Nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC

Kết quả kinh doanh thời gian qua

Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Tổng công ty Dệt May Hà Nội luôn tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Doanh thu của công ty tăng là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng sợi, dệt, may qua các năm đều tăng.

NỘI THỜI GIAN QUA

Kết quả xuất khẩu chung của Tổng công ty

Nếu so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành Dệt May thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hanosimex trong những năm qua là con số đáng ghi nhận (tốc độ tăng trưởng của trung bình của ngành Dệt may khoảng 20%, dự kiến năm 2008 tăng 23% ). Hiện nay Tổng công ty đã có thêm một số bạn hàng mới như Resources, Lifung, sanmar, Vinatex Hồng Công ký hợp đồng mua sản phẩm cung ứng trên nhiều thị trường có sức mua lớn của thế giới.

Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua

Ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tồn tại 2 hình thức xuất khẩu là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp FOB (Free on board ). Ở Tổng công ty Dệt May Hà nội áp dụng hình thức FOB trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường quốc tế, bởi vậy giá trị xuất khẩu thu về rất cao.

Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ của Tổng công ty những năm qua

Những hoạt động công ty đã thực hiện để xuất khẩu sản phẩm may sang thị trường Hoa Kỳ

Ngoài việc sắp xếp lại sản xuất cho hợp lý từ công ty mẹ đến công ty con, Hanosimex đã di dời các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất vải dệt kim vào các khu công nghiệp nhằm mở rộng năng lực, kết hợp hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng vải cho các xí nghiệp may quần áo phục vụ cho xuất khẩu, mà thị trường trọng điểm là Hoa kỳ. Trong đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho một số xí nghiệp dệt may với lớn với các công nghệ sản xuất hiện đại nhất hiện nay; đầu tư vào dự án nhà máy sợi mới có công suất 16.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD… Đây là những dự án đầu tư chiến lược để Hanosimex thực sự là một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may Việt Nam, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu, nhất là với những thị trường khó tính như Hoa kỳ. Áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng này đã giúp công ty có được sự tin tưởng của khách hàng, nâng cao uy tín của công ty và tăng khả năng thu lợi nhuận cho công ty nhờ sử dụng tốt nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, cải tiến các biện pháp kiểm soát các quá trình sản xuất đồng thời tạo thói quen làm việc hiệu quả cho cán bộ công nhân viên.

Để tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, Tổng công ty Dệt May Hà Nội thường xuyên làm tốt công tác đào tạo mới, đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, nâng cao tay nghề và kỹ năng cho lực lượng công nhân, công nghệ, kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm. Nhằm đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ, công nhân cho mô hình quản lý mới, công ty đã chi một số tiền đáng kể tổ chức 26 lớp đào tạo nghề mới cho 588 người, tổ chức 116 lớp đào tạo nghề thứ 2 và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho 2.438 lượt cán bộ, công nhân, đồng thời tổ chức 54 lớp chuyên tu cho 528 lượt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân giỏi đi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý kinh tế - kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị đầu ngành ở trong nước và nước ngoài.

Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty sang thị trường Hoa Kỳ

Bên cạnh đó, do đặc thù của công nghiệp may là sử dụng nhiều lao động giản đơn, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, do đó có thể khẳng định cho dù còn nhiều hạn chế song nguồn nhân lực vẫn đang là một lợi thế cơ bản và quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ trong thời gian tới của Tổng công ty. Từ ngày 11/2/2007, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt may Hoa kỳ, Bộ thương mại nước này đã đưa ra một rào cản mới đó là việc xây dựng cơ chế giám sát nhập khẩu và tự khởi động điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt nam xuất khẩu vào Hoa kỳ. Mặc dù cơ chế này chỉ đánh giá khối lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ 6 tháng/lần nhưng đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng vào thị trường này, làm cản trở đầu tư nâng cấp năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, ngăn cản các khách hàng Hoa kỳ đặt hàng từ Việt Nam.

Bộ Thương mại Hoa kỳ chưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của Chương trình giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như không giảm bớt mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chí điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi. Thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại các doanh nghiệp Dệt May Việt nam, cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng Dệt May, trong đó có Tổng công ty Dệt may Hà nội trong những năm tới.

HOA KỲ

    Các nhà cung cấp này muốn tiêu thụ được hàng của mình thì phải bỏ ra một chi phí rất lớn để trực tiếp hoặc thông qua các công ty tiếp thị tạo dựng một thương hiệu riêng được người tiêu dùng chấp thuận, nếu không họ phải chấp nhận sản phẩm của mình gắn những thương hiệu đã có uy tín trên thị trường và tất nhiên nhà sản xuất cũng phải trả phí thuê thương hiệu cũng như đáp ứng một số điều kiện về chất lượng, giá cả của người cho thuê nhằm đảm bảo uy tín của họ. Một mặt tổ chức sản xuất, khai thác tốt năng lực của các dây chuyền công nghệ để phục vụ xuất khẩu, mặt khác đáp ứng được yêu cầu của may xuất khẩu, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, giảm nhập khẩu nguyên liệu, đảm bảo sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty đáp ứng được xu thế tiêu dùng và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Hoa kỳ. - Nhà nước nên tạo điều kiện cho các hoạt động như tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường Mỹ trong mức độ cho phép, tổ chức giới thiệu hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ thông qua các hội chợ, triển lãm, cung cấp thông tin về thị trường Mỹ cũng như các đặc điểm kinh tế - xã hội, quy định luật pháp, chính sách thương mại của thị trường này cho các doanh nghiệp.

    Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, Tổng công ty cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản ly, giảm tiêu hao năng lượng trong sản xuất ( thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực ), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Để phát huy tối đa năng lực Tổng công ty cần mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài , hình thành nên một bộ phận liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài với những thế mạnh về công nghệ và vốn đầu tư, cho phép công ty đa dạng hóa chủng loại sản phẩm cũng như việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong việc sản xuất và xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa về sản phẩm may trên thị trường Hoa kỳ. Với tư cách là một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp trong toàn ngành, Hiệp hội phải tăng cường hoạt động góp phần từng bước khắc phục những yếu kém hiện nay trong toàn ngành dệt may Việt Nam, nên cố gắng tạo lập thị trường nội địa lành mạnh, tạo điều kiện để cùng nhau phát triển, cùng liên kết hợp tác đối phó với thị trường nước ngoài, hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh, phân công đầu tư để tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ không cần thiết.

    Để xây dựng hệ thống thông tin này, việc quan trọng là công ty cần phải có sự liên kết, hỗ trợ, khai thác thông tin của các công ty bán lẻ trên thị trường Mỹ, nhanh chóng tiếp cận với phương thức bán hàng qua mạng thông qua việc đưa vào và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp thu thập, dự báo thông tin về thị trường nhanh chóng và có độ chính xác cao nhất.