Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh không những mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho lao động mà còn đóng góp một phần ngoại tệ cho nhà nước. Chính vì vậy chính sách thúc đẩy xuất khẩu của nhà nước cũng là một điều đáng phải quan tâm. Trên đây là một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu, giảm thiểu những khó khăn và rào cản cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu:
- Cải thiện cơ sở hạ tầng và đơn giản hóa các thủ tục hải quan. Một khó khăn lớn mà các doanh nghiệp FDI gặp phải là cơ sở hạ tầng kinh doanh (đặc biệt là trang thiết bị xuất nhập khẩu hàng) và thủ tục hải quan. Nếu các cơ quan chức năng không cải thiện một số điểm bất lợi thì sẽ không thể đáp ứng được những yêu cầu về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Bởi vậy, Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng, khi khủng hoảng kinh tế qua đi các doanh nghiệp mới có thể bắt nhịp được với thị trường.
- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm của Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới. Thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến
đầu tư... tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống ngân hàng tín dụng và thanh toán. Đề nghị ngân hàng Nhà nước có giải pháp đồng bộ về tài chính - tiền tệ để giảm lãi suất nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Cung cấp vốn với lãi suất ưu đãi để thu mua tồn trữ một số mặt hằng nông sản xuất khẩu (cà phê, hạt điều, hạt tiêu) đang bắt đầu vào vụ thu hoạch, có lượng tồn kho lớn để giữ giá, tránh thiệt hại cho người nông dân và tránh bị khách nước ngoài ép giá. Ngoài ra, các NHTM nên nâng hạn mức tín dụng cho xuất khẩu, dành ưu tiên cho các doanh nghiệp vay mua hàng hóa xuất khẩu.
KẾT LUẬN:
Trong thời kỳ hiện nay, Việt Nam đang mang trong mình tiềm lực to
lớn về kinh tế, xây dựng đường lối phát triển cho toàn ngành cũng như của từng ngành riêng. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc làm bức thiết là thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước.
Trong tình hình kinh tế chung, với định hướng của Đảng, chính quyền và nhà nước ta đã đề ra, công ty TMCP Gia Phú đã và đang cố gắng, nỗ lực trong kinh doanh, hướng về xuất khẩu các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khánh hàng, thu lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Song song với những thuận lợi mà công ty TMCP Gia Phú có được trong quá trình kinh doanh là rất nhiều những khó khăn gặp phải, nhưng chính những khó khăn đó lại càng thêm khẳng định về sự lỗ lực làm việc và sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong công ty. Để đạt được những thành công bước đầu như vậy, công ty đã luôn đầu tư và chú trọng vào việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
Thông qua thời gian làm việc và nghiên cứu về công ty, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về mặt giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm và tận dụng tối đa ưu điểm có được.