1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank

68 1,1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 334 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank

Trang 1

LỜI MỞ ĐẨU

Hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng phát triển đã mang đến cho cácNgân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới Ngoài việc xây dựng được hình ảnhthân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũngkhẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một Ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ thẻvới tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranhtrong quá trình hội nhập Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìnnhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thịtrường Ngân hàng bán lẻ.

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thẻ trong kinh doanh Ngân hànghiện đại, các Ngân hàng thươg mại Việt Nam đã sớm triển khai nghiệp vụ phát hànhvà thanh toán thẻ như VCB, ACB Thực tế cho thấy, nguồn lợi nhuận từ việc cungcấp các dịch vụ thanh toán này chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số thu nhậpcủa các Ngân hàng thương mại Đứng trước xu thế phát triển hiện đại của lĩnh vựckinh doanh thẻ đầy mới mẻ và hấp dẫn, với lợi thế là người đi sau có cơ hội học tậpkinh nghiệm của những ngân hàng đi trước Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam –Techcombank đã tích cực triển khai sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm phát triển hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng và mang lại những tiện ích cho khách hàng.Techombank đã bước đầu gặt hái được những thành công Tuy vậy, còn không ítkhó khăn và thách thức trong sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường thẻ.

Nhằm góp phần phát triển hơn nữa nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, đồngthời làm tăng uy tín, tạo dựng hình ảnh ngân hàng hiện đại, và nâng cao sức cạnhtranh của Techcombank trong thời gian sắp tới, thấy được tính cấp thiết của vấn đề,sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Techcombank, em đã chọn đề tài :

"Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank".

Kết cấu chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm có ba chương :

Chương I : Thẻ Ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàngthương mại.

Chương II : Thực trạng kinh doanh thẻ tại Techcombank.

Chương III : Một số giải pháp nhằm phát triển và mở rộng hoạt độngkinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam -

Techcombank

Trang 2

Mặc dù thẻ ngân hàng ra đời khá lâu nhưng khái niệm về thẻ thì vẫn chưa thốngnhất Về tổng quát, thẻ có thể được hiểu như sau: “Thẻ là phương tiện thanh toánkhông dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành, thẻ cấp cho khách hàng sử dụng đểthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự độnghay các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tíndụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ Hoá đơn thanh toán thẻchính là giấy nhận nợ của chủ thể đối với cơ sở chấp nhận thẻ”.

Trang 3

b Đặc điểm cấu tạo:

Hiện nay, loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nóichung đều là thẻ từ, còn thẻ thông minh thì mới được sử dụng rất ít do giá thành sảnxuất cao Vì vậy trong phạm vi bài viết này, chúng ta làm quen với thẻ từ.

Hầu hết các loại thẻ thanh toán hiện nay đều được làm bằng nhựa cứng (plastic)có hình chữ nhật với kích thước đã được chuẩn hoá quốc tế 54mm x 84mm dày 1mm, có 4 góc tròn, thẻ có ba lớp, màu sắc có thể thay đổi khác nhau tuỳ ngân hàngphát hành tuỳ theo quy định thống nhất của mỗi tổ chức thẻ Trên hai mặt của thẻ cónhững dấu hiệu riêng khác nhau, cụ thể như sau:

*Đối với thẻ Master: biểu tượng gồm 2 phần:

*Hologram (chi tiết nhận dạng): là ảnh nổi ba chiều có in hình ảnh quả địa cầugiao nhau với các lục địa, phàn hình nổi lazer naà có thể thấy được và có vẻ như dichuyển khi nghiêng thẻ.

Phù hiệu MasterCard nằm trên 2 đường tròn đỏ và vàng giao nhau.*Đối với thẻ Amex: có biểu tượng người lính La Mã đội mũ sắt.

*Đối với thẻ JCB: có biểu tượng chữ JCB được lồng trong 3 đường gạch songsong liền với nhau với màu sắc khác nhau.

Trang 4

Đối với thẻ JCB có 16 số, chia làm 4 nhóm, bắt đâù bằng số 35.

Ngày hiệu lực của thẻ (Valid Date hoặc Good thru): là thời hạn mà thẻ được lưuhành.

Họ và tên chủ thẻ: in bằng chữ nổi, hàng dưới cùng, thường viết theo lối Anh Mỹ: tên trước họ sau.

-Một số đặc điểm riêng khác: chẳng hạn sau ngày hiệu lực thẻ có in ngày kí hiệuloại thẻ, số CIA của ngân hàng phát hành.

Mặt sau của thẻ:

Giải từ tính: dải màu đen chạy dọc theo cạnh dài phía trên của mặt sau của thẻ,chức các thông tin: số thẻ, PIN (mã số bí mật), ngày hiệu lực, hạn mức tín dụng.Riêng thẻ thông minh có một con chíp (vi mạch) lưu trữ thông tin về người cầm thẻvà tài khoản của anh ta Chúng cũng lưu giữ chi tiết tối đa được tới 200 giao dịchđược thực hiện gần nhất.

Băng chữ ký: Trên băng giấy này là chữ ký của chủ thẻ Khi lập hoá đơn thanhtoán cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hoá đơn với chữ ký mẫu để sosánh Băng chữ ký này được làm tự một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn cảnmọi sự cố gắng tẩy xoá, sửa đổi trên bề mặt thẻ và được ép chặt trên nền thẻ, khôngthể dùng tay cạy lên được.

Các phần khác: điện thoại dịch vụ khi có thắc mắc sử dụng thẻ.

c.Phân loại thẻ:

Theo chủ thể phát hành:

Thẻ do ngân hàng phát hành: thẻ được ngân hàng phát hành cho khách hàng đểsử dụng tài khoản của mình hoặc khoản tín dụng do ngân hàng cấp để thanh toánhoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Thẻ được các tổ chức phi ngân hàngphát hành với quy trình và phạm vi thanh toán tương tự như thẻ do ngân hàng pháthành như Amex, JCB.

* Theo hạn mức tín dụng:

Thẻ vàng (gold card): Là loại thẻ phát hành cho những đối tượng uy tín, khảnang tìa chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lơn Loại thẻ này có những đặc điểm

Trang 5

khác nhau tuỳ thuộc vào tập quán, trình độ phát triển của mỗi vùng, đặc biệt là thẻcó hạn mức tín dụng cao (trên 5000USD) hơn thẻ thường.

Thẻ thường (standard card): Đây là loại thẻ căn bản nhất, là loại thẻ mang tínhchất phổ biến được hơn 142 triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày Hạn mứctuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng quy định (thường khoảng 1000USD).

* Theo công nghệ làm thẻ:

Thẻ khắc chữ nổi: Thẻ được làm trên kỹ thuật khắc chữ nổi, các thông tin cầnthiết đều được khắc nổi trên thẻ do đó lưu giữ được ít thông tin và thẻ dễ bị làmgiả , hiện nay những loại thẻ này không còn được sử dụng nữa.

Thẻ băng từ: Thẻ có băng từ lưu giữ thông tin Nhược điểm của nó là chứađựng ít thông tin, chỉ mang được những thông tin cố định, thông tin chưa được mãhoá do vậy kém an toàn và dễ làm giả.

Thẻ thông minh: Thẻ có gắn chíp điện tử để lưu giữ thông tin, có thể lưu giữ tốiđa 200 giao dịch gần nhất, và có độ an toàn cao, khó làm giả do thông tin được mãhoá.

*Theo tính chất thanh toán:

Thẻ tín dụng (credit card): còn gọi là thẻ ghi nợ hoãn hiệu hay chậm trả, trongđó chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, rút tiền mặt trong hạnmức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng.

Thẻ ghi nợ (debit card): Thẻ này có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoảntiền gửi của chủ thẻ Loại thẻ này khi mua hàng hoá, dịch vụ, giá trị những khoảngiao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và dồng thời ghicó ngay vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ.Thẻ ghi nợ có 2 loại: thẻ online và

Trang 6

Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máyrút tiền tự động ATM hoặc ngân hàng Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rúttiền, số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ vào số tiền ký quỹ.

* Theo đối tượng chịu trách nhiệm thanh toán:

Thẻ cá nhân: Thẻ phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng ⺛đủ điềukiện phát hành thẻ Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻbằng nguồn tiền của bản thân minh và có thẻ phát hành thêm thẻ phụ.

Thẻ cá nhân do công ty uỷ quyền sử dụng: Thẻ phát hành cho cá nhân thuộcmột tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụngthẻ và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu trên thẻ bằng nguồn tiền củatổ chức, công ty đó.

1.1.2 Các chủ thể tham gia vào thị trường thẻ:

a Chủ thẻ:

Là người có tên trên thẻ và được quyền sử dụng thẻ Chủ thẻ có thể là một cánhân riêng lẻ, hay đại diện cho một tổ chức hay công ty nào đó có nhu cầu sử dụngthẻ Chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho người thân, một chủ thẻ có thể sởhữu một hay nhiều thẻ và phaỉ trả phí cho Ngân hàng phát hành thẻ.

b Ngân hàng phát hành thẻ:

Là thành viên chính thức của tổ chức thẻ và được phép phát hành thẻ Ngânhàng này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp thẻ, thiết kế phôi thẻ để đảmbảo an toàn cho quá trình sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho kháchh hàng, mở vàquản lý tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm về thanh toán số tiền mà khách hàng trả chongười bán hàng bằng thẻ.

c Đơn vị chấp nhận thẻ:

Là đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ ⺛ là đơn vị đoợcngân hàng uỷ quyền cung ứng tiền mặt cho chủ thẻ khi chủ thẻ có nhucầu rút tiềnmặt.

d Ngân hàng thanh toán:

Khác với Ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán chỉ là tổ chức thực hiệnthanh toán thẻ, nếu chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế thì phải là thành viên của tổchức thẻ quốc tê.

Trang 7

e Ngân hàng đại lý thanh toán:

Là ngân hàng đợc ngân hàng thanh toán chọn thực hiện một số dịch vụ thanhtoán thẻ thông qua Ngân hàng đại lý thanh toán vưói cơ sở chấp nhận thẻ, ứng tiềnmặt cho chủ thẻ.

f Tổ chức thẻ quốc tế:

Là hiệp hội các thành viên phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đồngthời là trung tâm cấp phép và xử lý thanh toán của các thành viên.

1.1.3 Tiện ích của thẻ:

a Đối với nền kinh tế:

Việc thanh toán qua thẻ đã tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mộtcách an toàn và có hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đótạo lập niềm tin của dân chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng Đặc biệt việcthanh toán bằng thẻ làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt, giảm lượng tiền mặt trong lưuthông qua đó giúp giảm các chi phí vận chuyển, phát hành tiền, thậm chí chống việcsử dụng tiền giả trong nền kinh tế.

Tăng cường hoạt động lưu thông tiền trong nền kinh tế, tăng cường vòng quaycủa đồng tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanhtoán của dân cư và của cả nền kinh tế, tạo tiền đề cho việc tính toán lượng tiền cungứng và điều hành, thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có hiệu quả.

Hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm như: rửa tiền, kiểm soát các hoạt độnggiao dịch kinh tế giảm thiểu các tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế ngầm,tăng cường tính chủ đạo của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hànhchính sách kinh tế tài chính quốc gia.

b Đối với chủ thẻ:

Sử dụng thẻ đem lại sự thuận tiện trong tiêu dùng Với kích thước nhỏ gọn củathẻ, khách hàng không phải mang theo một khối lượng tiền lớn mà vẫn thoải máimua sắm ở mọi nơi, kể cả trong nước hay nước ngoài Ngoài ra với máy rút tiền tựđộng 24/24h được lắp đặt ở các nơi công cộng sẽ giúp họ linh hoạt trong việc tiêudung Thẻ có thể rút tiền mặt bất kì lúc nào, ngay cả ngày lễ hay ngoài giờ làm việc.Đặc biệt đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể mở rộng khả năng tài chính vượt khỏi

Trang 8

c Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:

Khi tham gia thanh toán thẻ lợi ích mà các cơ sở chấp nhận thẻ sẽ lớn hơn rấtnhiều so với chi phí mà họ bỏ ra:

Thứ nhất, với việc chấp nhận thẻ, góp phần làm tăng doanh số bán hàng, tăngthu nhập.

Thứ hai, việc chấp nhận thẻ thanh toán sẽ giúp cho các đơn vị đa dạng hoáphương thức thanh toán, giảm các chi phí không cần thiết như: chi phí kiểm đếmtiền mặt, kiểm tra tiền giả.

Thứ ba, được hưởng các chương trình chăm sóc khách hàng của ngân hàng, từđó tăng cường mối quan hệ mật thiết với khách hàng.

d Đối với ngân hàng:

Dịch vụ thanh toán thẻ mang lại một nguồn thu lớn và ổn định cho ngân hàngthông qua các khoản phí dịch vụ Và thẻ ngân hàng còn có vai trò là một tấm đệman toàn khi nó bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời như hoạt động kinh doanhtrên tài khoản vãng lai (current account) Đây có thể gọi là sự hỗ trợ chéo có hiệuquả cho ngân hàng Hơn nữa, sự ra đời của thẻ ngân hàng góp phần làm phong phúthêm các loại dịch vụ thanh toán, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.Đặc biệt, khi các ngân hàng nhận làm đại lý cho tổ chức quốc tế thì khi đó ngânhàng đã thực hiện một bước hội nhập với cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế.Bên cạnh đó, số dư tiền gửi trên tài khoản của khách hàng xin phát hành thẻ tạo chongân hàng có thêm nguồn vốn huy động để cho vay.

1.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

Tổng quan nghiệp vụ kinh doanh thẻ bao gồm hai nghiệp vụ cơ bản: phát hànhthẻ và thanh toán thẻ Tuỳ vào đặc thù hoạt động và tình hình tài chính của mỗi tổchức phát hành thẻ nên quy trình nghiệp vụ chi tiết của mỗi loại thẻ là không giốngnhau, nhưng nhìn chung nó đều dựa trên những qui định chung như: khi thực hiệnnghiệp vụ phát hành thì phải thẩm định, khi thực hiện hạch toán sẽ ghi Nợ trước Cósau.

Trang 9

1.2.1 Các nghiệp vụ kinh doanh thẻ:

a Nghiệp vụ phát hành thẻ:

Việc phát hành thẻ của một ngân hàng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lýcủa Nhà nước sở tại, đồng thời phải tuân thủ theo những quy định của tổ chức thẻquốc tế Bên cạnh đó, những quy tắc mà ban giám đốc ngân hàng phát hành đưa racũng đóng vai trò quan trọng.

Phát hành thẻ có rất nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại làphát hành thẻ mới và phát hành lại Cả hai loại này đều được thực hiện theo quytrình sau:

(1)Chủ thẻ gửi hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ đến chi nhánh phát hành thẻ.

(2)Sau khi thẩm định hồ sơ, trình giám đốc chi nhánh xét duyệt, gửi đến trungtâm thẻ để yêu cầu phát hành.

(3)Sau khi kiểm tra 溯 ác dữ liệu nhận được trung tâm thẻ sẽ tiến hành mã hoácác thông tin cần thiết, xác định mã số cá nhân của chủ thẻ, rồi gửi đến chi nhánhphát hành.

(4a)Khi nhận được thẻ từ trung tâm thẻ, chi nhanh phát hành bản fax xác nhậnđã nhận đủ thẻ và mã số cá nhân.

(4b)Chi nhánh phát hành thông báo cho khách hàng đến nhận hoặc gửi bảo đảmcho khách (nếu có yêu cầu từ phía khách hàng).

b Nghiệp vụ thanh toán thẻ:

Nghiệp vụ thanh toán thẻ bắt đầu khi chủ thẻ tiến hành mua bán, giao dịch tạicác cơ sở chấp nhận thẻ, máy rút tiền tự động ATM và ngân hàng đại lý Khác với

phát hành

Trung tâm thẻ

Trang 10

nghiệp vụ phát hành chỉ do ngân hàng phát hành thực hiện, nghiệp vụ thanh toán thẻcó sự tham gia của hầu hết các thành viên trên thị trường thẻ, gồm các bước sau:

Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại cáccơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý.

Cở sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý khi nhận được thẻ từ khách hàngphải kiểm tra tính hợp lệ của thẻ như: logo, biểu tượng của thẻ quốc tế, băn chữ ký,ký hiệu đặc biệt, thời hạn hiệu lực, các yếu tố in nổi trên thẻ, nếu hợp lệ cơ sở chấpnhận thẻ sẽ cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng.

Cơ sở chấp nhận thẻ hoặc ngân hàng đại lý gửi hoá đơn thẻ cho ngân hàngthanh toán

Ngân hàng thanh toán tổng hợp toàn bộ các giao dịch phát sinh từ thẻ và truyềndữ liệu về tổ chức thẻ quốc tế (trong trường hợp thẻ quốc tế).

Tổ chức thẻ quốc tế ghi Có cho ngân hàng thanh toán.Tổ chức thẻ quốc tế báo Nợ cho ngân hàng phát hành.

Ngân hàng phát hành thanh toán Nợ cho Tổ chức thẻ quốc tế.Ngân hàng phát hành gửi sao kê cho chủ thẻ.

Chủ thẻ thanh toán Nợ cho ngân hàng phát hành; hoặc ngân hàng phát hành sẽghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ trong trường hợp chủ thẻ có tài khoản mở tại ngânhàng phát hành.

Tổ chức thẻ quốc tế

Trang 11

Quy trình này áp dụng cho thẻ quốc tế, còn đối với thẻ nội địa quy trình thanhtoán cũng tương tự như vậy nhưng không có sự tham gia của tổ chức thẻ quốc tế.

1.2.2 Rủi ro trong kinh doanh thẻ:

a Rủi ro trong nghiệp vụ phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ:

Đơn phát hành thẻ với các thông tin giả mạo: Đơn xin phát hành thẻ của kháchhàng có các thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, khi thẩm định nếu ngân hàngkhông phát hiện ra sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi chủ thẻ sẻ dụng thẻmà không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.

Thẻ giả: Những thẻ này được làm căn cứ vào các thông tin có được từ chứng từgiao dịch thẻ, hoặc từ thẻ bị mất cắp, thẻ bị thất lạc Đây là loại rủi ro nguy hiểmnhất mà các tổ chức thẻ rất quan tâm và có khả năng gây tổn thất cho ngân hàngphát hành vì theo tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ phải chịu tráchnhiệm với mọi giao dịch mang mã số ngân hàng phát hành thẻ.

Thẻ mất cắp, thất lạc: thẻ bị mất cắp, thất lạc mà chủ thẻ chưa kịp thông báocho Ngân hàng phát hành để khoá thẻ sẽ gặp rủi ro nếu tài khoản của chủ thẻ bị lợidụng và Ngân hàng phát hành không chịu trách nhiệm.

Chủ thẻ không nhận được thẻ do Ngân hàng phát hành thẻ gửi: Ngân hàng pháthành thẻ đã gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện, nhưng thẻ bị đánh cắp trênđường đi, do vậy thẻ bị sử dụng mà chủ thẻ thực không biết Rủi ro này Ngân hàngphát hành phải chịu.

Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Ngân hàng phát hành thẻ nhận được thôngbáo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi thẻ mới về địa chỉ này Rủi roxảy ra khi thẻ bị sử dụng mà chủ thẻ đích thực không biết Mọi tổn thất do giao dịchphát sinh trên thẻ này Ngân hàng phát hành phải chịu.

Thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ qua thư, điện thoại: Rủi ro xảy ra khiĐơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu qua thư, fax dựa trêncác thông tin giả mạo như: loại thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực.

Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ: khithực hiện giao dịch, nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ cố tình in nhiều hoá đơnthanh toán nhưng chỉ giao một hoá đơn cho chủ thẻ kí Sau đó nhân viên này giả

Trang 12

mạo chữ kí của chủ thẻ và nộp những hoá đơn đó cho Ngân hàng thanh toán đòitiền.

Sao chép, tạo băng từ giả:Các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên băng từcủa thẻ thật được sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ, chúng mã hoá tạo ra các thẻgiả Cách thực này khá tinh vi, rất khó phát hiện và gây tổn thất lớn cho ngân hàngphát hành thẻ.

Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy ra khi thẻ được sử dụng nhưng không được thanhtoán.

Ngoài những rủi ro nêu trên còn có các rủi ro do: lộ PIN, hệ thống máy móc bịtrục trặc, Đơn vị chấp nhận thẻ vượt quá hạn mức giao dịch mà không xin phép.

b Rủi ro về môi trường pháp lý:

Nhìn chung rủi ro này thường chỉ xảy ra đối với những quốc gia đang phát triểnvà mới tham gia vào lĩnh vực hoạt động thẻ do hệ thống băn bản pháp luật còn chưahoàn chỉnh Nhất là khi luật trong nước chưa thống nhất với thông luật quốc tế, cácquy định cũng chưa có chuẩn mực chung dẫn đến việc các ngân hàng sẽ rất lúngtúng khi áp dụng và rủi ra xảy ra là điều khó tránh khỏi.

c Rủi ro về kinh tế:

Thu nhập của người dân chưa cao và chưa ổn định, các chính sách về thu nhậpcũng như các chính sách về thuế nhập khẩu thường có những thay đổi, đã làm ảnhhưởng đến khả năng chi trả và khả năng hoàn trả của chủ thẻ cũng như hiệu quả củaviệc đầu tư, đổi mới trang thiết bị ngành thẻ.

d Rủi ro về chính trị:

Các hệ thống chính trị khác nhau sẽ có tác động đến hệ thống kinh tế khác nhaudẫn đến khả năng có thẻ xảy ra rủi ro, đặc biệt là mối quan hệ với nước ngoài hoặccác tổ chức quốc tế Bất cứ một lệnh cấm nào có hiệu lực đối với nước có liên quanđều ảnh hưởng và có thể gây ra rủi ro.

e Rủi ro về xã hội:

Đây là rủi ro rất khó khắc phục bởi nó là vấn đền trình độ dân trí và khả năngnhận thức của người dân như: vấn đề bảo mật thông tin thẻ, bảo quan thiết bị giaodịch tự động đặt tại các nơi công cộng Đặc biệt về phía ngân hàng, do chưa nhận

Trang 13

thức hết được trách nhiệm, quyền hạn cũng như trình độ xử lý nghiệp vụ kém thìviệc dẫn đến sai sót, vi phạm cố tình hay vô ý là khó tránh khỏi.

f Rủi ro về kĩ thuật và công nghệ:

Rủi ro ngày càng trở nên phức tạp theo trình độ phát triển của khoa học côngnghệ Bất kì một sự cố trục trặc nào của thiết bị đều gây ra những tổn thất to lớn, rồisẽ gây ra hiệu ứng đôminô bởi nó có thể làm nghẽn mạch cả hệ thống Và càngnghiêm trọng khi mạng thanh toán được kết nối toàn cầu thì mức độ ảnh hưởng củanó không thể lường được.

Mục tiêu hàng đầu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận Mà rủi ro lại luôntồn tại song với lợi nhuận Vì vậy để gia tăng hiệu quả kinh doanh thẻ thỉ phải cónhững giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro tối đa để có sự ổn định trong kinhdoanh và cơ hội phát triển.

1.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ đối với ngân hàng thương mại:

a Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng:

Việc phát hành và chấp nhận thẻ thanh toán mang lại rất nhiều lợi ích không chỉcho ngân hàng, cho sự phát triển của xã hội mà đặc biệt là cho sự thuận tiện củakhách hàng Với nhu cầu đòi hỏi tất yếu của khách hàng, của thị trường, việc đápứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ này là phương tiện mang lại sự phát triển thành côngvà bền vững cho ngân hàng.

Kinh doanh thẻ - Một hình thức dịch vụ đem lại hiệu quả cao.

Với những đặc điểm của thị trường và thực trạng thị trường Việt Nam hiện nay,các ngân hàng vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng do: dân chúng vẫn chưa thayđổi thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch Khi việc thanh toán bằngthẻ phát triển, thay thế thói quen dùng tiền mặt thì thị trường thẻ sẽ phát triển rấtnhanh Đây là cơ hội để các ngân hàng tham gia và phát triển hoạt động kinh doanhthẻ.

Kinh doanh thẻ- Tạo hình ảnh tốt về một ngân hàng hiện đại, phù hợp với xuthế phát triển của thương mại điện tử.

Sự phát triển của thương mại điện tử có tác động rất lớn đến hoạt động kinhdoanh ngân hàng Thương mại điện tử đặt ra những yêu cầu cấp thiết về sự hiện đại

Trang 14

triển vũ bão của công nghệ thông tin, cùng những bước tiến nhanh của thương mạiđiện tử, các ngân hàng truyền thống đang đứng trước thách thức cạnh tranh bởi việcáp dụng thương mại điện tử của các tổ chức phi tài chính như hệ thống siêu thị, cửahàng, thậm chỉ cả những nhà sản xuất cũng bắt đầu đưa ra các sản phẩm tài chínhnhư thẻ mua hàng tín dụng, mua hàng trả chậm, bán bảo hiểm Các công ty này cólợi thế về mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng, giá cả tín dụngcạnh tranh do bù vào lợi nhuận bán hàng mà có, đồng thời thủ tục cấp tín dụng cũngđơn giản và linh hoạt hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng truyền thống.

Tại Việt Nam, xu thế phát triển của thương mại điện tử đã bắt đầu đặt hệ thốngngân hàng trước một nhu cầu mới Các ngân hàng trong nước sẽ phải phát huy mọinội lực, tích cực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ để tiếp cận với xu thếmới mẻ này Các ngân hàng cần phải tối ưu hoá hoạt động nghiệp vụ, kinh doanhtruyền thống đồng thời phải hiện đại hoá để có thể đứng vững, phát triển và đáp ứngđược yêu cầu của thương mại điện tử Một trong những lĩnh vực không thể thiếutrong thanh toán điện tử chính là dịch vụ thẻ ngân hàng.

Kinh doanh thẻ - Thu hút được một lượng khách hàng lớn.

Với mạng lưới hoạt động khá rộng lớn, trên toàn quốc: năm thành phố lớn vàcác tỉnh thành trong cả nước Các ngân hàng sẽ thu hút thêm được một lượng kháchhàng lớn nếu triển khai dịch vụ thẻ Hiện nay, khi mở tài khoản các nhân để hoạtđộng, rất nhiều khách hàng đã đề cập đến dịch vụ thẻ, coi đó như một nội dung thiếtyếu để thuyết phục khách hàng Sự hài lòng thuận tiện cho khách hàng hiện có lànhân tố thúc đẩy việc thu hút thêm khách hàng mới Thông qua dịch vụ thẻ, kháchhàng sẽ biết đến các dịch vụ khác của ngân hàng và như vậy lượng khách hàng tiềmnăng của các sản phẩm quan trọng khác sẽ lớn hơn.

Kinh doanh thẻ - Mở rộng mạng lưới dịch vụ trong toàn quốc cũng như trên thếgiới.

Thông qua việc phát hành thẻ sẽ giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới dịch vụkhắp trên toàn quốc cũng như trên thế giới Với những phương thức phục vụ kháchhàng tiên tiến như dịch vụ gửi tiền một nơi rút ở nhiều nơi (qua hình thức DebitCard, ATM) hay dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở chấp nhậnthẻ Như vậy, bằng việc phát hành và thanh toán thẻ đã giúp mở rộng địa bàn hoạt

Trang 15

động của ngân hàng, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững củacác ngân hàng

Kinh doanh thẻ - Hiệu quả về mặt kinh tế.

Phát triển dịch vụ thẻ đã, đang và sẽ trở thành xu thế tất yếu của các ngân hàng,bởi họ còn có được những nguồn lợi hấp dẫn từ chiếc thẻ đa tính năng này.

Số dư trên tài khoản thẻ - Nguồn vốn hấp dẫn: Thẻ được coi là kênh huy độngvốn quan trọng trong tương lai với các ngân hàng Trong quy trình thanh toán thẻtín dụng, các cơ sở chấp nhận thẻ kí hợp đồng tiếp nhận thẻ thường mở tài khoản tạingân hàng thanh toán, điều này làm cho số dư tài khoản tiền gửi tăng lên và làmtăng trưởng ngân quỹ của ngân hàng Sự gia tăng vốn quĩ được nhân lên gấp đôikhi chủ thẻ thanh toán nợ cho ngân hàng Mỗi tài khoản giao dịch là một khoản vay.Tại ngày đáo hạn, theo sao kê, khi chủ thẻ thanh toán cho ngân hàng sẽ làm tăng quĩtiền mặt thực tế.

Phí dịch vụ thẻ - Nguồn thu nhập cho ngân hàng: Kinh doanh thẻ đem lại nguồnthu nhập cho ngân hàng Đó là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả cho hợpđồng sử dụng thẻ, phí rút tiền mặt ( 4% cho ngân hàng phát hành và tối thiểu 50.000đồng cho một lần giao dịch), phí giao dịch thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ tíndụng tại các cơ sở chấp nhận thẻ ( 2,5% giá trị của mỗi giao dịch), phần chiết khấuthương mại và một số các phí khác như: Phí tra soát, phí cấp lại thẻ Trong nhữngnăm gần đây, tất các các khoản thu từ nghiệp vụ kinh doanh thẻ đem lại lại một tỷsuất sinh lời lên tới 20%/năm cho các ngân hàng, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻđang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng thương mại.

Quảng cáo trên thẻ - Nguồn thu bổ sung: Quảng cáo trên thẻ hay trên máyATM bằng những logo quảng cáo và màn hình chờ đầy màu sắc sẽ lôi cuốn đượcsự chú ý của khách hàng trong giao dịch với máy ATM Vì chủ thẻ chủ yếu rút tiềnở máy ATM khi họ mua hàng hoá và đó là cơ hội cho các nhà quảng cáo bày ranhững sự lựa chọn trước mắt khách hàng khi họ rút tiền Tiếp thị tập trung và sựriêng biệt khiến quảng cao trên thẻ hay trên ATM dễ đi sâu vào tâm trí khách hàng.Họ sẽ cảm nhận được thông điệp dành riêng cho mình và chú ý đến nó hơn Bêncạnh việc thu hút khách hàng, bằng cách liên kết thẻ và hợp tác quảng cáo với các

Trang 16

doanh nghiệp, ngân hàng sẽ được phép thu một khoản tiền lớn nhờ quảng cáo đemlại Đây cũng là khoản thu để bổ sung cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ.

Kinh doanh thẻ - Tăng cường khả năng cạnh tranh, mang lại hình ảnh mới chongân hàng, nâng cao giá trị cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần.

Thị trường kinh doanh thẻ là thị trường cạnh tranh quyết liệt Tiến trình hộinhập Quốc tế của nền kinh tế Việt Nam diễn ra nhanh chóng Việt Nam đã gia nhậpWTO, đồng nghĩa với nó là sự xâm nhập vào Việt Nam của các ngân hàng nướcngoài Hoạt động thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến và thông dụng trên toànthế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, xu hướng vận động mangtính quy luật này đang từng bước thể hiện rõ nét ở Việt Nam Việc triển khai tốtnghiệp vụ kinh doanh thẻ sẽ tạo thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng với các ngânhàng khác và sự chuẩn bị sẵn sàng cho tiến trình hội nhập, phát triển của nền kinhtế Cùng với ưu thế này là sự gia tăng về giá trị hình ảnh, về thương hiệu, và rõ rệtnhất chính là nâng cao giá trị cổ phiếu của ngân hàng, mang lại lợi ích kinh tế vớicổ đông, và sức mạnh cho ngân hàng.

b Lợi ích chung đối với hệ thống ngân hàng:

Ngoài những hiệu quả mang lại cho từng ngân hàng, việc phát hành và thanhtoán thẻ còn góp phần nâng cao hình ảnh của hệ thống các ngân hàng thương mại,cũng như góp phần vào quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của toàn hệthống nói chung.

Như vậy, thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích Với tínhlinh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻ ngân hàngđã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càng khẳng định vịtrí của nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ:

Hoạt động kinh doanh thẻ chịu sự ảnh hưởng của các các yếu tố: kinh tế - chínhtrị - xã hội – khung pháp lý – trình độ phát triển khoa học công nghệ Hoạt độngkinh doanh thẻ là một hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính, mà bất kì hoạt độngtài chính nào đều rất nhạy cảm với những biến động kinh tế - chính trị - xã hội củaquốc gia.

Trang 17

Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững sẽ tạo điều kiện lí tưởng chohoạt động kinh doanh thẻ phát triển Ngược lại một nền kinh tế suy thoái, khủnghoảng, lạm phát ở mức cao thì chắc chắn hoạt động thẻ không thể phát triển được.

Khi nền kinh tế của một quốc gia có sự tăng trưởng sẽ nâng cao mức thu nhậpcho người dân, với thu nhập được nâng cao người dân sẽ phát sinh nhu cầu tàichính: chi tiêu, tích luỹ Từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển Cònnếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao, thì thu nhập của người dân thấp, nhu cầu vềtài chính ít, họ sẽ phải dè xẻn trong chi tiêu, nếu có nhu cầu tiết kiệm họ sẽ đầu tưvào ngoại tệ hoặc kim loại quý từ đó gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thẻ

Các biến động chính trị luôn gắn liền với những tác động kinh tế Nếu một quốcgia có một nền chính trị ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng,phát triển Còn nếu một nền chính trị bất ổn, luôn ẩn chứa nguy cơ bạo loạn thì sẽgây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế Vì thế yếu tố chính trị cũng là mộtyếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động kinh doanh.

Các yếu tố xã hội như: trình độ dân trí, tâm lý, thói quen, các yếu tố về đặctrưng văn hoá cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ Nếu trong một xã hộihiện đại, người dân có trình độ dân trí cao, ưa thích công nghệ tiên tiến, hiện đại thìchắc chắn hoạt động kinh doanh thẻ trong xã hội đó sẽ rất phát triển Ngược lại,trong một xã hội mà tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt vẫn tồn tại thì hoạt động kinhdoanh thẻ sẽ khó mà phát triển được.

Hoạt động kinh doanh thẻ cũng như các hoạt động kinh doanh khác trong nềnkinh tế đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Vì vậy các quy định pháp luậtcũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thẻ Nếu như một quốc gia có hệ thốngvăn bản pháp luật chặt chẽ, đầy đủ để điều chỉnh hoạt động kinh doanh thẻ, thì sẽtạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ phát triển Trong khi một quốc gia có hệthống văn bản pháp luật chưa đầy đủ thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanhthẻ.

Hoạt động kinh doanh thẻ là một hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được hỗ trợbởi máy móc công nghệ Vì thế nên nếu công nghệ càng tiên tiến hiện đại thì hoạtđộng kinh doanh thẻ càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ Còn ở quốc gia nào trình

Trang 18

độ khoa học công nghệ vẫn ở trình độ sơ sài thì hoạt động kinh doanh thẻ sẽ gặp rấtnhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Hoạt động kinh doanh thẻ là một dịch vụ tài chính, do đó còn bị ảnh hưởng bởitrình độ phát triển của nền tài chính quốc gia Với các quốc gia có nền tài chính pháttriển thì hoạt động kinh doanh thẻ là hết sức phổ biến và phát triển hết sức mạnhmẽ Còn ở các quốc gia có nền tài chính kém phát triển, thì hoạt động kinh doanhthẻ vẫn còn xa lạ, và chỉ đang ở dạng tiềm năng.

Trang 19

Sau một thời gian hoạt động hiệu quả và có nhiều đóng góp cho sự phát triển củakinh tế nước nhà, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép gia hạn lên là 99năm theo quyết định số 330/QĐ-NH5 ngày 8/10/1997.

Techcombank có các hoạt động chính như:

-Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức, cá nhân.

-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức cá nhân tuỳ theo tính chấtvà khả năng nguồn vốn của ngân hang.

-Thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, tínphiếu và các chứng từ có giá.

Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ khác cho các khách hàng mà ngân hàng Nhànước cho phép.

Vốn cổ phần

Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống TechcomBank cả vể chiều rộng lẫnchiều sâu, vốn điều lệ của ngân hang không ngừng tăng lên trong các năm Nhữngngày đầu đi vào hoạt động, vốn điều lệ của ngân hang chỉ là 20tỷ thì đến cuối năm2006 đã đạt 1500 tỷ đồng, đã nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớnnhất về vốn điều lệ.

Thị trường hoạt động mục tiêu trong hoạt động của Techcombank.

Thị trường mục tiêu mà Techcombank hướng tới được chia theo những tiêuchí khác nhau.

*Theo khu vực địa lí:

Trang 20

-Miền Bắc: Ngân hang tập trung vào các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, BắcNinh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Nam Định, TháiBình.

Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Khánh Hoà.

Miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, CầnThơ, An Giang, Kiên Giang.

Tín dụng đầu tư cá nhân: Chứng khoán, cổ phần không niêm yết.

Tín dụng công ty: Vốn lưu động, cố định phục vụ sản xuất, kinh doanh, đầu tư.*.Ngành nghề hoạt động:

Sản xuất, gia công hang xuất khẩu: dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, chế biếnthuỷ sản, chế biến nông sản, điện - điện tử, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản.

-Kinh doanh nhập khẩu: máy móc thiết bị, xăng dầu, hoá chất, nguyên liệu, dượcphẩm, sản phẩm điện tử, phương tiện vận tải.

-Sản xuất: Thực phẩm đồ uống, vật liệu xây dựng, sản xuất nhựa, hoát chất, sảnxuất các sản phẩm từ cao su – hoa chất, sản xuất các sản phẩm thuỷ tinh gốm sứ,sản xuất kinh loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, sản xuất lắp ráp các sảnphẩm, linh kiện điện tử, sản xuất các sản phẩm gỗ, nội thất.

Kinh doanh: thương mại, phân phối, đại lí bán buôn, bán lẻ.

-Xây dựng cơ bản: Xây dựng các công trình dân dụng, khu đô thị - khu dân cư,công trình công nghiệp, xây dựng cơ sở hạn tầng, công trình giao thông.

Trang 21

Năm 1995

-Vốn điều lệ của ngân hang tăng đến 51,495tỷ đồng.

-Thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trìnhphát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.

-Tăng vốn điều lệ lên 80tỷ đồng.

-Khai trương phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.

Năm 2000

-Thành lập phòng giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.

Năm 2001

-Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng.

-Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầuthế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm ngân hàngGlobus cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầukhách hàng.

Trang 22

Năm 2002

-Thành lập chi nhánh Chương Dương và chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội,thành lập chí nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, thành lập chí nhánh Thanh Khê tạiĐà Nẵng, thành lập chi nhánh Tân Bình tại TP Hồ Chí Minh.

-Là ngân hàng cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội.Mạng lưới bao gồm hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 phòng giao dịch tại cácthành phố lớn trong cả nước.

-Vốn điều lệ tăng lên 104, 435 tỷ đồng Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới đểtăng vốn điều lệ lên 202 tỷ đồng.

-Khai trương biểu tượng mới của ngân hàng vào 09/06/2004.

-Tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng vào 30/06/2004, lên 252,255tỷ đồng vàongày 02/08/2004 và lên 412,7 tỷ đồng vào 26/1½004.

-Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compass Plus vàongày 13/12/2004.

Trang 23

-Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng, 555 tỷ đồng vào 21/07/2005,28/09/2005 và 28/10/2005.

-Ngày 29/09/2005 khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lí thẻ củaCompass Plus.

-Ngày 03/12/2005 nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mớinhất Tenenos T2-1 R5.

Năm 2006

-Techcombank đã mở mới trên 30 chi nhánh và phòng giao dịch mới, tăngtổng số điểm giao dịch trên phạm vi cả nước lên con số 80 điểm giao dịch, trải rộngtrên khắp 15 tỉnh thành trên cả nước Các điểm giao dịch mới mở tập trung ở cáckhu vực kinh tế phát triển tiềm năng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ĐàNẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương,

-Tháng 01 / 2006 Ngân hàng HSBC mua 10% cổ phần và trở thành đối tácchiến lược của Techcombank Tháng 2/2006 Techcombank tăng vốn điều lệ lên830tỷ.

-Ngày 18/12/2006 phát hành thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa đâylà một bước phát triển cực kì quan trọng.

Năm 2007

-Khai trương trụ sở mới tại 70-72 Bà Triệu.

-Techcombank đã chính thức ký kết mua bản quyền hợp pháp phần mềmMicrosoft và trang bị cho toàn hệ thống.

-Hiện nay Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần lớn (nếu xéttheo quy mô vốn điều lệ thì chỉ xếp sau Sacombank và ACB) và đang phát triểnmạnh mẽ của Việt Nam Đặt trụ sở chính tại Hà Nội, sau 13 năm hoạt động kể từkhi thành lập, Techcombank hiện có hơn 80 điểm giao dịch trải khắp các tỉnh thànhphố lớn của cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa trong những năm tiếp theo, dựtính đạt 200 chi nhánh và điểm giao dịch vào năm 2010 Techcombank hiện có vốnđiều lệ khoảng 1500 tỷ đồng (tính đến con số chưa chính thức vào cuối 2006) tổngtài sản đạt 18.000tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) với hơn 1000 nhân viên Tốc độ tăng

Trang 24

qua luôn đạt từ 30% trở lên Trong 2-4 năm tới Techcombank sẽ phấn đấu trở thànhmột trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100triệu USD và quản lí một tài sản hơn 1,5 tỷ USD.

2.2 THỰC TRẠNG KINH DOANH THẺ TẠI TECHCOMBANK2.2.1 Tình hình chung về thị trường thẻ Việt Nam:

Số lượng thẻphát hànhÐõn vị: chiếc

Doanh số dùng thẻ tíndụng quốc tếÐõn vị: triệu USD

Doanh số thanhtoán thẻ tín dụng

quốc tếÐõn vị: triệu USD

Trang 25

phẩm ngày càng phong phú đa dạng.

Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường VNnên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua.Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thốngVCB – ATM Ngay lập tức các NH khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiêncủa mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S – Card củaIncombank, Thẻ Vạn dặm của NHĐT&PTVN, Thẻ đa năng của NH Đông á, ThẻFast Access của NH Kỹ thương, Sài gon Bank Card của NHTMCP Sài Gòn Côngthương, ACB e-Card, Citimard của ACB, Vib Values Card của NHTMCP Quốc tế,ATM Lucky của NH Phương Đông, Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ chophép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, connect 24đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanhtoán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại,tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM

Hệ thống ATM của các NH mỗi năm cũng tăng lên nhanh chóng Thí dụnhư 3 NHTMNN là Incombank, BIDV, Agribank: Trong giai đoạn đầu triển khaidịch vụ Thẻ (năm 2003), mỗi NH này chỉ có từ 25 – 30 máy ATM, nay đã tăng gấp10 lần so với số lượng máy ban đầu Hiện nay, số máy ATM của Incombank là 342máy; của BIDV là 400 máy, của Agribank là 202 máy; Liên minh VNBC do NHĐông á đứng đầu có 350 máy; Liên minh của Vietcombank và 17 NH Cổ phần đãtrang bị được 750 máy ATM.

Sự bùng nổ của mạng lưới hệ thống ATM trong những năm qua đã gópphần tác động đến doanh số sử dụng Thẻ nội địa của các NH tăng 300%/năm Đâylà dấu hiệu đáng mừng đối với Ngành NH vì chứng tỏ dịch vụ thẻ đã đến gần hơnvới người dân, bước đầu tạo cho họ thói quen sử dụng Thẻ.

Bên cạnh các loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng là Visa, Mastercard

do Vietcombank, ACB, Eximbank đã phát hành, thời gian qua, thị trường thẻ VNcũng đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ mới với nhiều hình thức mới như sảnphẩm thẻ VCB – Amex do Vietcombank phát hành; thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng

Trang 26

ACB; các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế do Sacombank, Incombank, VIBBank phát hành, lần đầu tiên đưa ra thị trường đã được nhiều khách hàng lựa chọn Sắptới thị trường có thêm sản phẩm Visa và Mastercard được phát hành bởi EAB, MBvà Techombank, Agribank

Với nhiều tính năng hấp dẫn “chi tiêu trước, trả tiền sau”, có thể thanh toántoàn bộ hay một phần khoản hạn mức khi đến hạn thanh toán; thời hạn miễn lãi từ15 đến 45 ngày, không tính lãi nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào trước ngàythanh toán, mức phí phát hành, phí thường niên thấp, đồng thời sự tác động tích cựccủa các chương trình xúc tiến mở rộng thị phần mà các NHVN và các tổ chức Thẻquốc tế đang thực hiện, theo dự báo Hội thẻ NHVN, thời gian tới sẽ có sự đột biếncả về số lượng và đối tượng khách hàng dùng thẻ quốc tế để thanh toán.

Nhằm tối ưu hóa các công dụng của thẻ, nhiều NH cũng đã đưa ra các sảnphẩm thẻ liên kết, thẻ đa năng Thẻ đa năng vừa là thẻ ghi nợ, cũng vừa là thẻ tíndụng, giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong thanh toán, còn NH tiết kiệmđược chi phí phát hành thẻ Đây thực sự là một bước đột phá mới trong công nghệthanh toán Hiện nay, nước ta đã có EAB, Saigonbank phát hành loại thẻ này.

Sự cạnh tranh sôi động giữa các NH về phát triển sản phẩm, dịch vụ mớiđã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiệntiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại, với các tính năng tiện lợi nhất, ăn việcthanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM của VCB, gửi tiết kiệm bằng thẻ của EAB, thanhtoán taxi của ACB hay thanh toán phí bảo hiểm của VCB.

Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại đã góp phần từng bước phávỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chi phí xã hội, nâng cao khảnăng quản lý tiền tệ của NN cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nềnmóng cho sự hình thành một nền thương mại điện tử còn non trẻ của nước ta

Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các NHTM phải có mộtcông nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng Vì vậy đòi hỏi vốn đầu tưkhá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ mà không phải NH nào cũng dễ dàng thực hiệnđược Chính vì vậy mà việc liên kết của các NHTM nhỏ với những NH đã có nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện rất tốt để phát triển hệ thống thanh toánthẻ ở VN, các NH sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM sẵn có, việc phát

Trang 27

triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí cho các NH đượclợi từ hệ thống khách hàng đối tác, ngược lại NH đối tác sẽ tận dụng được côngnghệ và hệ thống máy ATM sẵn có Sự liên kết giữa các NH có một ý nghĩa hết sứcto lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ VN bởi lẽ nó tạora một cộng đồng đông đảo các NH tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ,mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhậnthẻ, tạo nền tảng xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích cógiá trị ngày một cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quảkinh doanh của NH.

Trong thời gian đầu hình thành thị trường thẻ tại VN, hệ thống thẻ thanhtoán mang tính cục bộ Thẻ do ngân hàng nào phát hành thì chỉ có thể sử dụng ởmáy ATM của ngân hàng đó mà thôi Nhưng trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, tạiViệt Nam đã hình thành liên minh thẻ cho phép hệ thống thánh toán thẻ của cácngân hàng trong cùng liên minh được kết nối với nhau Hiện nay có 3 liên minh thẻlớn:

Liên minh thứ nhất: Gồm Agribank, ICB, BIDV, ACB, EAB, Sacombank,SCB và công ty điện toán và truyền số liệu VDC Liên minh này hoạt động theohình thức công ty cổ phần và có tên BankNetVN.

Liên minh 2: Ngân hàng Đông Á và Sài Gòn Bank hoạt động the hình thứchợp tác song phương giữa các ngân hàng.

Liên minh 3: Là liên minh hoạt động sớm nhát và tỏ ra có hiệu quả nhất gồmtới 18 ngân hàng do VCB đứng đầu Liên minh này tồn tại theo tính chất hiệp hội,liên kết cùng phát triển.

Như vậy, sau 10 năm hoạt động, thị trường thẻ Việt Nam đã có những bướckhởi sắc Doanh số thẻ tăng nhanh qua các năm, số lượng thẻ phát hành cũng giatăng và ngày càng thu hút được nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường, đặc biệt làsự ra đời của thẻ tín dụng nội địa đã đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với sựphát triển của thị trường thẻ Việt Nam Tuy nhiên doanh số thanh toán thẻ mới chủyếu thu từ thẻ quốc tế, với đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân, khách dulịch nước ngoài Do đó, thị trường thẻ nội địa vẫn được coi là một thị trường tiềm

Trang 28

Việc ra đời 3 liên minh thẻ, kết nối giữa các mạng 䛦 lưới của các NH làliên minh giữa Vietcombank với 17 NHTMCP, Công ty chuyển mạch tài chínhquốc gia (Banknet), Hệ thống VNBC là xu thế tất yếu để các NH cùng tồn tại vàphát triển, báo hiệu một hệ thống thẻ lớn mạnh sẽ được kết nối trong toàn quốcnhằm tạo cho khách hàng có mạng lưới rộng, có thể thanh toán được mọi lúc, mọinơi Mối liên kết này sẽ tạo sức mạnh cạnh tranh với các NH nước ngoài khi hộinhập ngày càng đến gần.

2.2.2 Thực trạng kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹthương Việt Nam:

Thị trường thẻ Việt Nam đang trong thời kì sôi động với sự tham gia của rấtnhiều các ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Techcombank bắt đầu gia nhập thị trường thẻ vào năm 2003 Do tham gia vào thịtrường thẻ tương đối muộn nên Techcombank có thể học tập được rất nhiều kinhnghiệm của các ngân hàng đi trước, để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mìnhđể có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được, cũng như biết cách phòng tránhcác rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt làTechcombank có cơ hội ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại Tuy nhiên dogia nhập thị trường muộn, nên thị phần mà Techcombank hiện đang nắm giữ là cònkhá là nhỏ bé: Tính đến thời điểm hiện tại số thẻ Techcombank phát hành ra mớiđạt: 150.000 thẻ chiếm 3.75% tổng số thẻ của toàn thị trường Hiện tại sản phẩm thẻđầu tiên của Techcombank: Thẻ ghi nợ nội địa F@st Access, sau đó có thêm F@stAccess-I và đầu năm 2007 mới có thêm thẻ thanh toán quốc tế Techcombank VisaDebit Vì gia nhập thị trường muộn và ban đầu chỉ có thẻ ghi nợ - loại thẻ được cácngân hàng đi trước phát hành trước đó và đã có chỗ đứng trên thị trường lâu rồi –nên Techcombank phải chịu cạnh tranh với rất nhiều các ngân hàng khác như VCB,ACB, ICB, EAB, Sacombank … trong đó VCB vẫn luôn là ngân hàng đứng đầu vềthị trường thẻ ghi nợ.

a Hoạt động phát hành thẻ:

Trang 29

Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ Việt Nam khá muộn, nhưng cho đến nay,sản phẩm thẻ F@st Access của Techcombank vẫn được khách hàng đánh giá là mộttrong những thẻ thanh toán tiện ích nhất trên thị trường, đã được bình chọn là sảnphẩm Sao Vàng Đất Việt năm 2005.

Hoạt động phát hành thẻ của Techcombank phát triển ngày càng mạnh mẽ:Tính đến 31.10.2006 tổng số thẻ ghi nợ nội địa được Techcombank pháthành luỹ kế là trên 105.000 thẻ Tính riêng trong tháng 10.2006, Techcombank đãphát hành mới 9.000 thẻ, là tháng “cao điểm” trong công tác phát hành và thanhtoán thẻ của Techcombank.

Tổng số thẻ phát hành luỹ kế tính đến 31.12.2006 đã đạt gần 130.000 thẻ(con số này vào cuối năm 2005 là 50.000 thẻ) Tổng số máy ATM và POS đượcTechcombank lắp đặt và triển khai tương ứng là 98 và 2.313 Năm 2006 là nămkhởi sắc đối với công tác phát triển các sản phẩm thẻ mới với sự ra mắt thẻ pháthành ngay F@stAccess-i vào đầu năm 2005 Thẻ thanh toán quốc tế TechcombankVisa tuy mới chính thức được cung cấp trung tuần tháng 12.2006 đã đạt con số pháthành luỹ kế trên 3.000 thẻ.

Đến thời điểm hiện tại số lượng các loại thẻ Techcombank đã phát hành đã

đạt mức 150.000 thẻ Trong 150.000 thẻ có 135.000 thẻ Techcombank F@stAccess,

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ của trung tâm thẻ Techcombank)

Tuy thị phần chỉ chiếm có 3,75% (150.000 trong tổng số 4triệu thẻ của toànthị trường), nhưng với những con số kể trên thì đây quả là thành công lớn của đốivới ngân hàng gia nhập thị trường muộn như Techcombank Sự thành công này xuấtphát từ nhiều nguyên nhân:

Trang 30

Thứ nhất: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổnđịnh, người dân cũng quen dần với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt Nhu cầuđối với dịch vụ thẻ đã được rất nhiều người quan tâm khi mở tài khoản tại ngânhàng.

Thứ hai: Cùng với VCB, Techcombank đã phát triển thẻ F@st Access –Connect 24 và gia nhập liên minh thẻ của VCB và 16 ngân hàng khác (kể cảTechcombank là 18 ngân hàng) Gia nhập liên minh này giúp Techcombank nângcao được khả năng thanh toán, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng về dịch vụ thẻcủa mình.

Thứ ba: với nỗ lực của toàn thể nhân viên, Trung tâm thẻ Techcombank đãnghiên cứu thị trường cũng như chịu khó đầu tư công nghệ, đã triển khai thành côngcác sản phẩm thẻ: F@st Access, F@st Access-i và F@st Access Visa Debit.

Hai dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa: F@stAccess và F@stAccess-i vớinhiều tính năng hiện đại như: thấu chi, tiết kiệm, thanh toán, truy vấn thông tin tàikhoản mọi lúc mọi nơi Đặc biệt, khách hàng có thể rút tiền và mua sắm tại hơn 700máy ATM và hàng ngàn POS của Techcombank và các ngân hàng khác trong liênminh thẻ với Vietcombank.

Bắt đầu từ ngày 15/12/2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanhtoán mang thương hiệu F@st Access theo công văn số 0565/NHNN và số00621/NHNN của Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội Thẻ F@st Access là thẻthanh toán, được sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam dựa vào số tiền có trên tài khoảncủa khách hàng mở tại Techcombank Đây là loại thẻ nội địa duy nhất hiện nay tíchhợp được các chức năng: Rút tiền và thanh toán (tính năng thông thường của thẻ),với tính năng tiết kiệm trong thẻ F@st Saving và tính năng ứng trước tài khoảnthanh toán thông qua sản phẩm F@st Advance Đặc biệt để tạo thuận tiện cho kháchhàng trong việc sử dụng, thẻ F@st Access chia ra làm ba hạng chính: Chuẩn, Vàngvà Đặc biệt Cụ thể về hạng thẻ và mức phí như sau:

Sự khác nhau giữa các hạng thẻ.

Các hạng thẻChuẩn

(Blue)Vàng (Gold)

Đặc biệt(Diamond)

Trang 31

Hạn mức rút tiền tối đa một lần 2.000.000 2.000.000 2.000.000

Hạn mức rút tiền và chuyển khoản tối đa mộtngày

Trang 32

(trường hợp đăng ký phát hành thẻonline, áp dụng trong phạm vi bánkính 10 km kể từ chi nhánhTechcombank thực hiện việc pháthành đến địa chỉ của khách hàng)

6 Phí thay đổi hạng thẻ, cấp lại PIN, tra soát khiếu nại

8 Phí dịch vụ tại máy ATM

8.1Phí rút tiền mặt tại máy ATM 4,000

8.3Phí chuyển khoản cùng hệ thốngTechcombank

9 Phí duy trì tài khoản

(áp dụng khi số dư tài khoản cánhân xuống thấp hơn số dư tối thiểutại một ngày bất kỳ trong tháng)

5.000VND/0,5USD/0,5EUR60JPY/1AUD/tháng

Trang 33

Techcombank sẽ ghi lại dữ liệu về khách hàng căn cứ trên đơn đăng kí định danhthẻ cho khách hàng khai và nộp lại cho ngân hàng Trong vòng 6 tiếng kể từ khingân hàng nhận được Đơn đăng kí dịnh danh thẻ của khách hàng, thẻ sẽ được kíchhoạt để khách hàng sử dụng Như vậy, so với thẻ F@st Access, các thủ tục pháthành F@st Access-I đơn giản hơn rất nhiều Sự đơn giản ấy nhằm hướng tới mụctiêu:Tạo sự thoải mái thuận tiện tối đa cho khách hàng khi đến với dịch vụ thẻ củaTechcombank Đặc biệt, F@st Access-i không những mang đầy đủ tính năng củathẻ thanh toán nội địa mà khách hàng còn có thể nộp tiền vaà tài khoản thẻ thôngqua hệ thống máy EDC được lắp đặt tại tất cả các quầy giao dịch của Techcombank.Và chủ thẻ được hưởng hạn mức rút tiền tối đa một ngày là 15triệu đồng, ưu đãi vềlãi suất ở mức 0.21%/tháng đối với số dư tong tài khoản lớn hơn 8 triệu đồng.

Việc phát triển thêm F@st Access-i bên cạnh sản phẩm F@st Access là mộtnỗ lực lớn của Techcombank trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng,cũng như đa dạng hoá sản phẩm thẻ của ngân hàng Từ đó, số lượng thẻ phát hànhra tăng lên đáng kể, ngân hàng sẽ càng kiếm thêm được nhiều lợi nhuận từ chi phíphát hành, phí tra soát, phí cấp lại PIN hay thẻ.

Ngày 01/11/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Ngânhàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), được thực hiệnnghiệp vụ phát hành thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa card

Triển khai thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹthương Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của việc pháthành thẻ thanh toán mang thương hiệu Visa card; Đồng thời phải thực hiện đúngquy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN ngày19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và những quy định theo thông lệquốc tế.

Chính thức ra mắt từ ngày 15 tháng 12 năm 2006, Techcombank Visa Phong cách thời đại mới đã và đang trở thành chiếc thẻ được yêu thích của nhiều

-Khách hàng Thẻ Techcombank VISA hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế củaVisa, được kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán của khách hàng, sử dụng tại

Trang 34

nhận thẻ Visa ở Việt Nam và thế giới Riêng tại Việt Nam có 10.000 điểm bán hàngvà hơn 1500 máy ATM chấp nhận thẻ Visa, Techcombank Visa còn được chấpnhận thanh toán trên rất nhiều trang thương mại điện tử Tại Việt Nam, Khách hàngđã có thể thanh toán bằng thẻ Techcombank Visa thanh toán trên trang bán vé máybay trực tuyến của Pacific Airlines (www.pacificairlines.com.vn), trang web

www.chodientu.com.vn Trong thời gian tới, Techcombank sẽ tiếp tục liên kết với nhiềuđối tác khác khác để tăng thêm tiện ích cho Khách hàng, đem lại sự thuận tiện hơncho Khách hàng trong thanh toán khi mua bán qua mạng.

Ngày đăng: 29/11/2012, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phát hành thẻ có rất nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại là phát hành thẻ mới và phát hành lại - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank
h át hành thẻ có rất nhiều hình thức khác nhau nhưng nhìn chung có 2 loại là phát hành thẻ mới và phát hành lại (Trang 9)
2.2.1 Tình hình chung về thị trường thẻ Việt Nam: - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank
2.2.1 Tình hình chung về thị trường thẻ Việt Nam: (Trang 24)
Tình hình giao dịch thẻ của Techcombank qua các năm: - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank
nh hình giao dịch thẻ của Techcombank qua các năm: (Trang 37)
Tình hình ứng tiền mặt qua POS của Techcombank qua các năm: - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank
nh hình ứng tiền mặt qua POS của Techcombank qua các năm: (Trang 38)
Tình hình số lượng ATM và POS tăng luỹ kế qua các năm. - Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank
nh hình số lượng ATM và POS tăng luỹ kế qua các năm (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w