Nâng cấp cơ sở vật chất của hệ thống NHCSXH theo hướng hiện đại hơn,

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 67 - 69)

đại hơn, hoàn thiện hơn

Có thể nói, hạ tầng cơ sở tài chính là điều kiện nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của bất cứ tổ chức kinh tế xã hội nào. Nhưng với sự hoạt động của các tổ chức tín dụng thì hạ tầng cơ sở tài chính là điều kiện có tính quyết định. Các tổ chức tín dụng sẽ không thể mở ra các dịch vụ mới, chẳng hạn dịch vụ thanh toán, nếu như hệ thống thanh toán của nó không được hiện đại hoá; người dân sẽ không đặt nhiều niềm tin vào tổ chức tín dụng một khi cơ sở vật chất của nó thiếu khang trang. Bản thân các văn phòng làm việc cũng phải đi thuê thì rất khó tạo được niềm tin để những người có tiền tiết kiệm ký thác các khoản tiền vào đó. Hơn nữa, trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu thì cũng rất khó kích thích tinh thần say mê công việc của cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Sự suy giảm niềm tin, tận tình của cán bộ, nhân

viên trong cơ quan, sự thiếu niềm tin về một sự phát triển bền vững của bản thân các hộ nghèo nói riêng cũng như đông đảo các tầng lớp trong xã hội nói chung làm cho hoạt động của tổ chức tín dụng suy yếu, bế tắc và khó khăn.

Nâng cấp hạ tầng cơ sở tài chính cho toàn hệ thống NHCSXH là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Điều này là rất cần thiết với các lý do:

- Tạo điều kiện cần thiết để NHCSXH hoạt động thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra là cho vay vốn ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách, một loại đối tượng đặc thù chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội rất cần được quan tâm hỗ trợ. Sự hỗ trợ này hiệu quả đến mức nào lại phụ thuộc rất nhiều vào lòng say mê, tận tâm của đội ngũ cán bộ, nhân viên của NHCSXH. Sự tận tâm của họ chỉ có được một khi bản thân các cán bộ này cũng có được sự quan tâm đúng mức.

- Cơ sở hạ tầng tài chính được nâng cấp sẽ tạo tiền đề để NHCSXH mở ra các loại hình dịch vụ mới phục vụ cho các khách hàng là các hộ nghèo nói riêng, cũng như toàn xã hội nói chung, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi mà các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhìn chung rất ít được triển khai. Hơn nữa, khi cơ sở hạ tầng tài chính được nâng cấp sẽ tạo điều kiện cho NHCSXH từng bước tăng tính chủ động trong hoạt động của mình thông qua đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá các đối tượng vay vốn từ NHCSXH mà không chỉ phục vụ phạm vi đối tượng khách hàng là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Chỉ trên cơ sở như vậy thì NHCSXH mới hoạt động bền vững.

- Đầu tư hạ tầng cơ sở tài chính, trước hết là các văn phòng làm việc rộng rãi, có các trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng tốt cho sự hoạt động của NHCSXH chính là một cách tạo niềm tin cho các hộ nghèo biết cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về cuộc chiến chống đói nghèo trên mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w