Mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 54 - 56)

Việt Nam đã về đích trước một năm Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2001-2005. Cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam

chỉ còn ở mức dưới 7%, bình quân hàng năm giảm trên 2% (trong vòng 5 năm 2001-2005 giảm trên 50% hộ nghèo), vượt chỉ tiêu mà Đại hội Đảng IX đề ra là năm 2005 hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Thực hiện các Chương trình đầu tư của Nhà nước, hệ thống hạ tầng cơ sở của các xã nghèo đã được củng cố, đặc biệt là các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Tình trạng đói kinh niên cơ bản được giải quyết. Người nghèo ngày càng được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản như cung cấp tín dụng ưu đãi, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường. Bên cạnh đó, người nghèo cũng được thụ hưởng các chương trình văn hoá, phát thanh, truyền hình. Tổng nguồn lực huy động cho xoá đói giảm nghèo bao gồm cả Chương trình 143 (xoá đói giảm nghèo và việc làm), Chương trình 135 (phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn) và các dự án quốc tế trong 5 năm (2001-2005) khoảng 40.950 tỷ đồng. Riêng nguồn lực đầu tư cho Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo khoảng 21.000 tỷ đồng.

Với chuẩn nghèo mới, năm 2005, cả nước có hơn 4 triệu hộ nghèo. Với chuẩn mới này, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức và khó khăn lớn vì Việt Nam còn là nước nghèo, thu nhập và mức chi dùng bình quân đầu người thấp. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số còn cao. Nguy cơ tái nghèo có thể gia tăng do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập. Cơ hội tìm việc làm của người nghèo cũng khó khăn. Bên cạnh đó, ngân sách hàng năm dành cho xoá đói giảm nghèo còn hạn chế (gần 2% ngân sách Nhà nước). Mức độ tác động tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo ở một số vùng có xu hướng giảm.

Trong 5 năm tới (2006-2010), Nhà nước sẽ đầu tư khoảng 60.000 – 62.000 tỷ đồng để tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới từ 22% (năm 2005) xuống còn 11% (năm 2010), tức là giảm 50% số hộ nghèo trong vòng 5 năm; đồng thời cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo. Đến năm 2010, cơ bản số hộ nghèo không có đất và thiếu đất sản xuất được điều chỉnh đất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực cho các xã miền núi, có tỷ lệ nghèo cao và bảo đảm công bằng giữa các tỉnh có điều kiện như nhau. Ngân sách sẽ phân bổ vào đối tượng nghèo với hệ số khó khăn của từng vùng. Đối với xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có ngân sách để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Chương trình cũng sẽ tập trung vào các nhóm hoạt động: tạo thu nhập cao hơn, trong đó đất sản xuất, tín dụng sản xuất, tay nghề, kiến thức làm ăn là những yếu tố quan trọng nhất, tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội thuận lợi và chất lượng hơn.

Với những hộ nghèo muốn vươn lên thoát nghèo nhưng vướng mắc về vốn sản xuất kinh doanh, chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo thể hiện ở việc Nhà nước sẽ áp dụng linh hoạt phương thức cho vạy, chủ yếu là tín chấp thông qua hình thức nhóm tín dụng - tiết kiệm, hoặc các nhóm tương trợ tự nguyện của người nghèo, đoàn thể. Từ năm 2006, các hộ nghèo, hộ tàn tật, hộ đồng bào thiểu số có nhu cầu vay vốn kinh doanh, làm nền nhà vượt lũ, chuộc lại đất sản xuất… sẽ được giải quyết cho vay một cách linh hoạt với lãi suất cho vay thấp hơn thị trường 25%-30%. Nhà nước sẽ cấp khoảng 3,8-4.000 tỷ đồng để bù phần chênh lệch lãi suất. Số tiền được vay tăng từ 4 triệu – 15 triệu đồng/món.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w