Chủ động trong công tác huy động vốn và đa dạng hoá các nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 59 - 61)

nghèo sẽ giúp nguồn vốn được phân bổ hợp lý hơn, các hộ nghèo vừa chủ động vừa tự kiểm soát nhau trong việc sử dụng vốn.

- Quan điểm phát triển: Quan điểm này đòi hỏi vốn tín dụng ưu đãi phải đồng thời đáp ứng cả 2 nhu cầu, đó là vừa giúp hộ nghèo có vốn sản xuất kinh doanh, vừa giúp NHCSXH phát triển ổn định và vững mạnh. Muốn vậy cần có sự chuyển đổi linh hoạt trong tín dụng ưu đãi với hộ nghèo, từ khâu cấp tín dụng, bố trí nguồn vốn, lãi suất áp dụng và cơ chế chính sách phù hợp, đồng thời, bản thân NHCSXH phải tự chủ động về nguồn vốn, không thụ động trông chờ vào nguồn vốn từ NSNN.

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Chủ động trong công tác huy động vốn và đa dạng hoá các nguồn vốn vốn

Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và các năm tiếp theo - cho vay vùng khó khăn, khắc phục được những khó khăn trước mắt, cũng như lâu dài vì mới đáp ứng nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, NHCSXH cần phải có nguồn vốn lớn với lãi suất phù hợp, khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Do vậy, NH cần có giải pháp chiến lược, đồng bộ mang tính lâu dài và bền vững:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn 5,10, 20 năm: Việc

tạo lập nguồn vốn, sử dụng vốn, phấn đấu mỗi năm góp phần giảm được bao nhiêu % hộ nghèo, tạo được bao nhiêu việc làm, hỗ trợ bao nhiêu cho doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, định hướng về tự chủ tài chính… để thích ứng với tình hình mới. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn của NHCSXH phải khoa học, cụ thể, có tính thuyết phục cao, là một

trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để kêu gọi và thuyết phục các các nhà tài trợ trong và ngoài nước, đầu tư vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua kênh tín dụng của NHCSXH.

Thứ hai, hàng năm ngoài việc xin cấp vốn điều lệ và các nguồn khác

có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước, cần tranh thủ khai thác các nguồn vốn ổn định, bền vững như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xoá đói giảm nghèo với thời hạn 1 năm; 2 năm; 3 năm…, đặc biệt là trái phiếu dài hạn 5, 10, 15, 20 năm; trình Chính phủ cho phép được huy động tiền gửi 2% đối với tất cả các đối tượng có hưởng lợi trong thanh toán, coi đây là sự đóng góp của các tổ chức này vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng, Nhà nước.

Thứ ba, khi gia nhập WTO thì các tổ chức, cá nhân, thương gia nước

ngoài, các tổ chức phi chính phủ…, sẽ đến và có quan hệ với Việt Nam nhiều hơn. Vì vậy, công tác tuyên truyền đóng một vai trò quan trọng, các bài viết tiếng việt cần biên dịch ta các thứ tiếng nước ngoài, nêu tổng quát về chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo: những thành quả đạt được về mặt kinh tế, chính trị - xã hội, định hướng hoạt động trong tương lai của NHCSXH để các tổ chức, thương gia, cá nhân, tập đoàn kinh tế… trong và ngoài nước hiểu rõ về công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nói chung và hoạt động của NHCSXH nói riêng. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ làm công tác quan hệ quốc tế chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, hiểu được tập quán văn hoá, kinh doanh quốc tế. Việc tiếp cận trực tiếp và thuyết phục các nhà tài trợ quốc tế như WB, IMF, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp, thương gia…, với tiềm lực tài chính mạnh có thể tạo ra nguồn vốn ổn định không lãi, hoặc lãi suất thấp một cách thuận lợi hơn.

Thứ tư, với màng lưới của NHCSXH rộng khắp trên toàn quốc là một

điện tử, thu hộ, chi hộ bảo hiểm, mobile Banking… từ đó NHCSXH có thể tăng thêm nguồn vốn huy động nhàn rỗi của các tổ chức chính trị - xã hội, Kho bạc Nhà nước, bảo hiểm, dân cư… đồng thời tăng thêm nguồn thu, từng bước nâng cao tính tự chủ tài chính cho NHCSXH. Tuy nhiên, các tổ chức NH, Tài chính đặc biệt là tổ chức NH, Tài chính nước ngoài với trình độ nhân lực cao, công nghệ hiện đại, đặc biệt là uy tín, thương hiệu lâu năm sẽ là đối thủ cạnh tranh rất lớn nếu NHCSXH không có công nghệ hiện đại, không có nhân lực trình độ cao, không tạo được thương hiệu cho riêng mình

Thứ năm, tham gia thị trường liên NH để tránh lãng phí vốn, tận dụng,

sử dụng tối đa nguồn vốn nhằm tăng thu nhập, giảm chi phí cấp bù cho NSNN. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn và triển khai các sản phẩm dịch vụ của NHCSXH.

Thứ sáu, xây dựng chuẩn đánh giá chất lượng tín dụng với các chỉ tiêu

khoa học, cụ thể. Đồng thời, ngày càng thắt chặt chất lượng tín dụng, tránh cho vay không đúng đối tượng, chồng chéo, tránh những rủi ro mang tính chủ quan để đảm bảo an toàn vốn cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 59 - 61)