3.1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHCSXH Việt Nam Việt Nam
Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO và theo lộ trình đến năm 2008 thì Nhà nước sẽ cổ phần hoá xong 05 NHTM Quốc doanh (NHNT, NHNĐBSCL, NHCT, NHĐT&PT, NHNo&PTNT). Hiện nay, việc triển khai các sản phẩm dịch vụ, huy động vốn trên thị trường đã và đang cạnh tranh rất khốc liệt. Các Ngân hàng thương mại đua nhau đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới, nâng lãi suất huy động kết hợp với các hình thức khuyến mại để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng mình. Cũng chính vì vậy, việc huy động vốn của NHCSXH cũng gặp khó khăn hơn do có sự chênh lệch và khác biệt về lãi suất, hình thức huy động, màng lưới, cán bộ, trình độ công nghệ, tay nghề.... Mặt khác, khi Việt Nam gia nhập WTO, các tổ chức Ngân hàng, tài chính quốc tế sẽ vào Việt Nam mang theo công nghệ, kinh nghiệm, trình độ quản lý cao, các sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng và tiện ích. Các NHTM trong nước còn gặp khó khăn thì việc triển khai các sản phẩm dịch vụ, huy động vốn của NHCSXH đã khó khăn lại càng khó khăn gấp bội.
Hơn nữa, việc cổ phần hoá các NHTM phải hoàn thành vào năm 2008 sẽ có tác động không nhỏ đến nguồn vốn của NHCSXH. Vì hiện nay theo quy định của Chính phủ, các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước. Khi cổ phần hoá, các tổ chức này
sẽ không nằm trong đối tượng điều chỉnh của Nghị định 78/2002/NĐ-CP (đến 31/10/2006, số dư tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng tại NHCSXH gần 6.000 tỷ đồng), đây là một khó khăn đối với NHCSXH.
Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và các năm tiếp theo - cho vay vùng khó khăn, khắc phục được những khó khăn trước mắt, cũng như lâu dài vì mới đáp ứng nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, NHCSXH cần phải có nguồn vốn lớn với lãi suất phù hợp, khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Do vậy, NHCSXH cần có giải pháp chiến lược, đồng bộ mang tính lâu dài và bền vững, cụ thể là việc xác định định hướng phát triển vĩ mô của NH, xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ trong tương lai, làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cho từng giai đoạn và xây dựng lộ trình hoàn thành chiến lược hợp lý. Cụ thể: