1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

86 864 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 540,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thế giữ những vai trò với mức độ khác nhau Ở Việt Nam số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước, đóng góp khoảng 40% GDP, 37% tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế Đây là bộ phận kinh tế năng động, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là trụ cột của nền kinh tế địa phương Nhận ra ý nghĩa quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển của đất nước, chính phủ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển Nhưng trên thực tế, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ này còn gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình giải quyết những tồn tại của bản thân doanh nghiệp, những khó khăn từ môi trường xung quanh, cũng như trong quá trình hội nhập nền kinh tế Một trong những vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề thiếu vốn hoạt động, thiếu vốn để đổi mới công nghệ và nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn vốn từ Chính phủ thông qua Ngân hàng thương Mại Sau một thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 30-32 Láng Hạ Hà Nội, em đã nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động của chi nhánh và đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm bổ sung thêm nguồn vốn cho khối doanh nghiệp này.

Với mục đích như trên, trong chuyên đề tốt nghiệp của mình, em đã

chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công” Ở đề tài này em

sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại

Trang 2

thương Thành Công và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công.

Bài viết được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Lý thuyết chung về cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

Do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bài viết này tốt hơn.

Trong thời gian qua, nhờ có sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ cùng các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên ở chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang 5

CHƯƠNG 1

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1.Hoạt động cho vay của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

1.1.1.Khái niệm, vai trò hoạt động cho vay của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ Đối với hầu hết khách hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân, ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt nhất Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng thường là nguồn duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn và nguồn vốn bổ sung Hoạt động cho vay của các ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế Cho vay là chưc năng kinh tế lâu đời nhất của ngân hàng, là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng song cũng mang lại nhiều rủi ro nhất.

Trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 284/2000/QĐ/NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, cho vay được định nghĩa như sau : “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định trong thời gian nhất định theo sự thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi” Hoạt động cho vay có vai trò quan trọng đối với các cá nhân , doanh

nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng và đối với toàn bộ nền kinh tế Cụ thể như sau:

Trang 6

Thứ nhất, cho vay là hoạt động cơ bản kết nối những nguồn vốn nhàn

rỗi với những người thực sự có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế Hoạt động này làm tăng thu nhập cho những người chưa có kế hoặch đầu tư nói chung và những khoản tiền nhàn rỗi nói riêng, đồng thời làm tăng khả năng hoạt động của những người có nhu cầu về vốn là doanh nghiệp hay cá nhân Có thể nói, hoạt động cho vay tạo ra sự phát triển chung của cả nền kinh tế.

Thứ hai, bằng việc cho vay ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền tệ lớn

trong nền kinh tế Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Toàn bộ hệ thống ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền lớn khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu ( tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác tạo ra các khoản cho vay mới Trong khi không có một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).

Thứ ba, bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho một dự án phát triển

mang tính chất chiến lược cũng là hoạt động tài trợ nằm trong chính sách của chính phủ để phát triển đất nước.

Thứ tư, cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính, lợi nhuận cao

cho ngân hàng, dùng chi trả các khoản lãi tiền gửi huy động và các khoản chi phí quản lý, trang thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt động của ngân hàng.

Trang 7

1.1.2.Các hình thức cho vay của ngân hàng

Theo các tiêu thức khác nhau có thể phân chia làm rất nhiều loại hình cho vay khác nhau, cụ thể như sau:

1.1.2.1.Theo hình thức cấp tín dụng

Thấu chi : là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay

được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một thời gian nhất định và trong một khoảng thời gian xác định Giới hạn này là hạn mức thấu chi Để được thấu chi, khách hàng có thể làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng) Khi khách hàng có số tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này.

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với những khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.

Cho vay trực tiếp từng lần : là hình thức cho vay tương đối phổ biến

của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi Chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt thì khách hàng mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu ki sản xuất kinh doanh.

Mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho cho vay, xác định quy mô cho vay, xác định thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần Mỗi món vay được tách biệt thành những

Trang 8

hồ sơ khác nhau Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối dơn giản Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó

ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể cấp cho cả kì hoặc cuối kì Đó là số dư tối thiểu tại thời điểm tính Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoặch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không vượt quá hạn mứac tín dụng Mối lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng.

Đây là hình thức vay thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Ngân hàng không ấn định ngày trả nợ mà sẽ thu nợ khi khách hàng có thu nhập do đó tạo tính chủ động trong quản lý ngân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên do các lần vay không tách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó có thể kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay.

Cho vay luân chuyển : là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển hàng

hoá Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Việc cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoặch lưu chuyển hàng hoá để dự phòng ngân quỹ trong thời

Trang 9

gian tới Khi khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay Đồng thời khách hàng phải đảm bảo rằng tất cả số tiền cần vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoản thu bán hàng đều dùng trả vào tài khoản tiền vay trước khi trích trả lại tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng: thủ tục vay chỉ

cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay, khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn Còn đối với ngân hàng, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ (hàng hoá tồn đọng…) thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng.

Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép

khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả góp thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền.

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng

hoá mua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay thường là lãi suất cao nhất trong khung hình lãi suất cho vay của ngân hàng.

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ

chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà

Trang 10

nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Nghiệp vụ này tạo khả năng thanh toán linh hoạt cho toàn bộ nền kinh tế.

Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết

đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một

dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với một tổ chức tín dụng khác Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng và Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Hình thức cho vay này thường áp dụng đối với những dự án quy mô lớn, một ngân hàng không dủ khả năng cho vay đồng thời cũng không thể chiu đựng được rủi ro khi dự án không thành công Vì vậy khi nhận được dự án vay vốn, ngân hàng này liên kết với nhiều ngân hàng khác để cùng tài trợ cho dự án.

Cho vay khác: Ngoài các phương thức trên, ngân hàng có thể cho vay

theo các phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với các quy định tại các Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay Ví dụ như cho vay theo dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các dự án đầu tư phục vụ đời sống; cho vay gián tiếp - tức là ngân hàng cho vay thông qua các tổ chức trung gian tổ, đội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ…

Trang 11

1.1.2.2 Theo thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng Theo đó thì cho vay có thể chia làm thành hai loại:

Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12

tháng Hơn một nửa số khoản vay thương mại của ngân hàng được thực hiện dưới hình thức cho vay ngắn hạn Hầu hết những khoản cho vay là nhằm hỗ trợ cho việc tăng dự trữ hàng hoá, dịch vụ cho nguời vay hoạt động theo mùa Khoản vay này được hoàn trả khi hàng tồn kho của người vay được bán và các khoản thu của nó được thu hồi; lãi suất chỉ được tính trên số vốn vay thực

Cho vay trung và dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên

12 tháng đến 60 tháng đối với cho vay trung hạn và từ 60 tháng trở lên đối với cho vay dài hạn Trong một khoảng thời gian dài, các ngân hàng thương mại không cho vay dài hạn, thậm chí cũng không cho vay trung hạn, bởi vì thiếu các công cụ để quản lý rủi ro nảy sinh từ các hình thức cho vay trên, nhất là thiếu nguồn vốn lâu dài và khó huy động vốn Nhưng sau này để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, các ngân hàng phải dần chú ý đến phần thị trường cho vay trung, dài hạn và thay đổi phương thức của họ phù hợp với bối cảnh mới, đặc trưng bởi sự khuyến khích của chính quyền cũng như sự phức tạp hoá của thị trường tiền tệ hoặc tác động của sự rối loạn gắn chặt với thói quen Cho vay trung và dài hạn thưòng dùng để tài trợ cho việc mua tài sản cố định hoặc mở rộng sản xuất với quy mô lớn, cấp tài chính cho việc thay đổi về công tác kiểm soát công ty hoặc mua lại khoản vay tín dụng tuần hoàn.

Trang 12

1.1.2.3.Theo tài sản đảm bảo

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản

đảm bảo khi vay Lí do là khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng Những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn Chính vì vậy, trừ những khách hàng có uy tín cao, nhiều khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng của ngân hàng Yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, ngân hàng muốn có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không đảm bảo trả nợ Theo đó, cho vay cũng được

phân làm hai loại sau:

Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là hình thức cho vay có đảm bảo

đối vật, tài sản có thể được đảm bảo theo hình thức thế chấp hoặc cầm cố Các tài sản đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hoá trong kho, nhà cửa, thiết bị…Ngân hàng chỉ chấp nhận những tài sản hợp pháp, có khả năng bán được làm đảm bảo.

+ Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức thế chấp: là hình

thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu (hoặc sử dụng) của các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết song vẫn được quyền sử dụng tài sản với cam kết giữ nguyên hiện trạng.

Đảm bảo bằng thế chấp thuận lợi cho người đi vay có thể sử dụng tài sản đảm bảo để thực hiện hoạt động kinh doanh, tuy nhiên có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý và kiểm soát tài sản đảm bảo bởi quá trình sử dụng sẽ làm biến dạng tài sản hoặc khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng Vì vậy ngân hàng phải tăng khả năng đánh giá, xem xét kĩ vật thế chấp.

Trang 13

+ Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức cầm cố : là hình thức

cho vay theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết ( thường gọi là thời gian tài trợ) Ngân hàng quản lý toàn bộ tài sản đó, mọi chi phí liên quan đến việc quản lý do người vay chịu.

Các tài sản cầm cố thưòng gọn nhẹ, dễ quản lý, ít chiu ảnh hưởng của các yếu tố môi trưòng tự nhiên Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời viêc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ Khi tài trợ dựa trên đảm bảo bằng cầm cố, ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của vật cầm cố, sau đó ngân hàng cùng với khách hàng định giá vật cầm cố, kí hợp đồng cầm cố quy định quyền và nghĩa vụ liên quan đến vật cầm cố.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức đảm bảo đối nhân bao

gồm cho vay tín chấp và cho vay có bảo lãnh

+ Cho vay theo tín chấp: là hoạt động cho vay trong đó ngân hàng

không yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của khách hàng Trong trường hợp này, khách hàng phải là khách hàng truyền thống của ngân hàng, có uy tín lớn và tiềm lực tài chính mạnh.

+ Cho vay có bảo lãnh: Trong hình thức cho vay này có sự xuất

hiện của người thứ ba cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện được Đối với người bảo lãnh có uy tín (Nhà nước, các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn…) , ngân hàng chấp nhận bảo lãnh không cần có tài sản đảm bảo Trường hợp còn lại, khi cho vay ngân hàng yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.

Trang 14

1.1.2.4 Theo mục đích sử dụng vốn

Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hoá : là hình thức cho vay đối với

các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để bổ sung vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá.

Cho vay tiêu dùng : là hình thức cho vay để thanh toán các chi phí hợp

pháp phục vụ cho các mục đích tiêu dùng cá nhân bao gồm : mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hoá lâu bền như tủ lạnh, điều hoà, máy giặt, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sửa chữa nhà, cho vay du hoc

1.1.2.5 Theo đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay được xét trên các khía cạnh là qui mô vốn, qui mô lao động là chủ yếu và được chia ra làm hai loại : cho vay doanh nghiệp lớn và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp có qui mô vốn trên 10 tỷ, qui mô lao động trên 300 lao động Còn lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc phân loại như thế này sẽ giúp cho việc quản lý, việc cho vay đối với những đối tượng này có hiệu quả hơn

Sau đây là những vấn đề nghiên cứu liên quan đến DNV&N

1.2.Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1.Khái niệm DNV&N

Trong phần các hình thức cho vay của ngân hàng thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được đề cập dưới tiêu thức phân loại là đối tượng cho vay Trên thực tế, ở các quốc gia khác nhau, ở các địa phương khác nhau, ở các thời điểm kinh tế xã hội khác nhau thì DNV&N lại được xác định trên những cơ sở về quy mô vốn, số lượng lao động khác nhau Có nghĩa là mặc dù được xác định trên cơ sở những số tuyệt đối ( quy mô vốn, số lượng lao động) nhưng khái niệm DNV&N lại vẫn mang tính chất tương đối Vậy nên khi nói đến một doanh nghiệp là lớn hay vừa và nhỏ thì ta phải đặt doanh nghiệp vào

Trang 15

những điều kiện cụ thể là quốc gia nào, địa phương nào, thời điểm nào, tình hình kinh tế nào, hoạt đông trong lĩnh vực kinh doanh nào.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy có rất nhiều tiêu thức phân loại DNV&N phổ biến như số lượng lao động thường xuyên, số vốn sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng trong đó thì hai tiêu thức được sử dụng nhiều nhất là quy mô vốn và lao động.

Ở Việt Nam: theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNV&N đã đưa ra khái niệm: “ DNV&N là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký theo pháp luật hiện hành, có số vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”

Như vậy, DNV&N ở Việt Nam bao gồm:

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt đông theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước.

- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.

- Các hộ kinh doanh cá thể đăng kí kinh doanh theo Nghị định CP ngày 03/02/2001 về đăng kí kinh doanh

02/2000/NĐ-1.2.2.Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Một nền kinh tế không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu những cá nhân, những hộ kinh doanh, những doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Trong đó các DNV&N là đối tượng năng động, nhanh nhạy với cơ chế thị trường, phát huy được những ngành nghề truyền thống, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Những doanh nghiệp này đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm tăng tổng thu nhập

quốc nội, giải quyết việc làm và góp phần làm ổn định xã hội.

Trang 16

Theo số liệu các nước trên thế giới thì số DNV&N chiếm khoảng 96% tổng số các doanh nghiệp, thu hút 74-92% số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp và đóng góp 43-57% GDP ở mỗi nước Riêng tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2005 cả nước có trên 200.000 doanh nghiệp trong đó số lượng DNV&N chiếm 90%, đóng góp 40% tổng sản phẩm xã hội (GDP), 37% tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế, 31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 78% mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hoá, tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn và thu hút hơn 90% lao động Sự phát triển của các DNV&N đang ngày càng mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động Do sự phân bố của các DNV&N rộng khắp trên cả nước nên lực lượng lao động cũng thu hút từ nông thôn đến thành thị Các DNV&N chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, lao động chân tay, sản xuất thủ công nên cần rất nhiều lao động Khi có việc làm, đời sống ngày càng được cải thiện, các tệ nạn xã hội sẽ có chiều hướng giảm, góp phần ổn định xã hội phát triển.

Thứ hai, DNV&N là bộ phận doanh nghiệp năng động, hoạt động

trong rất nhiều lĩnh vực, nhạy cảm với sự biến động của thị trường, DNV&N cung cấp ngày càng lớn và đa dạng sản phẩm phục vụ cho đời sống và xuất khẩu Những lĩnh vực hoạt động chính của các DNV&N là ngành nghề thủ công truyền thống, mỹ nghệ, giầy da, may mặc, sản xuất gia công chế biến, đại lý khai thác những sản phẩm cho xuất khẩu Đây là một yếu tố đặc biệt nổi bật của các DNV&N bởi sự phân bố của các DNV&N là rộng khắp trên cả nước nên có thể khai thác nguồn nguyên liệu riêng lẻ, trong khi đó các doanh nghiệp lớn thì chỉ thường tập trung khai thác nguồn nguyên liệu, hạn chế về khu vực địa lý nên khó tiếp cận với nguồn nguyên liệu Trên thực tế, nhiều DNV&N lại trở thành đầu mối thu gom nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp lớn hoặc thực hiện một số công đoạn khác như chế biến, đóng gói…

Trang 17

các công đoạn dịch vụ khác cho doanh nghiệp lớn Vậy ở một khía cạnh khác, DNV&N có vai trò tích cực đối với các doanh nghiệp lớn.

Thứ ba, DNV&N góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế địa

phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng.

Chỉ có các DNV&N hoạt động trên khắp các vùng mới có điều kiện hiểu rõ về tiềm năng cũng như thế mạnh riêng có của các vùng Cùng với các lĩnh vực hoạt động chính vốn có cộng với sự năng động của chính mình thì các DNV&N có những điều kiện và cơ sở để phát huy những thế mạnh đó của vùng Ngoài ra, các DNV&N còn có điều kiện khai thác triệt để nguồn nguyên nhiên liệu trong vùng, tránh tình trạng lãng phí cho xã hội Thêm vào đó, các DNV&N cũng góp phần khôi phục, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống bởi mô hình DNV&N phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của làng nghề thủ công.

Thứ tư, là một bộ phận kinh tế năng động nên các DNV&N góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, thúc đẩy đô thị hoá.

Mặc dù được coi là bộ phận quan trong để khôi phục, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống nhưng các DNV&N lại rất nhạy bén với tình hình phát triển kinh tế Hiện nay các DNV&N ngày càng triển khai, phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm bớt tỷ trọng nông nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn Một bộ phận lớn lao động trong ngành nông nghiệp đã được thu hút và chuyển sang làm các ngành công nghiệp, dịch vụ cho các DNV&N ngay tại các địa phương chứ không cần phải chuyển lên các khu vực thành thị, gây áp lực về các vấn đề xã hội lên khu vực đô thị.

Trang 18

1.2.3 Đặc điểm chủ yếu của các DNV&N

Hiện nay ,trong nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam , số lượng DNV&N chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp Đặc biệt là trong giai đoạn này, nền kinh tế phát triển rất nóng, cơ sơ pháp lý cũng được mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hình thành và phát triển Nhìn chung loại hình DNV&N cũng đa dạng, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh và một số là doanh nghiệp Nhà nước.

Loại hình DNV&N là một bộ phận doanh nghiệp không thể thiếu trong nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng GDP hàng năm, tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế, sử dụng số lượng lớn lao động thường xuyên Vì vậy, để phát triển DNV&N cần nắm rõ được những điểm mạnh, và hạn chế, khó khăn của loại hình doanh nghiệp này.

Những điểm mạnh của DNV&N

Thứ nhất, không như các doanh nghiệp lớn, các DNV&N đi vào hoạt

động chỉ cần lượng vốn ban đầu ít, sản xuất các mặt hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh được rủi ro do thời gian sản xuất ngắn Với lưọng vốn không quá 10 tỷ đồng, số lao động không quá 300 lao động, thủ tục pháp lý đễ dàng cùng những điều kiện đơn giản sẽ là cơ sở cho sự hình thành ngày càng nhiều các DNV&N

Thứ hai, với số lượng lao động không nhiều, việc tổ chức sản xuất

cũng như bộ máy quản lý, kiểm tra, giám sát trong các DNV&N tương đối gọn, không có quá nhiều khâu trung gian Đặc điểm này tiết kiệm chi phí quản lý cho doanh nghiệp và làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, với số lượng lao động không nhiều, mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động trong DNV&N tương đối chặt chẽ, có thể dễ dàng trao đổi

Trang 19

ý kiến, nhờ đó người lãnh đạo có thể nắm bắt được trình độ chuyên môn cũng như nguyện vọng, tâm tư của người lao động để phân công công tác hợp lý Các quyết định, chính sách, tư tưởng của người lãnh đạo sẽ nhanh chóng được tiếp cận và triển khai bởi người lao động.

Thứ ba, phần lớn các chủ DNV&N là nhừng người có tính sáng tạo,

bản thân họ phải vất vả gây dựng sự nghiệp trong cơ chế thị trường nên họ có xu hướng tạo ra tính năng động cho các DNV&N, thích nghi trước những thay đổi của nền kinh tế Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp quá lớn, Nhà nước không kham nổi, những điều khoản ưu đãi mà Nhà nước dành cho các DNV&N là không dễ dàng đạt được Hiểu được tình hình đó, DNV&N phải đề cao tinh thần tự lực, tự cường cao, đi lên trong cạnh tranh.

Thứ tư, do vốn đầu tư nhỏ, vốn thiết bị công nghệ không lớn, các

DNV&N dễ dàng đổi mới thiết bị, công nghệ và đối tượng kinh doanh để nâng cao chất lưọng, hạ giá thành sản phẩm Ngoài ra, DNV&N có thể dễ dàng chuyển hướng kinh doanh kịp thời khi gặp những điều kiện bất lợi trong kinh doanh và nền kinh tế có những biến động bất thường.

Những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ nhất, điều kiện thành lập nên các DNV&N là rất đơn giản, không

đòi hỏi quá cao nên nhìn chung trình độ kĩ năng quản lý, trình độ tay nghề công nhân còn hạn chế Hiện nay, khoảng một nửa số chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo chính thức, hầu hết là tự đào tạo lấy Khả năng quản lý doanh nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, vào cách nhìn chủ quan của các chủ doanh nghiệp, họ chưa thực sự hiểu đầy đủ về việc quản lý doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thêm vào đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ít, đặc biệt là tại một số vùng nông thôn, những vùng xa thành phố tỷ lệ lao động qua đào tạo có khi chỉ chiếm hơn 10%, không đáp ứng được yêu cầu của công việc Tình trạng này làm giảm năng suất lao động

Trang 20

và hiệu quả làm việc của các DNV&N Vì vậy, tại một số DNV&N luôn có những chính sách đào tạo lại lao động khi vào làm hoặc vừa lao động vừa đào tạo để nâng cao chất lượng lao động Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến trình độ nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng lao động đã gây khó khăn và giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ hai, trình độ khoa học công nghệ ở Việt Nam nhìn chung là rất

thấp, thường yếu kém, lạc hậu, chậm đổi mới; và các DNV&N ở Việt Nam không nằm ngoài thực trạng chung đó Khả năng tiếp cận và xử lý thông tin trên thị trường của các DNV&N còn hạn chế Do qui mô nhỏ, hoạt động trong phạm vi hẹp nên khả năng tiếp cận và xử lý thông tin là hạn chế gây trở ngại trong quá trình phân tích và đưa ra dự đoán chiến lược kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp.

Thứ ba, các DNV&N hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực nhưng năng

lực về thị trường của các DNV&N còn yếu, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ bé, không có chiến lược kinh doanh dài hạn và ổn định cũng như chưa có kế hoặch chi tiết dài hạn về phát triển thị trường, thiếu hiểu biết đầy đủ pháp luật về thương mại quốc tế và các nước Nhiều doanh nghiệp chưa tiến hành nghiên cứu thị trường nên không biết rõ về khách hàng và đối thủ cạnh tranh , chưa tạo lập được những hình ảnh riêng cho doanh nghiệp, chưa tạo được uy tín lớn trên thị trường, các doanh nghiệp vẫn chưa có khă năng quan hệ trực tiếp với khách hàng để xuất khẩu, hầu như phải thông qua đối tác thứ ba …Nhìn chung năng lực cạnh tranh của các DNV&N là còn rất yếu.

Thứ tư, nguồn vốn tiếp cận của các DNV&N là rất hạn chế Đối với

nguồn vốn vay từ bạn bè, sử dụng tín dụng thương mại của các đối tác kinh doanh( mua trả chậm, nợ gối đầu…) thì thường có lãi suất cao,rủi ro lớn, không ổn định, số lượng vốn nhỏ, phân tán không đáp ứng được yêu cầu mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh Đối với nguồn vốn vay từ

Trang 21

các ngân hàng thương mại và nguồn vốn viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các DNV&N gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn Khi vay vốn thì các DNV&N luôn được yêu cầu phải có thế chấp hoặc không thì phải có 2-3 năm làm ăn có lãi và dự án có khả thi hay không Ngoài ra các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi được dành cho các DNV&N Bên cạnh đó các ngân hàng thường mong muốn giữ mối quan hệ với một số lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn thay vì một số lớn các DNV&N và tư tưởng thời bao cấp vẫn còn tồn tại nên ngân hàng chủ yếu cho các doanh nghiệp Nhà nước vay vì cảm thấy có sự đảm bảo hơn các DNV&N ngoài quốc doanh Cũng chính vì thiếu vốn mà các DNV&N không có điều kiện mua đất đai, cơ sỏ hạ tầng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh như các doanh nghiệp lớn, họ chủ yếu phải đi thuê để hoạt động.

Như vậy đối với các DNV&N thì vấn đề lớn nhất chính là vấn đề thiếu vốn Giải quyết được vấn đề này đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh cho các DNV&N

1.2.4 Sự cần thiết phát triển hoạt động cho vay DNV&N

Thứ nhất, Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Thị trường tiềm năng với các

Ngân hàng.

Số liệu thống kê gần đây cho thấy các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển:

-Số lượng DNV&N đang tăng lên rất nhanh:

Đến cuối năm 2005 cả nước có trên 200.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó hầu hết là các DNV&N), gấp 4 lần năm 2000, gấp 5 lần tổng số Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập từ năm 1991 đến 1999 cộng lại Số lượng doanh nghiệp đăng kí thành lập trung bình hàng năm gấp

Trang 22

3.75 lần trung bình hàng năm thời kì 1991-1999, tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp bình quân khoảng 10%/ năm Ngoài ra cả nước còn có gần 2.5 triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và 11 triêu hộ nông dân sản xuất hàng hoá (Nguồn số liệu: Phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Khải tại Hội nghi các doanh nghiêp tại Hà Nội ngày 9/2/2006)

-Các DNV&N được đánh giá là bộ phận năng động, hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế Điều này xuất phát từ lợi thế của quy mô nhỏ, gọn nên việc chuyển hướng trong kinh doanh của cac DNV&N dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn Các DNV&N hoạt động trên hầu hết mọi địa bàn, mọi ngành nghề của nền kinh tế (trong đó tập trung lớn nhất vào các ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp) Thêm vào đó, phần lớn các chủ DNV&N là lớp trẻ, rất năng động, nhạy bén với những thay đổi trên thị trường; họ có nhiều ý tưởng mới lạ có thể phát triển thành các dự án kinh doanh hiệu quả Một số doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống được tiếp thu nhưng kinh nghiệm, bí quyết gia truyền để tạo ra những sản phẩm đặc thù, riêng biệt, có sức cạnh tranh.

-Mức độ đóng góp của DNV&N vào nền kinh tế ngày càng lớn: Không chỉ tăng trưởng về mặt số lượng, các DNV&N đang trở thành bộ phận quan trọng có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Số liệu thống kê cho thấy các doanh nghiệp này đóng góp khoảng 40% GDP, 37% tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế, sử dụng trên 90% số lao động có việc làm thường xuyên Đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.

Phát triển DNV&N đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất chú trọng, được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta Trong tương lai, môi trường hoạt động của các doanh nghiệp này sẽ được cải thiện, các chính sách hỗ trợ sẽ được thực thi

Trang 23

tốt hơn, có hiệu quả hơn và do đó các DNV&N sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Thứ hai, các ưu thế của nhiều doanh nghiệp lớn đang giảm sút

-Việt Nam đang trong xu hướng xoá bỏ độc quyền, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng Trước sức ép của hội nhập, qui mô của một số Tổng công ty đang độc quyền hiện nay sẽ thu hẹp, song song với việc cổ phần hoá từng phần hoặc toàn bộ các Tổng công ty này thì các công ty mới, nhỏ hơn cùng ngành ra đời.

-Chính bản thân một số doanh nghiệp được coi là lớn hiện nay không có tiềm lực kinh tế thực sự, điển hình là các Tổng Công ty khối Giao thông- Xây dựng cơ bản.

-Khu vực Nhà nước, nơi tập trung hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay, đã và đang bộc lộ tính kém hiệu quả.

Thứ ba, những lợi ích của ngân hàng từ phát triển cho vay đối với DNV&N

Các DNV&N từ trước đến nay vẫn bị coi là nhóm khách hàng có độ rủi ro và chi phí giao dịch lớn Tuy nhiên nếu thực hiện tốt công tác thẩm định và sàng lọc thì ngân hàng có thể duy trì một danh mục khách hàng hiệu quả Việc ngân hàng phát triển cho vay đối với DNV&N đem lại các lợi ích cơ bản sau :

-Phân tán rủi ro : Do số lượng khách hàng DNV&N lớn, quy mô từng khoản vay nhỏ, trải rộng trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực nên việc cho vay các đối tượng này sẽ giúp phân tán rủi ro của các danh mục cho vay.

-Tạo điều kiện để tăng thu dich vụ ngân hàng do tổng số lượng giao dịch lớn, các DNV&N lại thường có xu hướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một ngân hàng do đó tạo cơ hội để ngân hàng nâng cao và thay đổi dần cơ cấu thu nhập.

Trang 24

-Ngân hàng dễ dàng quản lý do DNV&N thường có quy mô nhỏ, gọn, địa bàn hoạt động hẹp.

-Khai thác tối ưu mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước : Do các DNV&N có địa bàn hoạt động trải rộng trên cả nước nên các ngân hàng có thể khai thác tối ưu mạng lưới chi nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có rất nhiều nhân tố tác động tới việc phát triển hoạt động cho vay của các ngân hàng đối với các DNV&N Các nhân tố này có thể từ phía ngân hàng hoặc từ bản thân các doanh nghiệp hoặc từ môi trường kinh tế vĩ mô.

1.2.5.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

Thứ nhất, chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay

của ngân hàng đối với các DNV&N Chính sách tín dụng bao gồm các quy định của ngân hàng về hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, chính sách lãi suất, các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng, chính sách ưu đãi khách hàng, chính sách cạnh tranh… Chính sách tín dụng của ngân hàng thường thay đổi qua từng thời kì, phụ thuộc vào sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng Trung Ương và khả năng, điều kiện của bản thân các ngân hàng Khi chính sách tín dụng được nới lỏng: hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng được mở rộng, kỳ hạn của một khoản vay dài hơn, ngân hàng lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn nên chính sách ưu đãi khách hàng tốt, lãi suất phù hợp, hạn mức kiểm soát rủi ro không quá khắt khe…sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sử dụng vốn của ngân hàng Tuy nhiên trong một só trường hợp, nền kinh tế lại phát triển quá nóng, NHTW muốn kiềm chế sự phát triển đó hoặc tình hình các doanh nghiệp hoạt động kém, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng tín dụng… thì chính sách

Trang 25

tín dụng sẽ bi thắt chặt hơn, gây khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp.

Thứ hai, một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt

động cho vay của ngân hàng đối với các DNV&N là tâm lý phân biệt cho vay giữa doanh nghiệp lớn và DNV&N Thực tế cho thấy rằng tỷ trọng cho vay các DNV&N tại các ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn so với các ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn Tâm lý phân biệt cho vay giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ bắt nguồn từ nguyên nhân e sợ rủi ro và chi phí giao dịch lớn của các ngân hàng Ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, coi trọng chất lượng hơn số lượng, vì vậy ngân hàng luôn có tâm lý giữ mối quan hệ với một lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn thay vì một số lượng lớn các DNV&N Với lại cũng đã từng có những bài học về sự lừa đảo của các DNV&N gây tổn thất cho ngân hàng nên họ luôn e ngại cho các đối tượng này vay Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều sự thay đổi trong cách nhìn nhận đối với các DNV&N song các NHTM Nhà nước vẫn chưa hoàn toàn thoải mái về mặt tâm lý khi cho các DNV&N vay Điều này cho thấy rằng, nếu còn kéo dài tình trạng phân biệt giữa các doanh nghiệp lớn và các DNV&N thì sẽ gây khó khăn rất lớn, cản trở hoạt động cho vay DNV&N, đồng thời cũng cản trở sự phát triển của các DNV&N bởi loại hình doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh đều có thể gặp những rủi ro Ngay cả các doanh nghiệp lớn, khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều có thể xảy ra rủi ro và đặc biệt là nếu loại doanh nghiệp này mà xảy ra rủi ro thì tổn thất sẽ lớn hơn các DNV&N rất nhiều Vì vậy chỉ cần các ngân hàng quan tâm hơn đến loại hình doanh nghiệp này, tổ chức kiểm tra thẩm định tốt thì việc cho vay DNV&N sẽ có thể được mở rộng và thu được kết quả tốt.

Thứ ba là quy trình và thủ tục cho vay : Quy trình cho vay là trình tự

các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay được thực hiện giữa

Trang 26

ngân hàng với doanh nghiệp, là tổng hoà các quy trình từ xét duyệt cho vay (nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định cho vay, quyết định cho vay) , quy trình phát tiền vay ( hướng dẫn nhận hồ sơ phát tiền vay, xét duyệt phát tiền vay, thực hiện phát tiền vay) , quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay (xây dựng kế hoặch kiểm tra sử dụng vốn vay, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, lập biên bản báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay) , quy trình thu hồi nợ vay (đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn, thực hiện thu nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ) Hiện nay, quy trình và thủ tục cho vay của nhiều ngân hàng chưa phù hợp với nhu cầu của các DNV&N Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng một quy trình cho vay chung đối với các doanh nghiệp lớn và DNV&N, do vậy không phù hợp với bản thân các DNV&N Thực tế cho thấy rằng lượng vốn của các DNV&N là khác các doanh nghiệp lớn nên chu kỳ kinh doanh của hai loại hình doanh nghiệp này cũng khác nhau nên quy trình phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và thu hồi nợ vay sẽ là khác nhau Mặt khác thì quy trình cho vay hiện nay lại được xây dựng trên các đặc điểm và chu kì kinh doanh của doanh nghiệp lớn nên gây khó khăn cho các DNV&N Vì vậy nếu thay đổi quy trình và thủ tục cho vay phù hợp sẽ tạo điều kiện cho các DNV&N tiếp cận được vốn ngân hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh hơn Từ đó hoạt động cho vay DNV&N của ngân hàng sẽ càng phát triển hơn.

Thứ tư là chất lượng nhân sự : Chất lượng nhân sự thể hiện ở trình độ

nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, kiến thức tổng hợp, trách nhiệm với công việc, thái độ phục vụ khách hàng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là hình ảnh của ngân hàng, khách hàng đánh giá ngân hàng qua cách phục vụ của cán bộ tín dụng Nếu cán bộ tín dụng có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, quan tâm đến khách hàng, tạo sự tin tưởng, hài lòng cho khách hàng tức là tạo uy tín cho ngân hàng cũng như sự ưa thích của khách

Trang 27

hàng với ngân hàng Đây là nhân tố quan trọng để thu hút khách hàng tìm đến ngân hàng Nếu như ngân hàng chú trọng trong công tác đầo tạo, nâng cao và tự nâng cao chất lượng nhân sự thì chắc chắn hoạt động cho vay DNV&N sẽ phát triển hơn nữa.

Thứ năm là sản phẩm cho vay : Nếu ngân hàng phát triển nhiều sản

phẩm dịch vụ thuận tiện cho khách hàng DNV&N như đa dạng kì hạn vay vốn, có những hình thức cho vay phù hợp với chu kì kinh doanh của từng doanh nghiệp, đa dạng các hình thức bảo đảm tiền vay, không nhất thiết phải có tài sản bảo đảm mà có thế dùng các hình thức khác như cho vay dựa trên dự án khả thi… thì chắc chắn các DNV&N sẽ nhận thấy được những lợi ích khi vay vốn ngân hàng và họ sẽ tìm đến Từ đó, hoạt động cho vay DNV&N sẽ phát triển và đạt hiệu quả tốt hơn Để có được những sản phẩm cho vay phù hợp với các DNV&N thì các ngân hàng phải quan tâm và tìm hiểu kĩ về đặc điểm của các DNV&N Hiện nay sản phẩm cho vay chưa phù hợp với các DNV&N, chưa tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của các DNV&N bởi các ngân hàng chưa thực sự có thái độ quan tâm phát triển khu vực cho vay này nên hoạt động cho vay DNV&N tại các ngân hàng chưa thực sự phát triển, vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với dư nợ cho vay các doanh nghiệp lớn.

1.2.5.2.Các nhân tố từ phía doanh nghiệp

Thứ nhất là tài sản thế chấp để vay vốn : Để có thể vay vốn từ phía

ngân hàng, các cá nhân hay doanh nghiệp đều được ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, song đối với các DNV&N thì chủ yếu là tài sản thế chấp, hầu như không có trường hợp bảo lãnh của bên thứ ba Tuy nhiên thực tế lại cho thấy rằng, đến hơn 60% DNV&N lại gặp khó khăn trong vấn đề tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, bởi tài sản thế chấp thì chủ yếu là đất đai mà các DNV&N chủ yếu là đi thuê đất đai nên không dễ có dủ các điều kiện như các doanh nghiệp lớn Như vậy, để có thể

Trang 28

tiếp cận được vốn của ngân hàng, các DNV&N cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm thì sẽ tiếp cận được với vốn vay của ngân hàng dễ hơn.

Thứ hai là phương án sản xuất kinh doanh : ngân hàng cho các khách

hàng của mình vay trên cơ sở các cá nhân, doanh nghiệp đó phải trình ra các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao cả về mặt kĩ thuật lẫn mặt tài chính, tức là các phương án sản xuất kinh doanh đó phải chứng minh được tính hiệu quả và thành công thì mới được ngân hàng cho vay vốn Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp mặc dù có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời đến mấy nhưng không xây dựng một phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì cũng không được ngân hàng đồng ý cho vay Vì vậy nên các doanh nghiệp này cần phải học cách tự xây dựng cho mình những phương án sản xuất kinh doanh khả thi Làm được như vậy thì khả năng các DNV&N tiếp cận vốn của ngân hàng sẽ cao hơn, hoạt động cho vay DNV&N sẽ phát triển hơn.

Thứ ba là hệ thống thông tin và sổ sách kế toán : Trước khi ra quyết

định có cho vay hay không thì ngân hàng phải tiếp nhận nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn xem có chính xác không, có đủ điều kiện vay vốn hay không Trong quá trình đó, ngân hàng sẽ xem xét các báo cáo tài chính để đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời gian qua Các báo cáo tài chính là điều kiện để ngân hàng xét duyệt cho vay, chính vì thế, các báo cáo tài chính của DNV&N phải đầy đủ, đúng đắn, đáng tin cậy với ngân hàng thì mới có khả năng được vay vốn Phần lớn các DNV&N hiện nay đều chưa thực sự xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán một cách khoa học do nhiều các nguyên nhân khác nhau từ phía các DNV&N như trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ của các nhân viên kế toán… Đây cũng là một

Trang 29

yếu tố gây cản trở vô cùng lớn đối với các DNV&N trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng Nếu các DNV&N khắc phục được hạn chế này thì hoạt động cho vay DNV&N sẽ được mở rộng hơn.

1.2.5.3.Các nhân tố khác từ môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trưòng kinh tế vĩ mô bao gồm những tác động chuyển biến của tình hình kinh tế chung trong từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương, quốc gia; những biến đổi trong môi trường chính trị, môi trường pháp lý…Môi trưòng chính trị ổn định, môi trường pháp lý đồng bộ, nhất quán, cơ sở chính sách mở rộng, các doanh nghiệp mới có thể tự do phát huy sáng tạo, tận dụng hết được các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu tối đa thị hiếu của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có điều kiện vay vốn tại ngân hàng Ngược lại, một sự thay đổi bất lợi nào đó về thể chế, chính sách sẽ tác động tới hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng (như hạn ngạch xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối với từng ngành, điều kiện kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam…) Thực tế, trong từng thời kì khác nhau, Chính phủ thường có những sự điều chỉnh khác nhau về mặt kinh tế, chính trị xã hội gây tác động tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy nắm bắt các thời cơ kinh doanh trong từng thời kì…

Trên đây là phần lý thuyết tổng quan về cho vay của ngân hàng thương mai đối với các DNV&N Để thấy được tình hình như thế nào, chung ta hãy đi xem xét thực trạng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công Hà Nội.

Trang 30

2.1.1 Quá trình hình thành chi nhánh NHNT Thành Công

Ngay từ khi vừa ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công tác quản lý ngoại hối đã được đặt ra như một thách đó sinh tử đối với vân mệnh quốc gia Nhận thức được vai trò to lớn đó, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mà tiền thân là sở quản lý ngoại hối.

Sự ra đời Ngân hàng Ngoại thương- Vietcombank

Kết thúc giai đoạn 300 ngày, kể từ tháng 5/1955 miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam chuyển sang giai đoạn mới Điều kiện hoà bình tạo thuận lợi cho kinh tế miền Bắc, hỗ trợ cho kinh tế cho miền Nam Một loạt các yêu cầu mới được đặt ra đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương: việc buôn bán giữa các nước trong khu vực XHCN với các nước ngoài khu vực, việc chi viện cho miền Nam bắng các loại tiền tệ khác nhau… đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên trách kỹ thuật này Theo đó, Sở quản lý ngoại hối - tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo nghị định 443/TTG của thủ tướng chính phủ ngày 20/1/1955 Nghị định quy định 4 nhiệm vụ của Sở quản lý ngoại hối là:

 Quản lý và kinh doanh ngoại hối, không để tiền vốn của quốc gia chạy ra nước ngoài

 Quản lý việc mua bán ngoại hối dưới mọi hình thức (trao đổi tiền mặt, chuyển ngân…)

Trang 31

 Kiểm soát mọi việc kinh doanh và chuyển vận vàng bạc

 Nghiên cứu các vấn đề hối đoái với nước ngoài, đề nghị những thể lệ về ngoại hối

Từ thập kỷ 60 trở đi, tình hình mới đòi hỏi phải có những thay đổi và chuyên môn hoá hơn về mặt tổ chức trong lĩnh vực ngoại thương Cho đến năm 1960, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34 nước Trong quan hệ đó nếu nhập cuộc cả hai chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào một dầu mối thì không còn thuận tiện cho việc giẩi quyết các mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều.

Trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng thấy rõ yêu cầu phải tách bạch giữa chức năng quản lý tiền tệ với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng cơ sở Đó chính là lý do ra đời hệ thống tổ chức ở các địa phương gồm các chi nhánh NHNN tại các tỉnh và hai thành phố Hà Nội, Hải phòng Các chi nhánh này thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ- tín dụng Sau đó hệ thống các chi nhánh ngân hàng nghiệp vụ thị xã cũng như các chi nhánh cấp 2 của ngân hàng tại cấp huyện cũng lần lượt được hình thành, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh trực tiếp phục vụ khách hàng.

Tại bộ máy NHNN trung ương cũng đã đến lúc đặt ra yêu cầu thành lập một ngân hàng chuyên nghiệp ngoại hối, có vị trí pháp lý và chức danh giao dịch trên thương trường Việt Nam và quôc tế, thay thế NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý vĩ mô về ngoại hối Đây không chỉ là vần đề riêng của Việt nam mà là yêu cầu và xu hướng chung của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa thời đó.

Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nghị đinh 115CP, vào ngày 1-4-1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, với tư cách là một pháp nhân ngân hàng

Trang 32

thương mại giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế Kể từ đó thương hiệu Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức ra đời với tên gọi tiếng Anh là Bank for foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank Hoạt động kinh doanh của Vietcombank chủ yếu trên 5 nội dung chính:

 Vốn kinh doanh

 Tín dụng ngoại thương Thanh toán quôc tế

 Quản lý và điều hành tác nghiệp quỹ ngoại tệ của Nhà nước Quản lý ngoại hối

Việt Nam thống nhất, sự quản lý đất nước thuộc hội đồng bộ trưởng tức chính phủ của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tất cả các nagnhf chính thức được hợp nhất Ngành ngân hàng cũng tiến hành hợp nhất Bắc Nam từ đây xuất hiện hệ thống ngân hàng của cả nước, NHNN trung ương tại Hà Nội Tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, tại các quận, huyện, thị xã đều có các chi nhánh ngân hàng với chức năng tương đương, phù hợp Cũng từ đây vị trí quốc tế của Việt Nam được nâng cao do đó quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng Phục vụ kinh tế đối ngoại là Vietcombank theo cơ chế kiêm nghiệm của cục quản lý ngoại hối thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trong điều kiện mới đó, Vietcombank cũng cần hình thành một hệ thống tổ chức từ cơ sở đến trung ương.

Sự thành lập chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công

Từ sau khi đất nước thống nhất, đến cuối nhưnữg năm 80, vietcombank đã xác lập một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp đối ngoại thống nhất trong cả nước, gồm hội sở trung ương ở Hà Nội và 11 chi nhánh tại các địa bàn chủ yếu Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày

Trang 33

11-3-1985, là thành viên trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng 1 Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quôc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác Đến cuối năm 2006, với yêu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh, ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm: 6 phòng giao dịch, 1 quầy thu đổi ngoại tệ cùng 4 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội trong đó có chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 30-32 Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội Đến ngày 1/1/2007 chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công chính thức trở thành chi nhánh cấp 1, có vị trí ngang bằng với chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

2.1.2 Bộ máy hoạt động của ngân hàng và mối liên hệ giữa các phòng ban của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

Bắt đầu từ ngày 1/1/2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công chính thức trở thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và có bộ máy tổ chức hoạt động như sau:

P.HÀNH NHÂN SỰP.KINH DOANH

CHÍNH-DỊCH VỤP.QUẢN LÝ

RỦI ROP.QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

P.KẾ THÁNH TOÁN

TOÁN-BP.KẾ TOÁN TỔNG HỢPBP.THANH TOÁN XNK&BL

BP.QUẢN LÝ NỢ

BP.TIN HỌC

BP.THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

BP.DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

BP THẺ

BP.CHO VAY THỂ NHÂN

BP.TỔ CHỨC CÁN BỘ

BP.HÀNH

Trang 34

Chi nhánh NHNTTC

Mối quan hệ giữa các bộ phận:

Trang 35

Các bộ phận, phòng ban trong chi nhánh NHNT Thành Công hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ gắn bó Ban giám đốc có quyền quyết định cao nhất về phương hướng phát triển của chi nhánh; trực tiếp quản lý và giám sát nhằm giúp cho chi nhánh có được những thành công hơn nữa trong quá trình hoạt động và phát triển của mình.

Phòng quản lý rủi ro, phòng hành chính nhân sự, tổ kiểm tra nội bộ là những phòng ban có trách nhiệm giúp cho chi nhánh hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn Khối này đảm bảo về cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật, máy móc của chi nhánh, giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh không gặp các trở ngại Tổ kiểm tra nội bộ còn làm công tác thanh tra kiểm tra quá trình hoạt động của các phòng ban sao cho mọi hoạt động của chi nhánh đúng theo quy định của ngành, luật pháp của Nhà nước và trong giới hạn cho phép Phòng rủi ro thì nghiên cứu, lường trước những rủi ro có thể xảy ra cho chi nhánh để phòng ngừa Tất cả các phòng ban này đều có thể đưa ý kiến đóng góp lên giám đốc.

Phòng tổng hợp không tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng lại là cánh tay đắc lực của cơ quan lãnh đạo ngân hàng, giúp ban Giám đốc quản lý một cách chi tiết và cụ thể trong từng lĩnh vực Phòng tổng hợp nghiên cứu tổng hợp,lập kế hoặc kinh doanh, phân tích kinh tế tất cả những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh để tham mưu cho Ban Giám đốc trong chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh.

Phòng quan hệ khách hàng, phòng kế toán thanh toán, phòng kinh doanh dịch vụ là các bộ phận có sự giao tiếp với khách hàng, trực tiếp tạo thu nhập cho chi nhánh Thu nhập được tạo ra từ việc tiến hành các nghiệp vụ huy động, cho vay, trao đổi mua bán ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng Quá trình hoạt động của các phòng ban này được bảo đảm và chịu sự giám sát kiểm tra của Ban Giám đốc thông qua Tổ kiểm

Trang 36

tra nội bộ, phòng quản lý rủi ro Các số liệu giao dịch sẽ được gửi về phòng tổng hợp để từ đó lập báo cáo tổng hợp về quá trình kinh doanh để giúp Ban Giám đốc quản lý được và có biện pháp điều hành kịp thời.

Phòng ngân quỹ sẽ quản lý thu chi đông Việt Nam và ngoại tệ và các giấy tờ có giá theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và của Ban giám đốc Như vậy các bộ phận của chi nhánh NHNT Thành Công có mối quan hệ tương hỗ cả trong hoạt động cũng như phân phối thu nhập, sự phát triển của một bộ phận không chỉ làm tăng thu nhập của chính họ mà còn là cơ sở cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn, tạo sự phát triển vững chắc và tăng doanh thu cho cả chi nhánh.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây

Chi nhánh NHNT Thành Công luôn coi công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu và là hoạt động có tính chiến lược Xác định công tác huy động vốn là trọng tâm, ngay từ đầu chi nhánh đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất trong và ngoài nước để điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp và đảm bảo đúng sự chỉ đạo của NHNT Việt Nam, chi nhánh NHNT Hà Nội Chi nhánh luôn duy trì kết quả huy động vốn rất cao và đã triển khai nhiều đợt huy động chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm bậc thang…do NHNT Việt Nam phát hành trong năm qua, tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn, tăng khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNT Thành Công

Trang 37

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%)

I.Huy động vốn

Trong đó:

+ Ngoại tệ + VNĐ

1.Tiền gửi của các TCKT

4.Huy động khác

Nguồn : phòng quan hệ khách hàng chi nhánh NHNTTC

Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động trong từng năm từ 2004 đến 2006 tăng lên đáng kể từ 1493.37 tỷ đồng năm 2004 lên đến 2256.729 tỷ đồng năm 2006, trong đó tỷ lệ huy động bằng đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam là tương đương nhau Các thành phần huy động vẫn giữ một tỷ lệ ổn định trong tổng nguồn huy động, trong đó tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức trên 70% Có được kết quả này là do chi nhánh luôn tăng cường các giải pháp quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mới, nâng cao phong cách giao dịch và thực hiện có hiệu quả các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn Hiểu rõ được tình hình kinh tế trên địa bàn hoạt động, tâm lý của người gửi tiền, chi nhánh NHNT Thành Công đã gây dựng được uy tín và niềm tin cho họ và ngày càng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn trong nền kinh tế.

2.1.3.2 Tình hình cho vay của chi nhánh NHNT Thành Công

Bảng 2: Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNT Thành Công

Trang 38

2.Cho vay trung và dài hạn

Nguồn: phòng quan hệ khách hàng chi nhánh NHNTTC

Với việc đẩy mạnh vốn và tăng trưởng nguồn vốn thì việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả luôn được chi nhánh NHNT Thành Công chú trọng và quan tâm hàng đầu vì nghiệp vụ kinh doanh tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, riêng đối với chi nhánh NHNTTC thì cho vay là hoạt động chính Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ qua các năm đều tăng, năm 2006 sư nợ là 721.951 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 63.855 tỷ đồng, tức là tăng 9.7% Qua 3 năm, cả cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đếu tăng, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn càng ngày càng lớn, song cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn Điều này cho thấy rằng, ngoài việc tăng cường cho vay các DNV&N thì chi nhánh còn mở rộng cho vay đối với các dự án lớn dài hạn Cùng với uy tín hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương tăng cao, hình thức cho vay bằng ngoại tệ cũng đang được chi nhánh đẩy mạnh phát triển

Có được kết quả như vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh luôn phải chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, duy trì khách hàng truyền thống, tìm kiếm các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Phong cách giao dịch, chất lượng giao dịch và chất lượng

Trang 39

các sản phẩm tín dụng của chi nhánh NHNT Thành Công đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, trở thành đối tác quan trọng cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả

2.1.3.3 Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ

Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã càng làm gia tăng mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trên thế giới Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng trên thị trường nghiệp vụ thanh toán quôc tế, chi nhánh NHNTTC đã tăng cường hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn thủ đô Hà Nội Hoạt động mua bán ngoại tệ được thực hiện đúng theo quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước và áp dụng tỷ giá thông báo của NHNT Hà Nội.

Công tác thanh toán quốc tế năm 2006 có chất lượng tốt với tổng doanh số XNK cả năm đạt 70.764 triệu USD tăng 24% so với năm 2005, tăng 37% so với năm 2004.

Trong đó : + Thanh toán NK đạt 40.780 triệu USD + Thanh toán XK đạt 29.984 triệu USD

Năm 2006 hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn được duy trì và có kết quả tốt, hỗ trợ tích cực cho hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh của ngân hàng Doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 183 triệu USD tăng 32% so với năm 2005 và tăng 46% so với năm 2004 trong đó:

 Mua bán EUR/VND là: 199 576 548 VND Mua bán HDK/VND là: 184 254 VND Mua bán USD/VND là: 6701 835 999 VND Mua bán JPY/VND là: 16 662 645 VND Mua bán AUD/VND là: 35 128 VND

Trang 40

Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2006 là 1.46 tỷ VND chiểm 1.19% tổng thu

Tình hình kinh doanh ngoại tệ phát triển có tác dụng giảm sự lệ thuộc vào nguồn mua từ NHNT Việt Nam , giúp chi nhánh NHNTTC chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.3.4 Về thanh toán ngân hàng trong nước

Tính đến 31/12/2006, tiền gửi thanh toán tại NHNN của chi nhánh đạt 114.298.348.595 VND, chiếm 13% trong tổng số TGTT qua NHNN của NHNT Hà Nội , tăng 23% so với năm 2005 và tăng 41% so với năm 2004 Thanh toán IBT online( thanh toán điện tử nội bộ hệ thống) đạt 37.525.395.935 VND Tăng 60% so với năm 2005 và 72% so với năm 2004. Với mục tiêu nâng cao khả năng thanh toán liên ngân hàng cũng như thanh toán với khách hàng trong tương lai, chi nhánh NHNTTC đã và sẽ tiếp tục ứng dụng và hoàn thiện công nghệ ngân hàng hiện đại, góp phần mở rộng và phát triển chi nhánh Ngoài ra việc áp dụng các hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng, CITAD đã tạo điều kiện duy trì chất lượng thanh toán, đồng thời thanh toán qua ngân hàng tăng đã góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, hạn chế tiền mặt trong lưu thông, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thu cho ngân hàng.

2.1.3.5 Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ

Kết quả năm 2006 đạt được như sau:

Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt 6743 tài khoản, nâng tổng số tài khoản mở tại chi nhánh lên 21.313 tài khoản, tăng 46% so với năm 2005 và tăng 59% so với năm 2004.

Chuyển tiền trong nước đạt 55.97 tỷ VND, tăng 22% so với năm 2005 và tăng 37% so với năm 2004

Chuyển tiền trong nước đạt 0.5 triệu USD, bằng 73% so với năm 2005,

Ngày đăng: 29/11/2012, 15:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11.Hà Vy, 9/12/2005, DNV&N còn mơ hồ với hội nhập, www.vnexpress.net 12.TBTC, 2004, DNV&N: Sáu bước vượt “rào cản”, www.mof.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: rào cản
1.TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), 2002, Giáo trình lý thuyết tài chính-tiền tệ, NXB Thống Kê Hà Nội Khác
2.PGS.TS Phan Thu Hà (chủ biên), 2006, Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê Hà Nội Khác
3.Frederic S.Mishkin, 2001, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội Khác
4.QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Khác
5.QĐ 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 ban hành sửa đổi, bổ sung quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 Khác
9.Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNV&N Khác
10.Phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải tại Hội nghị với các Doanh nghiệp Hà Nội ngày 9/2/2006 Khác
13.Theo vneconomy, Vốn cho DNV&N: Ngân hàng nói gì?, www.kiemtoan.com.vn Khác
14.Bài viết: DNV&N…quay lưng với ISO, 2004, www.moi.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tỡnh hỡnh cho vay tại chi nhỏnh NHNT Thành Cụng - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Bảng 2 Tỡnh hỡnh cho vay tại chi nhỏnh NHNT Thành Cụng (Trang 37)
Bảng 3: Dư nợ cho vay cỏc DNV&N tại chi nhỏnh NHNTTC - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Bảng 3 Dư nợ cho vay cỏc DNV&N tại chi nhỏnh NHNTTC (Trang 52)
Bảng 3: Dư nợ cho vay các DNV&N tại chi nhánh NHNTTC - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Bảng 3 Dư nợ cho vay các DNV&N tại chi nhánh NHNTTC (Trang 52)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trờn ta thấy trờn ta thấy: - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
ua bảng số liệu và biểu đồ trờn ta thấy trờn ta thấy: (Trang 54)
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại chi nhỏnh NHNTTC - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Bảng 4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại chi nhỏnh NHNTTC (Trang 54)
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại chi nhánh NHNTTC - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Bảng 4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại chi nhánh NHNTTC (Trang 54)
145.336 100 Cho vay DNV&N  - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
145.336 100 Cho vay DNV&N (Trang 55)
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNTTC - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Bảng 5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNTTC (Trang 55)
Bảng 5 : Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNTTC - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
Bảng 5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNTTC (Trang 55)
Qua số liệu ở bảng trờn ta thấy: - Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công
ua số liệu ở bảng trờn ta thấy: (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w