Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu toàn diện to lớn và hết sức quan trọng Nhờ đổi mới mà nước ta đãthoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vậtchất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng đượccải thiện Chính sách đổi mới đã tạo ra nguồn động lực sáng tạo cho hàngtriệu người Việt Nam thi đua sản xuất, đưa kinh tế đất nước tăng trưởng trungbình trên 7%/năm từ năm 1987 Với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnhđói nghèo, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thành côngnhất trên thế giới trong việc thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo.Giảm đói nghèo là cuộc chiến thiên niên kỷ, diễn ra với những quy mô, cấpđộ, hình thức khác nhau ở nhiều quốc gia, khu vực Với chúng ta, công cuộcđổi mới, xét về mục đích, thực chất là hướng tới sự phồn thịnh, ấm no; và vềphương pháp là thay đổi tư duy, cách thức làm giàu, tạo cơ hội bình đẳng chomọi người được sáng tạo, làm giàu.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo như Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ rõ,là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm(2001 - 2010), kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) và hàng năm của cả nước, cácngành, các địa phương Trên thực tế, công cuộc xoá đói giảm nghèo nhữngnăm qua đã được triển khai với nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ Để từngbước thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chínhsách trợ giúp cho người nghèo trên nhiều phương diện, trong đó chính sáchquan trọng nhất và có thểt nói là mang lại hiệu quả cao nhất chính là chínhsách tín dụng ưu đãi với người nghèo, được thực hiện qua Ngân hàng Chínhsách xã hội.
Tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập năm2002, chính thức trở thành Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam năm 2003,
Trang 2qua 4 năm hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành công cụ quantrọng, hữu hiệu để góp sức xoá đói giảm nghèo với những thành tích đáng ghinhận: dư nợ cho vay hộ nghèo tăng từ 8.249 tỷ đồng năm 2003 lên 19.292 tỷđồng năm 2006; mở rộng mạng lưới hoạt động, thực hiện cho vay hộ nghèotrên phạm vi cả nước theo các vùng kinh tế; cơ chế cho vay ngày càng đượchoàn thiện; thông qua vốn tín dụng ưu đãi từng bước giúp các hộ nghèo làmquen với nền kinh tế thị trường
Tuy nhiên, hoạt động cho vay với đối tượng hộ nghèo tại Ngân hàngChính sách xã hội hiện nay vẫn còn một số hạn chế Đó là: vốn vay chưa đápứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo trên địa bàn cả nước; cơ chếcấp vốn vay cho các hộ nghèo còn tiềm ẩn rủi ro cao Những hạn chế này làmgiảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, cũng đồng nghĩavới việc là giảm ý nghĩa của chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vớingười nghèo.
Chuyên đề: “ Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người
nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam” nghiên cứu thực trạng
cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, đánh giá nhữngthành tựu, phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vayhộ nghèo tại ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phụcnhững hạn chế đó, góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tạiNgân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Chương 1: Cho vay người nghèo trong nền kinh tế.
Chương 2: Thực trạng cho vay người nghèo tại Ngân hàng Chính sách
xã hội Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp góp phần phát triển ổn định cho vay người nghèo
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Trang 3CHƯƠNG 1
CHO VAY NGƯỜI NGHÈO TRONG NỀN KINH TẾ
1.1.Tình trạng đói nghèo trong nền kinh tế
1.1.1.Quan điểm về đói nghèo
Hội nghị giảm đói nghèo Châu Á – Thái Bình Dương tại Bangkok,
Thái Lan tháng 9/ 1993 định nghĩa: “Nghèo là tình trạng trong đó các nhucầu thiết yếu của bộ phận dân cư không được thoả mãn, đó là những nhucầu đã được xã hội thừa nhận, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xãhội và các phong tục tập quán của địa phương”.
Hiện nay, chuẩn đói nghèo của thế giới quy định quốc gia có mức thunhập bình quân đầu người hàng năm là 735 USD, thu nhập bình quân củaViệt Nam khoảng 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương vẫnchưa qua chuẩn nghèo Ngày 29/3/2005, tại Hội thảo “Hợp tác giữa các nhàtài trợ và các Tổ chức phi Chính phủ trong xoá đói giảm nghèo”, theo địnhhướng giảm nghèo toàn diện hơn, bền vững hơn và hội nhập hơn, Việt Namsẽ nâng chuẩn nghèo lên gấp 2 lần Chuẩn đói nghèo trước đây theo mức thunhập bình quân đầu người/ tháng theo khu vực miền núi, nông thôn và thànhthị trước năm 2000 là 45.000đ, 70.000đ và 100.000đ Sau năm 2000, theoQuyết định 1413/2000/QĐ của Bộ Lao động thương binh và Xã hội, các mứcnghèo là 80.000đ/người/tháng (khoảng 5,3 USD) với các khu vực nông thônmiền núi và hải đảo; 100.000đ/người/tháng (khoảng 6,7 USD) với nông thônđồng bằng và 150.000đ/người/tháng (khoảng 10 USD) với người sống ởthành thị Sau Hội thảo, Chính phủ ra Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 6/5/2005quy định chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2006-2010 là 200.000đ/người/thángcho khu vực nông thôn và 260.000đ/ người/tháng cho khu vực thành thị Với
Trang 4chuẩn nghèo này, Việt Nam có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng sốhộ toàn quốc, trong đó khu vực nông thôn miền núi chiếm khoảng 45,9%,nông thôn đồng bằng 23,2%.
1.1.2.Vài nét về tình trạng đói nghèo tại Việt Nam
1.1.2.1 Thực trạng đói nghèo tại Việt Nam
Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước nghèo trên thế giới, tỷ lệ hộ đóinghèo còn khá cao Nghèo đói xuất hiện ở những hộ có thu nhập thấp và bấpbênh, thu nhập của bộ phận lớn dân cư nằm ở khu vực giáp ranh nghèo, vìvậy, chỉ điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo cũng khiến cho tỷ lệ hộ nghèo tăng
Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn, tài nguyênthiên nhiên nghèo nàn, khí hậu tự nhiên khắc nghiệt khiến cho các điều kiệnsản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực Sự kém phát triển về hạ tầng cũng là nguyênnhân đặc biệt khiến cho các vùng này bị tách biệt với các vùng khác, cànglàm hạn chế khả năng phát triển kinh tế.
Nghèo đói là hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số ngườinghèo cả nước Phần đông số người nghèo là nông dân với trình độ tay nghềthấp, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất như vốn, côngnghệ, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ Những người nông dân nghèo thườngkhông có điều kiện chuyển đổi sang các ngành phi nông nghiệp đem lại thunhập cao và ổn định hơn.
Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trungbình cao hơn mức sống trung bình cả nước nhưng mức độ cải thiện điều kiệnsống không đồng đều Đa số người nghèo ở thành thị làm việc trong khu vựckinh tế phi chính thức, công việc không ổn định ảnh hưởng đến sự ổn định củathu nhập Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhànước dẫn đến dư thừa lao động gây mất việc làm của một bộ phận người laođộng trong khu vực này, làm cho điều kiện sống càng khó khăn hơn.
Trang 5Đói nghèo mang tính chất phân vùng rõ rệt Tỷ lệ đói nghèo khá caotrong các vùng sâu, vùng xa, núi cao nơi các dân tộc ít người sinh sống Điềukiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sảnxuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển càng làm tăngtỷ lệ hộ đói nghèo khu vực này.
Nhóm các dân tộc ít người chiếm tỷ lệ hộ đói nghèo đặc biệt cao Mặcdù trong thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ rất tích cực nhưng cuộcsống của các dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập Đa số cácdân tộc ít người sống ở các vùng bị cô lập về địa lý, văn hoá, thiếu điều kiệnphát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản.
1.1.2.2 Nguyên nhân tình trạng đói nghèo tại Việt Nam
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đói nghèo ở Việt Nam.Nguyên nhân đầu tiên chính là đa số người nghèo đều có trình độ học vấnthấp, việc làm thiếu và không ổn định Mức thu nhập của những người nghèochỉ đủ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, họ không có điều kiện để nângcao trình độ để thoát khỏi cảnh nghèo đói Do trình độ học vấn thấp, ngườinghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyềnlợi và lợi ích hợp pháp
Nhân khẩu cũng là một trong những nguyên nhân của đói nghèo Quymô hộ gia đình có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập bình quân đầu ngườicủa những thành viên trong hộ Người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương doảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác Do nguồn thu nhập bấp bênh, khảnăng tích luỹ kém, họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ratrong cuộc sống như bệnh tật, mất mùa, mất việc làm, thiên tai, những độtbiến này sẽ gây ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của người nghèo Nhữngbiến cố này cùng với trình độ học vấn thấp là nguyên nhân khiến cho các rủiro trong sản xuất kinh doanh của người nghèo luôn rất cao.
Trang 6Ngoài những nguyên nhân chủ quan trên còn có các nguyên nhânkhách quan gây nên tình trạng đói nghèo của những hộ nghèo Thứ nhất lànhững tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách đến nghèo đói.Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tích giảmnghèo đa dạng và trên diện rộng, tuy nhiên, quá trình phát triển và mở cửanền kinh tế cũng đã gây ra những tác động tiêu cực đến người nghèo Cơ cấuđầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp, chủyếu tập trung cho thuỷ lợi, các trục công nghiệp chính, chú trọng nhiều vàođầu tư thay thế nhập khẩu, nhiều chính sách trợ cấp không đúng đối tượnglàm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa.Cải cách doanh nghiệp Nhà nước làm mất đi gần 800.000 việc làm trong giaiđoạn đầu cải cách, gây khó khăn cho đời sống của những công nhân mất việc,nhiều người không tìm được việc làm mới và rơi vào cảnh nghèo đói.
Nguyên nhân thứ hai chính là việc một bộ phận không nhỏ người nghèochưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư, các yếu tốđầu vào sản xuất như điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là ngườinghèo ở vùng sâu, vùng xa do kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng nàycòn thiếu và yếu kém Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồntín dụng Sự hạn chế về nguồn vốn là một trong những nguyên nhân quantrọng trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giốngmới Khi hình thức cho vay lãi suất tín dụng ưu đãi chưa ra đời, do không cótài sản thế chấp, người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ,hiệu quả thấp làm giảm khả năng hoàn trả vốn, mặt khác, do đa số ngườinghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng vốn không đúng mụcđích nên khó có khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.
Trang 71.1.2.3 Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
Xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầutrong quá trình phát triển kinh tế xã hội Cuối năm 2005, Việt Nam có khoảng3,9 triệu hộ nghèo, đến cuối năm 2006, số hộ nghèo đã giảm 3% Mục tiêuxoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam mà Bộ Lao độngthương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ là đưa thu nhập của nhómhộ nghèo lên 1,5 lần so với năm 2005, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005xuống còn 10-11% năm 2010 (tức là giảm 50% số hộ nghèo).
Để thực hiện mục tiêu trên, cần huy động tổng hợp các nguồn lực trongvà ngoài nước, kêu gọi sự tham gia của đông đảo các tổ chức và tầng lớp nhândân Có thể tăng tốc độ thực hiện xoá đói giảm nghèo bằng những nỗ lực tolớn hơn nữa nhằm giảm mức độ cách biệt của người dân, tăng phạm vi lựachọn và khả năng tiếp cận với các nguồn lực hiện có, kiểm soát tốt hơn các rủiro, đảm bảo môi trường bền vững cũng như bảo đảm sự tham gia rộng rãi hơncủa quần chúng nhân dân trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định Việcmở rộng sự lựa chọn trong lĩnh vực phát triển con người cho người nghèo làmột chiến lược quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo Người nghèocần phải có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp cũng như lốisống Con đường ngắn nhất để đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở nôngthôn, nơi có 90% người nghèo vẫn đang sinh sống, là tạo ra một môi trườngthuận lợi hơn giúp cho người dân nông thôn có thể sử dụng hiệu quả hơnnhững nguồn lực sẵn có, tăng khả năng tiếp cận những nguồn lực mới vàđược hưởng thụ một cách hợp lý và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản đểngười nghèo có thể tự giúp mình thoát khỏi cảnh nghèo đói Một trong nhữngnguồn lực giúp người nghèo tự thoát khỏi cảnh nghèo đói chính là chính sáchtín dụng ưu đãi.
Trang 81.2 Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
1.2.1 Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
1.2.1.1 Tín dụng ngân hàng
Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa 2 chủ thể, trong đó một bênchuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhấtđịnh, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi chobên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận.
Tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa NH và khách hàng,trong đó NH chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng trong một thời giannhất định với những thoả thuận hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhấtđịnh giữa NH và khách hàng.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên làngân hàng, một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với mộtbên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà trong đó ngân hàng giữ vaitrò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
Tín dụng ngân hàng có nhiều cách phân loại:
- Căn cứ theo thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung vàdài hạn.
- Căn cứ theo mức độ trách nhiệm với khách hàng: Tín dụng có bảođảm và tín dụng không bảo đảm.
- Căn cứ theo xuất xứ: Tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng xã hội và lưu thông hànghoá, tín dụng tiêu dùng.
- Căn cứ theo phương pháp hoàn trả: Cho vay trả góp, cho vay phi trảgóp và cho vay hoàn trả theo yêu cầu.
Trang 91.2.1.2 Tín dụng ưu đãi và chính sách tín dụng ưu đãi
Tín dụng ưu đãi là loại hình tín dụng xã hội, ra đời là một tất yếu kháchquan Giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới đầu thập niên 90, kinh tế Việt Nam bướcđầu kiềm chế được lạm phát, đạt được một số thành quả nhất định, tăngtrưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống của nhân dân được cải thiện.Tuy nhiên theo quy luật phát triển không đồng đều trong xã hội, một số doanhnghiệp và một bộ phận cư dân có vốn, có tri thức, nhạy bén với cơ chế thịtrường đã nhanh chóng trở nên giàu có, bên cạnh đó là một bộ phận doanhnghiệp và cư dân do thiếu kinh nghiệm sản xuất, không hoà nhập kịp với cơchế thị trường và đặc biệt là thiếu vốn đã trở nên nghèo khó Sự phân cực tráichiều làm cho phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét, khoảngcách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng.
Lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng bước sang một trang mới, từng bướcxoá bỏ bao cấp trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng tự chủ về vốn, tựchịu trách nhiệm về kết quả tài chính Chính vì vậy, để bảo toàn nguồn vốnhoạt động của mình, các ngân hàng thực hiện lựa chọn khách hàng, cho vayđòi hỏi tài sản thế chấp dẫn tới việc một bộ phận dân nghèo không có tài sảnthế chấp không được vay vốn của ngân hàng Không có vốn để sản xuất, đờisống của các hộ nghèo ngày càng khó khăn, bế tắc.
Trước tình hình ấy, để giúp các hộ nghèo thoát khỏi cảnh khó khăn,phát triển sản xuất đòi hỏi một cơ chế tín dụng đặc biệt dành riêng cho đốitượng người nghèo, giúp cho người nghèo dễ tiếp cận với vốn vay ngân hànghơn đó chính là chính sách tín dụng ưu đãi.
Chính sách tín dụng ưu đãi là việc Nhà nước sử dụng các nguồn lực tàichính của mình cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng ưu đãikhác nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giúp người nghèo cũng như
Trang 10các đối tượng khác từng bước hoà nhập và phát triển đồng đều với các thànhphần khác trong xã hội.
Chính sách tín dụng ưu đãi được thiết kế phù hợp với khả năng tài chínhcủa Nhà nước, tránh việc sử dụng tín dụng ưu đãi như một kênh bao cấp củaNSNN tạo tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời đượcxây dựng đảm bảo không làm xáo trộn thị trường tín dụng tại khu vực, đảm bảosự tồn tại phát triển hài hoà của tín dụng thương mại và tín dụng ưu đãi.
1.2.1.3 Tác dụng của chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
Hộ nghèo đa phần là những người thiếu kinh nghiệm trong sản xuấtkinh doanh vì vậy để hộ nghèo thoát nghèo nhất thiết cần đến sự hỗ trợ củaNhà nước để đảm bảo thực hiện mục tiêu “tăng trưởng kinh tế đi đôi với côngbằng xã hội” Một trong những hình thức hỗ trợ người nghèo hiệu quả nhất làthông qua kênh tín dụng ưu đãi.
Thông qua con đường trợ giúp bằng vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ sảnxuất kinh doanh, người nghèo sẽ được tiếp cận với nền kinh tế thị trường.Việc cho vay ưu đãi hộ nghèo bằng vốn của Chính phủ đã làm giảm hẳn nạncho vay nặng lãi ở nông thôn và việc bán nông sản non khi các hộ nghèo cầnvốn cho sản xuất hoặc chi tiêu trong gia đình, trên cơ sở đó góp phần tăng thunhập thực tế cho các hộ nghèo Mặt khác, vốn tín dụng ưu đãi đã thu hút lựclượng lao động dôi thừa ở nông thôn vào sản xuất ngành nghề phụ, tránh đượctình trạng “nhàn cư vi bất thiện”.
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, người nghèo sẽ thoát khỏi cảnh nghèođói, một bộ phận người nghèo sẽ từng bước vươn lên trở thành giàu có Đốitượng người nghèo từ chỗ tiềm ẩn nảy sinh các vấn đề về mặt xã hội trở thànhnguồn lực trong phát triển kinh tế xã hội Đây là một vấn đề quan trọng trongviệc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, nơi
Trang 11người nghèo luôn chiếm tỷ lệ khá cao và còn mang tính chất của một nền kinhtế tự nhiên.
1.2.2 Nội dung chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
1.2.2.1 Nguồn vốn tín dụng ưu đãi
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi là nguồn vốn được động viên từ các nguồntrong và ngoài nước để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khácvay ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm, giải quyếtđời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảmnghèo, ổn định xã hội
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi bao gồm:- Nguồn vốn từ NSNN
+ Vốn ODA được Chính phủ giao.- Vốn huy động
+ Nhận tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi thườngxuyên tại NHCSXH.
+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước.
+ Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.+ Huy động tiết kiệm trong người nghèo.
Trang 12- Vốn đi vay
+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.+ Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt nam.+ Vay Ngân hàng Nhà nước.
- Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các tổ chức kinh tế, tàichính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nước.
- Các vốn khác.
1.2.2.2 Lãi suất tín dụng ưu đãi
Tín dụng phục vụ người nghèo là loại hình tín dụng đặc thù vì đốitượng cho vay là hộ nghèo đói, do đó cần có sự ưu đãi về thủ tục vay vốn, lãisuất cho vay và các chính sách hỗ trợ để tạo cơ hội làm ăn cho người nghèo.Thực tế, các chương trình tín dụng người nghèo thành công ở các nước trênthế giới, trong chính sách tín dụng với người nghèo, người ta thường quantâm đến thủ tục vay, các chính sách hỗ trợ, hạn chế và thường không áp dụngchính sách lãi suất ưu đãi vì cho rằng lãi suất ưu đãi sẽ dẫn đến bao cấp, làmsuy yếu và giảm vai trò đòn bẩy tín dụng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu áp dụng chính sách tín dụng ưuđãi với người nghèo thì thực hiện ưu đãi về lãi suất là điều hoàn toàn phù hợp.Đối tượng người nghèo ở Việt Nam có điều kiện và hoàn cảnh riêng so vớingười nghèo trên thế giới, nếu ngay từ đầu thực hiện cho vay người nghèotheo lãi suất thị trường thì người nghèo khó có điều kiện để tiếp thu vốn vayvà gặp khó khăn trong việc hoàn trả đủ vốn và lãi.
Lãi suất tín dụng ưu đãi thống nhất một mức trong phạm vi toàn quốc,do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ, chênh lệch giữa lãi suất huyđộng và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù.
Sau Nghị định 106/2004/NĐ-CP, Nhà nước giảm dần sự bao cấp quakênh tín dụng ưu đãi để phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Trang 13Nghị định quy định rõ mức lãi suất tín dụng ưu đãi tương đương 70% lãi suấtcho vay trung và dài hạn của các NHTM quốc doanh Khi lãi suất thị trườngcó biến động từ 15% trở lên, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh lãi suất vay tín dụngưu đãi, nhưng tối đa chỉ 2 lần 1 năm.
1.2.2.3 Đối tượng người nghèo được vay ưu đãi
Để được vay vốn tín dụng ưu đãi, người vay là hộ nghèo có địa chỉ cưtrú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấpxã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộicông bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng bình xét, phải là hộnghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng thiếuvốn sản xuất và có khả năng hoàn trả vốn.
Vốn vay phải bảo đảm được sử dụng vào việc mua sắm vật tư, thiết bị,giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất kinhdoanh, mua sắm các công cụ lao động, đầu tư làm các nghề thủ công trông hộgia đình, chi phí nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản; góp vốn thực hiện các dựán hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyếtmột phần nhu cấu tất yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập.
Trên thực tế, việc lập danh sách hộ nghèo do cộng đồng dân cư địaphương thực hiện, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương nênmang tính tương đối và có sự khác nhau về chuẩn mực đói nghèo của từng địaphương.
1.2.2.4 Loại cho vay, thời hạn và mức cho vay
Do hộ nghèo là đối tượng vay vốn đặc biệt, mục đích sử dụng vốn cũngnhư khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh khác với các đối tượng vay vốnkhác nên về loại cho vay, thời hạn và mức cho vay ưu đãi hộ nghèo có nhữngđặc điểm riêng.
Trang 14Loại cho vay: Gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn Cho vayngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, áp dụng chokhoản vay sử dụng vào việc chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây lương thực,hoa màu có thời hạn sinh trưởng dưới 12 tháng; chi phí để dịch vụ, kinhdoanh nhỏ Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 12 đến 60tháng, áp dụng cho những khoản vay sử dụng vào việc trồng cây công nghiệp,cây ăn quả; nuôi trồng thuỷ, hải sản, con đặc sản; mua máy móc thiết bị phụcvụ sản xuất, phương tiện vận tải; chăn nuôi đại gia súc (trâu bò) sinh sản, lấysữa, lấy lông, lấy sừng…
Thời hạn cho vay: Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn chovay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh (đốivới cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ), khả năng trả nợ của hộ vay vànguồn vốn cho vay của NHCSXH.
Mức cho vay: Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căncứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn nợ của hộ vay, mỗi hộcó thể vay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt quá dư nợ cho vaytối đa với một hộ nghèo được quy định theo từng thời kỳ Hiện nay mức chovay tối đa là 7 triệu đồng/hộ, riêng cho vay chăn nuôi đại gia súc; trồng câylâu năm; đánh bắt thuỷ hải sản thì mức cho vay tối đa 15 triệu đồng/hộ.
1.2.2.5 Xử lý rủi ro
Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụtài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng với NH hay các tổ chức tín dụng khác,thường gặp nhất là tình trạng khách hàng không thanh toán được nợ khi đếnhạn, bao gồm cả nợ gốc và lãi.
Do đối tượng người nghèo đa phần là thiếu kinh nghiệm trong sản xuấtkinh doanh, nên cho vay đối với đối tượng người nghèo là loại hình cho vaychứa đựng nhiều rủi ro nhất, khả năng không thu hồi được món vay cao hơn
Trang 15nhiều so với cho vay các đối tượng khác, chính vì vậy, việc xử lý rủi ro trongchính sách tín dụng ưu đãi được quy định như sau:
- Hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra nhưthiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cảthị trường không có lợi cho hộ vay, nếu xảy ra trên diện rộng, việc xử lý rủi rođược thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nếu xảy ra đơn lẻ,cục bộ được cho gia hạn nợ, giãn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.
- Nếu là thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của hộ vay, tổ chức nhậnuỷ thác hay cán bộ tín dụng thì xử lý theo mức độ vi phạm.
1.2.3 Các phương thức cho vay ưu đãi với người nghèo
1.2.3.1 Cho vay trực tiếp
Là phương thức cho vay thực hiện trong thời kỳ đầu, khi chưa xâydựng được mạng lưới trung gian chuyển tải vốn Vốn vay được chuyển giaotrực tiếp từ NH tới hộ nghèo thông qua các tổ vay vốn Tổ vay vốn ở đây baogồm tất cả các loại tổ nhóm đang tồn tại và hoạt động với nhiều tên gọi khácnhau như Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, Tổ tương trợ, Tổ tín chấp…Tổ vay vốn làhình thức tập hợp các hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn, được thành lậptrên cơ sở tự nguyện của các hộ gia đình nghèo cư trú trên một địa bàn hànhchính có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, tương trợ giúp đỡ nhautrong sản xuất và đời sống, cũng chịu trách nhiệm liên đới trong việc vay vốnvà trả nợ NH Phương thức này gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức chovay và quản lý tín dụng, mặt khác, hoạt động của các tổ vay vốn nhiều nơicòn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao Đối với những vùng sâu, vùngxa, nơi cách xa trụ sở NH thì việc cho vay trực tiếp và giám sát tín dụng càngkhó khăn.
Trang 16SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
(1) Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng Tổ tiết kiệm vàvay vốn.
(2) Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét hộ được vay và lập danh sách hộnghèo đề nghị vay vốn gửi lên Ban Xoá đói giảm nghèo và Uỷ ban nhân dâncấp xã.
(3) Ban Xoá đói giảm nghèo và Uỷ ban nhân dân cấp xã xét duyệt vàchuyển danh sách lên NH.
(4) NH xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giảingân, địa điểm giải ngân tới Uỷ ban nhân dân cấp xã.
(5) Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo kết quả phê duyệt của NH đến tổtrưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.
(6) Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho hộ vay biết kếtquả phê duyệt của NH, thời gian, địa điểm giải ngân đến các hộ được vayvốn.
(7) NH cùng tổ tưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn giải ngân đến từng hộgia đình được vay vốn.
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỔ TIẾT KIỆM & VAY VỐN
BAN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, UBND XÃHỘ NGHÈO
(3)
Trang 171.2.3.2 Cho vay gián tiếp
Là phương thức cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức tín dụng, tổchức chính trị - xã hội Với phương thức cho vay này, vốn vay không đượcchuyển trực tiếp từ NH đến tay người nghèo mà chuyển từ NH tới các tổ chứctín dụng, tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác, và các tổ chức này có tráchnhiệm chuyển giao vốn tới người nghèo Phương thức cho vay qua uỷ thácmang lại hiệu quả cao, tiết kiệm do:
- Các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội có nhiều lợi thế hơn sovới NHCSXH vì sẵn có mạng lưới hoạt động khắp các xã, phường, thôn, bảnở cả đồng bằng và vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Các tổ chức tíndụng gồm NHNNo & PTNT, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, một số NHTMcổ phần Các tổ chức chính trị - xã hội gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, HộiCựu chiến binh, Đoàn thanh niên…
- Tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay Hộnghèo phần lớn cư trú ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại, thông tin liênlạc khó khăn, tốn kém, số tiền vay không lớn, chưa quen thủ tục, giấy tờ hànhchính, trong khi mạng lưới hoạt động của NHCSXH còn chưa rộng khắp,không thể trực tiếp giải ngân nguồn vốn đến người dân.
- Việc quản lý vốn được thực hiện hiệu quả và bảo đảm hơn, đặc biệt,đối với tổ chức nhận uỷ thác là tổ chức tín dụng thì ngoài lợi thế là có mạnglưới rộng khắp còn phải kể đến khả năng bù đắp rủi ro do nguyên nhân chủquan gây ra nhờ có năng lực tài chính theo đúng quy chế và hợp đồng uỷ thác.Về cơ bản, quy trình cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội cũng đầy đủ cácbước như quy trình cho vay trực tiếp, tuy nhiên có sự tham gia của đại diệncác tổ chức hội ở mỗi bước giúp NH trong việc thẩm định, giải ngân cũng nhưgiám sát vốn vay được sử dụng hiệ quả và đảm bảo không làm mất vốn cũngnhư sử dụng vốn sai mục đích.
Trang 181.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay ưu đãi đối với người nghèo
1.3.1 Các nhân tố thuộc về phía NH
1.3.1.1 Mô hình tổ chức của NH
Đối tượng người nghèo tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, phânbố rải rác trên một địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, chính vìvậy, việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của NH cũng phải thích ứng vớiđiều kiện này Có như vậy, việc đưa vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèomới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra là hỗ trợ tích cực hộ nghèo từng bướcthoát nghèo và vươn lên làm giàu Nếu NH không có một mô hình tổ chứchợp lý, việc chuyển giao vốn từ NH đến người nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn,người nghèo có thể không tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, chính sách tíndụng ưu đãi không phát huy tác dụng Mặt khác, nếu NH không giám sátđược việc sử dụng vốn, vốn có thể bị sử dụng sai mục đích, thậm chí gây mấtvốn, thất thoát NSNN.
1.3.1.2 Chiến lược hoạt động của NH
Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cho vay ưuđãi đối với người nghèo của NH Nếu NH hoạt động không có định hướng cụthể và có chiến lược hoạt động phù hợp với từng thời kỳ, phù hợp với đốitượng phục vụ là hộ nghèo thì chất lượng hoạt động của NH không được nângcao, đồng nghĩa với việc khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng ưu đãi khôngđược nâng cao, không đảm bảo thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc giavề xoá đói giảm nghèo.
1.3.1.3 Chính sách tín dụng của NH
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với mộthộ nghèo, kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại cho vay được thựchiện, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng…Chính sách tíndụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tín dụng Toàn bộ hoạt động
Trang 19cho vay nói chung và cho vay ưu đãi người nghèo nói riêng đều phải tuântheo hướng dẫn của chính sách tín dụng đã đề ra Chính sách tín dụng hợp lýsẽ tác động tốt tới chất lượng tín dụng Tín dụng ưu đãi được thực hiện thôngqua vốn NSNN, nhưng khách hàng là các hộ nghèo lại khá đa dạng, nguồngốc nghèo khó của họ lại hoàn toàn không giống nhau, chính vì vậy, chínhsách tín dụng hợp lý phải bảo đảm các yêu cầu:
Thứ nhất: Đáp ứng đúng nhu cầu về sự hỗ trợ Trên thực tế có nhữnghộ nghèo chỉ cần hỗ trợ đủ vốn theo đúng lãi suất thị trường, nhưng cũng cónhững hộ nghèo cần được hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi, có những hộ cầnđược hỗ trợ vốn để vươn lên làm giàu, nhưng cũng có những hộ không thểcho vay lớn vì khả năng sử dụng vốn hạn chế… Chính vì vậy, sự linh hoạttrong công tác cho vay ưu đãi với hộ nghèo là rất cần thiết, có như vậy, vốntín dụng ưu đãi mới phát huy hiệu quả.
Thứ hai: Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi Trongmỗi vùng, mức giá chung là khác nhau, cơ hội tạo việc làm để thoát khỏinghèo đòi hỏi nhu cầu về vốn khác nhau, chuẩn nghèo ở mỗi vùng cũng có sựphân biệt Chính vì vậy, việc quy định mức vốn tối đa cho vay, lãi suất chovay các đối tượng phải linh hoạt để đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận vốn tíndụng ưu đãi.
1.3.1.4 Cơ sở vật chất của NH
Cơ sở vật chất cho hoạt động của NH được hoàn thiện sẽ tạo tiền đềcho NH mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng Nếu cơ sở vậtchất và trang thiết bị của NH thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngânvốn tín dụng ưu đãi sẽ gặp khó khăn Trong lĩnh vực tài chính, có rất nhiềuloại hình dịch vụ hỗ trợ nhau, việc thực hiện đồng thời các loại hình dịch vụnày sẽ cho phép NH tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín với khách hàng.
Trang 201.3.1.5 Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trongNH.
Cho vay hộ nghèo là loại hình cho vay chứa đựng rủi ro rất cao do đaphần hộ nghèo là những người thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trìnhđộ nhận thức nhìn chung bị hạn chế Do đó, hoạt động tín dụng với đối tượngngười nghèo đòi hỏi cán bộ có trình độ cũng như năng lực chuyên môn caomới có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng Mặt khác, nhìn chung tâm lý ngườinghèo thường mặc cảm, vì vậy, tạo sự gần gũi với khách hàng là việc làm cầnthiết của cán bộ tín dụng để khách hàng coi NH thực sự gần gũi và họ muốngiữ chữ tín với NH.
1.3.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng
1.3.2.1 Trình độ nhận thức của khách hàng
Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoảnvay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo.Nếu người nghèo nhận thức sai về các khoản vay ưu đãi, coi đây như hình thứctrợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến họ không quan tâm đến việc trảnợ và vốn vay sẽ có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, khôngđem lại hiệu quả, không thực hiện được đúng chức năng của mình.
1.3.2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng
Năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng của NH Nếu năng lực sản xuất kinh doanhcủa người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả Sản xuấtkinh doanh không hiệu quả, người nghèo không thể hoàn trả vốn vay cho NH,họ không những không thoát khỏi tình trạng nghèo khó mà thậm chí cònnghèo thêm do tích tụ thêm khoản nợ NH Về phía NH, khi người nghèo sảnxuất kinh doanh không hiệu quả, NH không thể thu hồi được vốn, gây thiệthại cho hoạt động của NH và thiệt hại cho NSNN.
Trang 211.3.3 Các nhân tố khác
1.3.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Do tín dụng ưu đãi với hộ nghèo là hình thức tín dụng chính sách xãhội, chính vì vậy, những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước lànhân tố quan trọng tác động mạnh tới hoạt động cho vay ưu đãi với hộ nghèo.Khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủ trương đúng đắn và phùhợp giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của NH sẽ được hỗ trợ tích cực, NHcó điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay, sẽ có nhiều người nghèo được tiếpcận vốn tín dụng ưu đãi hơn, họ có nhiều cơ hội thoát nghèo hơn.
1.3.3.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Nếu trongmôi trường kinh tế có tỷ lệ hộ nghèo cao thì mặc dù mức cho vay tăng caonhưng chất lượng của khoản tín dụng ưu đãi sẽ bị ảnh hưởng xấu Môi trườngkinh tế lành mạnh tạo điều kiện cho NH có thể huy động được nhiều hơn cácnguồn vốn khác ngoài nguồn từ NSNN bổ sung vào nguồn vốn tín dụng ưuđãi của mình Mặt khác, môi trường kinh tế lành mạnh là thuận lợi để nhữnghộ nghèo, với đặc trưng là hạn chế về năng lực và khả năng sản xuất kinhdoanh, sẽ ít gặp những rủi ro trong sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả, manglại lợi ích cho chính họ và bảo đảm hoàn trả vốn cho NH.
1.3.3.3 Môi trường tự nhiên
Do đặc điểm của hộ nghèo là đa phần hoạt động sản xuất trong ngànhnông nghiệp, với 90% số người nghèo ở Việt Nam sinh sống tại những vùngnông thôn, nên môi trường tự nhiên là nhân tố quan trọng tác động tới nhữngrủi ro trong sản xuất kinh doanh của hộ nghèo Môi trường tự nhiên thuận lợisẽ tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo Ngược lại, môi trường tự nhiên khôngthuận lợi, thiên tai lũ lụt sẽ tác động rất xấu đến hoạt động sản xuất kinh
Trang 22doanh của hộ nghèo, đồng nghĩa với tác động xấu đến tính hiệu quả của vốnvay ưu đãi và khả năng thu hồi vốn của NH.
1.3.3.4 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra antoàn Môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo chohoạt động của hệ thống NH nói chung Đặc biệt, trong hoạt động cho vay ưuđãi với người nghèo, đối tượng khách hàng có nhận thức chung về luật phápcòn ít nhiều bị hạn chế nên việc tạo ra một môi trường pháp lý gồm hệ thốngpháp luật về hoạt động NH đồng bộ và hoàn thiện, khả năng nhận thức và ýthức chấp hành pháp luật của người dân cùng những chế tài phù hợp để răn đelà điều kiện thuận lợi để hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo được thựchiện hiệu quả.
Trang 23CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1 Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
2.1.1 Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh
NHCSXH được thành lập theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phụcvụ người nghèo (được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày01/09/1995v của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chínhsách tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, quy các hoạtđộng chính sách về một mối.
2.1.1.1 Nhiệm vụ chức năng
NHCSXH ra đời với mục đích tách hoạt động tín dụng chính sách rakhỏi các ngân hàng thương mại, đồng thời thực hiện chương trình mục tiêuquốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêulợi nhuận Nhiệm vụ cụ thể:
- Huy động vốn
Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chứcvà tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, huy động tiếtkiệm trong người nghèo.
+ Nhận tiền gửi có trả lãi của các cá nhận, tổ chức trong và ngoài nướctheo kế hoạch được duyệt hàng năm.
+ Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửitại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tạithời điểm ngày 31/12 năm trước Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi do
Trang 24Thủ tướng quyết định Tiền gửi của tổ chức tín dụng Nhà nước tại NH đượctrả lãi suất bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồnvốn hàng năm của tổ chức tín dụng kèm phí huy động hợp lý do hai bên thoảthuận.
+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức cá nhân trong vàngòi nước.
+ Huy động tiết liệm của người nghèo.- Đi vay
+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi vàgiấy tờ có giá khác.
+ Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.+ Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.+ Vay NHNN.
- Nhận vốn đóng góp tự nguyện
Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặckhông hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính tíndụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủtrong nước và nước ngoài.
- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địaphương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các Hội,các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.
Trang 25+ Thực hiện các dịch vụ NH về thanh toán và ngân quỹ như: Cung ứngcác phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, thựchiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.
+ Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc NHNN.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinhdoanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
- Các đối tượng khác theo Quyết định của Chính phủ: Cho vay doanhnghiệp làm nhà ở bán trả chậm cho các hộ dân, cho vay nước sạch và vệ sinhmôi trường, cho vay làm nhà vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long.
Trang 26đương chức của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tạiTrung ương.
Hội đồng quản trị có chức năng quản trị NHCSXH, ban hành các vănbản về chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển NHCSXH hàng năm và 5năm, cơ chế tổ chức và hoạt động của NHCSXH các cấp, nghị quyết các kỳhọp Hội đồng quản trị đột xuất, thường kỳ hàng quý, hàng năm Ngoài cácnhiệm vụ trên, các thành viên kiêm nhiệm Hội đồng quản trị còn trực tiếp chỉđạo hệ thống của mình tham gia quản lý, giám sát hoạt động của NHCSXH.
b Bộ máy giúp việc cho Hội đồng quản trịBộ máy giúp việc cho Hội đồng quản trị gồm:
- Ban chuyên gia tư vấn: Có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trịtrong việc thực hiện chức năng quản trị NHCSXH Thành viên Ban chuyêngia tư vấn gồm các chuyên gia cao cấp do các Bộ, ngành, tổ chức hội, đoànthể chính trị - xã hội có lãnh đạo tham gia Hội đồng quản trị cử và một sốchuyên gia do Chủ tịch lựa chọn.
- Ban kiểm soát Hội đồng quản trị: Có chức năng kiểm tra, giám sáthoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện và bộ máy điềuhành của NHCSXH trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật củaChính phủ, điều lệ của NHCSXH và các văn bản, nghị quyết của Hội đồngquản trị.
- Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện: Là đại diện của Hộiđồng quản trị NHCSXH tại địa phương, có chức năng giám sát việc thực hiệncác văn bản chỉ đạo, nghị quyết Hội đồng quản trị tại chi nhánh NHCSXHtỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện, phối hợp chỉ đạo việc gắn tín dụng chínhsách với việc thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát triển kinhtế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trang 272.1.1.3.2 Bộ máy điều hành NHCSXH
NHCSXH có hệ thống mạng lưới hoạt động từ Trung ương đến tỉnh,thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính Điều hành hoạt động của hệthống NHCSXH là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các PhóTổng giám đốc và các Phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính Cụ thể:
a Tại Trung ương
Hội sở chính NHCSXH tại Hà Nội, điều hành Hội sở chính là Tổnggiám đốc, giúp việc Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc và các Phòngnghiệp vụ.
b Tại địa phương
Chi nhánh NHCSXH tại tỉnh, thành phố và Sở giao dịch, các Phònggiao dịch cấp huyện, tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, thành phố: là đơn vị trực thuộc Hội sởchính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉđạo, điều hành hoạt động của NHCSXH tại đại bàn Điều hành hoạt động củachi nhánh cấp tỉnh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là các Phó Giám đốc vàcác Phòng chức năng tại Hội sở chính.
- Phòng giao dịch cấp huyện: là các đơn vị thuốc chi nhánh NHCSXHcấp tỉnh, đặt tại các quận, huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ củaNHCSXH trên địa bàn Điều hành Phòng giao dịch quận, huyện là Giám đốc,giúp việc Giám đốc là Phó Giám đốc và các Tổ nghiệp vụ.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn: NHCSXH thực hiện phương thức cho vayđến người nhận thông qua tổ chức nhận uỷ thác Tổ tiết kiệm và vay vốn củacác tổ chức nhận uỷ thác là cánh tay nối dài của NHCSXH đảm bảo vốn tíndụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo cũng như các đối tượngchính sách khác.
Trang 28SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNGHội đồng quản trị
Hội sở chính
Chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở giao dịch
Phòng giao dịch quận, huyện
Ban chuyên gia tư vấn
Ban Kiểm soát HĐQT
Ban đại diện HĐQT tỉnh, thành phố
Ban đại diện HĐQT quận, huyện
Uỷ ban nhân dân xã, phườngBan xoá đói giảm nghèo xã, phường
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Trang 292.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCSXH
2.1.2.1 Huy động vốn
Sau 4 năm kể từ ngày thành lập, hệ thống NHCSXH đã đạt tổng nguồnvốn 24.976 tỷ đồng, tăng trưởng đều đặn qua các năm Tổng nguồn vốn năm2003: 10.525 tỷ đồng; năm 2004: 15.529 tỷ đồng; năm 2005: 20.219 tỷ đồngvà năm 2006 là 24.976 tỷ đồng.
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
- Cơ cấu vốn năm 2006 thể hiện:
- Vốn từ NSNN: 7.793 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31.2% tổng nguồn vốn,trong đó vốn điều lệ 4.788 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19% tổng nguồn vốn; vốnnhận từ các chương trình: Cho vay giải quyết việc làm, cho vay trả chậm nhàở 3.005 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% tổng nguồn vốn.
- Vốn đi vay: 1.684 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng nguồn vốn, trong đó vayNHNN 1.492 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6% tổng nguồn vốn; vay nước ngoài192 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,8% tổng nguồn vốn.
- Vốn huy động: 14.182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,8% tổng nguồnvốn, trong đó huy động trên thị trường tự do 8.242 tỷ đồng, chiếm 33% tổng
Trang 30nguồn vốn; nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng 5.940 tỷ đồng, chiếm23,8% tổng nguồn vốn.
- Vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư: 1.157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5%tổng nguồn vốn.
- Vốn khác: 160 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1% tổng nguồn vốn.
Từ khi thành lập kể từ Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ, với nguồn vốn năm đầu tiên (2003) 10.525 tỷ đồng, đến năm2006, tổng nguồn vốn đã tăng lên 24.976 tỷ, điều này cho thấy NHCSXH đãkhẳng định được uy tín của mình trên thị trường Cơ cấu nguồn vốn cho thấy,mặc dù NSNN có nhiều khó khăn, còn phải cấp vốn cho các NHTMNN đểđảm bảo lộ trình cơ cấu lại, nhưng NSNN vẫn cấp lượng vốn đáng kể choNHCSXH Do đặc thù của NHCSXH hoạt động chính là cho vay theo mụctiêu chính sách, lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất cho vay của cácNHTM, hoạt động phi lợi nhuận nên vốn huy động phải có lãi suất thấp, điềunày là một thách thức cho NH trong hoạt động tạo vốn.
Trên thực tế, nguồn vốn huy động của NHCSXH vẫn chiếm tỷ trọnglớn hơn vốn cấp từ NSNN, trong đó vốn huy động trên thị trường tự do chiếmtỷ trọng khá cao, còn lại là nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng, tuynhiên nguồn này về lâu dài sẽ bị hạn chế do việc yêu cầu các NHTM phảichuyển nguồn sang cho NHCSXH sẽ ảnh hưởng đến chế độ hạch toán của cácNHTM Về huy động tiết kiệm, NHCSXH phải huy động tiết kiệm với mặtbằng chung của các NHTM khác trên địa bàn Qui mô huy động phụ thuộcvào mạng lưới quầy, lãi suất, và dịch vụ khác đi kèm Địa bàn cho vay chủyếu ở vùng khó khăn, đói nghèo, trong khi muốn huy động được tiết kiệmnhiều, NHCSXH phải phát triển mạng lưới ở đô thị Mở rộng mạng lưới sẽlàm gia tăng chi phí Hơn nữa, là ngân hàng chuyên doanh, NHCSXH khôngthể cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích như NHTM Những yếu tố trên cho thấy
Trang 31khó khăn của NHCSXH trong việc huy động và tăng trưởng nguồn huy độngtiết kiệm.
Nguồn vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư chiếm tỷ trọng 5% tổng nguồnvốn, nguồn tài trợ này gồm tài trợ của các chính phủ và tổ chức tài chính quốctế cho Chính phủ Việt Nam phù hợp với mục tiêu của NHCSXH: Một sốnguồn được tài trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế chochương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, trồng rừng phù hợpvới cương lĩnh hoạt động của NH Tuy nhiên nguồn loại này thường hay bịphân tán cho các tổ chức chính trị xã hội khác.
Các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng 1% tổng nguồn vốn, gồm đóng gópcủa các tổ chức và cá nhân từ thiện và các nguồn khác Rất nhiều tổ chức vàcá nhân muốn hỗ trợ người nghèo Thông qua NHCSXH, số tiền hỗ trợ đượcquay vòng nhiều lần và có hiệu quả Tuy nhiên qui mô nguồn này không lớn.
2.1.2.2 Cho vay
NHCSXH thực hiện tốt chức năng của mình là cho vay ưu đãi với đốitượng người nghèo và các đối tượng chính sách khác Đến hết năm 2006, tổngdư nợ của NHCSXH đã lên tới con số 24.076 tỷ đồng, tăng với tốc độ nhanh,dư nợ năm 2003: 10.349 tỷ đồng; năm 2004: 14.302 tỷ đồng và năm 2005 là18.426 tỷ đồng Như vậy, qua 4 năm, tổng dư nợ của NHCSXH đã tăng gấp2,3 lần.
Trang 32
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Cơ cấu dư nợ năm 2006:
- Dư nợ cho vay hộ nghèo: 19.292 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80,1% tổngdư nợ.
- Dư nợ cho vay giải quyết việc làm: 2.772 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng11,5% tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay học sinh, sinh viên: 233 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1%tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động: 579 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,4%tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 797 tỷ đồng, chiếmtỷ trọng 3.3% tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay mua trả chậm nhà ở: 320 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,3%tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay khác: 83 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng dư nợ.Dư nợ cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng dư nợ, vốncho vay lồng ghép vào các chương trình dự án của địa phương với mức cho
Trang 33vay được nâng lên đã giúp cho hộ nghèo có vốn sản xuất kinh doanh, cải thiệnthu nhập và đời sống.
Cho vay xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng 2,4% tổng dư nợ, góp phầngiải quyết khó khăn về tài chính cho người đi lao động ở nước ngoài, vốn chovay không chỉ giả quyết lao động dư thừa trong nước mà còn góp phần khôngnhỏ thu hút ngoại tệ cho quốc gia.
Từ năm 2004, Chính phủ giao cho NHCSXH triển khai chương trìnhquốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường là một trong các chương trình pháttriển kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo Quyếtđịnh 62/2004/QĐ-TTg ngày16/4/2004 Đến nay, vốn vay của NHCSXH đãgiúp các hộ mua sắm vật te kỹ thuật xây dựng các công trình nước sạch và vệsinh môi trường, cải thiện điều kiện sống.
Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ trọng 1%tổng dư nợ với số vốn 233 tỷ, đã tăng gấp 3 lần so với khi nhận bàn giao,nguồn vốn này được các hộ gia đình và học sinh, sinh viên hết sức hoannghênh.
Cho vay giải quyết việc làm được triển khai từ năm 2003, dư nợ nămsau cao hơn năm trước, tạo việc làm cho hơn 554.000 lao động, giải quyếttình trạng thất nghiệp ở nông thôn, ổn định trật tự xã hội.
Cho vay trả chậm nhà ở ban đầu chỉ triển khai ở khu vực đồng bằngsong Cửu Long, đến nay đã triển khai ở cả khu vực Tây Nguyên, chiếm tỷtrọng 1,3% tổng dư nợ Vốn vay đã giúp hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra ởđồng bằng sông Cửu Long, đồng thời bao hàm ý nghĩa kinh tế - chính trị, gópphần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào.
2.1.2.3 Công tác đối ngoại và quản lý dự án
NHCSXH đã thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các tổ chức tàichính quốc tế lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Phát triển Nông
Trang 34nghiệp Quốc tế (IFAD)…; cơ quan Chính phủ như: Cơ quan Phát triển Pháp(AFD), Viện nghiên cứu Chính sách (Bộ Tài chính Nhật Bản); với các hiệphội: Hiệp hội các tổ chức tín dụng Châu Á -Thái Bình Dương (APRACA) ;các tổ chức phát triển và phi Chính phủ quốc tế (INGO) như: Tổ chức tầmnhìn Thế giới (World Vision), tổ chức ADETEF GRET (Pháp)
Sự hội nhập quốc tế của NHCSXH thể hiện qua việc NH gia nhập tổchức APRACA (tháng 5/2005) Đây là lần đầu tiên NHCSXH tham gia vàomột hiệp hội quốc tế Sự kiện này cho thấy NHCSXH nói chung và hoạtđộng đối ngoại nói riêng đã thực sự trưởng thành, chủ động và tham giatích cực vào cộng đồng tổ chức tín dụng quốc tế
Hoạt động đối ngoại góp phần để NHCSXH được tiếp nhận một phầntừ những nguồn ODA dành cho Việt Nam để bổ sung vốn điều lệ và ký mộtsố thoả thuận thực hiện dự án mới Các dự án mới này không chỉ góp phần giatăng nguồn vốn cho vay của NHCSXH, mà còn làm đa dạng phương thức chovay của NH Tính đến hết năm 2005, NHCSXH đang theo dõi và quản lý 14dự án và chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài với tổng số vốnkhoảng 996 tỷ VNĐ (trong đó gồm cả vốn tham gia của NHCSXH, bằngkhoảng 5,33% so với tổng nguồn vốn hoạt động của NH), trong số đó các dựán có nguồn vốn tín dụng lớn như: IFAD (2,66 triệu SDR), OPEC (10 triệuUSD), Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp vay vốn Ngân hàng Thế giới (trịgiá 22,6 triệu SDR), Dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn KfW(trị giá 7 triệu EURO) Cụ thể: 11 dự án, chương trình đã được ký kết và đangtriển khai thực hiện, 3 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị (KfW về mở tàikhoản tiền gửi, IFAD Hà Giang - Quảng Bình, OPEC 2)
Trang 352.2 Thực trạng cho vay người nghèo tại NHCSXH
2.2.1 Quy mô cho vay
Với chức năng tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại,thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, NHCSXH saumột thời gian hoạt động đã cho vay ưu đãi người nghèo trên phạm vi cả nướcvới quy mô ngày càng rộng Dư nợ cho vay hộ nghèo tăng với tốc độ khánhanh theo từng năm
Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo NHCSXH qua 4 năm từ 2003 đến 2006
Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2004 so với 2003 tăng 3.360 tỷ đồng,năm 2005 so với 2004 tăng 3.282 tỷ đồng và năm 2006 so với năm 2005 tăng4.311 tỷ đồng Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèotại NHCSXH tăng khá đều đặn, trung bình mỗi năm tăng lên 1,33 lần Sở dĩcó được tốc độ tăng như vậy do quy mô hoạt động của NHCSXH ngày càngđược mở rộng với nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho đối tượng người nghèongày càng tăng Mặt khác, việc tổ chức giao dịch tại xã, phường mà NH thựchiện ngày càng đưa NHCSXH đến gần với người nghèo hơn, ngày càng cóthêm nhiều người nghèo có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãicủa Chính phủ hơn
Trang 36Hiện nay, NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi với người nghèo trênphạm vi cả nước; tại 65 tỉnh, thành phố chia theo 7 vùng kinh tế là: Miền núiphía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn, Miền Trung, Tây Nguyên, NamBộ và Đồng bằng sông Cửu Long Do đặc điểm tự nhiên và xã hội, Miền núiphía Bắc và khu Bốn là những vùng có tổng dư nợ cho vay hộ nghèo lớn nhấtcả nước.
Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo theo vùng kinh tế tính đến tháng 2/2007
Đơn vị: tỷ đồng
Miềnnúi phía
Đồng bằngsông Hồng
Đồng bằng sôngCửu Long
Tổng dư
Tỷ trọngtrên tổngdư nợ cảnước (%)
Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo tập trung phần lớn ởMiền núi phía Bắc (chiếm 25,19% tổng dư nợ); khu Bốn (chiếm 16,71% tổngdư nợ) và Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 16,32% tổng dư nợ) Điều nàyhoàn toàn hợp lý do đặc điểm của nhưng khu vực này hầu hết là những địaphương khó khăn trong cả nước với số người nghèo tập trung đông, đặc biệtlà ở miền núi phía Bắc, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lạc hậu,cơ sở vật chất khó khăn, nghèo nàn.
Tây Nguyên cũng là một vùng kinh tế khó khăn trong cả nước, tuynhiên, dư nợ tín dụng hộ nghèo ở khu vực này không cao (chiếm 8,73% tổng
Trang 37dư nợ) do mạng lưới hoạt động của NHCSXH chưa phát triển mạnh, số ngườinghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi còn hạn chế
2.2.2 Phương thức cho vay đang được áp dụng
Cho vay với đối tượng người nghèo tại NHCSXH hiện nay được thựchiện dưới 2 hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác qua tổ chức hội Tính đến hết tháng 2/2007, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo trực tiếp tạiNHCSXH đạt gần 179 tỷ đồng, chiếm 0,92% tổng dư nợ; cho vay uỷ thác quatổ chức hội đạt tổng dư nợ 19.163 tỷ đồng, chiếm hơn 99% tổng dư nợ Điềunày cho thấy cho vay uỷ thác là hình thức cho vay hộ nghèo chủ yếu tạiNHCSXH.
- Cho vay trực tiếp hộ nghèo tại NHCSXH là hình thức cho vay gặpnhiều khó khăn và khó triển khai, đặc biệt ở những vùng cơ sở vật chất hạtầng khó khăn, mạng lưới hoạt động của NHCSXH chưa tiếp cận được, chínhvì vậy, hình thức này chỉ được triển khai tại một số địa phương nhất định.Thực tế hiện nay, Tổ chức mạng lưới của NHCSXH đã hình thành 64 chinhánh tỉnh, thành phố, 592 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 239.647 Tổtiết kiệm và vay vốn ở các thôn, ấp, bản, làng để chuyển tải vốn đến với ngườinghèo và các đối tượng chính sách khác Đã có 8.076 điểm giao dịch lưu độngtại xã, phường trên tổng số 10.857 xã, phường trong cả nước, đưa hoạt độngNH xuống tận dân Mặt khác, để khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất và phạmvi hoạt động của mạng lưới giao dịch, NHCSXH đã thành lập các Tổ tiết
kiệm và vay vốn trên cơ sở quy định của Chính phủ: “Tổ tiết kiệm và vayvốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tựnguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được UBND cấp xãchấp thuận bằng văn bản” Tổ tiết kiệm và vay vốn là một mô hình tài
chính nhỏ, có thể coi là mô hình tài chính vi mô ở nông thôn, nhưng theo sựhướng dẫn, quản lý thống nhất của NHCSXH Sau một thời gian hoạt động,
Trang 38mô hình này thực sự đã giải đáp được nhiều yêu cầu về tổ chức và quản lý tíndụng ở nông thôn, nhất là tín dụng chính sách Có thể khẳng định mô hình Tổtiết kiệm và vay vốn là trợ thủ đắc lực không thể thay thế hoặc làm khác đốivới hoạt động của NHCSXH, bởi vì: Trong điều kiện đối tượng thụ hưởng tíndụng chính sách là hộ cư trú trên địa bàn rộng, nếu chỉ dựa vào đội ngũ cánbộ tín dụng của Ngân hàng thì chúng ta phải có một số lượng cán bộ tín dụnghàng vạn người Một giải pháp trong điều hành rất thực tế là tổ chức giao dịchtại xã, phường theo lịch cố định, với 8.076 điểm giao dịch tại xã, phường,đưahoạt động của NHCSXH đến tận dân, tạo điều kiện cho người nghèo và cácđối tượng chính sách tiếp cận trực tiếp với Ngân hàng, thực hiện công khaiviệc vay vốn, trả nợ, trả lãi của khách hàng và Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Cho vay gián tiếp thông qua uỷ thác vốn cho các tổ chức hội là mộtnghiệp vụ sáng tạo của NHCSXH Trước đây, cơ chế uỷ thác từng phần màNHCSXH nhận chuyển giao từ NHNg bộc lộ nhiều hạn chế, NHCSXH là mộttổ chức tài chính - tín dụng trực tiếp thực hiện cho vay vốn đến hộ nghèo vàcác đối tượng chính sách khác, nhưng với phương thức uỷ thác như NHNg thìNHCSXH trở thành tổ chức trung gian; có bộ máy quản lý và điều hành thốngnhất trong phạm vi cả nước, nhưng việc điều hành phải thông qua bộ máy củamột tổ chức tín dụng khác không chịu sự quản lý của NHCSXH; là một phápnhân có vốn điều lệ, có tài sản và bảng cân đối tài chính hoàn chỉnh, nhưng tàisản và bảng cân đối không thể hiện đầy đủ vốn tín dụng chính sách đã thực sựđến với đối tượng thụ hưởng, vốn cho vay chỉ thể hiện số vốn đã chuyển chobên nhận uỷ thác, có thời gian vốn cho vay hộ nghèo đã đọng hàng ngàn tỷđồng; toàn bộ chứng từ cho vay vốn đối với người nghèo và việc hạch toán kếtoán đến người vay do bên nhận uỷ thác thực hiện, nên việc kiểm soát hệthống giao dịch từ Trung ương đến địa phương tuỳ thuộc vào sự chỉ đạo vàđiều hành của tổ chức nhận uỷ thác Việc phối hợp với các tổ chức chính trị -