Nhóm giải pháp thanh toán thẻ:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 52 - 55)

a. Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ:

Hạn chế trong hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank là việc: các đơn vị chấp nhận thẻ - các cửa hàng, siêu thị - còn quá ít và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và ở các trung tâm thương mại lớn, việc đó gây ra hạn chế trong công tác thanh toán. Vì thế, việc mở rộng các Đơn vị chấp nhận thẻ là một nhiệm vụ mang

tính chiến lược nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với dịch vụ thẻ ngân hàng.

Trước tình hình thực tế đó, Techcombank càn ra sức liên kết với các cửa hàng, siêu thị nhằm mang lại thuận tiện nhất trong việc thanh toán cho khách hàng cảu mình. Như EAB liên kết với PNJ, khách hàng của ngân hàng khi mua sản phẩm của PNJ bằng thẻ ngân hàng thì được giảm 10% giá trị món hàng. Với nhu cầu học ngoại ngữ lớn như hiện nay, Techcombank có thể đề xuất với một số trung tâm ngoại ngữ lớn, uy tín như: British Council, RMIT hay Language Link … hợp tác song phương với nhau đôi bên cùng có lợi. Các trung tâm đào tạo ngoại ngữ có khối lượng khách hàng lớn, mỗi lớp khoảng hơn 20 học viên, nhiều lớp và liên tục tuyển sinh mới. Techcombank có thể liên kết với các trung tâm này phát hành thẻ và thanh toán học phí qua thẻ hay kết hợp với các hoạt động quảng bá hình ảnh, vì các học viên của các trung tâm ngoại ngữ thường là những khách hàng trẻ có phong cách tiêu dùng hiện đại là đối tượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ thẻ ngân hàng.

Theo các số liệu báo cáo từ Trung tâm thẻ Techcombank, các Đơn vị chấp nhận thẻ của Techcombank phần lớn đặt tại các khách sạn, đại lý du lịch, hay nhà hàng mà chưa có ở các bệnh viện, khu vực sân bay, các siêu thị hay khu vui chơi giải trí. Đây là các địa điểm tiềm năng để Techcombank tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán thẻ trong thời gian sắp tới.

Đặc biệt, Techcombank cần quan tâm hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các nhân viên của Đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị, tránh tình trạng trang bị máy nhưng không biết sử dụng thành thạo, hoặc chỉ có môt hai người sử dụng thành thạo, nhưng nếu người đó nghỉ thì số nhân viên còn lại đều chịu. Đây chỉ là vấn đề nhỏ nhưng nếu ko được quan tâm đúng mức thì sẽ ảnh hưởng lớn tới uy tín của ngân hàng và hiệu quả của hoạt động thanh toán.

Quả thực việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ là một hoạt động vô cùng quan trọng để phát triển hệ thống thanh toán bằng thẻ ngân hàng trong việc chạy đua trên thị trường thẻ cạnh tranh và nhất là trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ sắp tới.

b. Tăng hiệu quả hệ thống ATM:

Mạng lưới thanh toán hiện nay của Techcombank vẫn còn khá mỏng, số lượng ATM của Techcombank còn thấp so với mặt bằng chung, và ngân hàng vẫn chưa khai thác được hết hiệu quả của số máy này.

Thứ nấht: Mặc dù nằmg trong liên minh thẻ của VCB, song với số lượng thẻ phát hành ngày một tăng cao thì lượng máy ATM vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người dân, đặc biệt trong các dịp lễ tết. Từ nhu cầu này đòi hỏi Techcombank cần phải xem xét, đầu tư thêm máy ATM tại các địa bàn đông người giao dịch.

Thứ hai: VN là điểm đến du lịch hấp dẫn, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn Việt Nam là điểm đến trong các chuyến du lịch của họ. Đồng thời số người nước ngoài đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, đầu tư, nghiên cứu thị trường cũng không ngừng tăng cao. Các đối tượng khách hàng này rất ít khi dùng tiền mặt trong thanh toán. Đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng mà Techcombank cần hướng tới. Trong thời gian gần đây ngoài các điểm du lịch truyền thống như: Hạ Long, Hội An…thì Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt, Kiên Giang, Quảng Bình và các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang nổi lên như là những điểm sáng du lịch. Techcombank cần nắm bắt cơ hội này để xây dựng các dự án lắp đặt ATM sao cho có hiệu quả.

Thứ ba: Chỉ những máy ATM đặt tại Hội sở Techcombank mới được lắp đặt những thùng kín, còn hầu hết các máy ATM tại các siêu thị, trung tâm thương mại … thì chỉ là một cái thùng máy trống không, không có gì bảo vệ à thương nằm trong khuôn viện siệu thị hay trung tâm thương mại… điềun ày sẽ rất bất tiện cho những ai muốn rút tiền hay chuyển khoản nếu như ngoài giờ làm việc của những nơi này. Điều này không phù hợp cho dịch vụ 24/24. Hơn nữa, nới đây lại đông người đi lại, thật nguy hiểm cho những người rút tiền. Ngân hàng nên đầu tư xây dựng hộp bảo vệ và đặt máy ATM ra ngoài khuôn viên của siêu thị hay trung tâm thương mại. Như vậy mới đảm bảo đúng nghĩa Connect 24 - sử dụng thẻ 24/24 giờ.

Thứ tư: song song với việc phát triển mạng lưới ATM thì Techcombank còn có thể tận dụng cơ hội quảng cáo sản phẩm thẻ của mình trên màn hình ATM, để nâng cao hình ảnh của ngân hàng đến với người dân. Hơn nữa, cũng với màn hình

ATM, Techcombank hoàn toàn có thể mời các doanh nghiệp liên kết quảng cáo để một mặt thu hút sự chú ý của khách hàng, mặt khác có thể thu phí quảng cáo.

Mặc dù chi phí để đầu tư một máy ATM là khá cao, song với nhu cầu hiện tại của thị trường, thì Techcombank vẫn cần phải mở rộng mạng lưới ATM.

c. Tăng cường kết nối giữa các chi nhánh, các bộ phận của ngân hàng:

Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong thanh toán thẻ là sự thiếu kết nối giữa các chi nhánh, bộ phận của ngân hàng. Kẻ gian dễ lợi dụng tính độc lập, thiếu hỗ trợ trực tuyến của các chi nhánh để gian lận tiền của ngân hàng. Nhất là từ ngày 09/12/2005 với hệ thống phần mềm mới, việc đối chiếu gặp rất nhiều khó khăn do phần mềm thẻ mới chưa cho phép chiết xuất dữ liệu ra để đối chiếu, chương trình triết xuất dữ liệu trong Globus cũ cho ra dữ liệu chưa đầy đủ thông tin, thẻ off us chưa hạch toán vào hệ thống tài khoản ATM do chương trình hạch toán tự động cũ không được sử dụng nữa. Do đó, Techcombank cần tăng cường sự kết nối giữa các chi nhánh và bộ phận hơn bao giờ hết, hỗ trợ nhau hoạt động tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w