BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN ĐỀ TÀI LIÊN HỆ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VINAMILK

45 10 0
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN ĐỀ TÀI LIÊN HỆ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VINAMILK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ω BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CĂN BẢN ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VINAMILK Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Minh Xuân A G E HÀ NỘI,1 2021 0 A G E 1 0 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 A CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4 1 Động lực làm việc và vai trò của động lực làm việc của người lao động 1.1 Khái niệm 4 4 1.2 Vai trò của động lực làm việc của người lao động 4 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc 5 2 Các biện pháp tạo động lực cho người lao động 6 2.1 Tạo động lực thông qua các khoản thu nhập (Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp…) 6 2.2 Tạo động lực thông qua công việc 6 2.3 Tạo động lực thông qua cơ hội học tập, thăng tiến 6 2.4 Tạo động lực thông qua sự tham gia của người lao động 7 2.5 Tạo động lực thông qua môi trường làm việc thuận lợi 7 B CÁC BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VINAMILK 1 Giới thiệu về công ty Vinamilk 7 7 2 Các biện pháp tạo động lực của Vinamilk 11 2.1 Tạo động lực theo các khoản lương thưởng 11 2.2 Tạo động lực thông qua công việc 11 2.3 Tạo động lực thông qua học tập và thăng tiến 13 2.4 Tạo động lực thông qua sự tham gia của người lao động 14 2.5 Tạo động lực thông qua môi trường làm việc thuận lợi 14 3 Đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động của Vinamilk 18 4 Đề xuất giải pháp 19 KẾT LUẬN 21 A G E 1 0 LỜI MỞ ĐẦU Nguồn nhân lực có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay với mỗi quốc gia Đây là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực Ở nước ta, nền kinh tế đang trên con đường hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới Các doanh nghiệp muốn phát triển cũng cần phải có những chính sách phù hợp với xu hướng nền kinh tế hiện tại Để có thể làm được điều đó, các công ty cần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản trị nhân lực Trong đó, tạo động lực làm việc cho nhân viên là một việc cần thiết mà các nhà quản trị cần làm để tạo điều kiện cho sự phát triển lâu dài của công ty Với tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực, nhóm 11 đã quyết định chọn đề tài “Liên hệ tạo động lực làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp tại Việt Nam” Với đề tài này, nhóm đã lựa chọn công tác tạo động lực làm việc tại Vinamilk để từ đó rõ hơn về quản trị nhân lực Bên cạnh đó, nhóm cũng đưa ra những giải pháp, ý kiến để hoàn thiện về công tác này hơn A G E A CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 0 1 Động lực làm việc và vai trò của động lực làm việc của người lao động 1.1 Khái niệm - Động lực làm việc là những gì mong muốn, khao khát của người lao động được kích thích để họ nỗ lực hoạt động nhằm đạt dược những mục tiêu nhất định của cá nhân và tổ chức - Tạo động lực làm việc là quá trình xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá các chường trình, biện pháp tác động vào những mong muốn, khát khao của người lao động nhằm thúc đẩy họ làm việc để đạt dược các mục tiêu cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp 1.2 Vai trò của động lực làm việc của người lao động a, Đối với người lao động: - Cải thiện thu nhập và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Tạo động lực làm việc là yếu tố thúc đẩy người lao động làm việc hăng say tích cực, qua đó nâng cao được chất lượng công việc, tăng năng suất lao động và nhờ đó thu nhập của họ được tăng lên Thu nhập tăng thì người lao động có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu của mình - Kích thích sự sáng tạo của người lao động Khả năng sáng tạo thường được phát huy khi người lao động thấy thực sự thoải mái, thỏa mãn và tự nguyện thực hiện công việc - Tăng sự gắn bó với công việc và với tổ chức, doanh nghiệp Quá trình tạo động lực làm việc giúp người lao động hiểu công việc của mình Khi có động lực làm việc, người lao động cảm thấy yêu thích, hăng say với công việc, có nhiệt huyết với công việc và mong muốn cống hiến hết mình cho công việc b, Đối với doanh nghiệp: - Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Tạo động lực làm việc tốt sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp khai thác tối ưu khả năng, tiềm năng của người lao động, nâng cao hiệu quả và hoàn thành các chi tiêu sản xuất kinh doanh - Hình thành lên đội ngũ lao động giỏi, nhiều phát minh sáng kiến và tâm huyết với tổ chức, doanh nghiệp Đây là yếu tố cốt lõi làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức - Góp phần nâng cao uy tín, làm đẹp hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp nhờ đó thu hút nhiều lao động giỏi về doanh nghiệp A G E 1 0 - Cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị, giữa người lao động với người lao động, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp được lành mạnh, tốt đẹp c, Đối với xã hội: - Tạo động lực làm việc tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế bởi tạo động lực làm việc là điều kiện để tăng năng suất lao động của cá nhân cũng như của doanh nghiệp Mà năng suất lao động tăng làm cho của cải vật chất tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều và do vậy nền kinh tế có sự tăng trưởng - Các thành viên trong xã hội được phát triển toàn diện, có được cuộc sống hạnh phúc, đời sống tinh thần phong phú khi các nhu cầu của họ được thỏa mãn 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ● Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động - Nhu cầu và lợi ích của người lao động - Mục tiêu cá nhân - Thái độ, tính cách cá nhân - Khả năng - Năng lực của cá nhân - Thâm niên, kinh nghiệm công tác ● Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp: - Văn hóa doanh nghiệp - Nhà quản lý và hệ thống Chính sách quản lý nhân sự - Điều kiện làm việc - Tính hấp dẫn của công việc - Mức độ khác nhau về nhiệm vụ, trách nhiệm - Sự phức tạp của công việc - Khả năng thăng tiến trong công việc - Quan hệ trong công việc A G E 1 0 2 Các biện pháp tạo động lực cho người lao động 2.1 Tạo động lực thông qua các khoản thu nhập (Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp…) ● Lương Nhu cầu về có lương, về lương cao, về tăng lương là một nhu cầu luôn thường trực ở người lao động, tùy từng người và tùy từng hoàn cảnh mà nhu cầu này khác nhau Vì vậy, có thể nói rằng lương không phải là tất cả nhưng nó cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét trong những yếu tố về tạo động lực cho người lao động Tổ chức công tác tiền lương và chế độ trả lương hợp lý và công bằng sẽ tạo ra hòa khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển và vì lợi ích bản thân họ ● Thưởng Phần thưởng thực sự là một yếu tố mà các cá nhân rất trân trọng Tiền thưởng là khoản tiền thưởng cho những lao động có thành tích cao hơn so với mức quy định của từng đơn vị hoặc từng doanh nghiệp Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động, tiền thưởng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất, tiết kiệm lao động sống, lao động vật hóa, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc ● Phúc lợi Phúc lợi hay còn gọi là lương bổng đãi ngộ gián tiếp về tài chính, đó là khoản tiền trả gián tiếp cho người lao động ngoài tiền lương và tiền thưởng nhằm hỗ trợ cuộc sống và tinh thần cho người lao động 2.2 Tạo động lực thông qua công việc - Công việc phù hợp với trình độ, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động - Phân công công việc công bằng, rõ ràng - Làm phong phú công việc/Mở rộng công việc - Sự luân chuyển công việc 2.3 Tạo động lực thông qua cơ hội học tập, thăng tiến Nhà quản trị cần phải quan tâm đến nhu cầu học tập và phát triển của người lao động ở các vị trí, chức danh công việc khác nhau, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người lao động A G E 1 0 về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ vừa để tạo động lực cho người lao động và vừa để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết Việc tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cho người lao động phải đảm bảo dựa trên đánh giá thành tích, kết quả thực chất và năng lực thực sự của NLĐ để NLĐ thấy được và có động lực làm việc tốt, tự đem lại cơ hội cho chính mình 2.4 Tạo động lực thông qua sự tham gia của người lao động Doanh nghiệp có thể khuyến khích NLĐ thao gia thiết lập mục tiêu, ra quyết định, giải quyết vấn đề, thiết kế và thực thi các thay đổi của doanh nghiệp Sự trao quyền cho nhân viên đảm nhận sự kiểm soát lớn hơn trong công việc sẽ có tác dụng động viên người lao động rất lớn từ đó khiến họ làm việc năng suất hơn 2.5 Tạo động lực thông qua môi trường làm việc thuận lợi Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố: cơ sở vật chất phục vụ cho công việc, văn hoá nội bộ doanh nghiệp, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, Nếu nhân viên thấy được môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại; có nhiều yếu tố khuyến khích, thúc đẩy cho năng lực nhân viên phát triển thì tự bản thân họ sẽ có thêm động lực, phấn đầu cho công việc và ngược lại nếu môi trường làm việc không được như họ mong muốn thì sẽ dẫn tới tâm lý chán nản, kết quả công việc của nhân viên đạt chất lượng thấp, thiếu niềm tin vào sự phát triển của công ty và việc họ nghỉ việc chỉ là vấn đề thời gian B CÁC BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VINAMILK 1 Giới thiệu về công ty Vinamilk a, Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là: Vietnam dairy Products Joint Stock Company Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại Trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng Tổng số cán bộ - công nhân viên: 4.500 người Chức năng chính: Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước A G E 1 0 Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái quát trong 3 giai đọan chính: ● Giai đoạn 1976 – 1986 Tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975: nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà máy sữa Bột Dielac (Nestle) ● Giai đoạn 1987 – 2005 - Công ty đã khôi phục nhà máy sữa bột Dielac vào năm 1988 với kinh phí 200.000 USD Tháng 8/1993 Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên Tháng 3 năm 1994, nhà máy sữa Hà Nội được khánh thành và đi vào hoạt động sau 2 năm xây dựng - Thời kỳ 1996 – 2005: Công ty đã mở được thị trường xuất khẩu sang các nước Trung đông, các nước thuộc khối Đông Âu, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ Năm 2003, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu - Từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao và phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1,1 đến 6,5 lần; thị phần Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại sản phẩm; xuất khẩu tăng dần theo từng năm: từ 28 triệu USD (1998) lên 168 triệu USD (2002); Tổng sản lượng sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít Một số nhà máy mới được xây dựng: Nhà máy sữa Cần Thơ (tháng 5/2001); Nhà máy sữa Bình Định (tháng 5/2003); Nhà máy sữa Sài gòn (tháng 9/2003); Nhà máy sữa Nghệ An (tháng 6/2005); Nhà máy sữa Tiên Sơn (tháng 12/2005) Cũng trong giai đoạn này công ty thành lập Xí nghiệp Kho vận sài gòn (Tháng 3/2003) nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển, phục vụ khách hàng tiêu thụ sản phẩm Vinamilk ● Giai đoạn 2005 – đến nay Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạt thành tích rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh Công ty nghiên cứu cho ra đời trên 30 sản phẩm mới, xét duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa tươi 100% A G E 1 0 Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang (2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (2009); Trang trại bò sữa Thanh Hóa (2010); Trang trại bò sữa Bình Định (2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng (2011); với tổng lượng đàn bò 5.900 con Năm 2008-2009 các nhà máy sữa: Thống Nhất, Trường Thọ, Sài Gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen “Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn (tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010); 01 Chi nhánh Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội (2010), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc (Tiên Sơn) và phía Nam (Bình Dương), 02 Nhà máy: sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO b, Tầm nhìn sứ mệnh của Vinamilk Để mong muốn, đưa thương hiệu Vinamilk trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu tại Việt Nam, chuyên về những sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe, và tập trung phát triển tốt để phục vụ cuộc sống con người Việt Nam và thế giới trở nên tốt đẹp hơn về sau Đó là một trong những tầm nhìn rất xa mà Mr Tâm Pacific phải học hỏi lấy Đây là tầm nhìn có chiến lược hẳn hoi, chứ không phải nói ra là làm được đâu nhé Vì tại Việt Nam, không phải chỉ có mỗi sữa của Vinamilk là nổi tiếng, mà còn hàng chục thương hiệu đến từ những nhãn hàng sữa của thế giới và trong nước, luôn luôn muốn dè chừng với tầm nhìn này của Vinamilk Bạn tin điều đó có làm được hay không? Khi mà sự cam kết đối với người tiêu dùng hiện nay, bằng trái tim và bằng niềm tin, là sản phẩm của Vinamilk chắc chắn sẽ mang lại giá trị nguồn dinh dưỡng lớn, và đưa sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất Thì đây là thể hiện một sứ mệnh cao cả, mà bản thân công ty Vinamilk phải có trách nhiệm thật sự với mình, với xã hội và con người, thì mới dám làm được điều này Nếu chúng ta phát triển tốt, ... Động lực làm việc vai trò động lực làm việc người lao động 1.1 Khái niệm 4 1.2 Vai trò động lực làm việc người lao động 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc Các biện pháp tạo động lực. .. công tác quản trị nhân lực, nhóm 11 định chọn đề tài ? ?Liên hệ tạo động lực làm việc cho người lao động doanh nghiệp Việt Nam” Với đề tài này, nhóm lựa chọn cơng tác tạo động lực làm việc Vinamilk. .. 2.3 Tạo động lực thông qua học tập thăng tiến Tạo động lực thông qua tham gia người lao động Tạo động lực thông qua môi trường làm việc thuận lợi Đánh giá biện pháp tạo động lực cho người lao động

Ngày đăng: 04/09/2022, 18:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan