1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan

54 461 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 547 KB

Nội dung

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu khách quan của việc lựa chọn đề tài:

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốctế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc mở rộng xuất khẩunhằm tăng ngoại tệ cho ngành tài chính, học tập kinh nghiệm quản lý, sảnxuất, công nghệ để phát huy một cách tối đa tiềm năng của nền kinh tế Đẩymạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích to lớn, không chỉ về kinhtế mà còn về văn hóa, xã hội.

Hiện nay, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu chính là chủ trương kinh tếtrọng điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã được khẳng định tại Đại HộiĐảng VIII thông qua Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính trị Với mục tiêuchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướngvề xuất khẩu, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu,chủng loại xuất khẩu.

Công ty TMCP Gia Phú với thị trường xuất khẩu trọng điểm là ĐàiLoan, kể từ ngày thành lập đã vượt qua một chặng đường gian nan và vất vả.Dưới sự lãnh đạo sáng xuốt cùng sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên Côngty đã đạt được những thành tích nhất định Nhưng không dừng lại ở đó, GiaPhú luôn mang trong mình hoài bão, chọn cho mình một hướng đi thích hợpđể bảo đạm sự tồn tại và phát triển của công ty.

Chính vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài :” Thúc đẩy hoạt động

xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan” với hy

vọng đóng góp một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóara nước ngoài của công ty TMCP Gia Phú nói riêng và Việt Nam nói chung.

Trang 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

2.1.Mục đích nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty TMCP Gia Phúra nước ngoài, trọng điểm là thị trường Đài Loan.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệmvụ sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa sangthị trường Đài Loan của công ty TMCP Gia Phú, từ đó rút ra những thànhcông và những mặt tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại,hạn chế đó.

- Từ định hướng của xuất khẩu hàng hóaViệt Nam và của công tyTMCP Gia Phú, dự báo những cơ hội và thách thức của công ty Gia Phú khixuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan, mở rộng sang thị trường ĐôngNam Á, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa của công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩuhàng tiêu dùng của công ty Gia Phú sang thị trường Đài Loan.

3.2 Phạm vi nghiên cứu- Về mặt hàng: Các mặt hàng xuất khẩu: gạo,

cafe, hạt tiêu,

- Về không gian: Lấy trọng tâm là thị trường Đài Loan - Về thời gian: Từ năm 2006- 2010

Trang 3

4 Kết cấu của đề tài:

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUHÀNG KHÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CTTMCP GIA PHÚ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CTTMCP GIA PHÚ

CHƯƠNG 3: ĐỊNH LÝ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNGHÓA CỦA CT TMCP GIA PHÚ

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNGXUẤT KHẨU HÀNG KHÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CT TMCP GIA PHÚ

1.1/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU:

1.1.1 Khái niệm:

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việcbán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanhtoán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài Theo điều 28,mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việchàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệtnằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy địnhcủa pháp luật.

Hoạt đông xuất khẩu chính là hình thức cơ bản của hoạt động ngoạithương xuất hiện từ lâu và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ

Hoạt động xuất khẩu khác với hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóatrong nước Nếu như với buôn bán nội địa, hàng hóa được vận chuyển trongphạm vi quốc gia, đông tiền thanh toán chủ yếu là đông nội tệ của quốc giađó, các bên chủ thể tham gia hoạt động này có chung quốc tịch thì ngược lại,với hoạt đông xuất khẩu, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua biên giới giữa cácquốc gia, đồng thời đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của một hoặc cả hai bêntham gia, các bên chủ thế phải có quốc tịch của hai quốc gia khác nhau.

1.1.2 Đặc điểm

Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tếnên nó mang những đặc trưng của hoạt động thương maị quốc tế, nó có liênquan đến hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanhtoán quốc tế, vận tải quốc tế Hoạt động xuất khẩu không giống như hoạt

Trang 5

động buôn bán ở trong nước ở đặc điểm là nó có sự tham gia buôn bán củađối tác nước ngoài, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nướcngoài.

Hoạt động xuất khẩu được diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, trong mọiđiều kiện kinh tế xã hội khác nhau Từ xuất khẩu hàng tiêu dùng tới côngnghệ máy móc, dịch vụ Tất cả những hoạt động đó đều mang một mục đíchchung là mang lại lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội cho các quốc gia tham gia Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian Nócó thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, cóthể đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau

Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia Nó khôngchỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sảnxuất trong nước nhờ tích luỹ từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước, phát huy tínhsáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế Kinh doanh xuấtnhập khẩu còn là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý,nhân lực và các nguồn lực khác Ngoài ra hoạt động xuất khẩu còn thúc đẩyquan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nênkinh tế toàn cầu

Một số hình thức xuất khẩu được như xuất khẩu ủy thác, xuất khẩuhàng đổi hàng, xuất khẩu tự doanh, xuất khẩu liên doanh.v v.

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu:

1.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế

Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đềukhẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần cóbốn điều kiện đó là: nguồn nhân lực, vốn, tài nguyên, kỹ thuật công nghệ.

Trang 6

Nhưng hầu hết với các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam hiện nay ) đềuthiếu vốn và kỹ thuật công nghệ Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để cóvốn và công nghệ?

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đối với những quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất làcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn, lạchậu, chậm phát triển Tuy nhiên, quá trình này phải có một lượng vốn lớn đểnhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến

Trên thực tế, để có nguồn vốn nhập khẩu một quốc gia có thể sử dụngnguồn vốn huy động chính như sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ nước ngoài + Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước + Thu từ hoạt động xuất khẩu.

Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không một ai có thểphủ nhận được, song việc huy động chúng không phải là điều rễ dàng Sửdụng nguồn vốn này, các nước đi vay đều phải chịu thiệt thòi và chịu một sốđiều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này

Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo ra nguồn vốn quan trọngnhất Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độtăng trưởng của hoạt động nhập khẩu Ở một số nước, một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng vềvốn, do đó họ cho rằng nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hộiđầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư vàngười cho vay thấy được tiềm năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duynhất để trả nợ thành hiện thực

Trang 7

- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển

Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thếgiới đã, đang và sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ Xuất khẩu làm chuyển dịchcơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp vàdịch vụ.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêudùng nội địa Nhưng trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm pháttriển, sản xuất trên cơ bản là chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dưthừa thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đócác ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu.Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩyxuất khẩu Nó thể hiện:

+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành khác cùng có cơ hội pháttriển Ví dụ như: khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác nhưbông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần ổnđịnh sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào chosản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia Xuất khẩu cho phépmột quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với một số lượng lớn hơnnhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặthàng mà họ không có khả năng sản xuất được.

Trang 8

+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệuquả sản xuất của từng quốc gia Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất pháttriển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Trong nền kinh tế hiện đại mang tínhtoàn cầu hoá như ngày nay, mỗi sản phẩm con người có thể nghiên cứu thửnghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp tại nước thứ ba, tiêuthụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5 Như vậy, hàng hoásản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác độngngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.

Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiệnthanh toán, xuất khẩu luôn góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia.Đặc biệt, với các nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyểnđổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điềuhoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởngvà phát triển nền kinh tế.

- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm,cải thiện đời sống cho nhân dân.

Với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút được hàng triệu lao độngthông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệđể nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu sản phẩm ngày càng đa dạng vàphong phú của nhân dân.

- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển mối quanhệ kinh tế đối ngoại.

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tácđộng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu trên cơ sở là tiền đềvững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại trong tương lai, từđó kéo theo các mối quan hệ khác như phát triển du lịch quốc tế, bảo hiểm

Trang 9

quốc tế, tín dụng quốc tế… Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại tácđộng trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩuphát triển.

Có thể nói, xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nóichung sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá củanền kinh tế bằng hai cách:

+ Khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sảnxuất ra.

+ Kéo theo sự thay đổi có lợi và phù hợp với các đặc điểm của sảnxuất

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà cáctác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.

1.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thịtrường quốc tế là một xu hướng chung tất yếu của tất cả các quốc gia và cácdoanh nghiệp trên thế giới Xuất khẩu là một trong những cách quen thuộc đểcác doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thịtrường của mình.

+Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp sẽ không chỉđược các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nướcngoài.

+Xuất khẩu phát huy được cao độ tính năng động, sáng tạo của cánbộ XNK Luôn tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩutại các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.

+Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp, tăng nguồn dựtrữ, qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy

Trang 10

móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển tất yếu củadoanh nghiệp.

+Xuất khẩu buộc doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và cải thiệncông tác quản trị kinh doanh Đồng thời nó giúp doanh nghiệp kéo dài tuổithọ của chu kỳ sống đối với một sản phẩm.

+Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa cácđơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước Đây là một trong nhữngnguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chấtlượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạgiá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách kháctiết kiệm các nguồn lực.

Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều laođộng tạo ra nguồn thu nhập ổn định giúp nâng cao đời sống cán bộ của côngnhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhânviên và cũng tăng thêm lợi nhuận cho doanh ngiệp.

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu luôn có cơ hội mở rộngquan hệ buôn bán kinh doanh, thương mại với nhiều đối tác nước ngoài dựatrên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Trang 11

1.2/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CT TMCP GIA PHÚ

Công ty cổ phần thương mại GIA PHÚ - Tên công ty:

Tên bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phú

Tên bằng tiếng Anh: Gia Phu Trading joint Stock Company

Tên viết tắt: Giaphu, JSC- Trụ sở chính của Công ty:

Trụ sở:Phòng 601,lô 5, ô D, khu đô thị mới Cầu giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Điện thoại: 04- 62690521

Công ty xuất nhập khẩu Gia Phú được thành lập tháng 01/2005 với hivọng mang lại nguồn lợi nhuận từ hoạt động xuất nhập khẩu, tạo nguồn thunhập ổn định cho cán bộ công nhân viên

Công ty có quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân được mở tàikhoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quyđịnh

Công ty Gia Phú với các hoạt động chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàngtiêu dùng sang thị trường Đài Loan.

Cơ cấu tổ chức

- Quy mô công ty: 60 người

- Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm:

 Đại hội đồng cổ đông

 Hội đồng quản trị

 Ban kiểm soát

 Giám đốc và các cán bộ, đơn vị trực thuộc

Trang 12

Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

* Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩuhiện Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh, buôn bán với hơn 40 nướctrên thế giới cả Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ trong đó thịtrường chủ yếu là Châu Á chiếm từ 80-85% tổng doanh thu trong đó phảikể đến các nước như: Đài Loan, Malaysia, Nhật, Singapore, Hồng Kông,Indonexia, Trung Quốc

* Về mặt hàng và số lượng mặt hàng của Công ty.

Đối với xuất khẩu thì Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông, lâmsản như: cà phê, hoa quả sấy, rượu các loại, bột giặt, nước xả, kem đánh răngvv

Trang 13

* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần Thươngmại Gia Phú

+ Chức năng của công ty.

Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại với ĐàiLoan và các nước trên thế giới nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển, hợp tác,quan hệ với các quốc gia trên thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập củanền kinh tế đất nước vào thị trường thế giới.

Sản xuất và gia công các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu.

Liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọithành phần kinh tế trong và ngoài nước.

+ Nhiệm vụ của công ty.

Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu công ty đẩy mạnh và phát triểnquan hệ thương mại, hợp tác đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đếnkinh tế đối ngoại với các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài Đặc biệt làvới Đài Loan, Công ty hoạt động theo pháp luật của nước CHXHCN ViệtNam và những quy định riêng trong toàn công ty.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công tytheo quy chế pháp luật hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạtđộng của công ty.

Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước về quản lý kinhtế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu Trong giao dịch đối ngoại thực hiệnnghiêm chỉnh các cam kết hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký Trực tiếp xuấtnhập khẩu hàng hóa giữa nước ta với Đài Loan cùng một số nước khác, Nhậnủy thác xuất nhập khẩu và nhận làm các dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanhcủa Công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm mục đích thực hiệntốt các nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.

Trang 14

Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượnghàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ.

+ Quyền hạn của công ty.

Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú là một doanh nghiệp độc lập, cótư cách pháp nhân, thứ hai là có tài sản riêng, thứ ba tự chịu trách nhiệm độclập về hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình, thứ tư khi tham gia vàocác quan hệ kinh tế với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trước các cơ quantài phán Do vậy được quyền chủ động giao dịch, đàm phán ký kết và thựchiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bảnhợp tác liên doanh liên kết với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.

Được vay vốn trong và ngoài nước, được thực hiện liên doanh hợp tácsản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ở trong nước vàngoài nước phù hợp với quy chế của pháp luật hiện hành của nhà nước.

Công ty được tham gia tổ chức hội chợ triển lãm quảng cáo hàng hóa,tham gia các hội nghị, hội thảo, chuyên đề liên quan đến hoạt động của Côngty trong và ngoài nước.

Công ty được cử các cán bộ của Công ty đi công tác ở nước ngoài hoặcmời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng vàcác vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức có tự chủ pháp nhân thực hiện chếđộ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêngtheo quy định của Nhà nước.

Sổ sách kế toán và việc phân phối lợi nhuận của Công ty được thực hiệntheo quy chế pháp luật hiện hành của Nhà nước

Trang 15

1.3/ TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 1.3.1 Tổng quan về Đài Loan

Đài Loan thủ đô là Đài Bắc, với diện tích 35.980km2 là một hòn đảonằm trong vùng Đông Á, với dân số 22,97 triệu người nhưng ngành côngnghiệp và nông nghiệp chỉ chiếm 36% tỷ trọng kinh tế luôn là lựa chọn hàngđầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng tiêu dùng.

Thể chế hành chính - Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ lưỡng

viện Có 21 đơn vị hành chính, 16 hạt và 5 thành phố.

Hiến pháp thông qua ngày 1 tháng Giêng năm 1947, sửa đổi năm1992, 1994 và 1997.

Địa lý - Vùng lãnh thổ Đài Loan nằm ở Đông á, gồm đảo Đài Loan

và một số đảo nhỏ xung quanh trong đó quần đảo Bành Hổ, được Thái BìnhDương và eo biển Đài Loan bao bọc.

Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, mùa mưa có gió

tây-nam; nhiệt độ trung bình tháng Bảy là 280C, mùa đông, tháng Giêng là 180C;lượng mưa trung bình hàng năm 2.540mm có động đất và thường xuyên có bão.

Kinh tế - Công nghiệp chiếm 33%, nông nghiệp: 3% và dịch vụ:

Kinh tế Đài Loan liên tục trong vòng hơn 40 năm phát triển với tốc độnhanh và ổn định, trở thành điển hình kinh tế trong số các nước đang pháttriển trên thế giới, đồng thời được cộng đồng quốc tế tặng cho danh hiệu “kỳtích Đài Loan” Sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan không chỉ giới hạn ởngành chế tạo các sản phẩm công nghệ cao mà còn ở lĩnh vực cải cách kỹthuật trong các ngành nghề truyền thống và khả năng áp dụng công nghệ tiêntiến.

Trang 16

Nền kinh tế năng động, được coi là một con Rồng ở Đông á Tàinguyên nghèo nàn: có than đá (trữ lượng nhỏ), khí tự nhiên, đá vôi, đá cẩmthạch, a-mi-ăng; sản xuất công nghiệp chủ yếu là hàng điện tử, hàng dệt, hoáchất, quần áo, thực phẩm, gỗ dán, xi măng; sản xuất điện năng 133,6 tỷkWh, sử dụng 124,3 tỷ kWh Nông nghiệp sản xuất gạo, ngô, đậu, rau, chè,thịt lợn, gia cầm, thịt bò, sữa, cá; xuất khẩu 121,6 tỷ USD, nhập khẩu 101,7tỷ USD; nợ nước ngoài: 35 tỷ USD Các mặt hàng xuất khẩu là máy móc vàthiết bị điện, các sản phẩm điện tử, các sản phẩm dệt, hoá chất, luyện kim.Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc và các thiết bị điện, các sản phẩm điệntử, hoá chất và các dụng cụ chính xác.

Hệ thống hạ tầng rất phát triển: có 38 sân bay, nhiều cảng lớn, đườngbộ, đường ống dẫn dầu dài 3.400km, khí đốt 1.800km; có 2.481 km đườngsắt, 1/4 đã điện khí hoá; tăng trưởng GDP hàng năm 8,5%, tỷ lệ thất nghiệpthấp, dự trữ ngoại tệ đứng thứ ba thế giới Các ngành công nghiệp truyềnthống dùng nhiều lao động đang được chuyển ra nước ngoài và thay thếbằng các ngành dùng nhiều vốn và công nghệ Do quản lý chặt chẽ về tàichính và tính năng động nên Đài Loan đã tránh được cuộc khủng hoảng tàichính khu vực năm 1998.

Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 94%.

Đài Loan hết sức coi trọng giáo dục, vì kinh tế tri thức đòi hỏi conngười phải có kiến thức và kỹ năng tay nghề cao Việc học bắt buộc, miễnphí trong 9 năm (tới 15 tuổi) và đang có dự định tăng lên 12 năm Đại họcđược khuyến khích, có trình độ quốc tế, song vẫn nhiều sinh viên ra học ởnước ngoài, nhất là học trên đại học.

Hệ thống y tế khá hiện đại Bảo hiểm y tế tư nhân được coi trọng, chínhquyền chỉ cung cấp dịch vụ y tế cho những người nghèo.

Tuổi thọ trung bình đạt 76,35 tuổi, nam 73,62, nữ: 79,32 tuổi.

Trang 17

1.3.2 Nhu cầu trên thị trường hàng tiêu dùng của Đài Loan:

Đài Loan có một chuỗi siêu thị cực kỳ đa dạng và phong phú khoảngdo hơn 15 công ty quản lý Với hệ thống siêu thị trải trên tất cả các tỉnhthành, đặc biệt với mật độ dày đặc ở Đài Bắc Nổi hơn hết là những cái tênnhư : Carefour, A-mark, Matsusei, Wellcome, RT-mark, vv Các siêu thịphân phối sản phẩm ở Đài Loan thực sự đa dạng về xuất sứ hàng hóa, vàosiêu thị và bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều hàng hóa tới từ các mơi khácnhau, nhưng chủ yếu là Mỹ, Pháp, và một số nước Đông Nam Á khác.

Bạn hàng của CT TMCP Phú Gia là Sinon, một chuỗi siêu thị tại ĐàiTrung Với 21 cửa hàng, hiện nay kinh doanh siêu thị Sinon đã trở thành lớnnhất tại miền Trung Đài Loan Tuy nhiên, đó cũng chính là hạn chế cho sảnphẩm hàng hóa xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú Hàng hóa khi xuấtkhẩu vào Đài Loan mới chỉ được tiêu thụ tại thị trường Đài Trung, dưới hệthống phân phối của siêu thị Sinon, chưa được tiếp cận với các thị trườngkhác, đặc biệt là Đài Bắc, thị trường hàng hóa tuy khắt khe hơn nhưng sẽ lànguồn tiêu thụ cựu lớn.

Với nền nông nghiệp sản xuất chủ yếu gạo, ngô, đậu, rau, chè, thịtlợn, gia cầm, thịt bò, sữa, cá chỉ chiếm 3% tỷ trọng nền kinh tế nên nhu cầuvề các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là cực kỳ lớn Các mặt hàng đã qua chếbiến với nguồn nguyên liệu khan hiếm tại Đài Loan là những mặt hàng trọngđiểm cần đánh tới ví dụ như café, hoa quả sấy, mỳ tôm vv Tiếp đó ĐàiLoan với nền công nghiệp chiếm 33% luôn chú trọng tới các sản phẩm máymóc, điện tử, dệt may thi các sản phẩm dùng hàng ngày như kem đánh răng,xà bông, bột giặt, nước tinh khiết vv cũng là những mặt hàng xuất khẩu cóthị phần trong thị trường này

Trang 18

Ngoài ra, với nguồn lao động nước ngoài tại Đài Loan một phần không nhỏ là lao động đến từ Việt Nam thì nhu cầu dùng hàng Việt càng được đây mạnh

1.4/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨUHÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN

1.4.1 Nhân tố vĩ mô:* Chính trị và pháp luật:

Việt Nam, với một nền chính trị luôn ổn định đã tạo điều kiện tốt nhấtcho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh Tuy nhiên Đài Loan lạilà một đất nước có tình hình chính trị rắc rối liên quan tới Trung Quốc Việckhẳng định chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc hiện đang làm mối quan hệgiữa Đài Loan- Trung Quốc ấm dần lên, và quan hệ này ảnh hưởng khôngnhỏ tới việc kinh doanh thương mại của các nước đối với Đài Loan và TrungQuốc Tuy vậy CT TMCP Gia Phú lại là một đơn vị lấy thị trường trọng tâmlà Đài Loan và ít có mối liên hệ với thị trường Trung Quốc, nên ảnh hưởngnày là không rõ ràng.

* Chính sách thuế quan và phi thuế quan:

Hệ thống thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng trực tiếp tới hoạtđộng xuất nhập khẩu Thuế xuất khẩu và nhập khẩu mà doanh nghiệp phảichịu sẽ gây ảnh hưởng tới mức giá của sản phẩm xuất khẩu và lợi nhuận thuđược từ hoạt động xuất khẩu.

Với các mặt hàng xuất khẩu, công ty phải chịu một khoản thuế xuấtkhẩu nhất định như với cafe gói hòa tan là 40%, rượu 56%, Ngoài ra mứcthuế nhập khẩu trung bình vào Đài Loan nằm trong khoảng từ 8,25% tới 32,5%.

* Hệ thống ngân hàng tài chính:

Trang 19

Việc thanh toán hợp đồng giữa CT TMCP Gia Phú và các công ty phíaĐài Loan thường được thực hiện bởi ngân hàng BIDV của Việt Nam và Thebank of Taiwan của Đài Loan Hai ngân hàng lớn và uy tín hàng đầu tại haiquốc gia luôn đảm bảo việc thanh toán bằng L/C chính xác và thuận lợi.

1.4.2 Nhân tố vi mô:* Tiềm lực về tài chính:

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu phản ánh sức mạnh kinhdoanh của các doanh nghiệp Qua khả năng thu hút vốn, phân phối và đầu tưvốn chúng ta có thể đánh giá được tiềm lực và hiệu quả mà doanh nghiệp cóthể đạt được CT TMCP Gia Phú là một doanh nghiệp tư nhân, với số vốnkhông lớn, nhưng hiệu quả kinh doanh đạt được có thể cho chúng ta thấy khảnăng quản lý vốn của công ty thực sự hợp lý

* Tiềm lực về con người:

CT TMCP Gia Phú có một đội ngủ nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và đãqua đào tạo Chính các thành viên trong CT TMCP Gia Phú đã dẫn dắt CT đitheo hướng đi đúng đắn ngày hôm nay.

* Tổ chức quản lý:

Luôn tổ chức quản lý dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát và tậptrung vào các mối quan hệ tuong tác trong các bộ phận trong doanh nghiệp,CT TMCP Gia Phú đã gắt kết mọi nguồn lực một các hợp lý Phát huy tối đakhả năng có được của mỗi bộ phận trong công ty.

* Về cơ sở vật chất:

Tuy cơ sở vật chất của CT TMCP Gia Phú còn đang trong quá trình hoànthiện Nhưng với quan điểm luôn trú trọng tới cơ sở hạ tầng thì trong tươnglai CT TMCP Gia Phú sẽ cải tiến hơn nữa về các thiết bị công nghệ thông tincũng như kho bãi, nhằm nắm bắt thông tin, cơ hội và đảm bảo tốt nhất về chấtlượng hàng hóa.

Trang 20

*Hoạt động marketing:

Hiện nay CT TMCP Gia Phú đã bắt đầu chiến lược marketing trên thịtrường Đài Loan và một số thị trường khác Dù mới trong tiến trình bước đầuthực hiện nhưng công ty luôn tin rằng, nó sẽ góp một phần không nhỏ vàoviệc đẩy mạnh xuất khẩu của công ty trong thời gian tới.

1.5/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CTVÀO ĐÀI LOAN

1.5.1 Nhu cầu về hàng hóa của Đài Loan ngày càng lớn:

Hàng hóa Việt Nam về chất lượng cũng như giá cả luôn rất hợp lý vàphù hợp với người tiêu dùng Châu Á Không những thế, sự phát triển về khoahọc kỹ thuật giúp cho hàng hóa VIệt Nam ngày càng có chất lượng tốt hơn, vìvậy nhu cầu về hàng hóa Việt Nam của Đài Loan ngày càng tăng Ngoài ra,một lượng lớn lao động Việt Nam đang tham gia lao động tại thị trường nàyluôn ưu chuộm và chung thành với các sản phẩm của nước nhà Do đó, việcthúc đẩy xuất khẩu hoàng hóa vào Đài Loàn là việc làm cần thiết.

1.5.2 Những lợi thế xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú:

CT TMCP Gia Phú là một công ty nhỏ, với vốn đầu tư tư nhân, thànhlập năm 2005, do đó CT TMCP Gia Phú là một công ty trẻ và luôn được nhànước quan tâm Các chính sách đãi ngộ đối với các công ty nhỏ và lẻ củanước ta hiện này là khá tốt, đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ Ngoài ra,với lợi thế có nhiều bạn hàng quen và sẵn có nên tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty luôn ổn định và đang trên đà đi lên

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG CỦACT GIA PHÚ SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN:

2.1/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG CỦA CT TMCP GIA PHÚ SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN:

2.1.1 Tình hình xuất khẩu của CT trong thời gian qua

Trong suốt những năm vừa qua kể từ ngày Công ty Thương mại Cổphần Gia Phú ra đời là lúc đất nước ta bắt đầu thực hiện cơ chế mở cửa, xâydựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước cùng với sự thay đổi mạnh của nền kinh tế, Công ty Thương mại Cổphần Gia Phú đã và đang từng bước vươn lên và phát triển, hội nhập vào môitrường kinh doanh trong nước cũng nhủ quốc tế, mặc dù gặp không ít khókhăn trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan

Thứ nhất nguyên nhân khách quan là do việc đất nước ta hiện vẫn đang

chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường dovậy hệ thống chính sách vẫn đang được thay đổi nhẳm phù hợp với nền kinhtế thị trường, chưa thúc đẩy được mọi nguồn lực của từng đơn vị kinh tế, cònnhiều chính sách chưa hợp lý gây một số khó khăn cho các doanh nghiệp

Thứ hai, do doanh nghiệp khi mới thành lập không phải là một đơn vị có

tiềm lực kinh tế lớn, với nguồn vốn nhỏ đã làm giảm hiệu quả cạnh tranh củacông ty

Thứ ba, thông tin về thị trường kể trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập

khẩu còn chưa nắm rõ, chưa có kinh nghiệm thị trường Sau một thời gian dàicông ty đã bắt đầu đi vào ổn định thì cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm2008 ảnh hưởng rất nhiều tới nền kinh tế các nước Đặc biệt là trong lĩnh vựckinh doanh xuất nhập khẩu việc khủng hoảng kinh tế đã làm cho kim ngạchxuất nhập khẩu giảm mạnh, nhất là xuất khẩu Những yếu tố đó đã tác động

Trang 22

không nhỏ đến tính hình hoạt động của công ty Là một công ty chuyên hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu khi cuộc khủng hoảng tàichính thế giới diễn ra cũng có nghĩa là đồng tiền của các nước ASEAN sẽ trởnên giảm giá trị hơn so với đồng nội tệ của nước ta làm cho hàng hóa của cácnước này khi xuất khẩu sẽ rẻ hơn so vơí hàng hóa của nước ta, do vậy đã làmgiảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta, xuất khẩu sẽ trở nên rất khókhăn, dẫn tới sức mua giảm, nhu cầu nhập khẩu giảm xuống Chính điều nàyđã làm cho lượng khách hàng của công ty bị giảm sút.

Đứng trước những khó khăn đó công ty Thương mại Cổ phần Gia Phúđã không hề lùi bước, bằng mọi nỗ lực cố gắng, đoàn kết một lòng của toànthể cán bộ công nhân viên, Công ty không ngừng nâng cao kim ngạch xuấtkhẩu, từng bước thâm nhập thị trường mới, củng cố thị trường truyềnthống, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vừa qua kim ngạchxuất nhập khẩu của công ty ít bị ảnh hưởng mạnh, các hoạt động kinhdoanh và dịch vụ ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng đa dạng và có khảnăng chiếm lĩnh thị trường cao Để thấy rõ được sự tăng trưởng và pháttriển của công ty TMCP Gia Phú trong những năm qua, chúng ta cùng xemxét và nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.1.1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong những năm gần đây

2.1.1.1.1 Tình hình tài chính công ty

Yếu tố cơ bản đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động kinhdoanh chính là vốn Tùy thuộc vào khả năng tài chính mà các chủ thể kinhdoanh tự chọn cho mình một đối tượng sản xuất, kinh doanh phù hợp Nguồnvốn cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới việc doanh nghiệp lựa chọn và ápdụng loại công nghệ và ngành nghề, quy mô tham gia Công ty huy độngnguồn vốn dựa trên việc phát hành cổ phần, huy động vốn trong nội bộ công

Trang 23

ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, cùng với sự phát triển của xãhội, và để cạnh tranh có hiệu quả các doanh nghiệp luôn phải đầu tư cải tiếnkỹ thuật, công nghệ, tay nghề, trình độ quản lý, tăng cường các hình thứcquảng cáo, marketing

Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú ra đời trong thời kỳ hội nhập Là mộtchủ thể kinh tế có tư cách pháp lý đầy đủ, thực hiện hoạch toán độc lập với sốvốn ban đầu là 20.370.900.000 Việt Nam đồng Do đặc điểm của công ty lấytrọng tâm là kinh doanh xuất khẩu nên việc phân bổ nguồn vốn của công tychủ yếu là vốn lưu động, nó chiếm một tỷ lệ khá lớn 68% (năm 2005) giá trịtài sản Vốn cố định chiếm một tỷ lệ thấp 32% (năm 2005) trong công ty phânbổ cho toàn bộ công ty dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mỗi đơn vị thuộccông ty đều có trách nhiệm tự quản lý và bảo quản.

Trong quá trình phát triển, nguồn vốn của công ty luôn được mở rộng và pháttriển cả về vốn cố định và vốn lưu động.

Bảng số 2.1: Khả năng tài chính của công ty từ 2006-2010

Trang 24

Vốn cố địnhVốn lưu động

Biểu đồ 2.1: Thể hiện khả năng tài chính của công ty từ 2006-2010

Từ bảng số 1 có thể thấy nguồn vốn của công ty tăng lên khá ổn định từnăm 2008 tới 2010 Nguồn vốn công ty tăng bình quân là 11,3%, điều đó chothấy khả năng tích lũy của công ty là khá ổn định Tình hình hoạt động kinhdoanh không gặp quá nhiều biến cố Thêm vào đó việc tăng nguồn vốn cảithiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty.

2.1.1.1.2 Tình hình xuất khẩu của công ty

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2006 đạt 39,8 tỷ USDtăng 22,46% so với năm 2005 Đó là kết quả của bao nỗ lực, cố gắng củahàng triệu người, từ nhà lãnh đạo, các nhà kinh tế luôn lỗ lực tìm kiếm và mởrộng thị trường đến những người công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của nước ta hiện nay đang ngày càngtrở nên sôi nổi, ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạtđộng này Cùng với sự mở rộng về quy mô là sự thay đổi rất linh hoạt vềphương thức hoạt động của các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh

Trang 25

khốc liệt trong việc dành quyền xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú đã có nhiều cốgắng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu,nhanh nhạy với thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, và với chính sách củaĐảng và Nhà nước Việt Nam, đảm bảo uy tín với khách hàng Nên trong nhữngnăm qua công ty đã đạt được khá nhiều thành công trong hoạt động xuất khẩu.

2.1.1.1.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu:

Với các bạn hàng tới từ 40 nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là cácnước Châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Lào, HồngKông, Indonexia, Trong những năm qua kim ngạch buôn bán xuất nhậpkhẩu của Công ty tương đối ổn định thể hiện như sau:

Biểu số 2.2: Thể hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2006-2010

Đơn vị: triệu USD

Kim ngạch Xuất khẩu

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty

Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.2: Thể hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2006-2010

Trang 26

Qua bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong nhữngnăm vừa qua kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng, thấp nhất là tăng15,3% trong năm 2009 cao nhất là 2010 tăng 26,7% Trong hoàn cảnh nước tahiện nay là một nước đang phát triển với trình độ khoa học công nghệ chưađáp ứng được và theo kịp với sự phát triển của thế giới, sức cạnh tranh củahàng hóa nước ta còn kém vì vậy việc chiếm lĩnh thị trường là một việc hếtsức khó khăn Việc kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng là điều đáng khíchlệ, chứng tỏ được sự lớn mạnh trong việc phát triển thị trường

2.1.1.1.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Bảng số 2.3 :Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty từ 2006-2010

TT khácChâu ÂuMalaysiaSingaporeĐài Loan

Biểu đồ 2.3: Thể hiện thị trường xuất khẩu của công ty từ 2006-2010

Trang 27

của công ty là Đài Loan, thị trường này chiếm trung bình tới gần 80% kimngạch xuất khẩu của công ty Do thị trường Singapore ngày càng yêu cầu caohơn về chất lượng sản phẩm, đóng vai trò là một công ty xuất khẩu trung gian,không trực tiếp tham gia sản xuất thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm trongnền kinh tế hiện tại là hết sức khó khăn Vì vậy có thể dễ nhận ra rằng thịtrường xuất khẩu hàng hóa sang Singapore đang dần thu hẹp Thay thế vào đólà thị trường Malaysia đang được quan tâm và đầu tác thị trường Từ năm2006 với kim ngạch xuất khẩu không đáng kể thì tới năm 2010 kim ngạchxuất khẩu của công ty sang thị trường này đã lên tới 10% tổng kim ngạch xuấtkhẩu toàn công ty Có thể thấy tầm nhìn nắm bắt thị trường của công ty luônnhanh nhạy là hợp lý Việc lựa chọn một thị trường phát triển tiềm năng đểtiếp tục đẩy cao kim ngạch xuất khẩu là vấn đề cần được quan tâm hiện nay 2.1.1.1.2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty thì chủ yếu là các mặt hàng nông sản chiếm một tỷ lệ đáng kể như: cà phê, hạt điều, chè, gạo Bên cạnh đó còn có các loại mặt hàng khác như: hàng tiêu dùng: sà bông, bột giặt, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ bảng số 1 có thể thấy nguồn vốn của công ty tăng lên khá ổn định từ năm 2008 tới 2010 - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
b ảng số 1 có thể thấy nguồn vốn của công ty tăng lên khá ổn định từ năm 2008 tới 2010 (Trang 24)
Bảng số 2.3 :Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty từ 2006-2010 - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
Bảng s ố 2.3 :Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty từ 2006-2010 (Trang 26)
Qua bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng, thấp nhất là tăng  15,3% trong năm 2009 cao nhất là 2010 tăng 26,7% - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
ua bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng, thấp nhất là tăng 15,3% trong năm 2009 cao nhất là 2010 tăng 26,7% (Trang 26)
Bảng số2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty từ 2006-2010 - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
Bảng s ố2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty từ 2006-2010 (Trang 28)
Qua bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu các mặt của công ty như sau: - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
ua bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu các mặt của công ty như sau: (Trang 29)
Bảng số 2.5: Cơ cấu mặt hàng nông sản của công ty TMCP Gia Phú từ 2006-2010 - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
Bảng s ố 2.5: Cơ cấu mặt hàng nông sản của công ty TMCP Gia Phú từ 2006-2010 (Trang 31)
Qua bảng số liệu thống kê cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty, chúng ta có được một sự đánh giá cụ thể về tình hình xuất khẩu của mặt hàng  chủ chốt của công ty - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
ua bảng số liệu thống kê cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty, chúng ta có được một sự đánh giá cụ thể về tình hình xuất khẩu của mặt hàng chủ chốt của công ty (Trang 32)
Bảng số 3.: Chỉ tiên kim ngạch xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu tài - Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của cụng ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan
Bảng s ố 3.: Chỉ tiên kim ngạch xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu tài (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w