ra chúng có bất lợi lớn hơn". Nói
cách khác, mọi quốc gia đều có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Chuyên môn
hóa làm cho mỗi quốc gia đều khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất,
giúp tiết kiệm được nguồn lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản
xuất hàng hóa và từ đó có thể thu được lợi ích từ hoạtđộngxuất khẩu. Do đó, tổng
sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng, xét về tổng thể thì nền
kinh tế thế giới vẫn có sự tăng trưởng.
3. Các hình thức xuấtkhẩu hàng hóa
3.1 Xuấtkhẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuấtkhẩu hàng hóa, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất,
nhà xuấtkhẩu và các cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp quan hệ với nhau bằng
cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thỏa thuận một cách tự nguyện. Nội
dung thỏa thuận không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không
nhất thiết phải gắn liền với việc bán. Trong giao dịch, người ta làm một loạt các
công việc như nghiên cứu tiếp cận thị trường, người mua hỏi giá và đặt hàng, người
bán chào giá. Sau đó, hai bên hoàn giá chào (mặc cả) và chấp nhận giá, cuối cùng là
ký kết hợp đồng.
3.2 Xuấtkhẩuqua trung gian
Giao dịch qua trung gian là hình thức mà trong đó bên mua và bên bán thông
qua người thứ ba đứng ra thiết lập mối quan hệ và quy định các điều kiện mua bán
và người trung gian được hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thỏa
thuận. Giao dịch qua trung gian hiện nay chiếm khoảng 52% kim nghạch buôn bán
trên thế giới
Giao dịch qua trung gian có các lợi ích như:
Người trung gian thường có nhiều hiểu biết về thị trường, thủ tục pháp lý và
họ cũng có cơ sở vật chất tốt
Có lợi khi sử dụng người trung gian nếu năng lực và nghiệp vụ của bên xuất
khẩu hoặc nhập khẩu còn kém.
Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm là lợi nhuận bị chia sẻ, hoặc doanh
nghiệp không thể chắc chắn tin cậy vào người trung gian.
3.3 Xuấtkhẩu gia công uỷ thác
Trong hình thức này, một bên nhận gia công nhập nguyên liệu hoặc bán thành
phẩm cho bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm, sau đó giao lại cho bên đặt
gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công. Như vậy trong hoạtđộng này hoạt
động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạtđộngsản xuất.
Hình thức này bao gồm các bước:
- Ký hợp đồng với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu.
- Ký hợp đồng gia công ủy thác với đơn vị trong nước.
- Giao nguyên vật liệu gia công theo định mức.
- Thanh toán phí gia công cho đơn vị sảnxuất và nhận phí ủy thác gia công
được hưởng.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng
vẫn thu được nhiều lợi nhuận, rủi ro ít, tận dụng được nguồn lao động ở các nước
khác, việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Nhưng nó cũng đòi hỏi phải có
các cán bộ dày dạn kinh nghiệm và phải làm nhiều thủ tục xuất khẩu.
3.4 Hình thức mua bán đối lưu
Đây là một phương thức giao dịch trong đó kết hợp chặt chẽ giữa xuấtkhẩu và
nhập khẩu. Người bán đồng thời là người mua và lượng hàng trao đổi phải có giá trị
tương đương, nghĩa là hàng hóa hai bên phải được cân bằng cả về mặt hàng, giá cả,
tổng giá trị và điều kiện giao hàng. Ví dụ, mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, hàng
tồn kho đổi lấy hàng tồn kho, nhập hàng với gía CIF thì xuất hàng cũng phải với giá
CIF
Buôn bán đối lưu có hai nghiệp vụ chủ yếu là hàng đổi hàng và nghiệp vụ bù
trừ:
- Nghiệp vụ hàng đổi hàng: hai bên trực tiếp trao đổi với nhau những hàng
hóa có giá trị tương đương và việc giao hàng gần như diễn ra đồng thời.
- Nghiệp vụ bù trừ: hai bên trao đổi hàng hóa với nhau trên cơ sở quan hệ giá
trị hàng giao. Đến cuối kỳ hạn, hai bên mới sosổ sách đối chiếu giá trị hàng giao
với giá trị hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng mà còn số dư thì số tiền đó được
giữ lại để chi trả theo yêu cầu của chủ nợ. Nghiệp vụ này là hình thức phát triển
nhanh nhất của buôn bán đối lưu.
- Ngoài ra, trong buôn bán đối lưu còn mộtsố nghiệp vụ khác như nghiệp vụ
mua đối lưu, nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ hoặc giao dịch bồi hoàn.
3.5 Hình thức tạm nhập tái xuất
Đây là hình thức xuấtkhẩu những hàng hóa đã nhập khẩu trước đây nhưng
chưa qua chế biến nhằm mục đích thu lợi nhuận chứ không phải để phục vụ tiêu
dùng trong nước. Để tiến hành được hoạtđộng nay cần phải có ít nhất ba chủ thể
thuộc ba quốc gia khác nhau: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
Hàng hóa đi từ nước xuấtkhẩu sang nước tái xuất rồi sang nước nhập khẩu.
Còn tiền sẽ được nước tái xuất thu từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu.
Trong trường hợp này, nước tái xuất sẽ thu được một khoản chênh lệch giữa khoản
tiền bỏ ra để nhập khẩu và số tiền thu được sau khi xuất khẩu. Ngoài ra họ có thể
hưởng thu nhập do sử dụng đồng tiền chiếm dụng vì đã thu của nước nhập khẩu
nhưng chưa trả cho nước xuất khẩu.
II. hoạtđộngxuấtkhẩucủa doanh nghiệp
1. Nghiên cứu thị trường quốc tế, xác định mặt hàng xuấtkhẩu và thị trường
xuất khẩu
* Nghiên cứu thị trường tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được
quy luật vận độngcủa từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu cung
cấp và giá cả hàng hóa đó trên thị trường, giúp họ giải quyết được những vấn đề của
thực tiễn kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ và khả năng
cạnh tranh hàng hóa. Công việc này bao gồm:
1.1 Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới
Thị trường là phạm trù khách quan gắn liền với sảnxuất lưu thông hàng hóa, ở
đâu có sảnxuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có thị trường. Khi nghiên cứu thị
trường hàng hóa thế giới ta phải nghiên cứu toàn bộ quá trình sảnxuấtcủamột
ngành sảnxuất cụ thể, tức là nghiên cứu cả ở lĩnh vực sản xuất, lưu thông và phân
phối hàng hóa. Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm đem lại sự hiểu biết về quy
luật hoạtđộngcủa chúng. Những quy luật này được thể hiện thông qua những biến
đổi về nhu cầu, cung cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường. Nắm chắc được các quy
luật này ta có thể vận dụng để giải quyết hàng loạt các vấn đề của thực tiễn kinh
doanh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và có những biện pháp thâm nhập,
chiếm lĩnh thị trường.
1.2 Thị trường và các yếu tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên mộtphạm
vi thị trường nhất định. Nhưng nó không xác định mà thay đổi do những nhân tố
tổng hợp trong những giai đoạn nhất định. Có thể chia làm ba nhóm nhân tố ảnh
hưởng tới dung lượng thị trường:
- Nhóm 1: Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi có tính chất
chu kỳ như sự vận độngcủa tình hình kinh tế các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước phương tây, tính chất thời vụ trong quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông
hàng hóa
- Nhóm 2: Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi dung lượng thị
trường như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các biện pháp, chính sách của
Nhà nước, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, ảnh hưởng của hàng hóa thay
thế
[...]... II - Côngty thực phẩmxuấtkhẩu Bắc Giang - Côngtyrauquả Sa Pa - Côngtyrauquả Hà Tĩnh - Côngty giao nhận kho vận rauquả - Côngty thực phẩmxuấtkhẩu Hưng Yên Ngoài ra Tổngcôngty còn có 3 côngty liên doanh: + Côngty DONA + Côngty TOVECAN + Côngty LUVECO biểu 1: Bộ máy tổ chức củaTổngcôngtyRauquảViệtNam Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc I Phó Tổng. .. khẩurauqủa II - Côngtyxuất nhập khẩurauquả III - Côngty vật tư và xuất nhập khẩu - Côngty giao nhận và xuấtkhẩu Hải Phòng - Côngtysảnxuất và xuất nhập khẩurauquả Sài Gòn - Nhà máy thực phẩmxuấtkhẩuNam Hà - Côngty chế biến thực phẩmkhẩu Quãng Ngãi - Côngty thực phẩmxuấtkhẩu Tân Bình - Côngty thực phẩmxuấtkhẩuĐồng Giao - Côngty chế biến thực phẩmxuấtkhẩu Kiên Giang - Nông... trạng hoạtđộngxuấtkhẩudứacủatổngcôngtyrauquảviệtnam I khái quát về TổngcôngtyRauquảviệt nam- vegetexco 1 Quá trình hình thành và phát triển củaTổngcôngtyRauquảViệtNam Tên doanh nghiệp: TổngcôngtyRauquảViệtNam Tên giao dịch quốc tế: VietNam Vegetable and fruit Corporation Tên giao dịch quốc tế: VEGETEXCO Địa chỉ trụ sở chính: Số 2 - Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội Tổng công. .. hội, đẩymạnh đầu tư, mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ những khó khăn, Tổngcôngty cơ bản hoàn thành giai đoạn I của dự án đầu tư (1998-2000) đưaTổngcôngty phát triển lên một tầm cao mới 2 Cơ cấu tổ chức của Tổng côngtyRauquảViệtNamTổngcôngtyRauquảViệtNam là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổngcôngty có 1 doanh nghiệp hoạtđộng công. .. năng xuấtkhẩu ngày càng mở rộng thị trường cũng như tăng khối lượng xuấtkhẩu + Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là chức năng quyết định của Tổng côngtyRauquảViệtNam Chức năng này phản ánh thực chất kết quảhoạtđộng kinh doanh củaTổngcôngty * Nhiệm vụ của Tổng côngtyRauquảViệtNam Căn cứ Quyết định số 395 NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng. .. sảnxuất và kinh doanh rauquả sạch ở nước ta Tận dụng khả năng thiết bị đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, mộtsốcôngty thành viên còn tiến hành sảnxuấtmộtsốsảnphảm phụ khác như: bao bì nhãn mác cho các doanh nghiệp khác II đánh giá chung về Tình hình hoạtđộng kinh doanh của Tổng côngtyRauquảViệtNam trong những nămqua Mỗi một doanh nghiệp, mộtcôngty khi tiến hành hoạtđộngsản xuất. .. trình hoạtđộngcủa Tổng côngtyRauquảViệtNam Chức năng này hoạtđộng có hiệu quả thì mới tạo điều kiện cho các chức năng tiếp theo có nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho khách hàng Sảnphẩmđưa ra thị thường có chất lượng cao hay thấp thì nguyên liệu chính này cần được đảm bảo Chức năng sảnxuấtsảnphẩm nông nghiệp là chức năng cơ bản nhất củaTổngcôngtyRauquảViệt Nam, do đó Tổngcông ty. .. đông lạnh - Rauquảđóng hộp - Sảnphẩm nước quả cô đặc - Rauquả muối - Rau quả, gia vị sấy khô Sảnphẩm cụ thể củaTổngcôngtysảnxuất và chế biến rất đa dạng như: dứa, vải quả, cam quả, rau đậu đỗ các loại, mía đường, chè búp tươi, hạt điều, lương thực Ngoài ra Tổngcôngty còn kinh doanh giống rau, quả (như giống hoa phong lan các loại, giống ớt, cà chua, dưa chuột bao tử ) Tổngcôngty cũng là... vụ và lãnh đạo Tổngcôngty quản lý các hoạtđộng chung của tất cả các côngty thành viên củaTôngcôngty + 7 phòng xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp và một xí nghiệp gia công chế biến rauquả mang tính chất sảnxuất kinh doanh như các côngty thành viên khác nhưng trực thuộc và hạch toán phụ thuộc vào côngty + 17 côngty thành viên hạch toán kinh doanh độc lập (trong đó có côngty trước đây là... đốc I Phó Tổng giám đốc II Phó Tổng giám đốc III 3 Chức năng nhiệm vụ củaTổngcôngtyRauquảViệtNam *) Tổ chức sảnxuất kinh doanh củaTổngcôngty + Côngty giống rauquả là một doanh nghiệp hoạtđộngcông ích, ngoài ra còn có các văn phòng mang tính chất chủ yếu về nghiệp vụ và quản lý như: văn phòng, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế toán tài chính, phòng quản lý sảnxuất kinh doanh phòng tư vấn . trạng hoạt động xuất khẩu dứa của tổng công ty rau
quả việt nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản
phẩm dứa của Tổng công.
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa
của Tổng công ty Rau quả việt nam
Lời mở đầu
Toàn cầu hoá là xu thế của