Giải pháp đầu tư phát triển công nghệ của các nhà máy dệt đáp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 49 - 50)

của may xuất khẩu.

Máy móc thiết bị, công nghệ của Tổng công ty Dệt may Hà nội chủ yếu được nhập từ những năm 1980. Nếu so với trong nước thì hệ thống này tương đối đồng bộ và tiên tiến, nhưng so với trình độ chung của thế giới thì chỉ thuộc loại trung bình, thậm chí còn lạc hậu. Sản phẩm dệt không đáp ứng được yêu cầu của của sản phẩm may xuất khẩu. Trong khi hiện nay, nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may trên thị trường Hoa kỳ đang có xu thế hướng mạnh sang những sản phẩm dệt kim, đặc biệt là các hàng may mặc. Điều này có thể thấy thông qua cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm qua chủ yếu sản phẩm may mặc dệt thoi.

Để tranh thủ cơ hội mới và bắt kịp với xu thế tiêu dùng của thị trường Hoa kỳ, các nhà máy dệt cần có những bước đi mạnh dạn về đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm cải thiện chất lượng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm ngành dệt. Một mặt tổ chức sản xuất, khai thác tốt năng lực của các dây chuyền công nghệ để phục vụ xuất khẩu, mặt khác đáp ứng được yêu cầu của may xuất khẩu, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, giảm nhập khẩu nguyên liệu, đảm bảo sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty đáp ứng được xu thế tiêu dùng và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Hoa kỳ.

Vì vậy trước mắt Tổng công ty cần xem xét và đánh giá cụ thể về thực trạng công nghệ và trang thiết bị của các nhà máy dệt để từ đó có kế hoạch đầu tư hợp lý. Để việc đầu tư có hiệu quả, cần xem xét và lựa chọn những những máy móc, thiết bị cần hiện đại hóa. Tổng công ty có thể phối hợp với các doanh nghiệp dệt may trong nước để tận dụng và khai thác tối đa năng lực sản xuất của máy móc và các trang thiết bị, tránh tình trạng dư thừa, lãng phí.

Do đặc điểm sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ chủ yếu là thành phẩm ( hàng may mặc và các sản phẩm khăn ), việc đầu tư đổi mới công nghệ của các nhà máy dệt trước hết phải chú trọng nâng cấp và đầu tư mới các trang thiết bị như dây chuyền nhuộm, in, máy dệt kim khổ rộng. Đồng thời ứng dụng các kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin trong dây chuyền sản xuất và hệ thống điều khiển để đảm bảo sản xuất và cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao cho may xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của Tổng công ty Dệt May Hà Nội sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w