Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 44 - 47)

Một là, cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội đạt được sau 20

năm đổi mới, công cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta được thế giới đánh giá cao và thừa nhận Việt Nam đạt được kết quả sớm hơn thời hạn do Liên hợp quốc đề ra trong chương trình mục tiêu thiên niên kỷ. Kết quả hoạt động

của NHCSXH đã thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; chúng ta chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường, nhưng cũng không chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo;

chúng ta chấp nhận chuyển đổi hệ thống NH sang hạch toán kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhưng chúng ta cũng kiên quyết không để một bộ phận dân cư không đủ điều kiện tiếp cận với tín dụng NH trong kinh tế thị trường phải đi vay nặng lãi, tái diễn loại hình tín dụng nặng lãi là nhân tố triệt tiêu lực lượng sản xuất xã hội.

Hai là, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào lòng dân, được nhân dân phấn khởi và tin tưởng vào Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Người nghèo

và các đối tượng chính sách là một bộ phận trong cộng đồng dân cư có nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi đây cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống thấp, điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá để hoà nhập và tiếp cận với cơ chế kinh tế thị trường chưa hình thành, những đối tượng này nếu không được hỗ trợ của Nhà nước sẽ ngày càng khó khăn hơn trong đời sống khi xã hội ngày càng phát triển. Nếu cho rằng việc cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp đối với người nghèo và các đối tượng chính sách là đi ngược lại với cơ chế kinh tế thị trường, trở lại cơ chế bao cấp, thủ tiêu động

lực phát triển kinh tế, thì đó là điều hoàn toàn xa rời với thực tế cuộc sống hiện tại, đồng thời cũng quên rằng vai trò cân bằng và điều tiết cơ chế kinh tế thị trường của Nhà nước là rất quan trọng để bảo đảm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, ổn định chính trị - xã hội, đó là bản chất và tính ưu việt của Đảng và Nhà nước và sự mong đợi của nhân dân.

Ba là, kết quả đạt được trong 3 năm hoạt động của NHCSXH thể hiện chính sách của Nhà nước về tập trung nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi đã thực sự đi vào cuộc sống rất kết quả, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Kết quả đó được thể hiện:

- Qua 4 năm chính thức đi vào hoạt động, NHCSXH đã thiết lập mạng lưới giao dịch trên phạm vi cả nước, trở thành một hệ thống NH hoạt động nhất quán và hiệu quả với 64 chi nhánh cấp tỉnh và Sở giao dịch, 592 Phòng giao dịch cấp huyện và 8.076 Điểm giao dịch cấp xã. Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước. Vốn tín dụng góp phần giúp 999.260 hộ thoát nghèo, dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo từ 2,9 triệu đồng/hộ năm 2003 tăng lên 4,9 triệu đồng/ hộ năm 2006, thu hút được 1.262.764 lao động có việc làm.

NHCSXH với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ NH và với kinh nghiệm 7 năm hoạt dộng trong lĩnh vực cho vay ưu đãi hộ nghèo của NHNg trước đây đã đạt được những kết quả khả quan, từng bước khẳng định vai trò và vị trí của loại hình tín dụng chính sách phù hợp với thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tổng nguồn vốn tính đến tháng 12 năm 2006 là 24.976 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 24.076 tỷ đồng. NHCSXH thực thi các chính sách tín dụng áp dụng phương pháp giải ngân chủ yếu uỷ thác qua các tổ chức

chính trị - xã hội và các tổ chức tín dụng nhằm đã đưa vốn đến đúng đối tượng cần vay. Hiện nay, NHCSXH chỉ uỷ thác cho các hội, đoàn thể một số công đoạn như: hướng dẫn việc thành lập Tổ và tổ chức họp để thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy chế quy định; tổ chức họp Tổ để bình xét danh sách hộ nghèo xin vay vốn NHCSXH trình Ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã, phường xét duyệt để gửi NHCSXH cấp huyện; thông báo kết quả phê duyệt đến từng hộ gia đình; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc người vay trả nợ gốc và lãi tiền vay theo kỳ hạn thoả thuận; thực hiện thu tiết kiệm của Tổ tiết kiệm và vay vốn do NHCSXH và tổ chức hội lựa chọn, thoả thuận theo chế độ quy định; phối hợp cùng NHCSXH hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro (nếu có), còn các công đoạn cho vay, thu nợ, thu lãi vẫn do NHCSXH đảm nhiệm, do vậy mà đồng vốn không thể thất thoát được, mặt khác các tổ chức hội thực hiện đúng các công đoạn đã được NHCSXH uỷ thác thì nguồn vốn cho vay hộ nghèo đến tay hộ nghèo là lẽ đương nhiên.

- Với cơ cấu quản trị đặc thù, trong Ban Đại diện Hội đồng quản trị là những lãnh đạo Bộ, Ngành, Hội đoàn thể,.... điều này một mặt phát huy được sức mạnh tổng hợp của tất cả các tổ chức chính quyền và đoàn thể trong huy động tập trung nguồn vốn theo các chương trình trên địa bàn về một đầu mối để cho vay ưu đãi, mặt khác, công tác giám sát nguồn vốn tín dụng ưu đãi cũng đa chiều hơn, từ khâu xét duyệt đối tượng cho vay vốn, mức cho vay, cách thức giải ngân vốn, kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay cũng như chấp hành trả nợ cho NH. Hơn nữa, điều này cũng tạo nên sự gắn kết lớn hơn, trách nhiệm cao hơn giữa từng cá nhân với các Hội đoàn thể, chính quyền các cấp trong thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ gắn với các khoản tín dụng ưu đãi. Qua đó, những hộ nghèo sẽ được giúp đỡ có hiệu quả hơn, không chỉ đơn thuần là sự thụ hưởng tín dụng ưu đãi, mà quan trọng hơn người nghèo còn

được tư vấn về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, giúp đỡ đầu vào, đầu ra cho sản xuất. Nhờ đó mà nghèo đói mới được giải quyết triệt để. Điều này được khẳng định trong thực tế trên địa bàn cả nước những năm qua, số hộ nghèo giảm nhanh, một số hộ đã vươn lên trở thành giàu có.

- Cơ chế cho vay của NH ngày càng được hoàn thiện theo hướng đơn giản hoá về thủ tục. Những thủ tục hành chính không phù hợp đã được cắt giảm, phù hợp với thực tế cho vay hộ nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng gần gũi hơn với tín dụng ưu đãi. NHCSXH ngày càng khẳng định là người bạn đồng hành gần gũi và giúp đỡ đắc lực cho người nghèo từng bước thoát nghèo. Đây chính là nền tảng để người nghèo trở thành khách hàng chiến lược của NHCSXH trong tương lai trong những món vay có tính thương mại.

- Thông qua vốn tín dụng ưu đãi không những góp phần thực hiện tốt chính sách, chủ trương xoá đói giảm nghèo, từng bước giúp các hộ nghèo làm quen với kinh tế thị trường, mà đồng thời cũng trở thành một yếu tố quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực, phát huy tốt các thế mạnh của từng vùng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế cả nước. Đây chính là kết quả lớn nhất của vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo mang lại trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w