Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách huyện trấn yên”

38 392 1
Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách huyện trấn yên”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu 1.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở xem xét tình hình tín dụng cho cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Trấn Yên trong thời gian qua để tìm ra những mặt đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại của hoạt động tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay, giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. 1.2. Ý nghĩa Giúp đại đa số các hộ nghèo đang cần vốn được tiếp cận với nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội. Nhờ đó mà họ không phải tiếp cận với những nguồn vốn it được ưu đãi ở các ngân hàng thương mại. 1.3. Yêu cầu Sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp tổng hợp, thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, 2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo quyết định số 668/2002/QĐ- HĐQT ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác như: cho vay hộ nghèo; cho vay vốn để giải quyết việc làm; cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc Hải đảo; thuộc khu vực II,III miền núi và Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 1 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; và các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một vấn đề nghiên cứu rất rộng và mới nên đề tài của em chỉ tập trung vào vấn đề:”Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo của Ngân hàng chính sách huyện Trấn Yên”. 2.2. Nội dung nghiên cứu của chuyên đề Đề tài xem xét các chương trình cho vay đối với hộ nghèo và đi sâu vào phân tích hoạt động tín dụng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách huyện Trấn Yên. 2.3. Kết cấu báo cáo Ngoài phần mở đầu nội dung nghiên cứu của chuyên đề gồm 2 chương: - Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN TRẤN YÊN - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách huyện Trấn Yên từ năm 2007 đến 31 tháng 12 năm 2011. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 10 năm 2012 đến ngày 31 tháng 08 năm 2012. - Địa điểm nghiên cứu: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên. SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 2 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng chính sách huyện Trấn Yên Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng Phục vụ người nghèo là một tổ chức đặc thù về mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý nhà nước tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy động vốn thông qua hoạt động của ngân hàng có được bảo trợ của Chính phủ. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, luật các tổ chức tín dụng và nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X về chính sách tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác. Tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàng Thương mại nhà nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu khách quan. Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Và Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 131/2002/QĐ- TTg Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ- TTg ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội. Theo chủ chương Nghị quyết đó ngân hàng chính sách xã hội được sử dụng nguồn tài chính do nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời cải thiện mô hình tổ chức bộ máy. SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 3 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Ngày 11/03/2003 Ngân hàng chính sách xã hội chính thức đi vào hoạt động. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã được thành lập theo QĐ 668/QĐ- HĐQT ngày 10/05/2003. 1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên - Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên bao gồm 13 người (11 biên chế và 02 hợp đồng): + Ban Giám đốc: 02 người (01 Giám đốc, 01 P.Giám đốc) + Tổ Kế toán - Ngân quỹ: có 04 người (gồm 1 tổ trưởng) + Tổ Kế hoạch- tín dụng: có 05 người (gồm 1 tổ trưởng) + Bảo vệ kiêm hành chính: có 02 người 1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên Sơ đồ 1.2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng chính sách huyện Trấn Yên 1.2. Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên trong thời gian qua đã triển khai và hoàn thành tốt các hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng, kế toán ngân quỹ, kiểm tra kiểm toán nội bộ, hành chính tổ chức…Trong bài báo cáo này em xin trình bày về một số kết quả hoạt động như sau: 1.2.1. Hoạt động huy động vốn SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 4 Kế toán trưởng Kế toán viên Kế toán viên Kế toán viên Thủ quỹ Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Sau 9 năm tổ chức thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ- CP của chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã đạt được những kết quả quan trọng, hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh giao cho. Nguồn vốn: Đến ngày 31 tháng 08 năm 2012, tổng nguồn vốn 165.623 triệu đồng, tăng 28.975 triệu đồng, gấp 1,2 lần so với năm 2010. Nguồn vốn trung ương tính đến tháng 8 năm 2012 là 159.733 triệu đồng (chiếm 96% tổng nguồn vốn), tăng 25.085 triệu đồng so với năm 2010. Nguồn vốn địa phương tăng 3.788 triệu đồng (tăng 2,8 lần) so với năm 2010. Bảng1.2.1: Cơ cấu vốn huy động của NHCSXH huyện Trấn Yên Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 31/08/2012 1 Nguồn vốn trung ương 134.648 152.792 159.733 2 Nguồn vốn địa phương 2.062 3.288 5.850 Tổng cộng 136.710 165.080 165.623 (Nguồn: Quyết toán kế hoạch tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên) 1.2.2. Chương trình cho vay đối với hộ nghèo Tổng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo đến tháng 8 năm 2012 đạt 67.398 triệu đồng, tăng 8.252 triệu đồng so với năm 2010, v ới 3.809 hộ còn dư nợ. Nợ quá hạn tính đến tháng 8 năm 2012 là 972 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay đã cho vay được 448 hộ nghèo với số tiền là 10.721 triệu đồng, mức cho vay bình quân 24 triệu đồng/hộ. Doanh số thu nợ là 5.649 triệu đồng. 1.2.3. Cho vay xuất khẩu lao động Năm 2010 Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên không có trường hợp nào đi xuất khẩu lao động nên không có phát sinh về nguồn vốn này. Năm 2011 dơ nợ là 289 triệu đồng, với 16 hộ có dư nợ. Đến 31/08/2012 dư nợ là 199 SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 5 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp triệu đồng, với 12 hộ gia đình đang có dư nợ, bình quân 1 hộ vay 16,5 triệu đồng. Một số hạn chế là mức cho vay thấp (hiện nay mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ), do khủng hoảng kinh tế, và số lượng người đi xuất khẩu giảm nên Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên dư nợ chương trình này chiếm tỷ lệ thấp. 1.2.4. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên triển khai thực hiện chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ- TTg ngày 16/4/2004 của Thủ Tướng Chính phủ. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã phối hợp với các tổ chức nhận uỷ thác và sở NN và PT NT tỉnh để triển khai thực hiện. Trong năm 2010 Ngân hàng đã giải ngân được 2.413 triệu đồng, với 302 lượt hộ vay vốn. Đến 31/08/2012 dư nợ đạt 11.729 triệu đồng, với 1.157 hộ đang vay vốn, nhờ nguồn vốn tín dụng của chương trình đã giúp nông dân xây dựng được 2.014 công trình nước sạch và vệ sinh. Một số tồn tại của chương trình: Nguồn vốn quá ít trong khi nhu cầu vay vốn của người dân rất lớn; chưa phối hợp được giữa sở NN & PTNT với Ngân hàng chính sách xã hội trong việc hướng dẫn kỹ thuật cho người vay để xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; chưa xây dựng được bản đồ về thực trạng sử dụng nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện. 1.2.5. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn Thực hiện Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn . Năm 2010 doanh số cho vay đạt 9.305 triệu đồng cho 338 hộ vay vốn, bình quân mỗi hộ được vay 27,5 triệu đồng; đến 31/08/2012 dư nợ đạt 44.979 triệu đồng 1.215 hộ có dư nợ. SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 6 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 1.2.6. Cho vay học sinh sinh viên Đến 31/08/2012 dư nợ cho vay đạt 27.874 triệu đồng với 1.973 hộ vay vốn. Vốn vay đã thực sự giúp cho hàng ngàn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, không còn tình trạng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học vì không có tiền trang trải chi phí học tập. 1.2.7. Cho vay giải quyết việc làm Trong hơn hai năm qua (năm 2010- 31/08/2012) Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã phối hợp với các cơ quan chủ quản để thực hiện tốt nhiệm vụ cho vay giải quyết việc làm, đó là: Ủy ban nhân dân huyện uỷ quyền toàn bộ nhiệm vụ thẩm định dự án cho các tổ chức Hội. Nhờ vậy, các dự án vay vốn giải quyết việc làm đều được thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời, không để tồn đọng nguồn vốn, hệ số sử dụng vốn thường xuyên đạt trên 95%.Phối hợp với các cơ quan chủ quản và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tích cực thu hồi nợ đến hạn; nhờ vậy, nợ quá hạn giảm cả về số tương đối và hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh. Trong năm 2010 Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân cho vay được 1.815 triệu đồng, với 78 khách hàng được vay vốn. Đến 31/08/2012 dư nợ đạt 5.650 triệu đồng với 210 dự án được vay vốn. Nguồn vốn của chương trình đã thu hút thêm được 169 việc làm mới. Tồn tại và hạn chế trong cho vay giải quyết việc làm: Nguồn vốn ít nhưng số hộ vay nhiều nên số hộ đuợc vay không cao. Nợ quá hạn chậm được xử lý, chi nhánh đã làm hồ sơ đề nghị xử lý các khoản nợ khó. 1.3.8. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn Theo Quyết định số 32/2007/ QĐ- TTg ngày 05/3/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, thì những hộ gia đình vay ưu đãi với lãi suất bằng 0, SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 7 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp phải có thu nhập tối đa không quá 60.000 người/tháng và tổng giá trị tài sản không quá 3 triệu đồng. Đến 31/08/2012 dư nợ đạt 1.779 triệu đồng, đã cho vay tới 154 hộ. 1.3.9. Cho vay hộ nghèo làm nhà ở Theo quyết định số 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hộ trợ hộ nghèo và nhà ở nhằm mục đích hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Tính đến ngày 31/08/2012 dư nợ đạt 4.392 triệu đồng, đã cho vay đến 386 hộ. 1.3.10. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn Tín dụng cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã được đẩy mạnh,năm 2010 Ngân hàng chính sách xã hội đã giải ngân là 804 triệu đồng, cho vay đến 27 hộ. Đến 31/08/2012 dư nợ đạt 1.244 triệu đồng, cho vay đến 42hộ. 1.3.11. Cơ chế cho vay NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (HND, HPN, HCCB, ĐTN), đối với chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hiện nay uỷ thác cho vay cả chương trình xuất khẩu lao động. Việc bình xét đối tượng vay, số tiền cho vay, thời hạn cho vay do tổ vay vốn và các tổ chức hội cấp xã đảm nhận. NHCSXH thực hiện việc giải ngân trực tiếp đến hộ vay. Việc giải ngân, thu lãi, thu nợ gốc tại điểm giao dịch tại xã đối với những xã có điểm giao dịch tại trụ sở ngân hàng đối với những xã gần Ngân hàng. Việc thu lãi, đôn đốc thu nợ gốc khi đến hạn NHCSXH ủy thác cho tổ vay vốn. NHCSXH giải ngân cho vay một lần, thu lãi hàng tháng hoặc hàng quý (do sự thỏa thuận giữa hộ vay với ngân hàng); số tiền trả nợ gốc theo phân kỳ trả nợ (đối với các khoản nợ vay trung hạn). SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 8 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Đến ngày 31/08/2012 tổng dư nợ uỷ thác cho vay thông qua 4 tổ chức hội 163.229 triệu đồng. Cụ thể: Bảng1.3.11 : Tình hình ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể của NHCSXH huyện Trấn Yên đến ngày 31/08/2012. Tổ chức Hội Số tổ TK&VV Số Hộ (hộ ) Dư nợ ( triệu đồng) Trong hạn Quá hạn Hội Phụ Nữ 119 3.899 65.364 780 Hội Nông Dân 113 3.337 58.395 645 Hội Cựu Chiến Binh 50 1.487 25.012 306 Đoàn Thanh Niên 24 718 12.620 107 Tổng cộng 306 9.441 161.391 1.838 - Hoạt động uỷ thác trong thời gian qua còn một số tồn tại cần khắc phục đó là: + Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức, nên một số tổ chức hội cơ sở và hộ nghèo chưa nhận thức đúng về mục đích cho vay xóa đói giảm nghèo, dẫn đến tình trạng bình xét cho vay một số nơi vẫn còn hiện tượng bình quân, chia đều nguồn vốn cho vay, cho vay đồng đều về số tiền, thời gian trả nợ và đối tượng vay vốn chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ, tỷ lệ hộ nghèo có sổ không được vay còn cao. + Công tác tập huấn cho cán bộ hội và tổ vay vốn đang nặng về số lượng, chất lượng chưa cao, một số ban quản lý tổ chưa nắng vững nghiệp vụ ngân hàng nên trong quá trình hoạt động gặp không ít khó khăn. + Việc sinh hoạt tổ vay vốn chưa thường xuyên theo quy ước đề ra, chủ yếu họp khi vay vốn. + Công tác kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn và đối chiếu hộ vay thực hiện chưa thường xuyên, số lượng kiểm tra còn hạn chế. 1.3. Một số văn bản, chế độ pháp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 9 Trường CĐ KT-KT Thái Nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 1.3.1. Nghị định số 78/2002/NĐ- CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Điều kiện để được vay vốn là hộ nghèo phải có địa chỉ cư chú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã; Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Nghị định này. Vốn vay được sử dụng vào các việc sau: Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để: Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập. Nguyên tắc tín dụng : người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; người vay phải trả gốc và lãi đúng hạn. Mức cho vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước: Thủ tướng Chính phủ Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bố trí nguồn vốn cấp đủ vốn điều lệ khi thành lập và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch tăng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch hàng năm. SVTT – Đỗ Thị Hà GVHD – Đỗ Văn Chúc 10 [...]... 10.721 2 Số lượt hộ vay 628 650 448 3 Doanh số thu nợ 8.846 7.761 5.649 4 Dư nợ 59.146 62.317 67.389 5 Số hộ còn dư nợ 5.918 4.971 4.868 6 Nợ quá hạn 1.111 1.093 971,61 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên) Các hộ nghèo là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong những năm qua Doanh số cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên có... toán tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên Về hình thức tổ chức kế toán tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên bao gồm kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo năm hình thức: Nhật ký sổ cái, nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, hình thức ghi bằng máy tính 2.1.2 Các quy định khác 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên 2.2.1... Trong thời gian qua việc cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên đã tập trung cho tất cả các xã trên toàn huyện. Tính chung trong toàn Tỉnh, số hộ nghèo được vay vốn của NHCSXH chỉ mới chiếm 52,27% trong tổng số hộ nghèo Như vậy còn 45% số hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn cho vay của NHCSXH; trong đó, một số xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng tỷ lệ được vay vốn lại thấp như... phương thức cho vay: NHCSXH được phép cho vay theo hai phương thức: · Cho vay trực tiếp · Cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội 2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo 2.3.1 Những thành tựu về hoạt động cho vay hộ nghèo Với những chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ giao được tổ chức thực hiện trên địa bàn đã từng bước đi vào cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã phát huy hiệu... được vay là 7.794 hộ, chiếm tỷ lệ 40% so với tổng số hộ nghèo; số hộ không có nhu cầu vay 1.703 hộ; số hộ không đủ điều kiện vay 4.807 hộ - Thời gian cho vay chưa gắn với chu kỳ SXKD Về nguyên tắc, việc xác định thời hạn cho vay đối với từng món vay căn cứ vào chu kỳ SXKD của đối tượng vay, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn Nhưng việc xác định kỳ hạn nợ đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Trấn. .. Thực Tập Tốt Nghiệp thực tế Số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm giữa sổ sách và thực tế còn khác nhau (Số hộ thoát nghèo trong danh sách lớn hơn thực tế, số hộ tái nghèo thực tế lớn hơn danh sách) - Nguồn vốn bị hạn chế Nguồn vốn ngân sách hàng năm Chính phủ chuyển sang cho NHCSXH để cho vay còn hạn chế; trong khi đó nguồn vốn huy động ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất... suất cho vay hộ nghèo không thay đổi - Mức cho vay: Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo theo chương trình cho vay hộ nghèo được quy định là 30 triệu đồng /hộ (bao gồm cả nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng, chi phí học tập cho con em học trường phổ thông) - Thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn tối đa 12 tháng, cho vay trung hạn tối đa 60 tháng, cho vay. .. ứng nhu cầu của hộ vay, điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay - Tỷ lệ hộ nghèo được vay chưa cao Tổng số hộ nghèo qua các năm, tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao so với số hộ của toàn tỉnh, số hộ nghèo được vay vốn qua các năm đều tăng, nhưng số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn có nhu cầu vay chưa được vay vốn vẫn còn cao Đến cuối năm 2010, số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn nhưng... Địa bàn có tỷ lệ hộ được vay cao nhất là xã Minh Tiến 87% và Quy Mông 82%, và Việt Thành là 79% Thực tế trên cho thấy sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng, Chính quyền và NHCSXH các cấp đối với việc cho vay hộ nghèo địa phương là không đồng đều và còn nhiều hạn chế 2.2.3 Công tác xã hội hoá trong hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Huyện Trấn Yên Thực hiện xã hội hoá công tác cho vay vốn hộ nghèo thông qua... cao, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng số hộ nghèo có nhu cầu vay chưa được tiếp cận nguồn vốn NHCSXH còn lớn Việc phân vốn của NHCSXH huyện Trấn Yên trong thời gian qua chưa đồng đều - Chưa đánh giá đúng số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm: Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo qua các năm chưa đánh giá chính xác Tình trạng số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thường ít hơn số hộ nghèo 24 SVTT – Đỗ . máy tổ chức hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên - Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên bao. xã hội huyện Trấn Yên Sơ đồ 1.2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng chính sách huyện Trấn Yên 1.2. Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên Ngân hàng chính sách. CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRẤN YÊN 2.1. Một số quy định đặc thù của ngân hàng chính sách xã hội huyện Trấn Yên. 2.1.1. Hình thức tổ chức kế toán tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện

Ngày đăng: 16/04/2015, 09:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan