Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 47 - 51)

2.2.5.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, Vốn cho vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu

của các hộ nghèo trên địa bàn cả nước. Như chúng ta đều biết, các hộ nghèo

hầu như không có tích luỹ nên muốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh họ lệ thuộc gần như hoàn toàn vào vốn vay. Tuy nhiên, thủ tục xét duyệt để cấp vốn vay hiện nay còn khá rườm rà, tốn nhiều thời gian. Hơn nữa, nguồn vốn của NH ít nhiều còn bị hạn chế, lại phải cho vay các đối tượng chính sách khác

nên chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp lý cho sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo. Mặt khác, việc xác định thời hạn tín dụng cũng còn có những bất cập, chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay vốn. Do vậy, mặc dù vốn tín dụng ưu đãi những năm qua đã giúp giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn cả nước, nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị đặt ra cho NH thì cũng chưa được thực hiện tốt, làm giảm hiệu quả của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Thứ hai, cơ chế cấp vốn vay cho các hộ nghèo tiềm ẩn rủi ro cao. Hơn

nữa, cách giải ngân vốn tín dụng ưu đãi hiện nay khá cồng kềnh, chi phí cao, từ đó làm giảm hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi.

Thứ ba, Năng lực, trình độ của cán bộ, nhân viên trong NH còn nhiều

bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Để đảm bảo vốn tín dụng cấp ra đúng đối

tượng, đúng hướng, phù hợp với khả năng sử dụng vốn của hộ nghèo thì đòi hỏi trình độ năng lực của cán bộ tín dụng phải được nâng cao, không chỉ ở năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, mà còn phải chú ý đến cả trình độ kinh tế tổng hợp. Trong khi đó, phần đông cán bộ tín dụng còn yếu về trình độ kinh tế tổng hợp. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bởi đa số các hộ nghèo thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh.

Thứ tư, Cơ sở vật chất hầu như còn ở điểm xuất phát. Điều này làm hạn

chế khả năng mở ra các dịch vụ NH để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là các hộ nghèo, nhất là ở các vùng nông thôn ở các vùng sâu vùng xa . Cơ sở vật chất thiếu thốn khiến NHCSXH không thể mở rộng và phát triển các dịch vụ NH.

2.2.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, Do nguồn vốn hoạt động của NH có tính phụ thuộc cao,

trong tổng nguồn vốn hoạt động thì nguồn vốn huy động trên thị trường là chủ yếu. Nhưng nguồn vốn này lại phụ thuộc vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất,

mà việc cấp bù này thường là rất chậm, làm cho NH rất khó khăn về nguồn vốn hoạt động. Đây chính là nguyên nhân khiến NH khó khăn trong mở rộng qui mô cho vay vốn đối với các hộ nghèo. Hơn nữa, do nguồn vốn hoạt động bị hạn chế lại phải phục vụ nhu cầu vay vốn cho đối tượng khách hàng lớn, dẫn đến buộc NH phải tìm biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn ưu đãi để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Điều này tất yếu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi của NH.

Thứ hai, Do cơ chế cho vay vốn hộ nghèo hiện nay còn khá nhiều bất

cập. Cụ thể:

- Việc giải ngân vốn phải thông qua các cơ quan chính quyền địa phương, các hội đoàn thể. Điều này vừa tạo ra sự cồng kềnh về bộ máy giải ngân vốn, tăng chí phí hoạt động, vừa rất khó kiểm soát các dự án cấp vốn.

- Chưa có quy định thực sự ràng buộc trách nhiệm của các Chủ tịch Tỉnh, Thành phố trong giải ngân vốn vay ưu đãi.

- Cách thức giải ngân vốn hiện nay chưa thực sự chú ý đến hiệu quả, bởi vì các món cho vay được thực hiện liên tục đối với mỗi hộ nghèo. Chỉ cần một hộ nghèo trả xong món nợ cũ là sẽ tiếp tục được vay món mới (nếu chưa thoát nghèo). Điều này làm cho tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, đồng thời NH sẽ rất khó nhận biết rủi ro tín dụng.

Thứ ba, Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong NH còn

bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ. Như đã phân tích thì đa số các hộ nghèo thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nên sự tư vấn cho các khách hàng này là rất cần thiết để vốn ưu đãi được đầu tư đúng hướng. Có như thế mới phát huy được hiệu quả của vốn tín dụng. Tuy nhiên, năng lực trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng tại NH nhìn chung còn có những hạn chế nhất định, nhất là về trình độ kinh tế tổng hợp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến

khả năng thẩm định chính xác các dự án xin vay vốn, khả năng tư vấn cho khách hàng.

Thứ tư, tuy được sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan liên quan,

các Bộ, ngành nhưng NHCSXH vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kinh phí để xây dựng các văn phòng làm việc cũng như mua sắm trang thiết bị cần thiết cho sự hoạt động của NH.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH

CHO VAY NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 47 - 51)