Thực trạng cho vay người nghèo tại NHCSXH

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 36)

2.2.1. Quy mô cho vay

Với chức năng tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, NHCSXH sau một thời gian hoạt động đã cho vay ưu đãi người nghèo trên phạm vi cả nước với quy mô ngày càng rộng. Dư nợ cho vay hộ nghèo tăng với tốc độ khá nhanh theo từng năm.

Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo NHCSXH qua 4 năm từ 2003 đến 2006

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 Dư nợ cho vay hộ nghèo 8.249 11.609 14.891 19.292 Tỷ trọng trên tổng dư nợ (%) 79,7 81,16 80,82 80,10

Nguồn:Báo cáo thường niên Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Dư nợ cho vay hộ nghèo năm 2004 so với 2003 tăng 3.360 tỷ đồng, năm 2005 so với 2004 tăng 3.282 tỷ đồng và năm 2006 so với năm 2005 tăng 4.311 tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tăng khá đều đặn, trung bình mỗi năm tăng lên 1,33 lần. Sở dĩ có được tốc độ tăng như vậy do quy mô hoạt động của NHCSXH ngày càng được mở rộng với nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho đối tượng người nghèo ngày càng tăng. Mặt khác, việc tổ chức giao dịch tại xã, phường mà NH thực hiện ngày càng đưa NHCSXH đến gần với người nghèo hơn, ngày càng có thêm nhiều người nghèo có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ hơn.

Hiện nay, NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi với người nghèo trên phạm vi cả nước; tại 65 tỉnh, thành phố chia theo 7 vùng kinh tế là: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn, Miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Do đặc điểm tự nhiên và xã hội, Miền núi phía Bắc và khu Bốn là những vùng có tổng dư nợ cho vay hộ nghèo lớn nhất cả nước.

Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo theo vùng kinh tế tính đến tháng 2/2007

Đơn vị: tỷ đồng. Vùng Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Khu Bốn Miền Trung Tây Nguyên Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tổng dư nợ 4.873 2.958 3.232 2.196 1.497 1.430 3.156 Tỷ trọng trên tổng dư nợ cả nước (%) 25,19 15,29 16,71 11,35 7,74 7,40 16,32

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay hộ nghèo tập trung phần lớn ở Miền núi phía Bắc (chiếm 25,19% tổng dư nợ); khu Bốn (chiếm 16,71% tổng dư nợ) và Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 16,32% tổng dư nợ). Điều này hoàn toàn hợp lý do đặc điểm của nhưng khu vực này hầu hết là những địa phương khó khăn trong cả nước với số người nghèo tập trung đông, đặc biệt là ở miền núi phía Bắc, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, trình độ lạc hậu, cơ sở vật chất khó khăn, nghèo nàn.

Tây Nguyên cũng là một vùng kinh tế khó khăn trong cả nước, tuy nhiên, dư nợ tín dụng hộ nghèo ở khu vực này không cao (chiếm 8,73% tổng

dư nợ) do mạng lưới hoạt động của NHCSXH chưa phát triển mạnh, số người nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi còn hạn chế.

2.2.2. Phương thức cho vay đang được áp dụng

Cho vay với đối tượng người nghèo tại NHCSXH hiện nay được thực hiện dưới 2 hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác qua tổ chức hội.

Tính đến hết tháng 2/2007, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo trực tiếp tại NHCSXH đạt gần 179 tỷ đồng, chiếm 0,92% tổng dư nợ; cho vay uỷ thác qua tổ chức hội đạt tổng dư nợ 19.163 tỷ đồng, chiếm hơn 99% tổng dư nợ. Điều này cho thấy cho vay uỷ thác là hình thức cho vay hộ nghèo chủ yếu tại NHCSXH.

- Cho vay trực tiếp hộ nghèo tại NHCSXH là hình thức cho vay gặp nhiều khó khăn và khó triển khai, đặc biệt ở những vùng cơ sở vật chất hạ tầng khó khăn, mạng lưới hoạt động của NHCSXH chưa tiếp cận được, chính vì vậy, hình thức này chỉ được triển khai tại một số địa phương nhất định. Thực tế hiện nay, Tổ chức mạng lưới của NHCSXH đã hình thành 64 chi nhánh tỉnh, thành phố, 592 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 239.647 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, ấp, bản, làng để chuyển tải vốn đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đã có 8.076 điểm giao dịch lưu động tại xã, phường trên tổng số 10.857 xã, phường trong cả nước, đưa hoạt động NH xuống tận dân. Mặt khác, để khắc phục hạn chế về cơ sở vật chất và phạm vi hoạt động của mạng lưới giao dịch, NHCSXH đã thành lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn trên cơ sở quy định của Chính phủ: “Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được UBND cấp xã

chấp thuận bằng văn bản”. Tổ tiết kiệm và vay vốn là một mô hình tài

chính nhỏ, có thể coi là mô hình tài chính vi mô ở nông thôn, nhưng theo sự hướng dẫn, quản lý thống nhất của NHCSXH. Sau một thời gian hoạt động,

mô hình này thực sự đã giải đáp được nhiều yêu cầu về tổ chức và quản lý tín dụng ở nông thôn, nhất là tín dụng chính sách. Có thể khẳng định mô hình Tổ tiết kiệm và vay vốn là trợ thủ đắc lực không thể thay thế hoặc làm khác đối với hoạt động của NHCSXH, bởi vì: Trong điều kiện đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách là hộ cư trú trên địa bàn rộng, nếu chỉ dựa vào đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng thì chúng ta phải có một số lượng cán bộ tín dụng hàng vạn người. Một giải pháp trong điều hành rất thực tế là tổ chức giao dịch tại xã, phường theo lịch cố định, với 8.076 điểm giao dịch tại xã, phường,đưa hoạt động của NHCSXH đến tận dân, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận trực tiếp với Ngân hàng, thực hiện công khai việc vay vốn, trả nợ, trả lãi của khách hàng và Tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Cho vay gián tiếp thông qua uỷ thác vốn cho các tổ chức hội là một nghiệp vụ sáng tạo của NHCSXH. Trước đây, cơ chế uỷ thác từng phần mà NHCSXH nhận chuyển giao từ NHNg bộc lộ nhiều hạn chế, NHCSXH là một tổ chức tài chính - tín dụng trực tiếp thực hiện cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng với phương thức uỷ thác như NHNg thì NHCSXH trở thành tổ chức trung gian; có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, nhưng việc điều hành phải thông qua bộ máy của một tổ chức tín dụng khác không chịu sự quản lý của NHCSXH; là một pháp nhân có vốn điều lệ, có tài sản và bảng cân đối tài chính hoàn chỉnh, nhưng tài sản và bảng cân đối không thể hiện đầy đủ vốn tín dụng chính sách đã thực sự đến với đối tượng thụ hưởng, vốn cho vay chỉ thể hiện số vốn đã chuyển cho bên nhận uỷ thác, có thời gian vốn cho vay hộ nghèo đã đọng hàng ngàn tỷ đồng; toàn bộ chứng từ cho vay vốn đối với người nghèo và việc hạch toán kế toán đến người vay do bên nhận uỷ thác thực hiện, nên việc kiểm soát hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương tuỳ thuộc vào sự chỉ đạo và điều hành của tổ chức nhận uỷ thác... Việc phối hợp với các tổ chức chính trị -

xã hội tuy đã được đặt ra, nhưng chỉ dừng lại ở hình thức bằng Văn bản liên tịch ở Trung ương, không có hiệu lực ở cơ sở và trong thực tế. Vì vậy, tuy là một Ngân hàng nhưng chỉ là hình thức, thực chất là một Quỹ không hơn không kém. Chính vì nguyên nhân trên mà phương thức uỷ thác từng phần thong qua các tổ chức hội ra đời. Cơ chế uỷ thác từng phần là cơ chế uỷ thác một số công việc của quy trình tín dụng đối với người vay, các công việc liên quan đến vốn và tài sản như: phát tiền vay, thu nợ, thu lãi, tổ chức hạch toán quản lý hồ sơ vay vốn do Ngân hàng thực hiện. Việc ký kết hợp đồng uỷ thác phải được thực hiện do các tổ chức trực tiếp ở cơ sở mà cụ thể là Phòng giao dịch NHCSXH huyện, quận (được Tổng giám đốc uỷ quyền) với tổ chức chính trị - xã hội xã, phường. Như vậy, cơ chế uỷ thác từng phần khác biệt với cơ chế uỷ thác thông thường, khác với cơ chế uỷ thác mà NHNg uỷ thác (được gọi là toàn phần) cho NHNo&PTNT, và cơ chế uỷ thác (được gọi là bán phần) cho các tổ chức chính trị - xã hội. Khi thực hiện cơ chế uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, NHCSXH đã thực hiện được việc thu lãi và thu nợ đạt tỷ lệ trên 90%, nợ quá hạn giảm dần từ 13,75% khi nhận bàn giao giảm xuống còn 4,6% cuối năm 2005, các khoản cho vay mới từ khi thành lập NHCSXH đến nay phát sinh nợ qua hạn không đáng kể. Đến thời điểm này, cơ chế uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội có thể khẳng định là cơ chế phù hợp, sáng tạo và có hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây cũng là một cơ chế riêng có của NHCSXH rất thành công. Do đó, tổng dư nợ thực hiện qua cơ chế vay uỷ thác từng phần chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ cho vay hộ nghèo: hơn 99% tổng dư nợ (tháng2/2007) và trở thành phương thức cho vay chính của NHCSXH.

2.2.3. Lãi suất áp dụng

NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi với người nghèo với lãi suất tín dụng ưu đãi. Kể từ ngày 01/01/2006, NHCSXH được phép điều chỉnh tăng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ 0,50%/tháng lên 0,65% tháng, riêng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa từ 0,45% tháng lên 0,60%/tháng; lãi suất cho vay các tổ chức sản xuất của thương binh, người tàn tật thuộc chương trình cho vay giải quyết việc làm là 0,50% tháng. Hiện nay lãi suất cho vay 0,65%/tháng của NHCSXH thấp hơn lãi suất cùng loại của các ngân hàng thương mại trên địa bàn khoảng từ 60% đến 65%. Mức lãi suất ưu đãi này đã tiếp tục khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn vay vốn, tính toán làm ăn, giảm bớt chi phí sản xuất, cải thiện đời sống và từng bước thoát nghèo. Tăng lãi suất cho vay vừa tạo điều kiện cho NHCSXH mở rộng cho vay trên cơ sở giảm cấp bù NSNN, vừa khuyến khích người nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế sự ỉ lại của các đối tượng thụ hưởng. Trong 4 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên NHCSXH tăng lãi suất. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi thực tế trong những năm qua, giá cả thị trường liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng và tăng nhanh. Vì vậy, mức tăng lãi suất của NHCSXH như vậy là chấp nhận được. Điều quan trọng là NHCSXH đã tạo điều kiện cho bà con nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn thuận lợi như người vay không phải thế chấp, thủ tục cho vay đơn giản được ngân hàng hướng dẫn và cấp không thu phí các thủ tục hồ sơ vay vốn… đặc biệt là phục vụ tận nơi cư trú cho đối tượng vay vốn. Ưu đãi về lãi suất chỉ là một phần trong chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Sự ưu đãi hàng đầu và có hiệu quả của chương trình tín dụng này trước hết là cách thức phục vụ thể hiện: xây dựng cho hộ nghèo một tổ chức đó là Tổ Tiết kiệm & vay vốn do các tổ chức chính trị - xã hội đứng

ra thành lập để tạo cầu nối giữa hộ nghèo với NHCSXH; cho vay không có thế chấp, thủ tục đơn giản được ngân hàng hướng dẫn và cấp không thu phí các hồ sơ vay vốn; phục vụ tận nơi cư trú cho đối tượng vay; động viên được lực lượng xã hội cùng tham gia giúp đối tượng vay sử dụng vốn có hiệu quả và giám sát vốn đến đúng đối tượng vay an toàn; NH trả phí và hoa hồng cho Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm & vay vốn, tổ chức hội đoàn thể làm nhiệm vụ uỷ thác; có chế tài xử lý nợ vay khi người vay gặp khó khăn rủi ro…

Mức lãi suất hiện nay của NHCSXH sẽ còn nhiều thay đổi trong tương lai, khi hoạt động cho vay người nghèo đã đạt được kết quả nhất định sau những năm đầu đi vào thực hiện, lãi suất tín dụng ưu đãi sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với lãi suất thị trường, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững của NHCSXH.

2.2.4. Tình hình xử lý rủi ro

Khách hàng vay vốn của NHCSXH hầu hết là người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, thiếu kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, mặt khác lại thường xuyên bị thiên tai, dịch bệnh hoành hành nên khả năng rủi ro xẩy ra đối với khách hàng là không thể tránh khỏi.

Sau 4 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP này 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đến nay các cơ chế tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác… đã được hình thành và dần dần đi vào ổn định, tạo được khung pháp lý thống nhất cho các đơn vị thực hiện tín dụng chính sách cũng như đối với khách hàng vay vốn. Để khắc phục hậu quả của thiên tai dịch bệnh, giúp người nghèo vượt qua khó khăn sớm ổn định sản xuất và đời sống, ngày 04/04/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế xử lý nợ rủi ro của NHCSXH, theo đó hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn bị rủi do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lũ,

địch hoạ, mất mùa... sẽ được xem xét xử lý nợ như: xoá nợ, miễn, giảm lãi tiền vay. Với chủ trương này của Chính phủ đã phần nào hỗ trợ, động viên người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất và đời sống mỗi khi gặp rủi ro.

- Đối với biện pháp xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ đây thật sự là các biện pháp hiệu quả, có tác dụng kịp thời tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh tạo nguồn thu nhập trả được nợ Ngân hàng. Với các biện pháp này, khi người vay gặp rủi ro do thiên tai, địch hoạ, mất mùa… do được xoá nợ hoặc không phải trả lãi tiền vay trong một thời gian được khoanh nợ hoặc tạm thời không phải trả nợ gốc khi được giãn nợ… từ đó sẽ giảm bớt khó khăn ngay về tài chính cho người vay vốn khi bị rủi ro.

- Đối với biện pháp miễn, giảm lãi tiền vay, thì khi người vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, tuỳ theo mức độ thiệt hại về vốn và tài sản, khách hàng có thể được xem xét được miễn hoặc giảm lãi tiền vay. Số tiền miễn lãi tiền vay thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 100% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn. Số tiền giảm lãi tiền vay thấp hơn hoặc bằng số tiền tương đương với 50% số lãi tiền vay tính trên toàn bộ thời gian cho vay trong hạn, tuy nhiên, chính sách miễn, giảm lãi tiền vay được áp dụng căn cứ vào số tiền nợ lãi tại Ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý. Cụ thể: đối với khách hàng được miễn lãi tiền vay khi khách hàng có số tiền nợ lãi tại Ngân hàng đến ngày đề nghị xử lý thấp hơn hoặc bằng số tiền tương

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w